Bác Hiệp bận bịu là thế mà cũng chịu khó nghiên cứu mài ngòi , phục bác .
Bác cho hỏi giấy nhám mịn bác nói là loại nào thế? Có tên tuổi số liệu cụ thể gì không? Em ra hàng vật liệu xây dựng bảo cho giấy nhám mịn nhất họ có thì họ chỉ đưa loại đằng sau ghi 2000, mà em cảm giác vẫn chưa được mịn lắm. Mài thô tạo dáng ngòi thì dược chứ làm mịn ngòi thì vẫn chưa đủ.
Vâng ! sau đó , bác có thể dùng một loại đá gọi là đá màu để mài trơn , cục đá của em là đá tự nhiên , người ta cho cả chục năm nay rồi , hiện nay , hình như có đá công nghiệp , em không biết chỗ bán . Loại này thợ mộc ngày xưa thường dùng , bác thử hỏi họ thử xem , hoặc bác nào trên diễn đàn biết , làm ơn chỉ hộ ạ !
Có phải đá màu các bác vẫn bảo là đây khônghttp://imgur.com/PIfoUXy
Em ra cũng hàng vlxd hỏi đá màu thì họ đưa cái đó. Nếu đúng thì em thấy đá này ko hiệu quả lắm vì mìn thật nhưng mềm quá. Cào nhẹ ngòi là thấy vụn ra như phấn rồi.
Mài ngòi kia em lấy giấy nhám 2000 mài đá để cho bột đá lấp bớt khoảng trống các hạt trên giấy. Xong viết nhẹ mấy hình số 8 lên giấy. Kết quả là mịn hơn là nếu chỉ dùng riêng giấy nhám 2000 hay đá. Nói thật là em vẫn muốn kiếm cái cây đánh bóng móng tay kia.
Cục đá tự nhiên của mình mặt rất mịn và rất lì như mặt đá hoa lát nền nhà vậy , không mềm như bạn nói đâu .
Vậy mấy bác kia bán em đá lung tung rồi. Cảm ơn bác
Thấy bác tả loại đá bột bột như thế thì em đoán nó là bột đóng bánh (paste) dùng với máy mài chứ không phải đá mài. Cái bột này dùng để trét lên cái đĩa mài bằng vải, bông, hoặc những sợi xơ v.v… rồi động cơ của máy sẽ quay đĩa này để mài.
Em up lại hình cục đá: Tất nhiên lúc mài ngòi em dùng mặt mịn cơ, chụp góc này để mọi người thấy màu thật của đá. Mặt mài bút nhoe nhoét mực nên không rõ màu. http://i.imgur.com/PIfoUXyl.jpg
Lúc mài em cho mấy giọt nước vào, có lẫn tí mực nữa, còn bt thì màu bột là xanh/xám:
http://i.imgur.com/pRmCNnpl.jpg
Để hôm nào rảnh em quay cái clip mài ngòi Italic/Stub up lên cho vui. Nhưng em toàn mài 1 mặt ngòi là coi như xong.
Em thấy cái đá mài ở nước ngoài họ gọi là Arkansas stone, em chưa đi khảo sát xem mua được ở đâu. Họ mài ngòi thì dùng đá này cho bước mài phá. Em google ảnh thì thấy cũng giống giống cái ảnh của bác tkkg post, nhưng có vẻ cứng hơn
hăm hở đi kiếm mua cục đá mài với mục đích là làm size ngòi nhỏ lại, kết quả là bay luôn cái điểm tròn đầu ngòi, đúng là khám phá, khám thì ít mà phá thì nhiều
Ngòi này nét lớn là do khoảng cách giữa hai đầu ngòi quá xa , chứ không phải do cỡ đầu ngòi lớn . Nếu biết làm , thì chỉ thu hẹp khoảng cách này lại là xong .
Nét to đâu nhất thiết phải là khoảng cách lá to đâu bác. Mặt tiếp xúc có thể bị lớn mà.
bác hướng dẫn giúp em với
Vâng ! bình thường , dù rãnh dẫn mực rộng cỡ nào , đỉnh ngòi vẫn khít nhau , cỡ ngòi quy định bởi độ lớn của đầu ngòi . Riêng cây Dollar này , nếu giơ đầu ngòi lên coi thử , bác sẽ thấy khoảng cách giữa chúng khá xa , không khác gì ngòi tòe. Có nghĩa nếu thu hẹp được thì nét sẽ nhỏ lại mà không phải mài ngòi .
Em đã có hướng dẫn ở đâu đó trên diễn đàn , để em tìm lại rồi báo cho bác nhé .
Ngòi M parker thép có mài thành Stub k bác để e thử phát
mà mik` mài dc như ý rùi cái ngòi nó giữ góc, cạnh dc bao lâu hả a ?
Cái này khó trả lời quá bác ơi, độ mòn của ngòi bút phụ thuộc vào loại giấy bác sử dụng, cách bác cầm bút, cách viết, loại mực… Tuy nhiên em đoán là thời gian khả dụng của ngòi bút (sau khi mài) chắc cũng không ngắn, có lẽ vài năm nếu dùng thường xuyên, giấy văn phòng và sử dụng bút với lực trung bình (?).
Sau khi mài mà sử dụng được vài năm ấy là mài ẩu, mài quá sức chịu đựng của tip thôi ạ. Có điều sau khi mài và tinh chỉnh, phần hạt iridium dễ tổn thương - rớt ra khỏi tip nếu quá trình mài không nâng niu. Và cây bút sau khi mài xong nên nâng niu 1 chút hơn thôi chứ không có gì đáng lo là tuổi thọ ngắn lại, chưa biết ngòi teo hay mình còn teo trước ngòi mà phải lo nhiều.
Em mài bừa ngòi Lamy EF dùng hằng ngày hơn ba năm mà xài ok phết
Gửi từ D6503 bằng Ứng dụng HHVN Mobile :: Download & Cài đặt](http://r.tapatalk.com/byo?rid=92661)