Toàn tập giải nghĩa Tây ( dress-shoes )

Xin chào, trong những ngày còn sót lại của năm cũ 2020 dần trôi đi, em có chỉnh lý, biên tập lại những kiến thức về Giầy Tây gửi đến Forum như lời chào của thành viên mới. Bài viết rất dài và được cập nhật liên tục, do đó, xin mời anh em pha 1 ly cafe nóng và cùng thưởng thức bài viết này

GIẢI NGHĨA CHUNG VỀ DRESS SHOES

[ATTACH type=“full”]1071185[/ATTACH]

Giày Tây” là gì ?

Trong các loại phục trang “mặc” lên cơ thể, “giày dép” là thứ được mặc vào chân.

Trong các loại “giày dép”, có thể liệt kê vô cùng, từ sandal, dép lê đến giầy, bốt, v.v…

Trong muôn vàn loại “giày dép” đó, mỗi loại được phát minh ra nhằm phục vụ cho những mục đích cụ thể, như: chân người nhái, giày trượt tuyết, ủng đi mưa, giày cầu thủ, v.v…

Và trong số đó, có một nhóm nhỏ “giày dép” được sử dụng
(1) vào những dịp đề cao sự trang trọng, yêu cầu mức độ lịch sự nhất định;
(2) hay trong quan hệ công việc, giao tiếp bạn hàng;
(3) hoặc trong chính những sinh hoạt thường nhật, gặp gỡ bè bạn… cũng có thể được đưa vào ứng dụng, miễn sao cho thật phù hợp với hoàn cảnh.

Loại “giày dép” đó thường được hiểu theo tiếng ta là “giày tây, giày tây cổ điển”, suồng sã thì hay gọi “giày công sở”…

Khó khăn đầu tiên đối với những người bắt đầu tìm hiểu về “giày Tây”, nhất là những người Việt trẻ, thường là không biết bắt đầu từ đâu… Hoặc có thể bắt gặp các bài viết từ nhiều nguồn tài liệu rải rác trên internet nhưng không có nhiều nguồn chứa các thông tin cơ bản, đầy đủ và cô đọng để định hướng rõ ràng một cách bản chất những kiến thức này.

Chuỗi bài viết sau cố gắng đáp ứng trọn vẹn những yêu cầu trên; và chí ít sau khi kết thúc series này, hãy ra đường, và có thể gọi đúng tên một đôi giày bất kỳ mà bạn bắt gặp.

Trước khi tìm hiểu cách thức “làm sao để gọi đúng tên một đôi giày bất kỳ”, cần nắm bắt một số khái niệm làm tiền đề sau đây:

  1. Về cấu tạo:
  • Cấu tạo cơ bản của một đôi Dress Shoes bất kỳ bao gồm hai bộ phận chính là phần da mũ (upper) và phần đế (sole).
  • Phần thân giày trước (vamp): là phần da thuộc upper, cover ngón chân (toe) và nửa trước bàn chân (instep).
  • Phần thân giày sau (quarter): là phần da thuộc upper, cover gót bàn chân (heel) và nửa sau bàn chân.
  • Phần buộc dây (lacing): là phần da ở vị trí trên cùng của upper, gồm eyelet-tabs, các lỗ xỏ (eyelets) và lưỡi gà (tongue) nằm phía dưới.
  • Các chi tiết khác tham khảo hình minh họa.
  1. Về nhận diện, ngoài việc đều có chung một cấu tạo cơ bản thì những đôi giày được xác định là nằm trong nhóm Dress Shoes thường mang các đặc điểm sau:
  • Phần upper và sole nhìn phân ra tách bạch, trong đó:
  • Phần upper:
  • Phần toe và phần heel có độ cứng nhất định, do phía dưới lớp da lót một miếng dạng non-metal materials (carbon fiber, plastic, fiberglass,…). Tác dụng giúp định hình, duy trì phom giày, bảo vệ toe và heel bàn chân.
  • Phần miệng giày cao đến dưới mắt cá nhân, ôm xung quanh nhưng không tiếp xúc trực tiếp, không cạ vào mắt cá gây cấn khó chịu.
  • Phần sole: gót thấp (low heel) ~2cm.

[ATTACH type=“full”]1071188[/ATTACH]

  1. Về phân loại (thường) gồm 4 kiểu giày:
  • Oxford
  • Derby
  • Monkstrap
  • Loafer
    (theo thứ tự ảnh minh họa trái sang, trên xuống)

[ATTACH type=“full”]1071189[/ATTACH]
*Có thể thấy nếu chia thành 2 loại: buộc dây (lacing) và không buộc dây (laceless) thì

  • Oxford & Derby thuộc nhóm lacing;
  • Monkstrap & Loafer thuộc nhóm laceless.

*Câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để phân biệt được 4 kiểu trên?”

  • “Để phân biệt được 4 kiểu trên, cần nắm được 4 điểm đặc trưng của mỗi loại; hay nói cách khác chỉ cần nhận biết được 4 chi tiết, dấu hiệu đặc trưng đó, sẽ phân biệt được 4 kiểu này.”

*Phần nội dung (chính) tiếp theo sau đây của series sẽ đề cập đến
(A) những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, phân biệt các kiểu “giày Tây”;

(B) các style giày đặc trưng của mỗi kiểu “giày Tây”;

(C) các style trang trí thường gặp của “giày Tây”.

*Nắm được 3 phần nội dung chính (A)-(B)-(C) này, theo lẽ thường, đã có thể “gọi đúng tên một đôi giày bất kỳ”.

(A) Những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, phân biệt
1 - Oxford & Derby

[ATTACH type=“full”]1071190[/ATTACH]

  • Do cùng nằm trong nhóm “buộc dây” (lacing), nên Oxford & Derby có những nét thoáng qua tương đồng nhất định.

  • Để phân biệt được Oxford & Derby, cần nhìn vào điểm khác nhau duy nhất giữa 2 kiểu giày này, đó là phần buộc dây (lacing system); cụ thể:

  • Oxford là kiểu giày có thiết kế phần buộc dây theo kết cấu đóng (closed lacing system): phần buộc dây (lacing) thuộc phần da thân sau (quarter), phần da thân trước (vamp) nằm đè lên quarter, khi đó lacing nằm phía dưới vamp, tạo thành cấu trúc buộc dây khép kín.

  • Derby ngược lại với Oxford, là kiểu giày có thiết kế phần buộc dây theo kết cấu mở (open lacing system): phần buộc dây (lacing) thuộc phần da thân sau (quarter), quarter nằm đè lên phần da thân trước (vamp), khi đó lacing nằm phía trên vamp, tạo thành cấu trúc buộc dây mở.

  • Closed lacing system & Open lacing system chính là 2 điểm đặc trưng để phân biệt 2 kiểu giày Oxford & Derby.

2 - Monkstrap & Loafer

  • Không như Oxford & Derby thuộc nhóm “buộc dây” (lacing), Monkstrap & Loafer nằm ở nhóm ngược lại (laceless), một dấu hiệu đơn giản để nhận ngay ra sự khác biệt trong việc phân loại.

  • Ngoại trừ điểm tương đồng duy nhất là laceless, Monkstrap & Loafer lại có những đặc trưng rất riêng và dễ phân biệt hơn nhiều so với Oxford & Derby.

  • Monkstrap:
  • Gốc gác là một loại sandal cài khóa do một nhà tu hành (monk) sáng chế (câu chuyện về nguồn gốc ra đời của Monkstrap nói riêng và các kiểu giày nói chung sẽ được biên tập ở những bài viết khác). Monkstrap là kiểu giày đặc trưng cho những kiểu giày dùng đai (strap) xỏ qua lỗ khóa có chốt (buckle). Ngày nay, các kiểu giày Monkstrap thường không cần mở đai khóa cũng vẫn có thể xỏ chân vào một cách dễ dàng.
  • Do đó, điểm đặc trưng để nhận diện Monkstrap là: Kiểu giày có thiết kế laceless, dùng đai xỏ qua khóa có chốt buckle.
  • Loafer:
  • Bình luận bên lề một chút về độ Trang trọng của giày Tây, thì không phải ngẫu nhiên mà Loafer được nhắc đến cuối cùng trong chuỗi thứ tự này, mà còn bởi Loafer là kiểu giảm bớt tính trang trọng mạnh nhất (hiểu là kém trang trọng hơn so với 3 loại kia).
  • Loafer bản chất là một kiểu giày của giày sục, được xếp vào dòng very casual. Tuy nhiên, Loafer lại rất thịnh và được chuộng tại US; cũng bởi tính cách thực dụng mà người Mỹ cần một loại giày sục mang/tháo dễ dàng mà vẫn đảm bảo mức độ lịch sự nhất định, nên rốt cuộc Loafer vẫn được coi là một trong 4 kiểu Dress Shoes bất hũ cho đến ngày nay.
  • Dấu hiệu đặc trưng của Loafer, đồng thời là điểm phân biệt rõ nét nhất giữa Loafer và giày sục; đó là: Apron-toe. (vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn ở các bài viết khác)
  • Kiểu trang trí Apron-toe về cơ bản là một đường may chạy trên vamp hoặc một miếng da cover lên bề mặt vamp (giống như một cái khăn), xung quanh chu vi của toe, và là một trong nhiều kiểu hoa văn, họa tiết trang trí sẽ được đề cập đến trong nội dung (C) của series này.
    [ATTACH type=“full”]1071197[/ATTACH]
    *Ảnh trên minh họa cho kiểu giày Monkstrap
    *Ảnh dưới minh họa cho kiểu giày Loafer (trái) và sục (phải)

3 - Tổng kết

[ATTACH type=“full”]1071198[/ATTACH]

*Bằng việc xác định 4 dấu hiệu đặc trưng

  • Oxford: closed lacing system;
  • Derby: open lacing system;
  • Monkstrap: khóa chốt có đai xỏ qua;
  • Loafer: slip-on có kiểu trang trí Apron-toe;
    chính là phương thức nhận diện 4 kiểu Dress Shoes.

Qua đó bước đầu có thể “gọi đúng tên một đôi giày bất kỳ”, rằng đó là Oxford hay Derby, Monkstrap hay Loafer…

*Tuy nhiên để có thể “gọi chính xác tên một đôi giày bất kỳ”, kiểu Oxford này là gì? kiểu Derby này là gì? v.v…; cần nắm được các yếu tố về cấu tạo, kỹ thuật cũng như các kiểu hoa văn, họa tiết trang trí sẽ được trình bày trong phần (B) và (C) tiếp theo sau đây.

Hóng phần B C đã 3 năm chưa cập nhật!

Sent from my SM-N975F using Tapatalk