Cùng tìm hiểu và giúp đỡ nâng cao trình độ chụp ảnh DSLR

Tổng hợp rất bổ ích!
Em chưa có DSRL nhưng khi nào có nhất định sẽ in ra thành sách để học :smiley:

Đang muốn sắm 1 em DSRL để tập chụp, cám ơn bài viết tổng hợp :smiley:

Bài viết rất bổ ích. Cảm ơn mod. Bên tinhte.vn cũng có nhiều bài viết cung cấp thông tin khá hay nhưng nội dung không tập trung như thế này.

cầm máy cũng lâu rồi, nhưng một số điều căn bản nói trong bài viết này hôm nay đọc xong mới thấy mình còn chưa biết.

Đang tập tành chụp ảnh, cảm ơn chủ thớt, bài viết rất bổ ích ạ.

Mỗi đam mê đều như 1 con đường dài nó thú vị và nhiều trải nghiệm… nhưng nó rất dài… các bác đi đi mãi và nhìn về 2 phía đều thấy nó hun hút ( có lẽ điều này đã gợi nên 2 từ đau khổ cho các bác…) nhưng cs mà… một món ăn mới cũng là 1 trải nghiệm… bác muốn nhiều hay ít… hãy cứ đi đi để biết, hiểu… hãy lao vào đi…

E thấy cầm DSLR trước hết làm chủ iso-tốc-khẩu, sau đó tùy theo cảm nhận mà bắn thôi, tặng các bác:

https://photo.tinhte.vn/store/2015/04/3027548_thubanbotui_5_camera_tinhte.jpg

Theo mình thì để chụp được bức ảnh đẹp cần chú ý những vấn đề sau:
Giữ vững máy ảnh
Đa số ảnh chụp bị mờ là do máy ảnh bị rung do cầm máy không vững hoặc của việc nhấn nút chụp và tác động của màn trập. Trong khi cách tốt nhất để giải quyến vấn đề rung máy là sử dụng giá đỡ (Tripod) thì đa số trường hợp đều cầm máy bằng tay khi chụp. Hãy sử dụng cả hai tay để cầm máy ảnh, giữ cho máy ảnh sát với cơ thể của bạn, có thể tựa vào mộ bức tường hoặc thân cây…
Giá đỡ ba chân
Cách tốt nhất để giảm hoặc thậm chí là loại bò hoàn toàn việc máy ảnh bị rung. Tuy việc này là không thực tế nhưng bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng.
Tốc độ chụp
Có lẽ một trong những điều đầu tiên cần lưu ý khi muốn chụp được ảnh rõ nét là việc lựa chọn tốc độ chụp. Rõ ràng là tốc độ chụp nhanh hơn sẽ ít bị tác động đến do máy bị rung và sẽ dễ dàng chụp “dính” được bất kỳ chủ thể chuyển động nào trong ảnh chụp. Kết quả là sẽ giảm được cả hai kiểu mờ của ảnh chụp (do chủ thể chuyển động và náy ảnh bị rung). Hãy nhớ các nguyên tắc về tốc độ chụp: Chọn tốc độ chụp với một mẫu số lớn hơn độ dài Tiêu cự của ống kính.
Nếu ống kính có độ dài tiêu cự là 50mm, đừng chụp tốc độ chậm hơn 1/60 giây.
Nếu ống kính có độ dài tiêu cự là 100mm, chụp ở tốc độ 1/125 giây hoặc nhanh hơn.
Nếu ống kính có độ dài tiêu cự là 200mm, chụp ở tốc độ 1/250 giây hoặc nhanh hơn.
Hãy nhớ rằng nếu chọn tốc độ chụp nhanh hơn thì cần phải điều chỉnh khẩu độ để bù lại, nhưng việc này sẽ làm cho độ sâu trường ảnh hẹp và việc lấy nét ảnh chụp sẽ khó hơn.
Khẩu độ
Khẩu độ tác động đến độ sâu trường ảnh (vùng rõ nét) của hình ảnh. Giảm khẩu độ (tăng mẫu số - nói đến f/20) sẽ làm tăng độ sâu trường ảnh, có nghĩa là ảnh sẽ được lấy nét ở vùng phía trước (gần) và phía sau (xa) vị trí của chủ thể. Ngược lại (ví dụ f/4) vùng rõ nét sẽ hẹp và bạn phải chú ý hơn trong việc lấy nét đúng đối tượng.
ISO
ISO là yếu tố thứ ba trong tam giác phơi sáng, ảnh hưởng trực tiếp của nó chính là làm ảnh bị nhiễu hạt. Chọn mức ISO lớn sẽ cho phép chụp với tốc độ nhanh hơn và khẩu độ nhỏ hơn (cần thiết cho việc chụp ảnh rõ nét). Do mức ISO cao sẽ làm cho ảnh bị nhiễu hạt và mức độ nhiễu hạt ít hay nhiều sẽ tùy thuộc vào từng máy ảnh khác nhau, cho nên hãy cố gắng sử dụng mức ISO càng thấp càng tốt.
Ổn định hình ảnh
Một số máy ảnh và ống kính có chức năng ổn định hình ảnh (Image Stabilisation) bằng các công nghệ khác nhau, nó không loại bỏ hoàn toàn nhưng cũng làm giảm bớt ảnh hưởng của sự rung máy. Hãy ghi nhớ là chức năng này chỉ giúp giảm ảnh hưởng do rung máy để giúp chụp với tốc độ thấp chứ không phải dùng để chụp các đối tưởng chuyển động.
Lấy nét
Có lẽ kỹ thuật lấy nét là yếu tố chính ảnh hưởng đến độ rõ nét của ảnh chụp. hầu hết chúng ta thường sử dụng chế độ lấy nét tự động (Auto Focus) của máy ảnh mà không nghĩ rằng máy ảnh cũng có thể lấy nét không chính xác. Hãy luôn kiểm tra trên màn hình để chắc ảnh được lấy nét trước khi nhấn nút chụp. Việc này rất cần thiết khi chụp với khẩu độ lớn (chiều sâu trường ảnh hẹp), chỉ cần chủ thể hơi bị lệch khỏi vùng rõ nét là sẽ bị mờ.
Ống kính tốt
Điều này cần thiết đối với các máy ảnh chuyên nghiệp (DSLR). Nếu bạn có khả năng trang bị ống kính có chất lượng tốt thì cũng sẽ có được những hình ảnh sắc nét hơn và cần lưu ý là không phải ống kính nào cũng có chất lượng như nhau.
Hãy kiểm tra mắt của bạn.
Hãy kiểm tra để chắc là mắt của bạn không có vấn đề gì, nhất là khi sử dụng kính. Nếu máy ảnh của bạn có nút chỉnh “diopter”, nút này có dạng bánh xe xoay nằm bên cạnh ống ngắm (View finder) thì hãy sử dụng nó đề điều chỉnh cho phù hợp với mắt của bạn.
Làm sạch máy ảnh
Những vết dơ, bụi,… trên ống kính hoặc bộ cảm biến ảnh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp. Tương tự như vậy, nếu bộ cảm biến ảnh của máy ảnh DSLR (ống kính rời) nếu bị dính bụi sẽ tạo ra các đốm chấm trên ảnh sau khi chụp.
Chọn điểm sắc nét của ống kính
Ống kính có một điểm trong phạm vi khẩu độ sắc nét hơn những điểm khác gọi là điểm sắc nét của ống kính (Lens Sweet Spot). Trong nhiều trường hợp điểm sắc nét là một hoặc hai mức từ khẩu độ tối đa. Vì vậy thay vì chụp với ống kính góc rộng (Wide - f/số nhỏ) hãy kéo lại một hoặc hai mức và bạn sẽ có được tấm ảnh rõ hơn.

các bác cho e hỏi 1 cấu, có dòng máy ống kính nảo mà có giao diện bằng tiếng việt ko nhỉ, e định mua cho ông giá 1 con đốt thời gian khi về hưu

Theo e được biết thì dòng máy ảnh du lịch có giao diện tiếng việt; còn dòng máy DSLR thì chưa có thì phải; việc giao diện tiếng việt cũng không cần thiết lắm đâu, bạn có thể dành thời gian để cùng “ông giá” trao đổi & nghiên cứu ạ.
P/s : không biết bạn có viết nhầm từ “ông giá” không. :slight_smile:

Thời máy phim muốn có những bức ảnh chất lượng thì hơi khó, còn thời này có lẽ đơn giản nhiều,Hiện nay máy kỹ thuật số có quá nhiều công dụng, số người mà biết hết tất cả các tác dụng trong máy rất hiếm,cho nên hầu như họ chỉ biết những cái chính thôi,nhiều quá ít ai nhớ hết nổi.

dùng combo nào mà rối não? Trừ mấy cái chỉnh sửa hơi tốn thời gian chứ chuyện chọn góc chụp, ánh sáng tương đối dễ dàng.

Hồi mới cứ chụp lia lịa rồi về Crop lại để có hình ưng ý. Giờ chụp nhiều, có chọn lọc, và không phải Crop nữa.
Đã biết chụp hình DSLR thì không muốn chụp bằng điện thoại, cho dù là Samsung, IP giờ cũng xóa phông điên đảo nhưng không thể bằng.

Máy DSRL dạo này dùng để quay phim nhiều quá, Quay phim rất là đẹp,nhỏ gọn dễ cầm,nhưng Zoom ra zoom vào hơi bất tiện.

Điện thoại giờ chụp ảnh quay phim tức thì. Tính thời sự nó hot hơn tính nghệ thuật.

Máy ảnh là thú chơi dần hạn chế người. Bây giờ các hãng bắt đầu nhận thấy sự cạnh tranh từ điện thoại nên chú trọng vào các mẫu mirroless nhỏ nhẹ. Cầm DSLR nhọc lắm ạ.

Trước đây máy ảnh là vật dụng phải có khi đi du lịch, giờ điện thoại với khả năng chụp ảnh rất tốt đã dần thay thế dslr rồi

Giờ dòng này dành cho chuyên nghiệp chứ ng dùng cũng ít dần vì đt giờ chụp thì 90% đáp ứng hết nhu cầu. Cả việc xóa phông lung linh lắm

Giờ dòng máy này thành máy quay phim gần hết.

thấy kết hợp cả 2 a à, còn dùng dslr quay phim thì thấy 7-8 năm trước phong trào vlog hay quay đám cưới thì thấy nhiều :slight_smile: Đang còn combo 60D lâu lâu đem phơi nắng chứ chụp thì dùng phone nhanh gọn :wink: