Chính xác nó là thế nào anh em ta cùng tìm hiểu nhé. Có 2 bài trả lời như sau:
- Đồng hồ khoảng trước những năm 70 khi đó chưa có công nghệ mạ hay xi (Galvanize) người ta dùng công nghệ bọc (Plated hay Filled) hay lắc kê (Lacque) vàng thật 18k, 14k, 10k và 9k. Khi nói đến Lacque thì cần phải có 01 độ dày tiêu chuẩn để lớp vàng không bị bong tróc và chịu được va đập.
Theo tiêu chuẩn đồng đeo tay Thụy Sĩ thì lớp lacque luôn dày 20 và 40 micron, sau 01 thời gian sử dụng lớp này sẽ tróc hay bong làm lộ lớp kim loại của vỏ bên trong.
Khoảng sau những năm 70 người ta bắt đầu dùng công nghệ mạ hay xi cho đồng hồ đeo tay. Về nguyên tắc lớp mạ này rất bền theo thời gian (nếu đúng hàng Thụy Sĩ)) nhưng vì là vàng hóa học nên về giá trị sưu tầm không quí và lớp mạ tối đa là 5 micron và có thể mỏng hơn còn tùy. Do đó khi đeo đồng hồ lớp vàng sẽ phai từ từ (không tróc hay bong).
- Gold filled hay Rolled hay Laquer hay Overlay đều là một, không biết gọi thế nào cho chính xác nhưng có lẽ gọi là bọc hay khảm) và tiêu chuẩn của đồ trang sức để được dán nhãn này không phải là lớp bọc phải dày từ 20 → 40 micron mà là khối lượng của loại vàng đem bọc (vàng 10k, 12k, 14k hay 18k tùy) phải lớn hơn hay bằng 1/20 (5%) tổng khối lượng của vật đem bọc, còn lớp đó dày bao nhiêu ( 20, 40, 80 micron), … là do tỷ trọng giữa loại vàng đem bọc và vật liệu nền (base metal) làm ra vật. Gold plated (mạ vàng) là dùng công nghệ mạ điện ( hay hóa học) phủ một lớp vàng lên bề mặt vật liệu nền làm ra vật, lớp này khá mỏng và thường là 5, 10,…micron. Nói chung cả hai đều bền, Gold filled bền hơn nhưng tốn vàng hơn Gold plated khoảng 100 lần và cũng đắt hơn. Còn xi mạ ( Gold tone) là dùng công nghệ mạ phủ một lớp kim loại có màu giống vàng nhưng không phải vàng (vàng hóa học) dày 5, 10, … micron lên bề mặt vật liệu, cái này không bền lắm, hay bị bay màu khi sử dụng nhưng rẻ hơn.
Xin mời các bạn…