"Bút lục" là gì?

mình thường nghe các cơ quan thông tin đại chúng, báo đài thường nói đến từ “Bút lục” nhất là có liên quan đến các vụ án, nhưng thật sự mình không hiểu “bút lục” là gì? không biết “bút lục” có phải là “đính kèm” không? bạn nào biết xin giải thích giúp. Cám ơn

Bác tham khảo thử ở đây: http://www.google.com.vn/search?client=firefox-a&rls=org.mozilla%3Aen-US%3Aofficial&channel=s&hl=vi&source=hp&q=bút+lục&meta=&btnG=Tìm+với+Google

Bút lục: tài liệu bằng văn bản về các tình tiết của một vụ án.

Bút lục là các hồ sơ, tài liệu, biên bản do các đương sự cung cấp, các cơ quan tổ chức khác cung cấp, cơ quan tư pháp thu thập được có sự xác nhận của các bên liên quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được đánh số thứ tự và lưu trữ trong hồ sơ vụ án.

Bút: dễ hiểu, cái để viết.
Lục: là sáu (số sáu).
Nghĩa là 6 cây viết, hiểu rộng ra chắc là 6 liên (copy)… chắc là cái gì lưu trữ… như các bác trên giải thích… (j/k)

Đang định trả lời thì thấy có cái comment này nên thôi, đây chính là “định nghĩa”
của " Bút lục" =))
Bác Huỳnh Công Thuận lại quan tâm đến cả Bút lục nữa cơ ah :))

chắc là để rút tìm cách cho tên mình ko có trong 1 cái Bút lục nào đó ạ :stuck_out_tongue:

Theo em hiểu thì lục có nghĩa là sách, tài liệu lưu trữ, chứ không phải là sáu.
Trong truyện kiều có ghi nhé:
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.

Chắc các bác quen với từ “Mục lục”. Mục là thứ tự (chương hồi), ví dụ mục 1, 2, 3. Lục là sách, tài liệu lưu trữ.

cho hỏi thêm một tí: vậy hồ sơ do một người nào đó làm ra trong đó cũng có các tài liệu, biên bản… về pháp lý có được gọi là “bút lục” không? nếu không thì gọi là gì? Cám ơn

Tại tòa án có các phiên tòa “Xử bút lục”: Là hình thức xét xử của tòa án không có sự tham gia của các đương sự, các bên tham gia tranh chấp, bị cáo và luật sư.

Hội đồng xét xử (có sự tham gia của đại diện viện kiểm sát, thư ký phiên tòa) căn cứ vào hồ sơ vụ án để đưa ra những quyết định cần thiết (xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm). Trình tự “Xử bút lục” phải theo đúng quy định của luật tố tụng.

mấy bác này sao lại quan tâm đến bút lục thế nhỉ :D, hay là có gì đó òi :D, trên CAP ngày nào mà hem có làm hồ sơ liên quan đến mí cái đó, lên đó hỏi thăm là biết chính xác

Đọc cái này em mới nhớ đến tác phẩm " Truyền kì mạn lục" lục này cũng mang cùng nghĩa trong “bút lục”. Nếu em nhớ ko sai thì ngày xưa các cụ hay chia những án văn thơ sưu tầm hay tự mình sáng tác và tạo thành từng lục một. Có thể hiểu nôn na như từng ngăn sách, ngăn này đựng những sách về thời Hán, ngăn này đựng sách về nhà Nguyễn.
“Lục” chỉ dùng cho văn bản, mang ý nghĩa lịch sử. “Bút lục” là viết tắt của “bút tích” và “lục” - câu này của em không biết có đúng không!?

Có lẽ không đúng vì nghĩa của bút tích: Bản viết tay của một tác giả hoặc của một người nào đó để lại (bao gồm cả những lời ghi chú nhận xét, các hình vẽ v…v…
Ví dụ: Bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 10/5/1969 là bút tích có giá trị lịch sử.

Bút lục của/về cái gì mới được chứ cụ. Còn thì, tất tật các món cụ nêu đều là bút lục. Một lá thư của em yêu, hay cuốn vở ghi chép hồi học mẫu giáo cũng là bút lục đời người.

Luận một cách cụ tỉ thì như sau:

Bút: Bút, gồm bút mực bút chì bút lông các thể loại bút (danh từ); viết, ghi, chép (động từ); kiểu, món, khoản, cục (lượng từ); thẳng (tính từ).

Lục: Sổ, sách, tài liệu (danh từ); sao chép, ghi lại, chép lại, thu lại; lấy, chọn dùng (động từ)

Bút lục: Tài liệu ghi lại.

(Bút lục một vụ án, một hoạt động hoặc một câu chuyện quái quỷ nào đó).

Chỉ đơn giản thế thôi.

Hehe, bạn gì chẳng lẽ không hiểu là hungdu chỉ đùa vui thôi sao?

**Bút lục **là gì thì từ điển đã ghi rõ, các bạn chịu khó tìm tra trên mạng. Nói nôm na, nó đơn giản là biên bản ghi lời khai của bị can tại cơ quan điều tra trong quá trình tiến hành tố tụng một vụ án.

Đây là một từ ghép Hán Việt. Trong đó, bút - quá dễ hiểu rồi. Còn lục - tuyệt đối không phải là *ngăn *hay “mang ý nghĩa lịch sử” gì cả. Mà nó có nghĩa là ghi chép. Bút lục = ghi chép bằng bút (hay cũng có thể hiểu nó gần với nghĩa biên bản cũng được).

Mở rộng chút sang từ bút tích, chữ *tích *ở đây có nghĩa là dấu vết. **Bút tích **= chữ viết (như một) dấu vết. Bác L.S giải thích tương đối ổn nhưng thí dụ lại chưa chuẩn ngữ pháp. Vì “bản di chúc” bản thân nó chưa thể bao hàm nghĩa bút tích. Thế nên, chỉ có thể nói là: “Bản di chúc… là tài liệu có ý nghĩa lịch sử” hoặc “Chữ viết tay của Bác trong bản di chúc… là bút tích có ý nghĩa lịch sử”.

Cụ nói thế thì nó lại ra chữ Ký lục mất roài. He he!

Các cụ ta ngày xưa nói chung là có lối dùng từ nhiêu khê, rắc rối.

Mà kể cũng lạ, trong hệ thống văn bản thế kỷ 21 của chúng mình, từ ông viết sớ ở Văn Miếu, đến các đồng chí râu dài tóc bạc chuyên viết luật ở trên cái nơi cao cao, và cả các đồng chí áo trắng cổ cồn soạn công văn luôn mắc căn bệnh ta đây hay chữ, sính dùng chữ khó, đánh đố dân đen. Văn bản, đặc biệt là luật pháp, mà dùng những chữ dân chúng đọc lên cóc hiểu là toi rồi.

Các thuật ngữ quá xa lạ như bút lục, bị vong lục… đã đến lúc nên loại bỏ hẳn, thay bằng thuật ngữ khác. Tiếng Việt hiện đại thiếu gì chữ, mà cứ nhất định phải dùng những chữ đại đa số người dân đọc lên đều không hiểu được, hoặc hiểu sai.

nội cái từ “bút lục” không thôi đã là “đâu cái điền” rồi, thêm cái “bị vong lục” nữa thì đúng là… pótay.com

Bác này toàn ngộ nhận về ngữ nghĩa!

  1. **Bút lục **ngày nay được sử dụng và hiểu thông dung như là một thuật ngữ của luật học. Có từ điển online đã định nghĩa rõ: **Bút lục **= Tài liệu bằng văn bản về các tình tiết của một vụ án. Cá nhân tôi có thể do hiểu biết còn hạn chế nên chưa từng thấy từ **bút lục **được sử dụng trong bất kỳ một văn cảnh nào khác, cổ cũng như kim.

(Cần lưu ý, trong các lĩnh vực khoa học, nơi sử dụng nhiều thuật ngữ vay mượn thì số lượng từ Hán Việt luôn chiếm tỷ lệ rất lớn. Có thể thấy rất nhiều qua các thí dụ: địa mạo, đài nguyên, quang hợp, tố tụng, giao thoa, khúc xạ…).

  1. Từ **ký lục **không bao giờ được hiểu là “ghi chép bằng bút”. Nó là từ chỉ người viên chức thời Pháp thuộc, chuyên làm công việc ghi chép sổ sách. Mặc dù cũng là ghi chép, nhưng một đằng là *cái (đã được) ghi chép bằng bút *bút lục], một đàng là người ghi chép [viên [B]ký lục]. Khác nhau hoàn toàn!

Đông hiên bút lục, Yên thiều bút lục… cũng là tài liệu bằng văn bản về các tình tiết của một vụ án chắc. Ký lục tiên tổ sự tích là sự tích tổ tiên của một viên quan chép sổ thời pháp thuộc chắc . He he!

Trong cuộc sống, mạng là tên đày tớ rất tốt nhưng là một ông thày rất dở.

Nguồn từ điển Hán Việt
http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic.php

1. lục
ghi chép
*Viết: *[FONT=PMingLiU][size=4]錄](Tra từ - Từ điển Hán Nôm)[/size][/FONT]
*Số nét: *17
*Loại: *Phồn thể

**2. (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&Word=bút&Traditional=ON&Simplified=ON)
1. cái bút (để viết)
2. viết bằng bút
3. nét trong chữ Hán
4. cách viết, cách vẽ
5. món tiền
6. bức tranh
*Viết: *[FONT=PMingLiU][size=4]筆](Tra từ - Từ điển Hán Nôm)[/size][/FONT]
*Số nét: *12
*Loại: *Phồn thể

1. (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&Word=bút%20lục&Traditional=ON&Simplified=ON)
1. ghi chép
2. chữ viết tay
*Viết: *[FONT=PMingLiU][size=4]筆錄](Tra từ - Từ điển Hán Nôm)[/size][/FONT]
*Số nét: *29
*Loại: *Phồn thể
2. (http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic_main.php?PronMode=0&Word=bút%20lục&Traditional=ON&Simplified=ON)
1. ghi chép
2. chữ viết tay
*Viết: *[FONT=PMingLiU][size=4]笔录](Tra từ - Từ điển Hán Nôm)[/size][/FONT]
*Số nét: *18
Loại: Giản thể