Tản mạn về công nghệ chip bán dẫn - Silicon

Để lấy cảm hứng về nội dung, lại post lại chia sẻ trên phở bò của iem.

Cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung giúp Đông Lào có được cơ hội “ngàn năm có một” để bắt kịp chuyến tầu thời đại mới. Nếu không lên tầu lần này, lỗi hoàn toàn thuộc về bộ xậu lãnh đạo, không nói nhiều.

Silicon. Nói đến silicon thì thường sẽ nghĩ ngay đến kính được làm từ cát được làm sạch. Rất đơn giản. Tuy nhiên, quá trình giải mã để tạo ra được kính của nhân loại phải mất gần 2000 năm theo lịch công giáo. Vì thế nên cảm giác ban đầu là nó khá phổ biến, vì cát chiếm 1/4 vỏ trái đất, và Đông Lào trước đây còn xuất khẩu cát sang Nhật vì loại cát xuất đi có độ tinh khiết rất cao. Nhưng thực tế không phải vậy, hầu hết silicon trên thế giới bị nhốt trong đá thạch anh và silica. Những loại silicon này tốt hơn nhiều, tinh khiết hơn nhiều so với loại cát ở biển.

Nếu để sản xuất kính bình thường, chỉ cần độ tinh khiết đạt mức 98% là ổn. Nhưng với công nghệ bán dẫn, đầu vào cần tối thiểu phải đạt độ tinh khiết là 99.95%. Để có được đầu vào cho khâu sản xuất chip này không khó và không phức tạp lắm, chỉ việc nướng thạch anh cho đến khi mọi thứ không phải silicon bị đốt cháy hết là xong, nấu thạch anh trong các lò cao sử dụng rất rất nhiều than. Trong một thế giới toàn cầu hóa, thì những việc cơ bản này thường được thực hiện tại Nga hoặc Trung Quốc (chấp nhận trả giá về môi trường).

Sản phẩm đầu vào với độ tinh khiết 99.95% này là khá tốt cho các ứng dụng silicon trong cuộc sống. Khoảng 1/3 sản lượng sẽ được sử dụng cho một danh mục rất rộng bao gồm mọi thứ, từ chất bịt kín, dụng cụ nhà bếp… cho đến những miếng đệm phủ nâng bưởi của các chị em. Gần 1/2 được sử dụng kết hợp với hợp kim nhôm để tạo ra những vật liệu vừa cứng vừa nhẹ để thay thế cho thép được sử dụng cho vỏ xe tăng, khung tầu lửa, khung xe oto…

Những thứ trên đều rất quan trọng và có mặt khắp nơi, nhưng chưa phải là phần hấp dẫn nhất của câu chuyện silicon. Mà phần hấp dẫn nhất thuộc về 2 sản phẩm cuối cùng:

  1. Đó là tấm pin mặt trời. Từ đầu vào có độ tinh khiết 99.95%, phải tiếp tục qua vòng thứ hai trong lò cao để tạo được silicon nguyên chất tới 99.99999%. Vòng thứ hai này phức tạp hơn nhiều so với vòng một. Và tập đoàn GCL của Trung Quốc là một thực thể duy nhất có thể nung silicon đạt được độ chính xác như vậy trên quy mô lớn. Tập đoàn này chịu trách nhiệm cho 1/3 nguồn cung toàn cầu, phần còn lại sẽ do các công ty khác ở các nước phát triển đáp ứng. Loại sạch đến 7 số 9 này sẽ được dùng để sản xuất các tấm pin mặt trời. Có một điều khá thú vị là Trung Quốc đạt được tiến bộ và quy mô này một phần nhiều là nhờ đến chính sách “xanh hóa” của Đức, hehe…
  2. Chất bán dẫn, trong đó silicon là nguyên liệu đầu vào lớn nhất tính theo khối lượng. Vì một số chất bán dẫn thế hệ mới có hình dạng gần như ở cấp độ NGUYÊN TỬ, nên silicon phải có độ tinh khiết lên đến 99.99999999% (10 số 9). Hiện tại, không có cách nào có thể thực hiện việc này tại Trung Quốc. Mà nó được thực hiện tại một số công ty thuộc thế giới thứ nhất (các nước phát triển). Sau khi được sản xuất đạt đến 10 số 9, silicon này được chuyển trở lại một nước thuộc vành đai Châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản) để nấu chảy trong thùng sạch và phát triển thành các tinh thể tạo thành nền tảng của mọi hoạt động sản xuất chất bán dẫn.

Hiện tại, cái số 2 sẽ chỉ phụ thuộc vào 5 nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức và Italy. Và đặc biệt hơn, 80% thạch anh chất lượng cao trên thế giới để tạo nên silicon đạt cấp độ điện tử đến từ một mỏ duy nhất thuộc bang North Carolina, Hoa Kỳ.

Cơ hội và thách thức cho Đông Lào!?

PS. Nhân tiện chia sẻ, con em của các bạn sẽ có cơ hội nhận thẻ xanh để sống và làm việc tại Hoa Kỳ dễ dàng hơn khi học và tốt nghiệp các ngành về công nghệ vật liệu và bán dẫn, không cần phải kết hôn giả hay đầu tư gì hết nhé! Quốc hội Hoa Kỳ sẽ cân nhắc và phê duyệt dự thảo luật mới này sớm. Cheer…!