Mấy hôm nay đọc thấy vụ Viettel khởi kiện kô kết nối với VNPT. Rồi các công ty như Viettel, SPT… phản ứng việc VNPT giảm giá dịch vụ.
Giá mà được giảm 30% khách hàng lợi quá vì VNPT đang chiếm hơn 5M thuê bao. Dân tiết kiệm được khối. Thế mà mấy anh kia cứ kiện là sao nhỉ. Quyết kô cho người dùng có lợi?
Các bạn thử bình luận vụ giá này xem.
là doanh nghiệp thì lợi nhuận là trên hết. Vì lợi của người dùng chỉ là chiêu bài câu khách. Bởi vậy khi VNPT giới hạn dung lượng liên kết sẽ ảnh hưởng tới chất luợng dịch vụ của viettel, dẫn chứng là không gọi được vì bị nghẽn mạch khi viettel gọi sang mobilphone, vinaphone hoặc ngược lại. Chất lượng dịch vụ giảm sẽ giảm số lượng thuê bao, viettel kiện cũng đúng thôi.
Giảm giá dịch vụ khiến cho khách hàng về với VNPT nhiều hơn, cá lớn lại càng lớn, cá nhỏ đói ăn suy dinh dưỡng. Giống như mạng ADSL, bây giờ VNN mà giảm bằng FPT thì FPT chết chắc.
Suy cho cùng những hành động trên của VNPT để tạo uy tín cho công ty, tạo sức mạnh và thế độc quyền, khách hàng sẽ vẫn còn hy vọng vào dịch vụ mình đang sử dụng.Ngoài ra còn có thể câu kéo thêm một số khách hàng mới nữa. Tuy nhiên họ ứng dụng chiêu độc quyền rất hợp lí, không vội vàng hấp tấp, và luôn dẫn thế chủ động. Em ghét kiểu làm vậy lắm, nhưng nếu em đứng trên cương vị tổng giám đốc VNPT thì em cũng làm vậy thôi. Vì thả là chết, thả là mất độc quyền. cá lớn phải nuốt cá bé, làm gì có chuyện nhường mồi nuôi cho nó lớn. Có một cách là hợp nhất, nhưng phải đợi 1 trong những công ty trên phá sản.
Thế cho nên bây giờ trở thành Bộ BCVT và Bộ Quốc Phòng tranh luận :D. Phải kéo đến tận VP cụ Khải phân tranh đấy còn gì!
Cứ đụng tới gạo là khổ thế đấy!
Giảm giá cước dịch vụ thì em không thắc mắc làm gì vì người dùng sẽ có lợi đầu tiên nhưng em thắc mắc ở vấn đề tại sao VNPT không chịu hợp tác kết nối với viettel hoà chung mặc dù tất cả các thiết bị đã sẵn sàng???
Kô tớ muốn nói là quyền lợi của tớ cơ. Tớ đang dùng cả Vina lẫn Viettel. Nếu Vina giảm 30%, viettel cũng sẽ giảm, tớ sẽ có lợi chứ. Đừng lo chuyện cá lớn cá bé ở đây. Toàn “cá” nhà nước chứ tư nhân đâu, cho nên chả ai nuốt được ai đâu mà. Viettel kêu chứ lãi ầm ầm, FPT truyền thông cũng lãi ầm ầm. Kinh doanh viễn thông ở VN vẫn là thiên đường, cho nên tư nhân có được làm đâu. Tôi chỉ phản đối việc doanh nghiệp vì lợi nhuận kô chịu giảm giá để khách hàng bị thiệt thôi.
Việc kiện cáo kô cho nhau giảm giá thực sự làm tôi bị sốc. Vì hiện nay giá Viettel thấp hơn VNPT khá nhiều. Liệu có phải kô độc quyền khi bắt một doanh nghiệp giữ giá cao hơn nhiều so với doanh nghiệp khác để doanh nghiệp nhỏ hơn tăng trưởng. Kô có cách nào khác ư. Nên biết VNPT chiếm trên 75% thị trường di động, thế ai coi đến quyền lợi người dùng khi VNPT phải “CÓ GIÁ CAO” để bảo vệ Viettel (cũng nhà nước, túi này qua túi kia, chứ tiền dân đổ vào VNPT hay Viettel cũng là nhà nước chứ ai đâu) ??? Đấy là độc quyền đối với người tiêu dùng, kô cho người dùng có lợi hay có ý kiến, họ chỉ cãi nhau vì lợi ích của họ thôi.
Các bạn cho thêm ý kiến nhé.
Bác chỉ được cái nói đúng, chừng nào chưa có cái gì cho riêng mình thì vietel hay SPT… khó mà kiện nổi. Nhà thuê thì phải chịu chủ chớ.
Thí dụ nếu tớ đang dùng 098 gọi cho 091(090) không được, gọi mãi cũng không được suy ra chán! bởi vì VNPT chiếm 75% thị trường nên bạn bè, họ hàng tớ dùng nhiều! Thế đâm ra tớ bỏ viettel chuyển qua VNPT dùng cho dễ liên lạc.
Thế là viettel càng ngày ít khách hàng thuê bao sử dụng suy ra buồn phiền???
Mâu thuẫn nó nằm ở chỗ đó đó. Giờ dùng Viettel ai cũng chán cảnh nghẽn kết nối khi gọi sang VNPT nên chuyển hết sang VNPT. Mà chuyển hết sang VNPT thì VNPT lại độc quyền trở lại, Độc quyền trở lại rồi thì VNPT lại viện cớ để tăng giá cước. Tăng giá không chịu nổi lại đi dùng mạng khác. Cứ thể luẩn cà luẩn quẩn chẳng thoát ra được.
Chỉ có một cách duy nhất là phá bỏ độc quyền và điều này chỉ có thể thực hiện được nếu khách hàng không quay lưng lại với Viettel mà cùng với Viettel, S-Fone tạo nên tiếng nói và sức mạnh để phá bỏ nó.
PS: Dường như khách hàng đã hiểu được điều này. thuê bao Viettel đã từ từ tăng trở lại với 3690 thuê bao mới hoà mạng ngày hôm qua. Dự kiến hôm nay là ngày nghỉ sẽ đạt con số khoảng 4500
Yên tâm cái vụ mấy anh đó làm với nhau đi, bên chiếm thị phần lớn bên có súng. Đều nhà nước hết, chả có chuyện chết sống đâu. Sao bạn cứ lo cho người khác thế nhỉ?
Thực sự tôi chỉ nghĩ đến hậu quả người dùng thôi. Bạn nghĩ gì về trường hợp Microsoft? Người dùng có lợi hay có hại đó là điều chính yếu, chứ Microsoft chết hay Nescape chết tôi chả quan tâm, nó chết thì sẽ có Escape hay Macrosoft thay thế theo quy luật thị trường thôi.
Đúng vậy hoàn toàn như bạn sonadt nói, nhưng thí dụ mình dùng viettel với SIM lưu trữ rất rất nhiều số máy quan trọng của mọi người và mọi người cũng vậy cũng thường xuyên liên lạc với số máy của mình đang dùng. Bây giờ chuyển đổi hay không chuyển đổi dịch vụ đều bất lợi với người sử dụng rồi.
Mọi người đừng quên là khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng để góp phần làm thay đổi cục diện thị trường viễn thông nhé. Ở VN mình, tổ chức đảm bảo quyền lợi khách hàng không có nên không thể có những quyết định từ phía cơ quan chủ quản để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và mới có chuyện mạng Vina Phone bị nghẽn mạng mà chỉ có mấy câu xin lỗi suông như thế.
Vì không có tổ chức đảm bảo quyền lợi khách hàng, nên khách hàng giờ chỉ còn cách là quay lưng lại với doanh nghiệp độc quyền, ủng hộ các doanh nghiệp mới thì mới có thể tạo được sức mạnh to lớn để doanh nghiệp độc quyền phải phá bỏ những sự độc quyền mà họ đã tạo ra trong suốt bao nhiêu năm qua thôi
Viettel chỉ chưa đạt được lượng khách hàng mong muốn thôi. Khi đã đạt được rồi thì cũng không cần quan tâm đến giảm giá dịch vụ của 2 mạng kia lém.
Vấn đề là ở chỗ mấy ông Vina và Mobi nổi tiếng quá rồi, chất lượng cũng rất ổn định nên ai cũng thích dùng. Mà dân mình thì ngoài hiệu qủa ra còn rất xính hàng hiệu hàng có tiếng,có truyền thống nữa.
Đợt này VNPT giảm giá, tính ra cũng gần ngang bằng với Viettel nên Viettel lo sợ khách hàng mới sẽ không đăng ký nữa là đúng thôi.
Tranh cãi mãi rồi chỉ thấy có lợi cho DN cuối cùng NTD chưa chắc đã được cái gì.
Khéo trâu bò đánh nhau ruồi muỗi, bọ gậy chết thì cũng oan uổng lém
Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết, trong trường hợp này thì khách hàng là ruồi muỗi. Viettel cố tình đẩy số khách hàng lên thật cao khỏi khả năng đáp ứng của mình rồi ăn vạ bắt VNPT đáp ứng thêm nhu cầu. Không có chuyện Viettel không thấy trước tình hình bị nghẹn mạch đến hệ thống mạng của VNPT đâu, tóm lại VietTel cũng thối bỏ mẹ.
Tính ra anh sonadt nói nghe là hợp lí nhất, kệ mẹ chúng nó, làm gì thì làm, cứ hạ giá cái đã.
Nếu có tổ chức bảo đảm quyền lợi khách hàng, họ cũng không có vai trò quyết định trong vụ này. Tổ chức kiểu như vậy chỉ đứng ra bảo vệ khách hàng trong trường hợp có khiếu kiện giữa NTD và DN. Ở đây là vấn đề về cơ chế. Chính phủ yêu cầu DN lớn phải không được cậy thế “cá lớn” để “nuốt cá bé” nhưng cũng yêu cầu “cá bé” không xé rào, cạnh tranh một cách nôn nóng, dễ khiến cho thị trường bất ổn định. Nói cách khác, quyền lợi của NTD và của DN (cũng là của Nhà nước) phải cân đối, dung hòa ở mức hợp lý. Trên lý thuyết, việc có nhiều DN tham gia thị truờng và liên tục có các động thái khuyến mãi (giảm cước, hỗ trợ mạnh, tặng quà, đơn giản thủ tục…) sẽ khiến cho NTD được lợi nhưng về mặt quản lý Nhà nước thì các cơ quan chức năng cần phải tính toán cả nhiều mặt khác nữa chứ không phải lúc nào cũng chỉ lấy quyền lợi NTD làm tiêu chí duy nhất.
Có một cái khó khi Bộ BC-VT là CQ chủ quản của VNPT nhưng đồng thời, lại là cơ quan quản lý Nhà nước về BC-VT. Cơ chế Bộ “ôm” DN như thế này, người phương Tây rất dị ứng. Vậy nên mới phải thúc đẩy cổ phần hoá. VNPT và cả FPT… thực ra đã may mắn có được ĐẶC QUYỀN (trước khi nói đến độc quyền) khai thác kinh doanh trong những lĩnh vực còn rất mới mẻ đối với một nước Việt Nam bắt đầu chuyển sang thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế non trẻ từ sau Đổi mới. Thuận lợi do đặc quyền mang lại khiến cho chỉ trong khoảng trên 1 thập niên, DN đã trở thành đại gia, có nhiều kinh nghiệm và vốn liếng, có thêm cả thương hiệu và thói quen tiêu dùng của đông đảo khách hàng… Cộng thêm cơ chế thiếu năng động, thế là sinh độc quyền, dịch vụ vừa đắt, vừa chuối mà bà con vẫn phải theo.
Ngày hôm qua (1/7), Luật Cạnh tranh đã chính thức có hiệu lực, hứa hẹn sẽ có một số thay đổi nào đó. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, khó có thể trông chờ vào một cuộc cách mạng khi cơ quan trực tiếp thụ lý lại chỉ tương đương cấp Cục và nằm trong Bộ Thương mại. Nghĩa là thiếu cả tầm vóc lẫn sức mạnh. Khi mà luật pháp chống độc quyền chưa đủ lực tạo thành “qủa đấm” thì dù có Văn phòng Bảo vệ NTD hay thậm chí là Văn phòng Chống độc quyền đi chăng nữa cũng chẳng ăn thua (vì làm gì có chức năng chế tài). Hiện nay, những kiện tụng trong lĩnh vực này đều căn cứ theo Bộ luật Dân sự.
Đề nghị không chửi bậy!
Ở Việt Nam chắc chắn là có cái gọi là Văn phòng bảo vệ người tiêu dùng đấy các bác ạ. Nhưng có điều em và … các bác … chẳng biết nó nằm ở đâu cả hề hề.
Bạn nói cũng đúng lắm, nhưng trách nhiệm ấy đối với khách hàng là hơi lớn lao. Nếu hiểu biết về kinh tế thị trường thì công chúng tạo ra thị trường, Doanh nghiệp tùy theo khả năng, lựa chọn và phục vụ đối tượng khách hàng của riêng mình, tìm cho mình những lợi thế cạnh tranh đặc thù.
Công nghệ GSM đang đi những nước chót của nó, không còn gì mới hấp dẫn, giá như Viettel lựa chọn công nghệ nào mới hơn đem lại các lựa chọn khác cho khách hàng. Đằng này các Doanh nghiệp dùng tiền của Nhà nước xếp trạm thu phát (cùng loại, cùng thế hệ, thậm chí của cùng hãng SX) chồng chất lên nhau, không khác gì rút tiền túi này nhét vào túi kia.
Cạnh tranh của mấy ông nhà nước xem ra rất hao phí tiền của nộp thuế của chúng ta.
Xét về người tiêu dùng, từ khi hết độc quyền DOANH NGHIỆP đã được hưởng rất nhiều lợi ích, được khen chê, lựa chọn, giá cước giảm rất nhiều. Nhưng thực sự ra mà nói, sự lựa chọn không có nhiều so với ở nươc ngoài do vẫn còn độc quyền NHÀ NƯỚC. Biểu hiện của hạn chế này là ở chỗ giá sàn, giá trần, các hạn chế liên quan đến các chiêu khuyên mãi độc đáo (như cho, tặng, thuê máy …). Các thượng đế loay hoay đổi từ SIM này sang SIM khác rồi lại đổi về.
Có cao thủ nào lý giải giúp vấn đề này?
Dù có công nghệ nào đi nữa thì các mạng cũng phải connet với nhau vì vậy cái chính là phải có một thằng trung gian đứng giữa để phân chia cho những thằng con, chứ vừa đá bóng vừa thổi còi tao thổi để mày đứng im còn tao thì tiếp tục đá thì bó tay cuối cùng người dùng thiệt: Hãy xem lại Bộ bưu chính viễn thông.
Trừ fần Nobita đã góp ý, bạn nêu ý kiến có lý đấy
Tôi có cảm giác như khách hàng VT đang bị thành công cụ để chơi bài triệt buộc nhau, Vui nhỉ một vị đầu tư chảng thèm tính toán các yếu tố rủi ro ( mà theo VT có fải họ không biết trước đâu) Họ đã từng bị "làm khó " rồi cơ mà!
Kể ra xem ông VNPT phản ứng là hợp lý thôi Vì có ai nấu cơm để bán cho nhà mình bổng dưng có quán kế bên nói cho tui góp ít gạo, ít nước ít thức ăn để bán chung rồi tôi chia lại 200 đ/ suất.
Muốn bán buôn gì cũng tự mình làm chứ, mà quả thật nhà nước nên bắt các ông í phải làm mới thôi vì lý luận vNPT cũng có lý vì nếu có sự cố ở VNPT thì tất cả die à, không nên để cháy thành vạ lây như thế. Thậm chí đường trục cũng fải có mới và buộc VNPT fải thê đường trục mới để bảo đảm an toàn là giải fáp theo tui là hợp lý Các bác nghĩ sao???