Ngày 5/2, trên mạng xã hội xuất hiện bài chia sẻ của chủ tài khoản facebook có tên Đ.S với nội dung: “Ai có ý định mua xe Toyota thì hãy nghĩ lại xem mình quý tiền hay quý mạng sống nhé. Mua xe để lấy của che thân, tạo sự thoải mái an toàn cho mình chứ không phải lấy thân che của, mua xe để làm của…”
[ATTACH=full]757613[/ATTACH]
Theo người chia sẻ, chiếc ô tô nhãn hiệu Fortuner Toyota gặp tai nạn, nguyên phần đầu xe bị vò nát, song túi khí vẫn còn “nguyên đai nguyên kiện”. Vụ việc khiến nhiều người chạy xe của hãng xe hơi nay vô cùng hoang mang, lo ngại về độ an toàn khi chạy xe.
Đây không phải lần đầu tiên Toyota Fotuner dính dáng tới những lùm xùm về túi khí. Trên mạng xã hội cũng chia sẻ nhiều vụ việc mẫu xe Fotuner của hãng Toyota gặp tai nạn song túi khí không bung khiến nhiều người lo lắng.
Chẳng hạn, vụ tai nạn của xe Toyota Fortuner 2017 va chạm với xe tải xảy ra tại huyện Đại Từ (Thái Nguyên) ngày 28/3/2017; vụ tai nạn xảy ra ngày 25/5/2017, xe Toyota Fortuner đâm vào cột điện ven đường ở Bắc Giang; xe Toyota Fortuner mất lái đâm đổ lan can dải phân cách, sau đó đâm vào cột điện tại quận Tân Bình (TP.HCM) khiến tài xế bị thương nhẹ…
Hàng loạt vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra, xe bị vò nát đầu, đuôi…song túi khí vẫn “nguyên đai nguyên kiện” khiến nhiều người đặt ra câu hỏi:* “Toyota Việt Nam che giấu hàng vạn xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật?” hay nghi vấn: “Đã đến lúc Toyota Việt Nam thật thà hơn trong việc túi khí không bung”…*
Hãng xe hơi của Nhật này từng dính tới bê bối túi khí khi phải thu hồi số lượng lớn xe hơi bị lỗi túi khí. Đơn cử, Toyota vừa triệu hồi 730.000 xe tại Nam Phi do lỗi túi khí Takata. Trong số xe bị triệu hồi chủ yếu là dòng xe Toyota Fortuner và Toyota Yaris.
Ngày 27/12/2017, Toyota Việt Nam cũng thông báo triệu hồi 8.036 chiếc Altis lắp ráp tại Việt Nam, nằm trong thời gian từ 24/7/2008 đến 31/12/2009. Nguyên nhân đợt triệu hồi này để kiểm tra và thay thế cụm bơm khí của túi khí hành khách phía trước. Hãng xe hơi Nhật lý giải, cụm bơm khí do Takata sản xuất không đúng cách, nguy cơ bị hơi ẩm xâm nhập theo thời gian. Nếu xảy ra va chạm, tùy theo hoàn cảnh, việc giải phóng khí trơ có thể tạo nên áp lực bên trong cụm bơm khí quá lớn và dẫn đến khả năng cụm bơm khí bị nứt vỡ.
[RIGHT]Tin hay lấy từ baomoi.com[/RIGHT]