Thế nào là mã hóa ký tự?

Các bác cho em hỏi, Kg biết có cái vụ mã hóa ký tự bằng số kg vậy?
VD: I love you, nếu mã hóa ký tự bằng số sẽ viết thế nào nhỉ?
Câu hỏi ngớ ngẩn, nếu kg có thì các bác đừng cười!

Anh nhắn tin tới người yêu của anh với nội dung : “Mời em tối nay dùng cơm với anh, 7 giờ anh đến đón” nhưng không muốn cho ai đọc được nên anh phải mã hóa nó (muốn bằng số hay bằng gì cũng được), và nó sẽ thành :

" การเข้ารหัสแบบอสมมาตรจะใช้กุญแจตัวหนึ่งสำหรับการเข้ารหัส และกุญแจอีกตัวหนึ่งสำหรับการถอดรหัส " :smiley:

Đoạn mã trên tôi đã dùng bộ mã (ไทย). Việc chuyển đổi này gọi là “Mã hóa”. Nếu người yêu của anh muốn biết anh viết gì thì phải có bộ mã (ไทย) để chuyển sang chữ bình thường. :stuck_out_tongue:

Tôi chỉ đưa ra ví dụ đơn giản như thế để giải thích. Thực tế mã hóa ký tự là một môn học, anh muốn biết thì phải đi học. Nó được ứng dụng trong rất nhiều ngành nhất là CNTT.

Vậy cụ thể “Mã hóa” là gì?

Trong mật mã học, một ngành toán học ứng dụng cho công nghệ thông tin, mã hóa là phương pháp để biến thông tin (phim ảnh, văn bản, hình ảnh…) từ định dạng bình thường sang dạng thông tin không thể hiểu được nếu không có phương tiện giải mã.

Giải mã là phương pháp để đưa từ dạng thông tin đã được mã hóa về dạng thông tin ban đầu, quá trình ngược của mã hóa.

Một hệ thống mã hóa bao gồm các thành phần:

  1. Thông tin trước khi mã hóa, kí hiệu là P
  2. Thông tin sau khi mã hóa, kí hiệu là C
  3. Chìa khóa, kí hiệu là K
  4. Phương pháp mã hóa/giải mã, kí hiệu là E/D.

Quá trình mã hóa được tiến hành bằng cách áp dụng hàm toán học E lên thông tin P, vốn được biểu diễn dưới dạng số, để trở thành thông tin đã mã hóa C.

Quá trình giải mã được tiến hành ngược lại: áp dụng hàm D lên thông tin C để được thông tin đã giải mã P.

Các hệ thống mã hóa

Có hệ thống mã hóa đối xứng và hệ thống mã hóa bất đối xứng. Hai loại mã hóa này khác nhau ở số lượng khóa. Mã hóa đối xứng sử dụng cùng một khóa để mã hóa/giải mã. Trong khi đó, mã hóa bất đối xứng sử dụng hai khóa khác nhau để mã hóa và giải mã thông tin. Mỗi hệ thống mã hóa có ưu nhược điểm riêng. Mã hóa đối xứng xử lí nhanh nhưng độ an toàn không cao. Mã hóa bất đối xứng xử lí chậm hơn, nhưng độ an toàn và tính thuân tiện trong quản lí khóa cao. Trong các ứng dụng mã hóa hiện tại, người ta thường kết hợp các ưu điểm của cả hai loại mã hóa này.

Ứng dụng

Mã hóa có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong giao dịch điện tử. Nó giúp đảm bảo bí mật, toàn vẹn của thông tin, khi thông tin đó được truyền trên mạng. Mã hóa cũng là nền tảng của kĩ thuật chữ ký điện tử, hệ thống PKI…

(Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Thanks mod!
Đúng như ý của bác, chỉ để vui chơi giải trí với ng yêu. Tôi tưởng là có rất nhiều cách mã hóa dữ liệu, nên muốn tìm hiểu một cách gì đó thật đơn giản, cách truyền tín hiệu theo kiểu mọt, mót gì đó tui cũng thấy phức tạp rồi.

Cái này khéo là một môn học bắt buộc của bác Lam Sơn trước đây cũng nên!

Truyền tín hiệu mã hóa :stuck_out_tongue:
Bác muốn đơn giản và ko … tốn tiền. Gõ Mooc-xơ.
@nobita: giơ tay lên

mã hóa chủ yếu là dựa vào chuẩn mã hóa hay còn gọi là qui tắc mã hóa.

nó bao gồm những thuật toán từ đơn giản đến phức tạp, để chuyển đổi giữa các hệ biểu diễn nội dung.

ví dụ mã hóa nhị phân (có rất nhìu cách để làm, tuy cùng 1 hướng nhưng thay đổi thuật toán 1 chút là sẽ có 1 bộ mã khác)

ví dụ: 1 10v3 y011

hoặc chạy xuống mấy lớp dưới xem tụi 9x nó mã hóa, hay lắm đó.

VD tình huống: bạn đồng nghiệp nhắn sms hỏi đang ở đâu? trả lời: “đang uống bia ôm”, tin nhắn này nhạy cảm, giá mà có kiểu mã hóa: “87887918272= đang uống bia ôm” thì quá tuyệt

1-800-MY-APPLE <— 1-800-69-27753
Giống cái này ko ạ :smiley:

Chắc vậy rồi, mà ở đây sao kg thấy có 9x nhỉ?

Cái này giống cách bố trí số và chữ trên máy điện thoại di động quá, ap dụng cái này chắc cũng tốt.

Bác học theo mấy cách của các bác trên này khó lắm,tìm mấy teen 9x mà học (đảm bảo kết thúc khóa học bác trở thành pro luôn:D) .
Còn nữa là cách truyền tín hiệu kiểu mọt,mót thì gọi là mocxo .Bác và người iu cần luôn mang theo bên 2 bộ thu phát sóng giống như trong phim Vô Gian Đạo có đoạn Lương Triều Vỹ gõ móc xơ với xếp ấy .

Đơn giản nhất thì bạn làm theo phương pháp dịch 1 hoặc 2 chữ cái trong bảng chữ cái ABC, tức là: a=b, b=c, c=d… giả dụ bạn viết chữ con cá = con cas =dpo dbt.
người đọc chỉ cần dịch ngược lại theo qui ước là ra.

Cái này đơn giản, nhưng quá hay!!!

Mã hóa thì ko cứ nhất thiết phải chuẩn này chuẩn nọ. Quan trọng là quy ước giữa người gửi và người nhận thôi. Chứ có chuẩn thì ai cũng hiểu thì gọi gì là mã nữa.
ví dụ a, b, c, d như trên là dễ hiểu nhất.
ví dụ khác: Toy rủ Nob đi uốn pia; *anh ơi đi ấy đi *:stuck_out_tongue:

Cách 2: nâng cao 1 chút. Bạn và người nhận quy ước một từ khóa ví dụ: Parkinglot

các thứ tự bảng ABC như sau:
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V X Y W _
Vậy từ con cá ở trên sẽ dịch thành:
con cá= con cas= 12 11 4 11 8 21
Khi dịch lấy các chữ cái theo thứ tự dịch ngược lại theo số sẽ được chữ nguyên bản Ví dụ: P dịch lại 12 chữ cái là chữ c, a dịch lại 11 chữ cái là o, _ là khoảng trắng và coi là 1 chữ cái.

Cách 3: Dùng tam giác Pascan

                1
               1 1
              1 2 1
            1  3 3 1
          1  4  6 4 1
        1  5 10 10 5 1

Khi viết từ có 1 chữ cái lấy hàng trên đầu làm khóa: VD a =b
Khi viết từ có 2 chữ cái lấy hàng thứ 2 làm khóa: VD xe =yf
Khi viết từ có 3 chữ cái lấy hàng thứ 3 làm khóa: VD có =cos = dqt
Khi viết từ có 4 chữ cái lấy hàng thứ 4 làm khóa: VD này =nayf= odbg
Không cần quan tâm đến khoảng trắng nữa và câu:
a xe có này sẽ là:
b yf dqt odbg

Nếu chỉ có đoạn mã này thì làm sao bác dịch được thành từ con cá nhỉ? em vẫn chưa hiểu.
Cách 3==>> chịu, bỏ qua thôi.

Từ khóa đã được 2 người quy ước từ trước và không để người thứ 3 biết

Đã hiểu rồi, cái này qué hay. Em chọn cách này

Cách 3 thưc chất nâng cao của cách 1
ở cách 1 mọi chữ cái đều dịch xuôi 1 đơn vị.
Cách 3 phức tạp hơn 1 chút
Giả sử bạn có 1 từ 3 chữ cái ví dụ: oai bạn dùng các số ở dòng thứ 3 là 1 2 1
tức là chữ o dịch 1 bằng p a dịch 2=c i dịch 1 bằng j ==>oai=pcj
Tam giác pascal rất nổi tiếng trong số học đặc điểm của nó là sô bất kỳ bằng tổng 2 số ngay trên nó (lúc mình post lên đã bố trí nó thành một tam giác cân, thế mà không biết tại sao bấm send xong nó lại dồn cả sang trái)

Nhưng cách này rất phức tạp. Trong thế chiến thứ II thường dùng để mã hóa cho điệp viên và khóa là một cuốn sách nào đó. nếu tính thêm cả 10 chữ số thì lượng dịch rất xa nên rất chậm khi đó phải có thêm dùng cụ gọi là bàn xoay.
Dùng 2 miếng bìa tròn đồng tâm, chia thành 35 ô đều nhau trên cung tròn, trên đó viết các ký tự ABC_123, đặt chồng lên nhau. Mỗi lần muốn dịch thì xoay đĩa