Về độc quyền và chống độc quyền

Lại thêm một người không hiểu …:-s Giải thích nôm na với bạn như thế này.

Trước đây vì độc quyền nên VNPT nắm giữ mạng địên thoại cố định, khi 2 mạng Mobi Fone và Vina Phone ra đời trước nên tỷ lệ % thuê bao sử dụng mạng của VNPT là quá lớn. Việc gọi giữa các mạng với nhau đều OK vì cùng trong VNPT.

Hiện nay, khi hết độc quyền thì các mạng Sfone, Viettel Mobile là những mạng ra đời sau. Do ảnh hưởng của độc quyền ở trên nên khách hàng thuê bao của các mạng này phải gọi từ trong mạng ra VNPT
Do đó Sfone và Viettel Mobile bắt buộc phải kết nối với VNPT để khách hàng trong mạng có thể gọi điên được đến mạng điện thoại cố định và tới mạng Mobi Fone và Vina Phone.
Sfone, Viettel Mobile thực sự vẫn tự lực trên đôi chân của mình. Đặc biệt là Viettel đã có mạng đường trục riêng. Tuy nhiên vì mục đích gọi ra ngoài mạng của khách hàng mà Viettel vẫn phải kết nối với VNPT

Với Internet thì tình huống khác hẳn, Viettel đã độc lập hoàn toàn với VNPT. Thậm chí nếu VNPT có sự cố. Viettel còn có thể ứng cứu để lưu lượng từ VNPT tràn qua Viettel để ra Internet nữa cơ.

Theo mình Viettel quá vội vàng trong việc maketing, vừa xây dựng vừa bán hàng trong khi đó yêu cầu kỹ thuật chưa đáp ứng đầy đủ dẫn đến tình trạng nghẽn mạch như hiện nay. Vấn đề mạng đồng trục kết nối với các mạng khác quả thật VNPT cũng đang quá tải, nếu đáp ứng đầy đủ có lẽ cả lũ cùng xập.

VNPT vẫn tìm cách giúp đỡ viettel hòa mạng.

Tôi đồng ý với ý kiến bác Thế Anh.
Thực ra vấn đề là ở chỗ VNPT cậy thế có đông thuê bao để ép bên có ít thuê bao hơn mà thôi. Giống như các bác mua nhà của một nhà nào đó mà khi bạn bác đến chơi chủ đất lại ngăn cửa thích cho ai vào thì cho không thì cũng phải chịu. Thực chất vấn đề ở đây là không tôn trọng người mua dịch vụ của Viettel và cả chính khách hàng của VNPT nữa. Đúng ra khách hàng như chung ta phải được yêu cầu có dịch vụ tốt nhất bất kể tôi sử dụng loại hình dịch vụ của nhà cung cấp nào, nhưng chúng ta chưa được coi là thượng đế và lời nói của mối người mua dịch vụ đều không có giá trị. Trong thời buổi kinh tế thị trường mới mở như nước ta hợp đồng thuê dịch vụ chỉ thấy điều khoản chúng ta phải cam kết và phải trả giá bồi thường nếu không thực hiện đúng còn các nhà cung cấp thì chuyện bồi thường cho các thiệt hanị của khách hàng là không có hoặc không đáng kể mặc dù thiệt hại này đối với khách hàng có thể là lớn hơn nhiều.
Tôi nghĩ chúng ta phải chịu cảnh này thêm vài năm nữa khi có nhiều doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh trên thị trường Việt nam trong nhiều lĩnh vực dịch vụ và chắc là khi ấy tiếng nói cả các thượng đế sẽ có trọng lượng hơn và chúng ta có thể giống như Nhật hay Hàn kêu gọi tinh thần yêu nước để sử dụng dịch vụ của các công ty nước nhà.
Tôi chỉ có vài ý kiến thô thiển nếu có gì sai xin các bác chỉ giáo.

Tôi đồng ý với ý kiến bác Thế Anh.
Thực ra vấn đề là ở chỗ VNPT cậy thế có đông thuê bao để ép bên có ít thuê bao hơn mà thôi. Giống như các bác mua nhà của một nhà nào đó mà khi bạn bác đến chơi chủ đất lại ngăn cửa thích cho ai vào thì cho không thì cũng phải chịu. Thực chất vấn đề ở đây là không tôn trọng người mua dịch vụ của Viettel và cả chính khách hàng của VNPT nữa. Đúng ra khách hàng như chung ta phải được yêu cầu có dịch vụ tốt nhất bất kể tôi sử dụng loại hình dịch vụ của nhà cung cấp nào, nhưng chúng ta chưa được coi là thượng đế và lời nói của mối người mua dịch vụ đều không có giá trị. Trong thời buổi kinh tế thị trường mới mở như nước ta hợp đồng thuê dịch vụ chỉ thấy điều khoản chúng ta phải cam kết và phải trả giá bồi thường nếu không thực hiện đúng còn các nhà cung cấp thì chuyện bồi thường cho các thiệt hanị của khách hàng là không có hoặc không đáng kể mặc dù thiệt hại này đối với khách hàng có thể là lớn hơn nhiều.
Tôi nghĩ chúng ta phải chịu cảnh này thêm vài năm nữa khi có nhiều doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh trên thị trường Việt nam trong nhiều lĩnh vực dịch vụ và chắc là khi ấy tiếng nói cả các thượng đế sẽ có trọng lượng hơn và chúng ta có thể giống như Nhật hay Hàn kêu gọi tinh thần yêu nước để sử dụng dịch vụ của các công ty nước nhà.
Tôi chỉ có vài ý kiến thô thiển nếu có gì sai xin các bác chỉ giáo. :

Hê hê…! Nhưng VNPT vẫn được lợi khi cung cấp kết nối 200 VNĐ/phút cơ mà, có nghĩa là giúp viettel nhưng VNPT vẫn có lợi đấy chứ, chẳng qua quá tải rồi, cần nâng cấp thôi.

Tôi cũng đồng ý với bác là VNPT vẫn có lợi khi viettel kết nối với họ.
Nhưng giả sử bạn là người bán cà phê bạn có thích bán hộ ông hàng cà phê bên cạnh khi ông ấy đông khách để ăn hoa hồng không hay bạn muốn ông ấy đóng cửa để mình bạn bán.

Mời các bác đọc Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 4/7/2005, mục Thời sự và suy nghĩ để hiểu thêm!

Nhiều bác chả có thông tin nên phát biểu, suy luận cảm tính quá!

Noi tóm lại là “tính già hóa non” các bạn ơi may là tôi không nghe theo lời bạn bè tôi chuyển sang Viettel hoac Sfone, cứ Vina hoặc Mobil là được, ham rẻ mà dịch vụ chưa biết sẽ được như thế nào, tôi có mấy khách hàng dùng VT cứ nói chuyện được 10 hay 15s là tắt ngúm chả nói gì được thật là chán, mấy ông lớn đá nhau chỉ có người tiêu dùng chúng mình thiệt hại thôi. Đằng sau những chuyện này không đơn giản để chúng ta bàn luận ở đây đâu các bạn. Xin chia buồn những người đang xài VT nhá

Theo tôi bạn có lý
Gì thì gì, hiện tôi thấy KH của VT đang trở thành công cụ không hơn không kém để làm áp lực với VNPT, và ở trường hợp này ta không thấy VT vì mục tiêu cao cả 'phục vụ kh" tí nào cả.
Theo tôi việc VNPT đang hết cổng cho TĐ Toll là có thể tin được và đó có lẽ cũng là lý do gây nghẽn mạch tết vừa qua, cả DD & Cố định.

Ngay cả ông FPT cũng thế khi chưa có GP đã cung cấp dịch vụ, để rồi một số kh bị sự cố lại đổ thừa VNPT, cũng như trước đây chẳng chịu phí mua đường dự phòng để khi đứt cáp là făng teo cả.

Mối quan hệ giửa các ông í, nên là thuần tuý quan hệ kinh tế, chứ đừng đem một số đông kh công cụ
Nói gì thì nói, ông nào giảm giá, ông nào chất lượng tốt thì nên sử dụng vì đó cũng chính là sòng fẳng về HĐ KT, chứ không thể kêu gọi mọi người ráng chấp nhận thiệt hại để được mục đích của một ông nào cả, lúc đó ta trở thành lính trong trận chiến của các vị một cách vô tình.
Dưới góc độ Người tiêu dùng xét cho cùng giá rẻ, chất lượng dịch vụ tốt mới là quan trọng.

Kô ngờ topic của tôi lại hấp dẫn nhiều bạn post bài vậy. Tôi xin thêm ý kiến mở rộng ra. Tuy nhiên cũng không nên quá căng thẳng với nhau quá nhé.

  • Việc kết nối là nhu cầu của các anh còn bé: đúng. Thậm chí để được kết nối, anh bé còn đề nghị đầu tư hộ anh lớn, sao vậy? Vì anh bé ít thuê bao, khả năng gọi của Viettel chẳng hạn trong Viettel kô nhiều, chủ yếu ra VNPT cố định hoặc di động. Doanh thu sẽ được thu từ Viettel và họ chia cho VNPT theo thỏa thuận song phương.
  • Anh lớn được gì từ kết nối? Được chia tiền theo thỏa thuận, được thêm khả năng nhận tiền nếu user gọi từ VNPT sang anh bé.
    Anh lớn mất gì? Chính xác là mất kô nhiều, chủ yếu là cơ hội phát triển thuê bao.
  • Rõ ràng anh bé kô có lợi nếu kô được kết nối, như vậy anh bé phải tìm cách gào khóc để được kết nối. Tuy nhiên cách gào khóc kô đúng kiểu đã làm phật ý người dùng. Tôi đơn cử một trường hợp tính toán của một operator (Milicom, bên đã đầu tư vào Mobifone) với giá thuê bao bình quân thấp, họ chỉ cần 300K thuê bao để có lãi và vỗ tay, do vậy kô thể nói anh bé Viettel sẽ tỏi được vì bị VNPT vùi dập bằng giảm giá.
  • Theo nhà nước, chỉ cần mấy anh bé hơn 30% thị phần là OK, kô gọi là độc quyền nữa, cứ cho lúc đó anh Viettel được đến 20% thì hiện tại tính riêng Viettel/VNPT đã là cỡ 10% rồi. Tức là bằng anh bé khác SFONE. Lúc đó anh nhớn tung chiêu thì KÔ ĐƯỢC KHÓC NỮA. Vả lại bây giờ anh Viettel khóc vì có bố làm to chứ anh SFONE có mà…khóc giời.
    Do vậy, tôi nghĩ anh Viettel vẫn chưa sòng phẳng lắm trong cuộc chơi này mà vẫn còn dựa hơi bố làm to để được phần hơn.
    Việc nên làm theo tôi là thay vì khóc gọi bố thì anh bé cùng chơi cuộc chơi giảm giá, cuộc chơi tăng vùng phủ, cuộc chơi nâng chất lượng dịch vụ (3 điểm như tiêu chí của… đúng Viettel nêu ra) và deal mềm dẻo một cách “doanh nghiệp” với anh VNPT, chịu phần lãi ít (chắc chắn lãi rồi) về mình để người dùng có lợi và nâng cao uy tín. Làm được như thế anh bé sẽ lại có thêm sự bùng nổ người dùng như vừa qua.
    Các bạn có ý khác hơn chia sẻ cùng nhau.

Em thấy thích nhất câu này của bác, nhân tiện xin post một bài phân tích rất cụ thể về việc kết nối vừa qua để các bác có thêm thông tin nhiều chiều (bởi vì qua một số bài, tôi thấy có nhiều bạn chưa hiểu bản chất của vấn đề đâu :()

Viettel có thể phá sản ? Phải chăng là do lỗi của VNPT?
Theo cách nói của Viettel ở trên 1 số báo chí thì mạng 098 tốt, năng lực thừa thãi cho các thuê bao trong mạng gọi nhau, chỉ khi gọi sang mạng 090, 091 của VNPT thì nghẽn mạng, nguyên nhân chính là do VNPT không cung cấp đủ dung lượng kết nối. Và kết quả là chất lượng 098 bị giảm sút, xuống dốc và có thể dẫn đến phá sản …!!!
Hãy nhìn nhận vấn đề 1 cách khách quan.
Cứ cho là việc chất lượng 098 giảm sút là có thật, Viettel không phát triển nhanh thuê bao là có thật. Vậy khi lập dự án đầu tư 2000 tỉ đồng, Viettel đã căn cứ vào đâu?

  • Viettel có khảo sát số thuê bao của VNPT ? Có!
  • Có dự kiến số thuê bao 098 sẽ phát triển ? Có!
  • Có tính toán số cuộc gọi và con số thu được khi 5 triệu thuê bao di động và 6 triệu thuê bao cố định của VNPT gọi sang mạng 098 và ngược lại ? Có!
  • Và cuối cùng, có khảo sát liệu điểm kết nối giữa 2 bên có đủ để chở số cuộc gọi đó không ? Nếu có sao dẫn đến hiện trạng không đủ dung lượng để kết nối như hiện nay ? (trong khi Bộ BCVT đã kết luận thực tế VNPT đang gặp khó khăn về mạng) ?. Câu trả lời là không !.
    Để dễ hình dung, chúng ta thử tưởng tượng một cách đơn giản hơn hình ảnh 1 người hái quả, người đó tính hết số quả sẽ có ở cánh rừng bên này (là thuê bao 098), lại tính hết cả số quả có sẵn rất nhiều ở cánh rừng bên kia (là thuê bao cố định và di động của VNPT) và sắm 1 cái túi thật to để đựng hết số quả của cả 2 cánh rừng ( đầu tư 2000 tỉ đồng) , nhưng rốt cục lại không để ý đến cây cầu giữa 2 cánh rừng mà người hái quả phải vác túi chở quả từ rừng bên kia về!!! Rắc rối là ở chỗ đó, cây cầu quá nhỏ để chở hết quả về! Cứ chở thì không được, mà không chở thì …. túi bị thừa!!!
    Tôi thấy việc lập dự án đầu tư của Viettel nó cũng na ná như lập dự án xây dựng nhà máy đường ở 1 số tỉnh trong những năm vừa qua. Nhà máy dựng lên với công suất quá lớn, chỉ chạy 1 đến 2 mẻ là vét sạch số lượng mía ở địa phương, hết mía, nhà máy nằm không, lỗ, phá sản!. Lỗi là do ai vậy ? Do địa phương không đủ đất để trồng nhiều mía? Do nông dân không chịu hiểu dự tính của những nhà thông thái khi lập dự án đầu tư, để mà khai khẩn thêm đất hoang đưa vào trồng mía, để rồi cung cấp đủ mía cho nhà máy ? Hay do những ngưòi lập dự án không chịu khảo sát kỹ về nguồn nguyên liệu? Quá dễ cho câu trả lời.
    Quay trở lại với vấn đề giữa Viettel và VNPT, đổ lỗi cho nông dân trồng mía thì khó vì ai cũng hiểu là họ chẳng can hệ gì với thời cuộc nhiều, chứ đỗ lỗi cho VNPT thì dễ hơn nhiều vì trước nay qua báo chí người ta hình dung VNPT như 1 “đại gia” về độc quyền, về những vụ tai tiếng nghẽn mạng di động gây khó cho khách hàng, về cồng kềnh, về giải quyết khiếu nại chậm, rồi cả về thu nhập cao. Hơn nữa giờ đây luật canh tranh ra đời, VNPT lại quá lớn, lợi thế trong cạnh tranh, bênh vực kẻ yếu cũng là điều nên làm…V.v và V.v. Vậy thì khi đỗ lỗi nốt cho VNPT làm Viettel sắp phá sản, người ta cũng dễ tin hơn.
    Cổ nhân có câu : “Tiên trách kỷ , hậu trách nhân”- hãy tự trách mình trước khi trách người khác, có thế mới tìm được cái gốc của mọi vấn đề và hướng giải quyết 1 cách đúng đắn. Nếu quả thật Viettel sắp bị phá sản, tôi nghĩ mấu chốt của vấn đề nằm ở ngay chính bản thân Viettel. Các nhà lãnh đạo Viettel hãy tự nhìn nhận nguyên nhân từ phía mình trước khi đổ lỗi cho người khác ./.

Vả lại bây giờ anh Viettel khóc vì có bố làm to chứ anh SFONE có mà…khóc giời. Do vậy, tôi nghĩ anh Viettel vẫn chưa sòng phẳng lắm trong cuộc chơi này mà vẫn còn dựa hơi bố làm to để được phần hơn.

Hehe câu này chính xác quá, nếu không phải có bố làm to thì chắc bây giờ Viettel cũng chẳng còn nước mắt mà khóc nữa đâu, VNPT chỉ hắt hơi là Viettel có khi đã ốm nặng rồi :slight_smile:

Tại sao VNPT lại giảm giá, họ giảm giá vì họ muốn đẩy các DN khác vào chỗ phá sản.
Nếu Viettel phá sản thì sẽ không có một tổ chức, một thế lực nào đứng ra để cạnh tranh với VNPT nữa. VNPT có thể được độc quyền trở lại. Khi độc quyền trở lại thì họ sẽ được những lợi ích gì ?
-Thứ nhất: *Có thể tăng giá trở lại: *Tương tự như ngành điện, chỉ có tăng giá chứ không có giảm giá. Thế nào khi độc quyền trở lại VNPT cũng có đủ mọi lý do để trình thủ tướng chính phủ tăng giá trở lại (Ví dụ như chi phí đầu vào, xăng dầu điện nước…Những lý do nực cười và không liên quan đến một hệ thống viễn thông ). Nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông ngày càng tăng, chỉ cần điều chỉnh giá tăng một chút là VNPT đã thu được một số lợi nhuận đáng kể.

-Thứ hai: *Có thể tham nhũng trở lại: *Hàng năm Chính Phủ luôn dành một khoản ngân sách nhất định để đầu tư vào lĩnh vực Bưu Chính - Viễn Thông. Nếu chỉ có duy nhất VNPT tham gia trong thị trường này thì nghiễm nhiên nguồn vốn khổng lồ đó sẽ được rót xuống VNPT. Từ quân đến tướng ăn uống đớp hít thoải mái không hết. Báo chí đã phanh phui ra không biết bao nhiêu vụ ăn bẩn ở VNPT rồi đó (Đấu thầu tổng đài, phần mềm. In danh bạ ĐT, làm biển quảng cáo…)

*Nhớ lại một chút quá khứ: *

Cách đây gần 15 năm, duy nhất trong công nhân của tất cả các ngành có công nhân Bưu Điện, những người có nhiệm vụ là đi kéo và sửa dây điện thoại là có xe Dream II…công nhân các ngành còn lại đi xe đạp, tiền lương không đủ sống. Gia đình của họ phải è cổ đóng cho ông Bưu Điện tiền điện thoại

Cách đây gần 5 năm, kích hoạt một thuê bao VinaPhone mất 1.5 triệu ??? Chỉ một lượt truy cập vào Website, thêm vài cái Click là kích hoạt một thuê bao, thử hỏi khách hàng phải bỏ ra đến 1.5 triệu cho những cái gì.
Cách đây gần 2 năm, gọi điện thoại giữa HN, HCM và DNG có 3 mức cước khác nhau. Thật nực cười vì một giây sóng điện từ đi được vòng quanh trái đất mấy chục vòng mà giữa HN, HCM, DNG lại khó khăn như thế. Liệu có lý do ngu xuẩn nào để biện minh cho việc hình thành 3 vùng cước suốt bao nhiêu năm ?

Tôi không muốn thấy Viettel phá sản, đơn giản vì tôi không muốn nhìn thấy những thằng dài cổ ra chê bai Viettel sẽ phải méo mặt cái mặt của chúng khi VNPT độc quyền trở lại.

Tại sao VNPT lại giảm giá, họ giảm giá vì họ muốn đẩy các DN khác vào chỗ phá sản. Nếu Viettel phá sản thì sẽ không có một tổ chức, một thế lực nào đứng ra để cạnh tranh với VNPT nữa.

Không có cơ sở

-Thứ nhất: Có thể tăng giá trở lại: Tương tự như ngành điện, chỉ có tăng giá chứ không có giảm giá. Thế nào khi độc quyền trở lại VNPT cũng có đủ mọi lý do để trình thủ tướng chính phủ tăng giá trở lại (Ví dụ như chi phí đầu vào, xăng dầu điện nước…Những lý do nực cười và không liên quan đến một hệ thống viễn thông ). Nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông ngày càng tăng, chỉ cần điều chỉnh giá tăng một chút là VNPT đã thu được một số lợi nhuận đáng kể.

Chưa đủ cơ sở

-Thứ hai: Có thể tham nhũng trở lại

Cái này cũng không có cơ sở.
Bác Thế Anh làm Viettel nên nhìn vấn đề chủ quan quá, mất tính khách quan của việc thảo luận trong topic này. Bây giờ thử nhìn từ góc độ VNPT, nếu bác là VNPT thì bác có làm như họ bây giờ không :-/ :slight_smile: ?

Thế theo bạn thì giá cước từ Việt nam sang Mĩ sao đắt thế? :)) Không biết bạn thuộc bộ phân kinh doanh hay kế toán ở VT?

Riêng về khoản tham nhũng, là căn bệnh của mỗi xã hội, tùy mức độ nặng nhẹ, tùy thuộc vào tính minh bạch về tài chính của xã hội. VNPT có tham nhũng không lẽ VT không biết tham nhũng!!! mà ông quân đội từ xưa đến giờ có cho ai biết mình tiêu cái gì vào đâu???

Việc phá sản, bạn lo quá xa mà không có cơ sở phân tích số liệu, toàn là cảm giác. Cái này bác sonard nói có cơ sở hơn.

Xét trên quan điểm vĩ mô, giá cước thấp thì thông tin phát triển, là điều kiện hạ tầng cho kinh tế. Nhưng cước thấp quá thì tốc độ phát triển của doanh nghiệp không cao, tái đầu tư ít hơn, tính cạnh tranh quốc tế kém.

Đến khi có doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường, lúc ấy còn phải xem xét thêm yếu tố lợi ích quốc gia để mà cạnh tranh, nghĩa là xem tiền nó chảy về đâu? bây giờ là các doanh nghiệp nhà nước cùng lấy tiền từ 1 túi, cạnh tranh đến chết lúc ấy thằng nước ngoài nó nhảy vào chả mất tí sức nào. Các nhà hoạch định chính sách kia lúc ấy sẽ đi làm đầy tớ … tha hồ mà cãi nhau.

Nếu chỉ theo quan điểm người tiêu dùng không có nhiều thứ để nói, chỉ cần rẻ là được, cứ giảm giá đi. Nhưng xét trên quan điểm xã hội thì phải biết để mà đừng có tham lam quá, đừng có đòi hỏi quá, phải biết người biết ta. Quyền lợi của cá nhân, của doanh nghiệp là chính đáng nhưng nếu quên đi quyền lợi của đất nước thì sẽ thành nô lệ, hậu quả gánh chịu lâu dài.

Một số điểm trong bài viết của bạn, bác thanhpq đã phân tích rồi, tôi thấy ko cần phải bàn luận thêm. Nhưng có 2 điểm chính tôi phải nói để bạn hiểu:

  • Kích hoạt 1 thuê bao có thể chỉ 5s và 1 click chuột nhưng chi phí là trả cho tiền đầu tư hệ thống, tiền sử dụng tài nguyên hệ thống cho thuê bao đc kích hoạt bạn ạ. Theo tôi hiểu, trước đây VNPT tính 3 vùng cước là do phải chi phí cho đầu tư hạ tầng viễn thông: Tổng đài, truyền dẫn… nhưng sau một thời gian khi khấu hao đến mức hợp lý thì giảm giá, gộp lại thành 1 vùng

  • Điểm thứ 2 tôi rất muốn nói là bạn hay nói bậy quá :frowning: (tôi đã bôi đỏ những từ đó), hay cách nói bỗ bã đó là đặc tính chung của dân “lính tráng” ???

Tôi phải xin lỗi bạn Thế Anh là mặc dù rất thông cảm với bạn nhưng cũng xin nói thật: đây là tranh luận trên Diễn đàn, vì vậy, không nên quá bức xúc theo lối ấu trĩ như thế (nhất là đoạn cuối bài, quá dở!). Rồi A-E họ lại phê bình.

Tôi biết bạn làm ở Viettel và trên này có một số A-E làm bên VNPT. Nhưng đây là Diễn đàn chung, mong các bạn đừng biến nó thành cuộc cãi vã tay đôi giữa 2 DN, vừa sai tính chất tranh luận và không đúng chỗ, vừa mất hòa khí thành viên.

Ở góc độ của một thành viên, tôi thấy bạn Thế Anh nói cũng có lý, song không hẳn thuyết phục:

  • Nếu Viettel phá sản (chỉ là nếu thôi chứ chắc chắn không có chuyện đó đâu), sẽ có “Viettel” khác cạnh tranh với VNPT: Hanoi Telecom, Saigon Postel, Điện lực… Nói chung không phải lo bò trắng răng, người ta sẽ hiểu là bạn quá đề cao DN của mình.

  • Có thể tham nhũng trở lại: Cái này thì chẳng phụ thuộc vào Viettel có bị phá sản hay không. Không nên phán xét một cách duy ý chí bạn ạ! Những vụ tiêu cực, tham nhũng liên quan đến VNPT, đúng là có phần do độc quyền nhưng giờ thế độc quyền đang được dần xoá bỏ rồi còn đâu. Vả lại, độc quyền không phải là nguyên nhân tiêu biểu của tham nhũng. Riêng về chuyện ngân sách đầu tư cho hạ tầng Bưu chính - Viễn thông, tôi nghĩ không có đâu. Chính phủ sẽ chỉ hỗ trợ dưới dạng tái đầu tư thông qua chính sách về thuế hoặc cho vay ưu đãi hay đứng ra bảo lãnh để DN được vay vốn nước ngoài… Ngân sách, theo tôi biết, không chi cho những chuyện thế này. Làm gì mà nói cái gì “ăn uống đớp hít”, nghe ghê quá!

Viettel góp phần chống độc quyền (theo chủ trương chung) chứ không phải là “công thần” chống độc quyền.

Chào các bác.
Tôi lại có thêm vài lời bình luận về vấn đề này.
Trong kinh doanh thì ai cũng muốn độc quyền. Vậy độc quyền có lợi gì, chắc các bác đều hiểu. Vì vậy mới có luật chống độc quyền. Trong các nghành khác sự độc quyền không làm mọi người cảm thấy khó chịu hàng ngày vì nó không phải là nhu cầu lúc nào cũng cần như thông tin. Với thông tin chuyện đắt hay rẻ ta chỉ cảm nhận khi thanh toán cước phí hoặc khi bạn có khiếu nại thắc mắc còn khó chịu hàng ngày là việc ta cần liên lạc với ai mà không thể được. Chuyện ngẽn mạch xảy ra từ lâu nhưng chúng ta vẫn chung sống hòa bình với nó bởi vì chúng ta chỉ có một lựa chọn duy nhất, những lựa chọn khác nếu có thì cũng chỉ là lựa chọn phụ mà thôi. Nói như các bạn VNPT khó khăn trong việc tổng đài đã kín hoặc như VNPT giải thích trong đợt tết là thuê bao phát triển quá nhanh chỉ là một lời giải thích cho nó có và chỉ có trẻ con mới chấp thuận được bởi vì như các bác đã nói trong chuyện đầu tư nhà đầu tư luôn phải tính mọi chuyện. Nếu vì thuêu bao phát triển nhanh mà anh không đáp ứng được thì tại sao anh vẫn tăng thuê bao lên hoặc anh đồng thời nâng cấp cho đủ dung lưọng mạng rồi mới tăng thuê bao hoặc đầu tư cùng lúc. Còn về cạnh tranh thì khi các đối thủ cạnh tranh có nhu cầu thuê đường truyền anh phải đáp ứng cho họ và thực hiện bằng hợp đồng và khi đó đối thủ cạnh tranh sẽ phải tính toán đầy đủ mọi chi phí còn bên nào không thực hiện thì phải chịu trách nhiệm. Nhà cung cấp dịch vụ nào phát triển hơn thì do chính sách phát triển của họ. Còn đối với khách hàng, chúng ta là người mua dịch vụ thì phải được quyền đòi hỏi dịch vụ tốt nhất và được liên kết với bất kỳ đâu mà chúng ta muốn, chúng ta có thể sử dụng dịch vụ của bất kỳ nhà cung cấp nào theo sở thích của chúng ta và các nhà cung cấp khi bán các dịch vụ đó phải cung cấp đầy đủ không thể viện một lý do nào đó để điện thoại sử dụng mạng khác thành cục gạch.
Tôi xin đưa ra một kết luận:
Cạnh tranh là tất yếu, không có cạnh tranh xã hội không phát triển.
Nhưng mọi sự cạnh tranh đều có giới hạn không thể vì cạnh tranh mà chơi bẩn, chơi xấu lấy khách hàng ra làm con bài trong cuộc chơi.

ai thắng ai thua trong vụ kiên của VT

http://vietnamnet.vn/cntt/2005/07/465713/