Đây là bài cuối cùng trong loạt bài phần cơ bản: vừa tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm, đồng thời cũng là tìm hiểu máy ảnh số hoạt động như thế nào. Không chỉ giúp ta hiểu được nguyên lý hoạt động, mà còn nắm vững những khái niệm cơ bản để làm căn cứ và thấu hiểu tại sao khi trải nghiệm chụp thực tế. Từ đó phát triển được kỹ năng chụp ảnh tốt hơn. Sau loạt bài này, handheld.vn sẽ lựa chọn từng chủ đề chuyên sâu hoặc liên quan đến thiết bị, hoặc liên quan đến một kỹ năng chụp, hoặc liên quan đến vấn đề xử lý hình ảnh, in ấn… Như vậy, sau loạt bài này, chúng ta sẽ có nhiều hứng thú hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là đã qua phần cơ bản chúng ta không quay lại, tôi nghĩ rằng có những điều sẽ phải quay lại để tìm hiểu hoặc bổ sung để các bạn sau tiếp cận được vấn đề tốt hơn, hoặc ngay chính chúng ta có những phần chỉ có thể hiểu sau khi trải nghiệm và tiếp nhận từ thực tế, và cần phải tìm hiểu lại để thông tỏ…
Vòng vo một chút để nếu các bạn theo dõi các bài viết về chuyên đề máy ảnh tại handheld.vn đang thường xuyên, lại thấy ít bài hoặc bị ngắt quãng sẽ hiểu rõ tại sao. Nhưng dù sao, mỗi chủ đề, mỗi bài viết đều cần thêm nhiều kinh nghiệm thực tế của người đọc. Do đó, mong các bạn trong lúc chờ đợi những bài viết mới (có thể lâu hơn, vì đi sâu vào từng kỹ năng cụ thể), hãy chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của mình từ việc đọc hiểu và áp dụng lý thuyết ở từng phần cơ bản, đó là những kinh nghiệm quý báu và là guideline tốt nhất bên cạnh lý thuyết khô khan.
====================
Hệ thống tự động lấy nét của máy ảnh điều chỉnh một cách thông minh tiêu cự của ống kính một cách phù hợp nhất để làm nét hình ảnh cần chụp. Mặc dù mục tiêu có vẻ đơn giản - làm nét tại tiêu điểm - nhưng cơ chế hoạt động lại không đơn giản như vậy. Bài này sẽ giới thiệu về cơ chế hoạt động của hệ thống tự động lấy nét, giúp chúng ta hiểu hơn trong việc tận dụng cũng như tránh những thiếu sót trong quá trình chụp.
Lưu ý: Tự động lấy nét (AutoFocus - AF) hoạt động bằng cách sử dụng các cảm biến tương phản trong máy ảnh (AF thụ động) hoặc bằng cách phát ra một tín hiệu để tính toán hoặc ước tính khoảng cách đến đối tượng (AF chủ động). AF thụ động có thể được thực hiện bằng cách phát hiện sự tương phản để điều chỉnh nét, và đây là phương pháp được bàn chính trong bài viết này. Đối với AF chủ động, chúng ta sẽ bàn luận ở phần cuối cùng.
Khái niệm: Cảm biến tự động lấy nét
Cảm biến tự động lấy nét của máy ảnh là một cỗ máy thực sự để giúp đạt được độ tập trung cao, và được đặt trong các mảng khác dọc theo trường xem ảnh. Mỗi bộ cảm biến đo độ nét tương đối bằng cách đánh giá những thay đổi ngược lại vào thời điểm tương ứng của nó trong hình ảnh tương phản tối đa được giả định tương ứng với độ sắc nét tối đa. (! hơi khó hiểu và trừu tượng vì khái niệm)
[ATTACH]411603.vB[/ATTACH]Mờ
[ATTACH]411604.vB[/ATTACH]Từng bước làm nét
[ATTACH]411605.vB[/ATTACH]Nét
Chúng ta sẽ bàn về biểu đồ cảm biến của hình ảnh ở một chủ đề khác.
Quá trình tự động lấy nét được thực hiện như sau:
(1) Một bộ xử lý tự động lấy nét (AFP-AutoFocus Processor) làm một thay đổi nhỏ trong khoảng cách lấy nét.
(2) AFP đọc số liệu từ cảm biến AF để đánh giá độ nét được thay đổi như thế nào.
(3) Sử dụng thông tin từ bước thứ (2), AFP đặt ống kính đến khoảng cách lấy nét mới.
(4) AFP tiếp tục lặp lại các bước 2-3 cho đến khi bào đảm đạt được độ nét mong muốn.
Toàn bộ quá trình này được hoàn thành trong một thời gian rất ngắn, chưa đến 1 giây. Đối với những đối tượng khó, máy ảnh có thể không thể làm nét tự động được. Điều tệ hại này được gọi là “focus hunting” tức là máy ảnh cứ lặp đi lặp lại mãi mà không tìm được độ nét. Điều này không có nghĩa là không lấy nét được cho đối tượng, mà có thể thất bại chủ yếu được xác định bởi các yếu tố trong phần tiếp theo.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tự động lấy nét
Đối tượng chụp ảnh có thể có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tự động lấy nét của máy ảnh và thường có ảnh hưởng nhiều hơn sự khác biệt giữa các mẫu máy ảnh, ống kính hoặc cài đặt lấy nét. Ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tự động lấy nét là độ tương phản, chuyển động và độ sáng của đối tượng chụp hoặc máy ảnh.
[ATTACH]411606.vB[/ATTACH]Ví dụ minh họa chất lượng của các điểm lấy nét khác nhau theo 3 tiêu chí: độ tương phản, chuyển động & độ sáng.
Lưu ý là mỗi yếu tố không tồn tại độc lập; hay nói cách khác người chụp vẫn có thể tự động lấy nét với những đối tượng có ánh sáng mờ nếu đối tượng đó có độ tương phản cực lớn hoặc ngược lại. Đây là gợi ý quan trọng khi lựa chọn điểm lấy nét tự động: chọn điểm lấy nét rõ nét hoặc bố cục rõ ràng có thể có điểm lấy nét tự động tốt hơn, giả định tất cả các yếu tố khác như nhau.
Ở ví dụ trên, may mắn là vị trí lấy nét tương ứng với vị trí của đối tượng chụp. Ví dụ dưới đây gặp vấn đề hơn vì vị trị lấy nét tốt nhất ở nền chứ không phải đối tượng chụp.
[ATTACH]411607.vB[/ATTACH]
Trong ảnh trên, nếu người chụp lấy nét ở nguồn ánh sáng chuyển động nhanh sau đối tượng chụp sẽ phải đối mặt với nguy cơ đối tượng nằm ngoài khu vực lấy nét khi khoảng nét hẹp ( là trường hợp chụp cảnh hành động ở ánh sáng yếu).
Lấy nét ở bên ngoài đối tượng chụp có lẽ là cách tốt nhất, điểm nhấn này có thể sẽ thay đổi mặt và cường độ nhanh chóng tùy thuộc vào vị trí của nguồn sáng chuyển động.
Nếu máy ảnh của người chụp gặp khó khăn khi lấy nét điểm nét bên ngoài, điểm lấy nét độ tương phản thấp hơn sẽ là chân của đối tượng chụp hoặc mặt đất ở cùng khoảng cách với đối tượng.
Tuy nhiên, điểm khó là quyết định này phải đoán trước và thực hiện nhanh chỉ chiếm một phần của một giây. Kĩ thuận lấy nét tự động cụ thể khi chụp ảnh tĩnh và động sẽ được thảo luận ở phần cuối bài viết.
Số lượng và loại điểm lấy nét tự động
Sự linh hoạt và tuỳ biến của lấy nét tự động là kết quả của số lượng, vị trí và loại điểm lấy nét tự động tùy thuộc vào mẫu máy ảnh nhất định. Máy ảnh DSLR cao cấp có thể có 45 điểm lấy nét tự động hoặc nhiều hơn, trong khi các máy ảnh khác có chỉ có một điểm AF trung tâm.
[ATTACH]411608.vB[/ATTACH]f/2.8
[ATTACH]411609.vB[/ATTACH]f/4.0
[ATTACH]411610.vB[/ATTACH]f/5.6
[ATTACH]411611.vB[/ATTACH]f/8.0
Dòng DSLR cao cấp
[ATTACH]411612.vB[/ATTACH]f/2.8
[ATTACH]411613.vB[/ATTACH]f/4.0
[ATTACH]411611.vB[/ATTACH]f/5.6
Dòng DSLR thấp - trung bình
Hai kiểu cảm biến tự động lấy nét ở trên:
Kiểu hình chữ thập: sử dụng hai chiều để tính sai khác, có độ chính xác cao hơn
Kiểu một cạnh đứng: sử dụng một chiều để tính sai khác, có độ chính xác thấp hơn
Với máy ảnh kỹ thuật số dòng DSLR, số lượng và độc chính xác cao của các điểm lấy nét tự động có thể thay đổi phụ thuộc vào khẩu độ của ống kính được dùng, như ở bảng minh hoạ trên. Đây là điểm quan trọng cần xem xét khi chọn ống kính: Ngay cả khi bạn không có ý định sử dụng ống kính ở khẩu độ tối đa của nó, độ mở của ống kính này vẫn còn có thể giúp máy ảnh đạt được độ chính xác lấy nét tốt hơn. Hơn nữa, bộ cảm biến AF trung tâm hầu như luôn luôn chính xác nhất, với đối tượng không ở trung tâm thì tốt nhất nên sử dụng cảm biến này để khóa đối tượng lấy nét (trước khi chỉnh lại khung hình).
Nhiều điểm AF có thể kết hợp với nhau để tăng độ tin cậy, hoặc có thể hoạt động riêng biệt để tăng độ rõ, tùy thuộc vào cài đặt máy ảnh đã chọn. Một số máy ảnh có tính năng khoảng nét tự động (auto depth of field) để đảm bảo rằng một loạt điểm lấy nét nằm trong mức độ lấy nét chấp nhận được.
Chế độ của AF: Lấy nét liên tục & lấy nét cho một lần chụp
Chế độ lấy nét được hỗ trợ phổ biến nhất là chế độ lấy nét cho một lần nhất, phù hợp khi chụp ảnh tĩnh. Chế độ lấy nét cho một lần chụp dễ bị lỗi khi lấy nét vật chuyển động nhanh vì nó không thể dự đoán chuyển động của đối tượng, ngoài ra cũng khó định hình đối tượng chuyển động trong ống ngắm. Lấy nét một lần chụp đòi hỏi khóa lấy nét trước khi chụp ảnh.
Nhiều máy ảnh hỗ trợ chế độ lấy nét tự động liên tục điều chỉnh khoảng cách lấy nét với đối tượng chuyển động. Canon gọi đây là lấy nét “AI Servo”, trong khi Nikon gọi là lấy nét liên tục. Chế độ này hoạt động bằng cách dự đoán vị trí của đối tượng trong tương lai, dựa trên dự đoán tốc độ chuyển động từ khoảng cách lấy nét trước. Máy ảnh sau đó sẽ lấy nét ở vị trí dự đoán trước khoảng thời gian chờ giữa hai lần chụp. Chế độ này giúp tăng độ chính xác khi lấy nét đối tượng chuyển động.
Tốc độ theo dõi lớn nhất cho các máy ảnh Canon khác nhau được trình bày dưới đây:
[ATTACH]411614.vB[/ATTACH]Giá trị với độ sáng và tương phản lý tưởng, sử dụng Canon 300mm f/2.8 IS L lens.
Đồ thị trên cũng đưa ra quy luật dự đoán cho các máy ảnh khác. Tốc độ theo dõi lớn nhất thật sự phụ thuộc vào tính chất chuyển động của đối tượng, độ sáng và tương phản, loại ống kính và số lượng cảm biến lấy nét tự động được sử dụng để theo dõi đối tượng. Sử dụng lấy nét liên tục có thể ngốn năng lượng pin của máy ảnh, chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Đèn trợ giúp tự động lấy nét
Nhiều máy ảnh được trang bị đèn trợ giúp lấy nét tự động, là phương pháp lấy nét tự động chủ động sử dụng đèn trợ sáng để giúp cảm biến lấy nét tự động phát hiện được đối tượng chụp. Đèn này hữu ích trong trường hợp đối tượng chụp không đủ sáng hoặc có độ tương phản không đủ để lấy nét tự động mặc dù đèn trợ giúp cũng có nhược điểm là lấy nét tự động chậm hơn.
Hầu hết máy ảnh compact sử dụng nguồn sáng hồng ngoại tích hợp để hỗ trợ lấy nét, trong khi máy ảnh DSLR số sử dụng cả đèn flash ngoài hoặc tích hợp để làm rõ đối tượng chụp. Khi sử dụng đèn flash để hỗ trợ lấy nét, đèn trợ giúp lấy nét có thể gặp rắc rối khi khóa lấy nét nếu đối tượng chuyển động giữa ánh sáng flash. Sử dụng đèn trợ giúp lấy nét chỉ nên dùng khi chụp ảnh tĩnh.
Thực hành: Ảnh chuyển động
Tự động lấy nét thực hiện tốt nhất với ảnh chuyển động khi sử dụng chế độ lấy nét liên tục. Hiệu quả lấy nét có thể được tăng đáng kể khi đảm bảo rằng ống kính không phải tìm kiếm trong một phạm vi khoảng cách lấy nét quá lớn.
[ATTACH]411615.vB[/ATTACH]
Có thể cách hỗ trợ phổ biến nhất là lấy nét trước máy ảnh tại một khoảng cách gần nơi bạn dự đoán đối tượng chuyển động sẽ qua. Như ảnh ví dụ trên, người chụp có thể dự đoán trước vị trí người đạp xe sẽ qua.
Một số ống kính DSLR có chuyển đổi khoảng cách tiêu điểm thấp nhất; cài đặt khoảng cách lớn nhất có thể (giả định đối tượng không quá gần) có thể tăng hiệu năng.
Tuy nhiên khi sử dụng chế độ lấy nét tự động liên tục vẫn có thể thực hiện chụp nếu không khóa được điểm lấy nét.
Thực hành: Ảnh chân dung và các loại khác
Khi chụp ảnh tĩnh thì tốt nhất nên dùng chế độ lấy nét tự động cho một lần, đảm bảo chắc chắn rằng đã khóa điểm lấy nét trước khi chụp. Điểm lấy nét đòi hỏi độ tương phản và ánh sáng mạnh mặc dù người chụp cần chắc chắn rằng đối tượng chụp ít chuyển động.
Với chân dung, mắt chính là điểm lấy nét tốt nhất – vì đây là chuẩn và vì mắt có độ tương phản tốt. Mặc dù cảm biến tự động lấy nét trung tâm nhạy nhất, người chụp vẫn có thể lấy nét chính xác nhất bằng cách sử dụng điểm lấy nét tự động không nằm ở trung tâm. Nếu người chụp sử dụng điểm AF trung tâm để khóa điểm lấy nét (trước khi điều chỉnh lại khung hình), khoảng cách lấy nét sẽ ở sau khoảng cách đối tượng thật sự - và lỗi này sẽ tăng lên với đối tượng gần hơn. Lấy nét chính xác đặc biệt quan trong khi chụp chân dung vì ảnh chân dung có khoảng nét hẹp.
Vì loại cảm biến AF phổ biến nhất là cảm biến đường thẳng nằm dọc, nên cũng nên xem xem liệu điểm lấy nét của bạn có độ tương phản nằm dọc hay ngang. ở điều kiện ánh sáng yếu, người chụp có thể khóa lấy nét bằng cách xoay máy ảnh 90 độ khi lấy nét tự động.
Hình ví dụ bên dưới, cầu thang gồm các đường nằm ngang. Nếu người chụp lấy nét gần mặt sau của cầu thang (để tối đa khoảng nét sử dụng khoảng cách hyperfocal), người chụp có thể tránh lỗi bằng cách sử dụng chế độ nằm ngang trước trong suốt quá trình lấy nét. Sau đó người chụp có thể xoay máy ảnh như khi chụp chân dung trong quá trình chụp.
[ATTACH]411616.vB[/ATTACH]
Lưu ý bài viết nhấn mạnh cách lấy nét chứ không phải lấy nét ở đâu. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết về khoảng nét và khoảng cách siêu tiêu cự để hiểu thêm. Các nội dung đó được tách riêng ở các bài khác nhau.
Đây là một nội dung trong loạt bài viết cùng tìm hiểu và nâng cao trình độ chụp ảnh!
[RIGHT]handheld.vn lược dịch và tổng hợp[/RIGHT]