Kính chào các thành viên box Bút-Mực-Giấy, forum Handheld.vn,
Với tinh thần “em yêu khoa học”, hôm nay tôi xin giới thiệu với mọi người một thú vui mới mà không mới: Mài ngòi bút máy. Chắc hẳn trong diễn đàn đã có không ít các cao thủ mài ngòi bút máy, tuy nhiên hôm nay tôi xin phép “múa rìu qua mắt thợ” tổng hợp lại các bước cơ bản để mài ngòi tròn thành ngòi italic, “step-by-step” dành cho các thành viên có ý định “nghịch ngợm” mà chưa biết bắt đầu từ đâu. Thành thực xin lỗi mọi người vì lúc mài ngòi tôi mải mài quá, quên mất không chụp ảnh từng bước lại, đến lúc ra thành phẩm rồi mới nhớ ra, nên đành dùng hình vẽ minh họa và ảnh tái hiện
[size=5]Trước hết: Tại sao phải mài ngòi?[/size]
Cái ngòi đang yên đang lành, viết bình thường, tự nhiên lại mài đi làm gì? Ừ thì đương nhiên là nó vẫn viết bình thường, nhưng cứ viết nhàn nhạt đều đều thế thì…bình thường quá. Đa số các bút hiện đại hiện nay đều là ngòi cứng, không flex, đầu tròn, do đó thường không có sự khác biệt giữa các nét, viết thì trơn tru đó, nhưng nét nào cũng như nét nào, không có sự khác biệt, viết lâu lâu đều đều thế thì cũng khá chán. Do đó, xu hướng của những người chơi bút “có thâm niên” là kiếm các model semi-flex hiện đại, hoặc các model flex vintage. Với ngòi flex thì chúng ta có thể chủ động tạo sự khác biệt giữa các nét. Ngoài cách dùng ngòi flex, người ta còn có một cách khác đơn giản hơn đó là dùng ngòi “italic”, sẽ cho nét thanh nét đậm tự động: Nét sổ dọc to hơn nét ngang.
[ATTACH=full]494078[/ATTACH]
Không nhiều các hãng sản xuất có lựa chọn italic cho người dùng, và nếu có thì cũng không cho nét thanh đậm rõ ràng lắm, do đó các bạn Tây thường mua bút về và gửi cho các “nibmeister” để mài ngòi tròn thành ngòi italic. Giá của dịch vụ này thường thì không dễ chịu lắm (như với John Mottishaw ở trang nibs.com thì giá mài ngòi của ông ta là 55$, chưa kể phí dịch vụ, Richard Binder cũng có giá cỡ cỡ đó, còn Mike Matsuyama có giá “dễ chịu” hơn 1 chút là 40$, phí dịch vụ 20$). Đương nhiên là họ mài thì ngon lành không bàn cãi rồi, nhưng với cái bút khoảng 3 chục đô la (Lamy Safari, Lamy Al-star…) thì tội gì chúng ta không “nghịch ngợm” chút nhỉ, hỏng thì…thôi
Tóm lại, mục đích của việc tự mài ngòi là để tạo ra ngòi italic viết nét thanh đậm, thỏa mãn đam mê “bé yêu khoa học”.
** [size=5]Dụng cụ để mài ngòi[/size]**
Với tiêu chí “bé yêu khoa học”, tiết kiệm chi phí thì chúng ta sẽ sử dụng dụng cụ đơn giản, dễ kiếm và giá rẻ, bao gồm:
- Bút chuẩn bị “hi sinh”, bút được chọn hi sinh nên có ngòi cỡ M trở lên, nếu nhỏ hơn thì nét thanh đậm không rõ ràng lắm. (Ở đây tôi chọn bút Schneider iD ngòi M)
- Giấy ráp loại mịn, tôi dùng loại giấy P1000 của Nhật, mua ở phố Hàng Hòm (Hà Nội)
- 1 cốc nước sạch
- 1 lọ mực để test bút
- Giấy ăn
- Giấy viết
- Tâm lý sẵn sàng đối mặt với tình huống xấu nhất là…hỏng bút
[ATTACH=full]494070[/ATTACH]
Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, chúng ta sẽ bắt đầu quá trình mài ngòi gồm 4 bước.
[size=5]Bước 1: Mài phẳng phần dưới ngòi[/size]
Trước hết, ta sẽ tiến hành tháo cụm ngòi-feed ra, sau đó tách riêng ngòi và feed để tránh mài vào phần feed, gây xước feed làm mất thẩm mỹ.
[ATTACH=full]494071[/ATTACH]
Sau đó đặt giấy ráp ở cạnh bàn và đặt ngang đầu bút (song song với mặt bàn) và bắt đầu mài, mục tiêu là mài phẳng phần dưới ngòi như sau:
[ATTACH=full]494086[/ATTACH]
Cố gắng để càng song song với mặt bàn càng tốt, nếu không đặt song song, ngòi bút của chúng ta sẽ có dạng bên phải (sai).
[ATTACH=full]494079[/ATTACH]
[ATTACH=full]494072[/ATTACH] Mài đều tay và không ấn ngòi xuống giấy ráp (có thể làm 2 lá ngòi tõe ra, kết quả sẽ không đều).
[size=5]Bước 2: Mài phần trên ngòi[/size]
Lật ngược ngòi bút lại và mài giống bước 1. Nhưng có 1 lưu ý nhỏ (từ kinh nghiệm đau thương của tôi) là cố gắng chỉ mài phần đầu ngòi, nếu quá tay sẽ mài vào phần ngòi, gây xước nham nhở (như hình), rất xấu.
[ATTACH=full]494073[/ATTACH]
Sau khi mài 2 mặt của ngòi, đây là kết quả chúng ta cần đạt được:
[ATTACH=full]494081[/ATTACH]
[size=5]** Bước 3: Tạo hình dạng mong muốn cho đầu ngòi**[/size]
Về ngòi Italic, có 3 dạng ngòi là thẳng, vát trái, vát phải. Tuy nhiên, dạng vát trái và vát phải tương đối khó làm, do chúng ta cần giữ ngòi bút ở 1 góc cố định khi mài để vát được góc ưng ý (nếu có máy mài thì đơn giản hơn). Do đó, tôi sẽ mài ngòi italic dạng thẳng:
[ATTACH=full]494078[/ATTACH]
Mục tiêu của chúng ta là:
[ATTACH=full]494082[/ATTACH]
Để mài được dạng này, ta sẽ dựng thẳng ngòi bút lên, đặt vuông góc với mặt bàn, sau đó mài. Chú ý mài nhẹ nhàng, không ấn ngòi xuống. Ấn ngòi xuống sẽ làm 2 lá ngòi tõe ra, khiến việc mài ngòi không đồng đều giữa 2 lá ngòi. Cố gắng giữ ngòi càng vuông góc càng tốt, và giữ đều góc vuông khi mài.
[ATTACH=full]494074[/ATTACH]
[size=5]** Bước 4: Mài bớt các góc nhọn**[/size]
Sau 3 bước trên, ngòi bút của chúng ta đã gần như hoàn chỉnh. Tuy nhiên, sau 3 bước mài sẽ để lại các cạnh sắc nhọn trên ngòi, do đó ở bước hoàn thiện này, chúng ta sẽ cố gắng mài bớt các cạnh nhọn đi. Bước này cần sử dụng lực nhẹ nhàng, mục tiêu là làm “cùn” các cạnh sắc mà không làm thay đổi hình dạng của ngòi bút.
Đầu tiên chúng ta tiến hành mài nhẵn 2 cạnh ngòi. Cầm ngòi bút nhẹ nhàng lướt trên giấy ráp như hình, liên tục mài từng bên ngòi để 2 bên được mài nhẵn tương đương nhau.
[ATTACH=full]494083[/ATTACH]
Sau khi mài nhẵn 2 cạnh, chúng ta tiến hành mài 2 mặt trên dưới ngòi:
[ATTACH=full]494084[/ATTACH] [ATTACH=full]494087[/ATTACH]
Đây là hình dạng ngòi mong muốn sau khi mài bớt các cạnh sắc:
[ATTACH=full]494085[/ATTACH]
Sau khi đã hài lòng với kết quả, chúng ta đem sửa sạch ngòi bút và cân chỉnh như bình thường. Cuối cùng là tận hưởng thành quả và cảm giác sung sướng khi tự “độ” bút của mình thôi
Đây là kết quả của tôi
[ATTACH=full]494075[/ATTACH] [ATTACH=full]494076[/ATTACH] [ATTACH=full]494077[/ATTACH]
Tham khảo:
http://www.marcuslink.com/pens/aboutpens/ludwig-tan.html