Handheld.vn muốn xây dựng những nội dung như thế này từ rất lâu rồi, nói ra phải từ cách đây 4 năm, nhưng rồi không làm đến đâu cả, và thời gian thì không chờ một ai. Gần đây cũng có dấy lên phong trào tập hợp học chụp ảnh và show ảnh, nhưng cũng chưa thực hiện được. Nên bài đầu tiên này cần phải nặng lời một chút để chính chúng ta phải nghiêm túc hơn trong việc cùng tìm hiểu và chia sẻ.
[ATTACH]411162.vB[/ATTACH]
Máy ảnh số ngày càng phổ biến, các diễn đàn về máy ảnh và nhiếp ảnh số cũng khá nhiều. Tuy nhiên, hầu như chúng ta chủ yếu chỉ show ảnh chụp là chính, các nội dung về kỹ thuật chụp ảnh, kiến thức chụp ảnh đều rất rải rác và không được hệ thống lại. Khiến cho chúng ta thật khó mà bắt đầu, gần như chỉ học kiểu truyền miệng và thực hành là chính. Cách này tuy giúp cho chúng ta học chụp nhanh hơn, nhưng để có được trình độ chụp PRO hơn thì lại lâu hơn, trừ khi hết sức chăm chú tìm hiểu cộng với thực hành.
Trong các dòng thiết bị cầm tay, có lẽ máy ảnh là dòng máy mang tính phức tạp và đòi hỏi chúng ta đầu tư thời gian tìm hiểu, học hỏi nhiều nhất. Điện thoại, máy tính, máy tính bảng… đều rất nhanh chóng tiếp cận và sử dụng dễ dàng. Nhưng máy ảnh thì không. Chúng ta có thể sẽ mất cả tuần để hiểu một thông số, ý nghĩa, mục đích và áp dụng vào thực tế như thế nào. Không thể có một cách nào nhanh nhất học sử dụng và chụp ảnh nhanh như những dòng thiết bị số cá nhân khác. Và hơn nữa, bên cạnh việc học sử dụng thành thạo, nó không chỉ đòi hỏi chúng ta sử dụng kỹ thuật chụp ảnh, mà nó lại phụ thuộc vào chính từng người khi chụp, từ góc nhìn, từng khoảng khắc, từ việc xử lý hình ảnh… một đối tượng nhưng với từng người lại mang lại một tác phẩm khác nhau, sẽ có một chân giá trị thẩm mỹ được chúng ta công nhận, nhưng với tác phẩm của chính mình, có thể sẽ còn đẹp hơn bất cứ một tác phẩm nào khác. Có thể nói tại thời điểm này, máy ảnh có thể được xem như là “QUEEN OF HANDHELD” và nó đòi hỏi vị vua (KING - chính là chúng ta) phải biết hưởng thụ một cách tỉ mỉ, cụ thể và từng bước một…
Và để dễ dàng hơn cho việc tham gia & chia sẻ của các bạn, tôi đề nghị rằng chúng ta nên bắt đầu một cách chân phương và đơn giản nhất. Máy chụp không cần quá PRO, không cần quá nhiều ống kính đắt tiền, starter ở mức trung bình thấp. Với tôi hiện tại sẽ là Nikon D90 với lens kit 18-105mm f/5.6. Trình độ chụp của tôi vẫn là newbie 100%, các bài viết tiếp theo được tổng hợp và biên soạn lại từ một chuỗi bài viết mang tính hệ thống, tham khảo từ các nguồn khác nhau chứ không phải từ kinh nghiệm hay kiến thức của cá nhân tôi. Đơn giản, tôi chỉ là người học việc, đánh giá và lựa chọn và những kiến thức cần thiết và chia sẻ với các bạn. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và nắn chỉnh lại nếu sai, bổ sung nếu xót và chia sẻ kinh nghiệm để giúp những bạn newbie như chúng ta nhanh chóng có đủ kiến thức và kinh nghiệm để giữ lại những khoảng khắc đẹp trong cuộc sống quanh ta.
Bắt đầu thôi nhỉ?
Phần I: Khái niệm & Thuật ngữ
Cơ bản: Máy ảnh số hoạt động như thế nào
- Camera Sensor - Tìm hiểu cảm biến máy ảnh số
- Camera Exposure - Phơi sáng: Kết hợp giữa Khẩu độ - ISO - và Tốc độ
- Camera Metering & Exposure - Đo sáng
- Depth of Field - Độ sâu trường ảnh (Khoảng nét)
- Camera Lens - Tìm hiểu về ống kính
- White Balance - Tìm hiểu về Cân bằng trắng
- Camera AutoFocus - Tìm hiểu về tự động lấy nét
Chất lượng ảnh kỹ thuật số
- Bit Depth - Tìm hiểu độ sâu màu
- Sharpness - Tìm hiểu về độ sắc nét
- Image Noise - Tìm hiểu về nhiễu ảnh
- Dynamic Range - Tìm hiểu về khoảng Dynamic Range
Khái niệm nâng cao
- Diffraction - Hiện tượng nhiễu xạ
- Hyperfocal Distance - Sử dụng khoảng cách Hyperfocal để tối đa hoá độ sâu trường ảnh
Phần II: Sử dụng thiết bị nhiếp ảnh
Phụ kiện chụp ảnh
Ống kính máy ảnh
- Camera Lens - Tìm hiểu về ống kính
- Wide Angle Lens - Sử dụng ống kính góc rộng
- Telephoto Lens - Sử dụng ống kính tele
Đặc tính của ống kính
Bộ lọc
Phần III: Phong cách và kỹ thuật chụp ảnh
Kỹ thuật chụp
- Quy tắc một phần ba (1/3)
- Sử dụng tốc độ chụp ảnh sáng tạo
- Hạn chế nhoè ảnh do rung tay khi chụp
- Lựa chọn kỹ thuật/chiến thuật phơi sáng
Ánh sáng
- Sử dụng tối ưu ánh sáng tự nhiên
- Portrait 1 - Chụp chân dung với một nguồn sáng
- Portrait 2 - Chụp chân dung với hai nguồn sáng (fill light/flash)
Phần IV: Chỉnh sửa & Xử lý hậu kỳ
Định dạng tập tin ảnh
- Tìm hiểu Bit Depth - Tìm hiểu độ sâu màu
- Tìm hiểu định dạng JPEG & TIFF
- Tìm hiểu định dạng RAW - Tại sao nên dùng RAW?
Tông & Độ tương phản
- Tìm hiểu Histogram - Phần 1: Tông & Độ tương phản
- Tìm hiểu Histogram - Phần 2: Biểu đồ Màu & Biểu đồ Độ sáng
- Image Posterization - Hiện tượng rạn ảnh
- Sử dụng công cụ Levels điều chỉnh mức sáng tối
Phần V: Màu sắc & In ấn
Nội dung khá dài, nhiều thuật ngữ và khó, nên tôi sẽ bổ sung dần các nội dung hoàn thành vào mục lục…