Ram SO-DIMM là sao các bác ?

http://muare6.vinahoo.com/uploaded2/christhnvn/20-208-341-01.jpg

giải thích hộ mình nha:

  1. có khi gọi DDR2 ?
  2. bus > 667 a`?
  3. mã PC5xxx ?
  4. chân cắm ?
  5. tương thích sao ?

thx các bác đã đọc tin này :stuck_out_tongue:

1. DDR2: DDR SDRAM (Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là “DDR”. Có 184 chân. Tuy bus speed vẫn chạy cùng clock speed, nhưng nhờ khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi SDR. Đã được thay thế bởi DDR2.
DDR2 SDRAM (Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM 2), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là “DDR2”. Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed.

2: Gần giống như CPU, đại lượng đặc trưng cho tốc độ xử lí của RAM là tần số hoạt động, xác định bởi số lệnh tối đa có thể thực hiện tại mỗi thời điểm. Dĩ nhiên, tần số hoạt động càng cao thì tốc độ truyền – nhận dữ liệu của RAM càng lớn. Tuy nhiên để đánh giá Ram cũng còn một con số khác đó là băng thông, nếu bạn để ý thì trên các báo giá 2 con số này luôn đi cùng nhau, ví dụ như Bus 667 (PC2-5300) điều này có nghĩa là thanh Ram đó có thể hoạt động với tốc độ 667MHz hay có băng thông 5300MB/s.

3: Xem lại câu 2

4: Xem lại câu 1

5: Chưa rõ lắm về câu hỏi, nhưng mà hỏi kiểu cụt lủn thế khó trả lời lắm

Chọn ram thế nào cho tương thích? Với loại RAM DDR - Double Data Rate (DDR, DDR2, DDR3) , ta có thể thấy các con số 400Mhz, 533Mhz, 667Mhz, 800Mhz, 1066Mhz ghi trên sản phẩm, gọi là tốc độ data tranfer rate, còn tốc độ bus thực của nó là bus speed= data tranfer rated/2, như vậy DDR400 sẽ có bus speed=200, DDR2 800 sẽ có bus speed=400,…
Vấn đề tiếp theo là đối với hệ thống Intel ( nhất là dùng chipset Intel), ta luôn có 1 tỉ lệ nhất định giữa bus thực của CPU với bus thực của RAM, gọi là bộ chia (divider), trong đó bus thực của CPU = tốc độ đinh danh của nó : hệ số nhân hoặc = FSB : 4 (do công nghệ Quad Data Rate của Intel ta mới có FSB như vậy). Như vậy khi chọn RAM phải nhìn vào bus thực của CPU, RAM sao cho bus thực CPU:RAM = 1:1 (hoặc bus CPU < hoặc = bus RAM). Do đó, nếu có 1 CPU FSB 800Mhz, ta chọn RAM tối thiểu là DDR400 (cả 2 cùng có bus speed = 200, tỉ lệ là 1:1), ngoài ra chọn RAM cao hơn cũng ko hề lãng phí, chipset có thể chạy đc ở các bộ chia khác như 2:3, 4:5…

  • Chọn nhà sản xuất nào? Nếu bạn tham khảo trên các báo giá sẽ thấy có nhiều loại ram của các hãng sản xuất khác nhau, tuy thông sô giống nhau nhưng giá thành có chênh lệch đôi chút, đó một phần là do chất lượng sản phẩm song cũng không thể phủ nhận một yêu tố không nhỏ góp phần vào sự chênh lệch giá đó là thành quả của maketting và quảng cáo. Những ram của Kingmax và Kingston, Corsair,… có giá cao nhất, những ram có giá hữu nghị như Avro, Elixir, Blitz xong chất lượng cũng chấp nhận được.

  • Ví dụ: DDR2 512MB bus 667 (PC-5300) Kingston

Ram dung lượng 512MB | Tốc độ bus 667MHz, băng thông 5300MB/s | Hãng sản xuất: Kingston

  1. Thêm kiến thức về Dual Ram:
  • Dual Ram: Là công nghệ bộ nhớ kênh đôi, chúng ta thiết lập bộ nhớ kênh đôi nhằm tăng băng thông truyền dẫn dữ liệu giữa bộ nhớ đến các thành phần khác trong hệ thống. Xin chú ý là Dual Channel cho ta tăng gấp đôi băng thông chứ không hề cho ta tăng thêm về tốc độ bus, khi chạy single channel thì sẽ chỉ có một đường truyền dữ liệu giữa RAM và CPU, khi đó dữ liệu cần xử lí sẽ được truyền từ RAM đến CPU rồi sau đó sẽ được truyền trở lại bằng chính đường đó. Còn khi chạy Dual Channel hệ thống sẽ có hay con đường song song cho phép dữ liệu truyền theo cả hai chiều. Bạn có thể hiểu nôm na rằng Dual Channel giống như việc chạy xe trên một con đường 2 chiều có độ rộng mỗi chiều bằng độ rộng của con đường một chiều Single Channel, song tốc độ bạn có thể chạy trên cả hai con đường đó là cố định, bạn không thể chạy nhanh hơn tốc độ cho phép. Ví dụ nếu bạn lắp 2 thanh Ram 667Mhz(5300MB/s) chạy ở chế độ dual khi đó hệ thống sẽ có băng thông 10600MB/s=10,6GB/s , tuy nhiên khi đó tốc độ không đổi và vẫn là 667MHz. Ngoài ra, việc thiết lập bộ nhớ kênh đôi sẽ giúp hệ thống tránh được hiện tượng “thắt cổ chai” giữa bộ xử lý thế hệ mới và bộ nhớ hệ thống. Gắn RAM dual chanel nghĩa là gắn 2 thanh RAM giống hệt nhau (dung lượng, bus, nhà sản xuất…) vào đúng khe(nếu có 4 khe thì thường là cắm vào 2 khe cùng màu) của các main đời mới hiện nay (từ dòng chipset 865 trở lên) thì nó sẽ tự động kích hoạt chế độ dualchanel(Xem thêm hướng dẫn đi kèm để biết cách cắm dual Ram). Khi đó máy tính của bạn sẽ chấp nhận nạp dữ liệu vào 2 RAM theo 2 luồng cùng một lúc. Một RAM để nạp các dữ liệu vào, 1 RAM để xuất các dữ liệu ra. Tuy nhiên với những main có chipset hỗ trợ công nghệ Flex Memory cho phép bạn có thể cắm 2 thanh ram khác dung lượng nhưng vẫn có thể chạy được chế độ dual. Tuy nhiên nếu muốn lắp như vậy bạn nên chọn 2 thanh có cùng bus, vì nếu bạn lắp hai thanh ram khác bus vào hệ thống thì tốc độ sẽ theo tốc độ của thanh RAM thấp hơn.

cám ơn bài viết “rất dài” mà “rất hay” của bác !

tui hiểu thêm về:

  • pinout DDR / DDR2
  • bus speed= data tranfer rated/2
  • divider của intel
  • Dual ram

cái mà tui chưa hiểu là liên hệ nào giữa SO-DIMM và DDR2, so-dimm nó hơn cái j, tại sao gọi là so-dimm ?

  • bác có bảng thống kê nào liên quan đến PC4200 PC4300 PC5300 PCXXXX v.v… nhìn vào nó ta biết là 333, 400, 533, 667 … ko ?

mong bác làm ơn cho trót nha, thx :stuck_out_tongue:

cám ơn, biết thêm được một ít, mở mang kiến thức nhều phần

RAM dành cho laptop có 02 loại là SO-DIMM và MicroDIMM. SO-DIMM (Small Outline Dual In-line Memory Module) là một loại DIMM nhỏ và thường được sử dụng cho các laptop. SO-DIMM có các loại 72, 100, 144 hoặc 200 chân (pin), tuy nhiên 2 loại RAM thông dụng hiện nay là DDR và DDR2 đều có 200 chân.

Điểm khác biệt giữa 2 loại DDR và DDR2 cùng có 200 chân là vị trí khe khuyết (notch) trên thanh RAM (2 loại này vị trí khe khuyết hơi lệch nhau một chút) và DDR sử dụng điện áp 2.5 V trong khi DDR2 sử dụng điện áp 1.8 V.

Chả có mối quan hệ gì so sánh hơn kém SO_DIMM và DDR2 cả, vì nó là 2 công nghệ hoàn toàn khác nhau cùng bổ trợ cho thanh ram (only for notebook) của bạn, bạn có thể xem công nghệ DDR2 ở trên.

pc2100 bus 266
PC2700 bus 333
pc3200 bus 400
pc4200 bus 533
pc5200 bus 667
pc6400 bus 800
PC8000 bus 1066
PC10600 bus 1333 (cái này là top hay sao ý)

ok, nói về cấu tạo vật lý, có mấy loại hàng chân (pinout) của ram_notebook vậy bác ?

xem hình:

_http://images.google.com.vn/imgres?imgurl=http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/18/Sodimm-ram-ddr.jpg/450px-Sodimm-ram-ddr.jpg&imgrefurl=http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:Sodimm-ram-ddr.jpg&h=600&w=450&sz=35&hl=vi&start=4&tbnid=D-kOFuNwzcEuTM:&tbnh=135&tbnw=101&prev=/images%3Fq%3DSO-DIMM%2BDDR%26gbv%3D2%26hl%3Dvi

mong bác cho biết thêm là hàng chân SD, DDR 1/2 … nhó kèm nhìn cho nó hoành tránh bác nhé :stuck_out_tongue:

ko được edit nữa, bổ xung phần trên
pc1600 200 pin SO_DIMM DDR 200 Clockspeed 100 busspeed 200
pc2100 200 pin SO_DIMM DDR 266 Clockspeed 133 busspeed 266
pc2700 200 pin SO_DIMM DDR 333 Clockspeed 166 busspeed 333
pc3200 200 pin SO_DIMM DDR 400 Clockspeed 200 busspeed 400
pc3200 200 pin SO_DIMM DDR2-400 Clockspeed 200 busspeed 400
pc4200 200 pin SO_DIMM DDR2-533 Clockspeed 266 busspeed 533
pc5300 200 pin SO_DIMM DDR2-667 Clockspeed 333 busspeed 667
pc6400 200 pin SO_DIMM DDR2-800 Clockspeed 400 busspeed 800
pc8000 200 pin SO_DIMM DDR2-1066 Clockspeed 533 busspeed 1066
pc10600 200 pin SO_DIMM DDR2-1333 Clockspeed 666 busspeed 1333

Hehe, bác này làm tiểu luận về cấu trúc Ram hay sao thế :smiley:

thì như trên đã nói:

RAM dành cho laptop có 02 loại là SO-DIMM và MicroDIMM. SO-DIMM (Small Outline Dual In-line Memory Module) là một loại DIMM nhỏ và thường được sử dụng cho các laptop. SO-DIMM có các loại **72, 100, 144 hoặc 200 chân **(pin), tuy nhiên 2 loại RAM thông dụng hiện nay là DDR và DDR2 đều có 200 chân.

MicroDIMM được sử dụng cho các loại laptop mỏng nhẹ (thường sử dụng chip LV và ULV). MicroDIMM có các loại 144, 172, 214 chân. Hai loại thông dụng hiện nay là 172 chân (sử dụng DDR SDRAM) và 214 chân (sử dụng DDR2 SDRAM).

Hehe, bác này làm tiểu luận về cấu trúc Ram hay sao thế

đâu có, tui thích “mò” phần cứng mà hồi Destop kìa, qua Laptop như con gà mờ, hiểu lơ tơ mơ, có bác đây quý hóa quá :smiley: mà xem lại mấy câu hỏi giống chơi “đố em” trên tivi quá hén :stuck_out_tongue:

http://service.pcconnection.com/images/inhouse/6799984.jpg

http://techrepublic.com.com/i/tr/cms/contentPics/5625868_Micro-DIMM_144pin_F.gif
A 144 pin MicroDIMM used in some notebook computers.



This memory module is a DDR-SODIMM module with 200 total pins.


vậy còn cái này thì sao bác ?

http://www.computermemoryoutlet.com/Repository/ProductImages/0/CMO-16C144PSDRAMBGAD.jpg

http://www.computermemoryoutlet.com/Repository/ProductImages/0/CMO-16C200PDDR1SODBGA.jpg

_http://www.gamespot.com/forums/show_msgs.php?board_id=314159272&topic_id=26168291

SO-DIMM: DDR1 & DDR2
http://www.macmem.com/ddr2_report/data/SODIMM_DDR2.jpg

DDR2 & DDR3 for destop
http://techreport.com/r.x/intel-p35/ddr3-ddr2.jpg

nói vậy đúng kô bác ?

Không biết bây h còn đúng ko, hồi xưa em học thì thường các loại RAM thông dụng có clock speed = 1/2 bus speed, PC = 8 lần bus speed (làm tròn)

bác tuanibt đã giưói thiệu quá chi tiết về sản phẩm DRAM rùi :smiley: mình cũng học hỏi dc rất nhiều từ bài viết của bác tuanibt.

nếu trả lời cái subject của bác thì đơn giản SO-DIMM là loại ram dùng cho Laptop thông thường, Micro-DIMM là loại ram nhỏ dùng cho laptop nhỏ (loại này càng ngày càng ít dòng máy dùng :d đến Asus bé tẹo cũng dùng SO-DIMM cho rẻ) . Con 1 mã nữa là Long-DIMM, đây là loại RAM dành cho máy tính để bàn

hết :slight_smile:

Đối với bộ nhớ RAM, tùy theo công nghệ của từng lọai RAM (SDRAM, DDR-SDRAM, DDR2-SDRAM…) mà External Bus Speed và Real Clock Rate được tính theo các công thức khác nhau. Mối liên hệ giữa External Bus Speed và Real Clock Rate được thể hiện ở bảng dưới.

Memory Technology | External Bus Speed | Real Clock Rate Max | Transfer Rate
PC66 SDRAM | 66 MHz 66 MHz | 533 Mb/s
PC100 SSDRAM | 100 MHz | 100 MHz | 800 Mb/s
PC133 SSDRAM | 133 MHz | 133 MHz | 1,066 Mb/s
DDR200 DDR-SDRAM | 200 MHz | 100 MHz | 1,600 Mb/s
DDR266 DDR-SDRAM | 266 MHz | 133 MHz | 2,100 Mb/s
DDR333 DDR-SDRAM | 333 MHz | 166 MHz | 2,700 Mb/s
DDR400 DDR-SDRAM | 400 MHz | 200 MHz | 3,200 Mb/s
DDR2-400 DDR2-SDRAM | 400 MHz | 200 MHz | 3,200 Mb/s
DDR2-533 DDR2-SDRAM | 533 MHz | 266 MHz | 4,264 Mb/s
DDR2-667 DDR2-SDRAM | 667 MHz | 333 MHz | 5,336 Mb/s
DDR2-800 DDR2-SDRAM | 800 MHz | 400 MHz | 6,400 Mb/s
DDR2-1066 DDR2-SDRAM | 1066 MHz | 533 MHz | 8,500 Mb/s

Qua bảng này, thấy rằng đối với loại SDRAM thì Real Clock Rate= External Bus Speed, Còn đối với lọai DDR-SDRAM và DDR2-SDRAM thì Real Clock Rate =1/2 External Bus Speed . Điều này cũng được giải thích tương tự như Bus speed của CPU nhờ lọai RAM này sử dụng công nghệ Double Data Rate (DDR), nghĩa là nó sẽ vận chuyển 2 phần dữ liệu trong 1 chu kỳ đồng hồ (clock cycle). Như vậy hiệu suất làm việc của loại RAM này sẽ tăng lên 2 lần so với lọai SDRAM chỉ vận chuyển 1 phần dữ liệu trong 1 chu kỳ đồng hồ. Công thức tính Max. Transfer Rate giống như tính cho CPU.

Như vậy khi dùng Dual Chanel thì chỉ có bus width mới được tăng gấp đôi còn bus speed vẫn có giá trị không đổi. Đây chính là hiệu quả của việc sử dụng DC.
Giả sử nếu PC đang dùng CPU FSB 800MHz thì 2 thanh DDR 400 MHz chạy DC sẽ cho maximum transfer rate lên 6,400 Mb/s nhưng External bus speed của RAM vẫn là 400MHz. Chỉ có thể tăng External bus speed của RAM thông qua Overclock RAM mà thôi!

Cảm ơn bác tuanibt, em học đc thêm nhiều điều :D, cái giá trị 1/2 thì rõ rồi, nhưng còn mối liên quan giữa PCXXXX và bus speed thì nên giải thích sao cho hợp lí nhỉ, hay đó chỉ là cách đánh số của nhà sản xuất?

Mối liên quan trên gọi là **băng thông **của bộ nhớ - Memory bandwidth: là định danh chung của quy trình sản xuất bộ nhớ. Băng thông bộ nhớ là dung lượng dữ liệu mà bộ nhớ có thể xử lý mỗi giây. Thí dụ: DDR400 có băng thông 3200 MB/s hay DDR333 (2700 MB/s). Bạn chú ý, đó là lý do mà người ta còn gọi DDR400 là DDR PC3200 hay DDR333 (PC2700). Hiện nay, DDR3 1.1 GHz có băng thông tới 35,2 GB/s.

Tiện thể các bác cho em hỏi cái. hiện Lap em có 2 thanh 512 (667), giờ nếu em thay một thanh trên bằng 1 thanh 2GB (667) có vấn đề gì không?
Thank các bác!

Cài này là do main quyết định thôi, các dòng máy đời mới sử dụng chipset 965 thì sure 100% là được. Mấy dòng cũ bạn lên trang web nhà sản xuất check xem.

đúng là vớ được vàng nên đọc đựơc bài này. bác cho em hỏi luôn một chút:
e có đọc qua về chế độ dual-channel và đúng là nếu cắm 2 ram khác bus speed thì vẫn có thể chạy đựơc có điều bus speed nào thấp hơn sẽ đựơc sử dụng. Nếu như cắm 2 thanh khác memory size (1G và 2G) và có cùng bus (667) thì sao? Ở đây bus speed CPU là 667 và của bus của RAM cũng đều là 667 thế nên em nghĩ vấn đề về bus speed ko còn quan trọng (full bus rồi còn j). Cái em quan tâm là data width khi chạy dual-channel với 2 thanh ram ko cùng size này sẽ là bao nhiêu, 64 hay 128-bit. Trong trường hợp này, memory controller có tối ưu được 128bit giống như khi chạy 2 thanh ram i xì nhau ko?

thanks các bác nhìu nhìu!

Cái này tùy vào nhiều điều kiện, Main phải có hỗ trợ Flex Memory, Phải cùng Cas Lacenty nữa. Nếu 1 cái là 2, 1 cái là 2,5 hoặc 3 đố bác dual được (trừ phi main hỗ trợ dual mà không cần các hình thức trên)

Còn lại với điều kiện đủ, các dòng main chipset 925 trở về sau này, được tích hợp thêm công nghệ Flex memory, điều kiện cắm dual channel còn đơn giản hơn nhiều, đó là:

  • RAM dc cắm trên cả 2 kênh.
  • Cùng công nghệ RAM (DDR, DDR2 hoặc DDR3).
    Như vậy, khi cắm 2 thanh ram, VD 1 thanh 1Gb và 1 thanh 2Gb. Khi đó máy vẫn nhận dual channel. Thanh 1Gb sẽ chạy dual channel với 1Gb của thanh 2Gb, dung lượng còn lại của thanh 1Gb (512Mb) sẽ chạy ở single channel.

Và như thế Ở thế độ Dual Channel : Sẽ có 2 BANK ở 2 DIMM khác nhau được truy xuất cùng 1 lúc. Lúc này mỗi Bank sẽ mở 1 kênh về Mem Controler. Mỗi kênh có BandWidth là 64 bit như vậy tổng BandWidth của toàn bộ hệ thống là 128 Bit.

thanks bác, em hơi hơi hiểu rùi. như thế mặc dù hiệu quả DC không thể đạt 100% như lúc chạy 2 thanh ram i xì nhau nhưng xét về hiệu suất thực tế thì sẽ không khác nhau mấy đúng không, thậm chí là 3GB thì tất nhiên phải ngon lành hơn 2GB rùi. total bandwidth đạt được vẫn sẽ là 128bit và dữ liệu có thể được truy suất theo 2 đường khác nhau chứ không phải chỉ là một đường nữa, phải ko?

chipset trên main của em là 965, liệu có hỗ trợ cái gọi là flex kia không? và tóm lại, bác khuyên em có nên nâng lên 3G ko?

từ chipset I-925 trở đi đều hỗ trợ dual bất đối (Flex Mem)

Thực ra, mình khuyên bạn nên up 4Gb luôn, vì giá ram giờ ko đắt, chỉ khoảng ~100$ cho 2 cây 2Gb loại ngon (bạn tham đấu giá thì sẽ được rẻ hơn). Tuy là 4 Gb (nếu máy của bạn hỗ trợ tới 4Gb) nhưng nền tảng của HDH 32bit sẽ chỉ working với 3Gb (XP và Vista) hoặc 3.5Gb (Vista SP1), nhưng dù sao nhìn 4gb vẫn sướng hơn chứ :smiley: