Cách luyện viết chữ đẹp

Trong thread chữ viết có nhiều bác than phiền chữ quá xấu không dám khoe ai nên em mạn phép lập một thread bàn luận về phương thức rèn luyện viết chữ, làm sao để viết đẹp hơn, nhanh hơn, và đỡ mệt hơn. Em bắt đầu mày mò cách tập từ khoảng nửa năm trước, khi em mới tậu được em bút máy đầu tiên, và càng tập mới càng thấy hoá ra thế hệ em chả mấy đứa biết những thứ căn bản nhất về chữ viết. Từ khi biết em sai chỗ nào, quá trình sửa tuy phải kiên nhẫn nhưng tiến bộ rất nhanh, chỉ 2 tháng là có kết quả và đến bây giờ em là thằng viết chữ đẹp nhất lớp (học đại học mà giáo viên vẫn khen vậy kể ra hơi kì…) Minh chứng cho sự tiến bộ của em, so sánh chữ viết 6 tháng trước, 4 tháng trước, và hiện tại
http://i.imgur.com/UFKGloF.jpg
Nếu các bác thấy ưng với quá trình của em thì xin mời các bác đọc tiếp. Nhiều tips trong bài này áp dụng cho cả calligraphy nên nếu theo đúng phương thức thì coi như lợi cả đôi đường.

1. Vì sao phải viết đẹp?

Mấy thằng Tây nó dạy em là học cái gì cũng phải có mục đích, không thì không học. Trước khi tập các bác cần xác định xem mình học để làm gì, học xong được có nhiều hơn mất không, không học thì có ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới không? Có bác thích học để ghi chép, về nhà mở sổ ra vẫn biết mình ghi cái gì, nhưng những bác cả ngày ôm máy tính thì chả việc gì phải biết. Có bác học để cua gái, nhưng mấy bác có vợ rồi thì lại không thấy lý do này thuyết phục cho lắm. Chung quy lại là mỗi người một ý, nhưng ai cũng phải có động cơ chính đáng thì mới nên bắt đầu tập.

Riêng em, chữ viết cũng như một phụ kiện trên người, nó là cái để người khác đánh giá em nên em muốn nó phải đẹp. Ngoài ra em không muốn công nghệ làm mất đi sự liên kết của em với đời sống thực và với những người xung quanh. Viết một cái email thì quá đơn giản, thời này nhìn email chỉ thấy ngán chứ không còn gì thích thú; nhưng nhận được một lá thư hay một vài dòng cảm ơn viết tay thì ai cũng trân trọng. Nhờ viết đẹp (hơn) mà em có động lực viết nhiều hơn cho cả em lẫn người thân. Lý do của em là vậy, còn của bác là gì?

2. Bắt đầu từ cái nhỏ nhất: Cách cầm bút.

Cái nhỏ nhất này thật ra lại là cái khó nhất và mất nhiều thời gian nhất để sửa. Nếu bác đang đọc bài thì em dám chắc là bác đang cầm bút sai kiểu. Cầm thế nào mới đúng? Cách phổ thông nhất là cầm bút bằng ngón cái, trỏ, giữa, 2 ngón còn lại hơi gập lại để tựa lên mặt giấy. Những bác cầm bút bằng 4 hoặc 5 (?) ngón là biểu hiện của vỏ não vận động chưa tiến hoá hết. Nếu đúng là bác cầm bút kiểu vậy thầy thì đừng buồn vì mình giống đười ươi, cái này sửa được.

Bây giờ hãy quan sát cách bác cầm bút bằng 3 ngón. 2 đốt ngón trỏ của bác đang uốn xuống hay uốn lên? Nếu uốn lên là cầm bút sai vì 1 trong 2 lý do: cầm bút quá thấp hoặc cầm bút quá chặt. Cầm bút phải cao đủ để ngòi bút và mặt giấy tạo thành góc 45 độ. Nếu góc này của bác bự hơn vậy, xin đừng thử bút ngòi flex không chỉ mấy bữa là hỏng. Ngoài ra, ngón tay chỉ cần cầm bút đủ chặt để giữ cho bút đúng vị trí, tức là chỉ cần 3 đầu ngón tay là đủ. Hãy tưởng tượng bác đang cầm cục đất nặn. Cầm sao để bỏ tay ra nó vẫn nguyên tình trạng ban đầu, khống sứt sẹo méo mó gì tức là cầm đúng. Làm sao để nhìn tay cầm bút vừa chắc chắn lại vừa thanh thoát thì mới đạt đúng cảnh giới.

Nhưng mà cầm bút lỏng lẻo thế thì viết kiểu gì? Viết được. Thói quen cầm bút chặt là do viết bút bi mà ra. Khác với bút mực, bút bi phải ấn mạnh thì nó mới ra mực, thế nên các cháu cứ học hết lớp 5 là viết không ra gì. Nhưng mà bây giờ các bác đã cải tà quy chính, đứng bên bể khổ nhưng đã quay đầu, bút bi đã vứt hết để quay lại bút mực, mà bút mực thì không cần ấn mực nó cũng ra. Bác thử nhả lực rồi viết mà xem.

Vẫn không viết được? Vậy thì tức là cách cử động tay sai. Cái này hơn khó sửa nên em để riêng thành một phần để nhấn mạnh tầm quan trọng.

3. Tưởng như không thể: viết bằng vai.

Từ bé trước khi tập viết ta đều tập vẽ trước, vì vẽ nó dễ hơn viết. Chính vì thế nên nếu không có ai dạy thì mình thường mang những kĩ năng vẽ để viết chữ. Khổ nỗi viết khác vẽ rất nhiều, vậy nên mấy kỹ năng này chẳng giúp ích được gì, thậm chí chủ yếu chỉ làm chữ xấu đi.

Em đang nói đến việc dùng ngón tay và cổ tay để viết. Cái này sai, sai hoàn toàn, vì viết bằng ngón tay đồng nghĩa với việc bàn tay bị dính chặt vào một chỗ trên mặt giấy, khoảng cách từ cổ tay đến mỗi chữ là khác nhau nên không thể nào viết đều được. Các từ tiếng Việt ngắn nên ta không để ý đến vấn đề này, nhưng bác thử viết chữ Government là sẽ thấy ngay. Ngoài ra, cử động ngón và cổ tay nhiều, cộng thêm việc dùng bàn tay làm điểm tựa làm nhanh mỏi tay hơn, viết khoảng 1 trang giấy là đã bắt đầu thấy phê. Thói quen này vậy nên phải sửa.

… Và thay vào đó là dùng vai. Hay đúng hơn là dùng cơ vai để viết. Có nhiều lý do cho việc này. 1 là cơ vai khỏe hơn các cơ kia, đỡ mỏi hơn. 2 là do vai xa bút hơn nên cần di chuyển ít hơn để điều khiển bút (nguyên lý đòn bẩy, mặc dù không học Lý từ năm lớp 8 nhưng em vẫn nhớ ☜(゚ヮ゚☜)). Cuối cùng là dùng vai thì toàn bộ ngón tay, cổ tay, và nửa dưới cánh tay sẽ luôn cùng khoảng cách với chữ, chữ sẽ đều hơn, các bác sẽ viết được to hơn và rõ ràng hơn. Nhờ dùng vai viết mà em đi học take note dùng ngòi stub thoải mái, 1.9 em cũng chơi được chứ đừng nói là 1.1.

Viết bằng vai cũng đặc biệt quan trọng trong calligraphy. Nhiều khi trang trí chữ phải có những nét kéo dài từ đầu này đến đầu kia giấy mà lại dùng ngón tay thì còn gì thanh thoát. Copperplate những nét vòng cung của chữ H chữ G cũng kéo dài đến 3 4 dòng, không dùng vai thẳng sao được. Trước khi tập calligraphy của bác ducati, mong các bác hoàn thiện kĩ năng này trước.

Cách tập khá đơn giản, nhưng bỏ một thói quen hình thành từ lâu không phải là dễ nên các bác cần phải kiên nhẫn. Đầu tiên các bác cần giấy, rất nhiều giấy, và tập vẽ vòng tròn :smiley: điểm tựa duy nhất với mặt bàn và mặt giấy là móng tay của ngón áp út và ngón út (hơi nhấc bàn tay khỏi mặt bàn). Nam nhi đội trời đạp đất, uống bát rượu to ăn miếng thịt lớn nên các bác cứ vẽ bự vào cho em, mỗi hình tròn 1/4 tờ giấy vào. Cơ quan nhiều giấy lắm, không sợ hết (còn không em nghe giang hồ đồn đại bác Lao Ngo cung cấp giấy miễn phí cho anh em hay sao đó…) mục đích của bài tập này là để quen với cảm giác dùng cơ vai thế nào, cảm giác ngón tay khi đó ra sao để khi viết bé hơn không phải thắc mắc xem mình đang dùng ngón hay dùng vai. Đề phòng các bác quên, em xin nhắc lại là cầm bút phải lỏng, lực vai khoe hơn lực ngón tay nên cẩn thận hỏng ngòi đấy.

Khi đã khá quen với việc dùng vai, các bác có thể chuyển qua chữ để quen nét. Lưu ý giữ nguyên độ lớn chữ, tập nhỏ không giúp ích được gì cả. Nhỏ nhất cũng phải 3 dòng, các chữ cái bé như a c, m, n là 1 dòng, các chữ bự dài như g, h, k, l là 3 dòng. Khi viết hằng ngày cũng cần cố gắng dùng vai nhiều nhất có thể, liên tục tự nhắc bản thân phải dùng vai để viết.

Đây là bước quan trọng nhất trong việc tập viết. Xong được bước này là coi như xong 1/3 chặng đường.

Em viết đến đây mới nhớ ra trong box toàn các bác thế hệ đi trước, không rõ những điều em nói có áp dụng được hay không. Vậy nên em tạm dừng ở đây chờ ý kiến phản hồi xem sao. Cám ơn các bác đã bỏ thời gian xem xét :smiley:

Cảm ơn bạn inpluviam về bài viết quá hay, chi tiết và hữu ích.
Mình hoàn toàn đồng ý với bạn về việc phải tập luyện cách cầm bút cho đúng, hoàn thiện những nét căn bản trước khi tập Calligraphy. Ví như xây nhà cao tầng phải bắt đầu từ việc xây dựng nền móng vững chắc vậy…:D.
Xin mời bạn tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm về việc luyện viết chữ đẹp, anh em đầu tư bút máy ngon và mực xịn nhưng kết quả cuối cùng chính là nét chữ do anh em thể hiện, việc này không thể mua được mà chỉ có thể đạt được bằng cách đổ mồ hôi, thời gian và công sức tập luyện. Theo mình thì việc luyện viết chữ đẹp không thể nhanh được mà phải đòi hỏi sự kiên trì và thời gian dài tập luyện, anh em cùng luyện tập và chia sẻ kinh nghiệm nha.

Em xin lỗi bác Truc Dao vì formal không ra gì, toàn làm bác phải sửa :frowning: laptop của em vừa tạch nên phải type bằng ipad không có edit được :frowning:

Nét chữ nét người, em thấy hành trình tập viết làm em học được khá nhiều thứ khác về bản thân cũng như cuộc sống nên khá háo hức chia sẻ với mọi người. Mỗi tội cái lợi không hoàn toàn rõ ràng, lại cần nhiều thời gian kiên nhẫn tập luyện nên có lẽ chẳng mấy ai theo :frowning: cách thức em miêu tả ở trên đã thử google nhưng không thấy có trang nào ở VN đề cập đến, chỉ mong mọi người trong box khơi dậy lại được phong trào, âu cũng là thêm được một hoạt động lành mạnh cho các cháu thanh niên :smiley:

Phần sau của topic em sẽ hoàn thành nốt ngày mai sau khi thi xong, các bác chuẩn bị giấy bút đi thôi :smiley:

Cảm ơn Inpluviam đã viết bài này, sau khi đọc bài xong thấy mình cần phải luyện nhiều trước khi học Calligraphy. Sẽ cố gắng tập theo hướng dẫn của Inpluviam. Đang mong bài viết thứ hai của Inpluviam.

Thú chơi nào cũng lắm công phu :slight_smile: Để em về luyện tập cách cầm bút tựa 2 ngón tay này xem. Mới sơ qua đã thấy cách cầm bút này đòi hỏi tay phải hơi nhấc lên, người phải thẳng rồi. Trước em toàn như kiểu nằm bò ra viết nên mắt mới bị cận như thế này :smiley:

=_____= em xin phép like thêm chục phát nữa cho bài hướng dẫn quá giá trị của anh Inpluviam ạ T___T Đặc biệt em thích nhất đoạn “lưu ý giữ nguyên độ lớn chữ, tập nhỏ không giúp ích được gì cả.” Vì em cũng đã từng luyện viết theo kiểu cứ vài từ là tràn hết một trang A4, hồi đó thậm chí em còn không biết tới khái niệm cơ tay hay cơ vai, cứ hứng lên là xếp giấy ra viết loằng ngoằng thôi nhưng sau một thời gian thì thấy hiệu quả rõ ràng, lâu mỏi tay mà dáng chữ và tốc độ lại được cải thiện. Giờ mới biết hóa ra hồi đó không phải do may mắn mà là vô tình tập đúng phương pháp mà không biết… o_O Chờ bài viết mới của anh ạ! :slight_smile:

Cái này thì là điều mà tất cả các học sinh đều được học ngay từ khi học vỡ lòng/lớp 1 bây giờ. Thầy cô bao giờ cũng luyện cho học sinh viết chữ to trước, chứ có ai bắt các cháu luyện chữ nhỏ đâu? Chỉ có điều các bạn bỏ qua không để ý và bây giờ được nhắc lại thì thấy như là 1 phát hiện mới. :smiley:

Em rất thích cách diễn đạt của bác! Nhất là đoạn mô tả dùng cơ vai để viết.
Cảm nhận cá nhân của em: bác inpluviam và bác Akarivn có nhiều nét rất giống nhau, ví dụ cả 2 đều có tố chất Nghệ sỹ, các bài viết rất chau chuốt, chọn lọc, bài viết truyền tải nhiều thông tin hữu ích cho người đọc. Thêm nữa qua 1 vài bài khác của bác nữa làm em có cảm giác: Bác chắc cũng là 1 võ sỹ có nghề giống bác Akarivn. :smiley:

Dạ :stuck_out_tongue: Cháu cũng biết khi bắt đầu tập viết thì các em cấp 1 sẽ tô chữ to đầu tiên, nhưng việc tô chữ đó vẫn khác nhiều so với luyện viết chữ to theo tốc độ nhanh chứ ạ :stuck_out_tongue: Cháu nghĩ là viết nhanh và to thì mới thả lỏng tay được ạ, để mình tập dùng vai cho quen, khi nào nhuyễn rồi thì tự khắc chữ nhỏ cũng trơn tru thôi ạ. Cái đó thì là kinh nghiệm nhỏ xíu của cháu còn cháu cũng không rõ mọi người ra sao :smiley:

[FONT=verdana]Em uống nhiều cafe quá không ngủ được, thôi viết nốt cho xong :D[/FONT]

[size=13][FONT=verdana]4. Chọn kiểu chữ [/FONT][/size]

[size=13][FONT=verdana]Cách luyện nét phụ thuộc nhiều vào kiểu chữ do mỗi kiểu chữ yêu cầu một loại nét khác nhau. Theo như em để ý thì hiện nay chữ viết tay có thể chia thành 3 loại khác nhau: Italic, Copperplate, và Spencerian. Các kiểu lập dị khác đều là biến thể của 3 loại này mà ra. Italic em xin không đề cập đến vì cho dù là theo kiểu calligraphy hay kiểu giới trẻ hay viết bây giờ thì nó cũng không giúp ích gì lắm cho việc tập viết vì các chữ cái tách rời, không đòi hỏi “flow.” [/FONT][/size]

[size=13][FONT=verdana]http://jp29.org/cal23.jpg[/FONT][/size]

Italic Script

[size=13][FONT=verdana]Copperplate là kiểu các bé cấp 1 được học (một biến thể dễ hơn). Chữ em đang dùng cũng theo phong cách này. Bản thân em thấy kiểu này tập dễ nhất, có thể là vì đã học rồi. Tuy nhiên Copperplate viết lại khó đẹp và hơi chậm do yêu cầu các nét lên xuống phải trùng nhau nhiều (ví dụ chữ m, n, t). Nếu các bác cần phải viết nhanh, sợ bị trêu là tập viết chữ trẻ con thì nên thử Spencerian.[/FONT][/size]

http://www.dancotton.com/ART/History-art/Copper2.gif
Copperplate Script

[size=13][FONT=verdana]Chữ Spencerian do người Mỹ nghĩ ra để thay thế kiểu viết tốn thời gian của Copperplate với các nét độc lập, vì vậy nên nó mang đậm chất Mỹ, rất thực dụng và phóng khoáng. Cũng vì lẽ đó mà giới business rất chuộng style này trước khi máy đánh chữ ra đời. Em đang tập kiểu này và có nhiều tài liệu nhất nên sẽ tạm dùng Spencerian để lấy ví dụ cho phần còn lại của bài viết. [/FONT][/size]

http://www.scribblers.co.uk/acatalog/spencerian_script_2.jpg
Spencerian Script

[size=13][FONT=verdana]Ngoài ra các bác cũng có thể tìm các loại biến thể khác để thực hành theo luôn. Nên chọn loại nào mà có ví dụ dài dài một chút để còn nghiên cứu được nét chữ. Hồi trước tập em lôi Tuyên ngôn độc lập Mỹ ra tham khảo, học được khá nhiều thứ hay ho. [/FONT][/size]

[size=13][FONT=verdana]5. Luyện nét[/FONT][/size]

[size=13][FONT=verdana]Đến đây rồi mọi chuyện bắt đầu đơn giản. Dựa trên loại chữ đã chọn, các bác hãy xếp loại các chữ vào theo các nhóm sau:[/FONT][/size]

[size=13][FONT=verdana]Nhóm 1: Các chữ nét tròn, bao gồm a, c, d, e, g, o, q.
Nhóm 2: Các chữ nét gấp khúc, bao gồm i, m, n, w.
Nhóm 3: Các chữ nét vòng cung, bao gồm b, f, g, h, j, k, l, z.
Nhóm 4: Các chữ còn lại, bao gồm p, r, s, t, v, x.[/FONT][/size]

[size=13][FONT=verdana]Theo hình dưới đây, các bác tập 3 nét đầu trước cho quen tay quen góc, sau đó bắt đầu tập theo nhóm. Nhóm 1 yêu cầu các nét 12, 13, và 19 đến 23. Nhóm 2 yêu cầu từ 7 đến 11. Nhóm 3 từ 14 đến 18. Nhóm 4 thì em chịu, các bác phải tự tìm cách tập. Các nét còn lại rất bổ ích cho chữ hoa và calligraphy, nhưng nên đợi xong các nét kia thì hẵng bắt đầu học. Nét dĩ nhiên không cần cố định như trong hình mà có thể thay đổi tuỳ theo kiểu chữ các bác chọn.[/FONT][/size]

[ATTACH=full]468941[/ATTACH]

[size=13][FONT=verdana](Nên nhớ đây vẫn chỉ là những thứ rất căn bản. Tập xong là tạm đủ cho việc viết lách hằng ngày, nhưng nếu thích sâu hơn các bác có thể nghiên cứu thêm tài liệu này về Palmer Method http://www.iampeth.com/ADOBE_PDFs/Palmer Method 1935.pdf) [/FONT][/size]

[size=13][FONT=verdana]Tập viết cũng giống như học thuộc lòng. Nếu học nhanh học vội thì kiểu gì cũng quên trước quên sau, nên các bác cứ từ từ tập để cho não nhớ được cử động, có vậy thì sau này mới viết trôi chảy được. Tập hết nét thì chuyển qua tập chữ, tập xong chữ thì mới tiếp đến tập từ. Mỗi lần tập nhiều nhất là 1 tiếng, tập nhiều hơn là năng suất giảm theo quy mô, không đáng. [/FONT][/size]

[size=13][FONT=verdana]6. Thực hành[/FONT][/size]

[size=13][FONT=verdana]Em ước lượng sẽ mất khoảng 1 tháng đầu để tập nét. Trong 1 tháng này, viết xong các bác đừng vứt giấy đi mà nhớ lưu lại để còn so sánh. Mỗi tuần lại lôi đống này ra so sánh với nhau xem mình tiến bộ đến đâu. Nếu thấy không khác gì nhau tức là còn phải tập, và quan trọng hơn nữa là phải ngẫm xem mình sai chỗ nào để còn tìm cách khắc phục. Tập luyện không đủ để trở thành hoàn hảo, nếu tập mà không nghĩ thì thà không tập còn hơn, tốn công mà lại không mang lại hiệu quả gì. [/FONT][/size]

[size=13][FONT=verdana]Khi đã bắt đầu tập đến viết chữ là lúc các bác bắt đầu phải tìm cớ để viết, chứ thời buổi này chả đào đâu ra mấy cơ hội mà thực hành :stuck_out_tongue: Cớ có thể là viết thư cho các thành viên trong box, hay chép thơ khoe hàng trong thread Chữ viết thành viên. Nếu vẫn ngại chưa muốn đăng chữ thì em khuyên chân thành các bác nên viết nhật ký. Đừng tưởng nhật ký chỉ dành cho các bé gái vị thành niên, lý do cho việc bác nên có một quyển nhật ký là vô vàn. Viết nhật ký để theo dõi quá trình tập viết, để tự cho mình thời gian suy nghĩ về bản thân, học hỏi về những thứ tưởng chừng vớ vẩn xảy ra trong ngày, để con cái sau này biết chuyện ngày xưa ra sao, ôi thôi vô vàn. Hoặc bác cũng có thể học một ngôn ngữ mới, mỗi ngày học 10 từ và ghi chép lại định nghĩa ví dụ. Đằng nào cũng một công học, tại sao lại không tranh thủ học được nhiều hơn? [/FONT][/size]

[size=13][FONT=verdana]7. Học, và quên.[/FONT][/size]

[size=13][FONT=verdana]Alvin Toffler có một câu em rất tâm đắc, “The illiterates of the 21st century will not be those who cannot read and write, but those who cannot learn, unlearn, and relearn.” - “Những kẻ mù chữ của thế kỷ 21 sẽ không phải là những người không biết đọc biết biết, mà là những người không biết học, quên, và học lại.” Cũng như Trương Vô Kỵ học xong Thái Cực Kiếm Pháp là ngay lập tức quên, để cơ thể vô thức mà trả đòn đúng chiêu, khi đã nhuần nhuyễn kỹ năng viết là đến lúc các bác nên quên hết những gì em nói từ trước đến giờ, không còn câu nệ vào luật lệ nữa để có thể hoàn toàn thả hồn theo nét chữ. Bây giờ là đến lúc phóng tác và đưa tính cách của mình vào chữ để biến nó thành của riêng. Tay các bác cũng không cần cứng nhắc lệ thuộc vào vai nữa, mà có thể bắt đầu kết hợp cả vai, cả cổ tay, và ngón tay cho phù hợp với từng nét từng chữ. [/FONT][/size]

[size=13][FONT=verdana]Unlearn rồi, bây giờ đến lượt relearn. Nhìn vào chữ của mình, với những tiến bộ thấy rõ sau mấy tháng cặm cụi, các bác sẽ còn muốn hơn thế nữa. Chữ của mình đã đẹp, nhưng so với các penman thì vẫn như cóc ghẻ với thiên nga. Các bác muốn mình cũng được như vậy, và quyết định vứt bỏ hết để bắt đầu lại từ đầu. Khi đó, chào mừng các bác đến với thế giới của calligraphy :D[/FONT][/size]

[size=13][FONT=verdana]Chúc các bác may mắn!! [/FONT][/size]

Extra:
Business Writing
http://www.iampeth.com/ADOBE_PDFs/Champion Method of Practical Business Writing.pdf
Pro Penmanship
http://www.iampeth.com/ADOBE_PDFs/Ames Guide to Self-Instruction.pdf

[size=13][FONT=verdana]P.S.: nếu em có sai sót hay bỏ quên gì, mong các bác đóng góp thêm. [/FONT][/size]

Oải bác Akarivn là võ sỹ ạ :smiley: em biết là em cũng tóc dài chấm vai giống bác Akarivn, nhưng thân em lại theo nghiệp chính trị, chuộng văn chứ không có võ bác à…

Sáng tới chiều làm văn sĩ, tối mới thành võ sĩ :smiley:

Nét chữ rèn người, hu…hu… Nhưng mà em không đủ kiên nhẫn để rèn luyện mới khổ chứ…

Gửi từ HTC One của tôi bằng cách sử dụng ứng dụng Tapatalk 2

Hôm qua vào theart chữ viết tay của các thành viên mà em mê quá, vì chữ em cũng xấu. dẫn đến chữ ký cũng xấu. Đang định nhờ các bác hướng dẫn cách viết chữ đẹp thì… Ước mong đã trở thành hiện thực, cảm ơn bác rất nhiều ạ!

Bài viết rất công phu, rất hữu ích! Đọc xong bài của Bác em thấy mình mất căn bản khá trầm trọng! Đam mê không thiếu nhưng thiếu căn bản thì có luyện tập mấy cũng chỉ đẹp trong một mức độ nào đó thôi chứ không thể hoàn mỹ được! like Bác 100 lần.:slight_smile:

về giấy và bút thì chỉ cần dùng giấy kẻ ngang và bút ngòi F là được rồi bác nhỉ ?

Do trước tiên là tập cách cầm bút và đường nét nên giấy và bút máy ngòi nào cũng được, quan trọng nhất là lòng kiên nhẫn và sự kiên trì tập luyện …:D.
Chúc bạn luyện tập thành công và sớm show chữ cho anh em thưởng thức …:)!

Bác Lão Ngố nhắc đến em làm em giật hết cả mình. Em văn dốt võ dát, không có gì đáng kể cả.

Chuyện viết bằng vai thì thật ra em biết từ lâu rồi, lúc xem mấy clip dạy viết của một bà người Anh (em không nhớ nổi tên), nhưng mãi chưa tập được (một phần vì chẳng có mấy thời gian mà tập).

Nếu bác Implu có kinh nghiệm về cách tập điều khiển vai trong khi viết thì xin cho anh em biết với nhé.

Cảm ơn về bài viết rất bổ ích !

(Nhân tiện xin lỗi các bác vì em là mod mà cứ mất hút suốt. Tình hình là em thỉnh thoảng mới vào được Handheld mà không hiểu lý do. Trình duyệt load hàng chục phút rồi… đơ luôn.)

Hiện tại em đang tập theo bác chủ topic
may mắn thay
em học kiến trúc
và đang làm đồ án, tất nhiên là vẽ tay, nên tranh thủ dùng cách của bác chủ để luyện viết vai luôn :smiley:
Luyện 6 nét đầu những lúc phác và tô, chủ yếu là để quen với việc dùng vai

Lúc sáng mạng đơ thế nào đó em bấm quote mãi không được.

Các bác ấy nói đùa thôi chứ em chẳng phải võ sĩ gì đâu bác ạ. Em chỉ thích võ đạo thôi. Tóc thì em bị người ta cắt mất tiêu rồi, đang để dài lại, nhưng chắc cũng sẽ không chấm vai.

Lúc sáng nói về kinh nghiệm thả lỏng vai, ý là bác có cần phải dùng suy nghĩ hay có cách nào đó khác để thả lỏng không, hay là cứ đưa tay, chỉnh dần cho đến lúc quen.