Sự huyền bí của những cây đèn quý tộc Tiffany

Đèn Tiffany thường được giới sưu tầm phương Tây đánh giá là loại đèn quý phái và quý hiếm. Còn những người sở hữu chúng không những phải có rất nhiều tiền mà cần cả sự hiểu biết, nhẫn nại và niềm đam mê đặc biệt.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104144248_Capture.jpg
Chao đèn Chuồn chuồn màu xanh huyền bí.

Tiffany và Steve Jobs
Tiffany là cái tên rất quen thuộc với người Mỹ. Không phải vì nó trùng với tên một bộ phim kinh điển ra đời năm 1961 gắn với tên tuổi của huyền thoại màn bạc Audrey Hepburn, Breakfast at Tiffany’s mà bởi Tiffany là thương hiệu của một loại đèn kính màu nổi tiếng do họa sĩ, nhà sáng chế, nhà thiết kế danh tiếng người Mỹ có tên: Louis Comfort Tiffany sáng tạo ra.

Đèn kính màu Tiffany từ lâu đã được coi là một thú chơi nghệ thuật quý tộc dành cho tầng lớp thượng lưu. Ngày càng có nhiều người biết và có cơ hội sở hữu những cây đèn Tiffany, dù đó là sở hữu những chiếc đèn phiên bản nghiêm túc. Nhưng dù là “bản sao” thì nhiều chiếc đèn Tiffany phiên bản vẫn là món đồ xa xỉ đối với nhiều người.

Khi đọc cuốn Inside Steve’s Brain của Leander Kahney viết về Steve Jobs, người sáng tập hãng Apple vừa qua đời hôm 5/10 vừa qua, người viết vẫn mãi cứ ấn tượng bởi hai đoạn nhắc tới cái tên Tiffany trong cuốn sách.

Khi cựu CEO của Apple, John Sculley thăm nhà Jobs, Sculley cảm thấy vô cùng bất ngờ trước vẻ sơ sài của ngôi nhà… “Tôi nhận ra là Jobs ta không có bất kỳ thứ đồ đạc nào, ngoài một bức hình Einstein, là người mà Jobs vô cùng ngưỡng mộ cùng một cây đèn Tiffany, một cái ghế và chiếc giường. Jobs không cần nhiều đồ đạc và chỉ lựa chọn cực kỳ cẩn thận những thứ mình muốn”, (Inside Steve’s Brain, p.111).

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104144248_IMG_1490.jpg
Kiệt tác “Hoa mẫu đơn tinh xảo”

Ở trang 238 của cuốn sách lại viết: “Jobs thường đưa các nhân viên đi thăm quan các viện bảo tàng và tới các buổi triển lãm đặc biệt để giáo dục cho họ về thiết kế và cấu trúc. Ông ấy đã đưa nhóm phát triển MAC tới một phòng trưng bày của nhà thiết kế vĩ đại Louis Comford Tiffany bởi vì Tiffany là một NTK đã đưa được các tác phẩm của mình thành những sản phẩm thị trường có giá trị cao”, (Inside Steve’s Brain).

Louis Comfort Tiffany là con trai duy nhất của Charles Lewis Tiffany, chủ một hệ thống các cửa hàng kim hoàn lớn nhất Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19 và nổi tiếng khắp thế giới đến tận hôm nay. Bối cảnh chính của bộ phim Breakfast at Tiffany’s là cửa hàng kim hoàn lớn nhất New York của gia đình Tiffany. Nhưng Tiffany con đã từ chối kế nghiệp cha để đeo đuổi niềm đam mê nghệ thuật và bắt đầu sự nghiệp bằng nghề vẽ. Những năm tu học ở Pháp đã ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng nghệ thuật sau này của ông.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104145038_IMG_1552.jpg
Có những chao đèn được ghép từ hàng ngàn mảnh kính màu.
Ông say mê trường phái nghệ thuật Tân Hiện đại (Art Nouveau) vì vậy những cây đèn mang một vẻ đẹp khác lạ của ông luôn in đậm phong cách Tân Hiện đại. Tiffany nhạy cảm khác thường với màu săc và là bậc thày về nghệ thuật chơi màu.

Tiffany Studios New York do ông lập ra vào thập niên 1890 đã khẳng định thương hiệu với những chiếc đèn kính màu huyền ảo độc nhất vô nhị do chính tay ông thiết kế bằng thứ kính cho ông đích thân sáng chế. Do Tiffany là loại đèn kính màu do người Mỹ sáng tạo ra nên đa phần những người sưu tầm chúng đều là người Mỹ. Dân Mỹ không chỉ sở hữu nhiều đèn Tiffany mà còn hiểu giá trị của chúng.

Ma lực của đèn Tiffany
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104144248_IMG_1493_1.jpg
Những sắc màu ám ảnh của “Hoa mẫu đơn tinh xảo”.

Tuy đã nhiều lần được chiêm ngưỡng những cây đèn kính màu Tiffany huyền ảo với những sắc màu rực rỡ phát ra một thứ ánh sáng đặc biệt, nhưng cảm giác thì lần nào cũng mới mẻ. Bước vào một căn phòng chỉ có ánh sáng phát ra từ những chiếc chao đèn Tiffany với đủ mọi sắc độ, sự biến ảo màu sắc, dường như người ta được tách ra hẳn cái thế giới náo nhiệt của cuộc sống xung quanh.

Thật kỳ lạ, ngay cả khi có cả chục cây đèn được bật sáng cùng lúc, người xem vẫn không có cảm giác bị chói mắt dù màu sắc và họa tiết của mỗi chao đèn lúc nào cũng rực rỡ. Đèn Tiffany luôn cho người ta cái cảm giác ấm áp, trầm tĩnh, một thứ ánh sáng lung linh có khả năng năng xoa dịu tinh thần nhưng lại khiến người ta rụt rè khi tới gần, bởi ngay cả khi chưa biết giá trị thật của mỗi chiếc đèn là bao nhiêu thì người ta cũng đã cảm nhận được đó là những hiện vật rất giá trị.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104144518_IMG_1494.jpg
Chao đèn “Chuồn chuồn” màu hổ phách quý hiếm đang nằm trong tay một nhà sưu tầm ở VN.

Đèn Tiffany đẹp rực rỡ, bí hiểm và lôi cuốn. Đã có rất nhiều người sau khi mua được vài chiếc đèn tự nhiên lại thích ở nhà chỉ để… được đắm mình giữa những chiếc đèn. Có một điều khá kỳ thú là nhìn đèn Tiffany ở góc độ nào cũng thấy có cái đẹp riêng. Chỉ cần thay đổi một chút về góc nhìn và độ sáng là nó lại cho ra một thứ màu sắc, cảm giác khác nhau. Tiffany giống như một cô gái đẹp, sâu sắc và luôn bí ẩn, càng ngắm càng thấy thú vị, càng nhìn càng thấy thu hút.

Đèn Tiffany có khả năng ám ảnh người xem bằng thứ ma lực quyến rũ khó định hình. Rất nhiều nhà ngoại cảm khi ngồi trước cây đèn Tiffany đã phải thốt lên rằng đó là những cây đèn phát ra năng lượng siêu hình.

Có lẽ bởi những nghệ nhân đã làm ra những cây đèn Tiffany không chỉ sử dụng tay nghề, độ nhạy cảm đặc biệt mà còn có khả năng thổi hồn, truyền lên những miếng kính màu vô tri một thứ cảm xúc mãnh liệt ẩn chứa các giá trị tâm linh nào đó để làm ra những hoà sắc mê hoặc lòng người.

*http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104144601_IMG_1505.jpg
Nhiều khi người thợ phải dùng đến vàng để cho ra những sắc màu kỳ ảo. *

Là một họa sĩ, Tiffany thường yêu cầu rất cao trong việc tạo ra những loại kính có màu sắc đặc biệt để làm tranh kính và đèn. Để có được những miếng kính màu rực rỡ trên các tác phẩm tranh kính và chao đèn, ông đã cùng các nhóm kỹ sư miệt mài nhiều năm tháng, đầu tư thời gian và hầu hết tiền của gần như suốt cả cuộc đời, để tìm kiếm, thử nghiệm và tạo ra những công thức và công nghệ làm ra loại kính màu mà ngày nay người ta vẫn quen gọi là kính màu Tiffany. Hơn 100 bằng sáng chế là bằng chứng cho cả cuộc đời lao động và sáng tạo miệt mài của ông.

Để “sao lại” nguyên tác những chiếc đèn đúng mẫu, đúng tinh thần của Tiffany là rất khó. Một nhà sưu tầm kỹ tính đặt làm một chiếc đèn “Dàn nho” đã mất hai năm trời cất công lục lọi gõ cửa các nghệ nhân gần như khắp thế giới để tìm cho được một chiếc lá màu xanh ngọc có cấu trúc 3D, bởi loại kính này đã “tiệt chủng” vĩnh viễn từ nhiều thập kỷ này.

Cho nên, ngày nay việc sở hữu một chiếc đèn Tiffany dù là phiên bản có chất lượng bảo tàng không phải cứ có có tiền là có được. Nó còn tuỳ thuộc người nghệ nhân làm đèn có khả năng tìm ra đủ loại kính cần thiết cho một tổ hợp màu sắc của một chiếc chao đèn hay không. Mà trên thực tế những miếng kính, thậm chí là những mẩu kính quý hiếm này này đôi khi phải cần tới nhiều năm tháng tìm tòi rồi sau đó mới nghĩ đến việc làm đèn.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104144657_IMG_1538_HDR.jpg
Một nhà sưu tầm kỹ tính đặt làm một chiếc đèn “Dàn nho” đã mất hai năm trời cất công lục lọi gõ cửa các nghệ nhân gần như khắp thế giới để tìm cho được một chiếc lá màu xanh ngọc có cấu trúc 3D, bởi loại kính này đã “tiệt chủng” vĩnh viễn từ nhiều thập kỷ này.
**
Những chao đèn khiến người xem choáng váng**
Cho đến nay, chiếc đèn Hoa sen nguyên bản do Tiffany Studio làm ra vẫn là chiếc đắt nhất được bán đấu giá công khai. Còn nhớ ngày 12/12/1997, nó được nhà cái ở Christies’, New York (Mỹ) bán đấu giá ở mức 2,8 triệu đô la. Nhưng ngay sau đó nó đã được chuyển nhượng lại cho một nhà sưu tầm Nhật Bản giấu tên với giá khó tin.

Hầu hết những chiếc đèn Tiffany nguyên bản hiện nay đều có chủ, hoặc đang nằm ở trong các viện bảo tàng danh tiếng trên thế giới hay đã yên vị trong những bộ sưu tập tư nhân. Thi thoảng cũng có vài chiếc đèn Tiffany cỡ nhỏ có thiết kế đơn giản mang tính “đại chúng” xuất hiện tại các sàn đấu giá thế giới. Còn trên các mạng mua bán thì đầy “đèn Tiffany chính hiệu” đáng ngờ, có khi giá chào hàng lên đến vài trăm nghìn đô la mà vẫn có người mua vì chúng quá đẹp.

Hễ trên các sàn đấu giá có tiếng tăm bỗng xuất hiện một chiếc đèn có dáng dấp “xuất chúng” nhưng lạ lẫm (tức không có tên trong danh mục bảo tàng hoặc bộ sưu tầm đã được công bố) là lập tức gây xôn xao và nghi ngờ cho giới am hiểu, sưu tầm đèn. Những ai tin đó là đèn thật của Tiffany Studio New York thì xin mời, cứ mua đi, dù phải trả cả đôi triệu đô la.

*http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104144822_IMG_1510.jpg
Năm 1987, một chiếc đèn Tiffany có tên là Westeria (Cây hoa Đậu tía) đã được nhà cái Christie’s bán với giá nửa triệu đô la (khoảng 10 tỉ VNĐ ngày nay). *
Nhưng dân sưu tầm chuyên nghiệp thì lắc đầu quầy quậy: “Bây giờ còn bói đâu ra những chiếc đèn Tiffany như vậy cơ chứ!” Bởi vậy, cho đến nay bên cạnh những chiếc đèn đã có danh có phận, những chiếc còn lại, dù đẹp đẽ và đắt đến bao nhiêu thì chúng vẫn là những câu hỏi dành cho giới chơi đèn Tiffany nếu chúng dám tự vỗ ngực là “Made by Tiffany Studio”.

Những người đam mê đèn Tiffany hẳn đều biết đến cây đèn Oriental Poppy nổi tiếng từng được bán với giá nhiều triệu đô la từ thập kỷ 80 thế kỷ trước. Hiện tại một phiên bản khác của Tiffany Poppy với chất lượng bảo tàng cũng đang thuộc sở hữu của một nhà sưu tầm đèn Tiffany giấu tên ở Việt Nam. Ông còn có trong tay một phiên bản Westeria tuyệt đẹp cùng nhiều chao đèn Hoa Mẫu đơn và nhiều chiếc hết sức tinh xảo trong đó có một cây đèn Chuồn chuồn làm bằng loại kính lưỡng sắc được chế từ năm 1906 rất quý giá.

Tiffany chinh phục người chơi không chỉ bởi tạo hình đặc biệt, màu sắc độc nhất vô nhị mà còn bởi độ phức tạp của mỗi chao đèn. Như chiếc chao đèn Cây Kim tước (Laburnum) chẳng hạn, nó được ghép từ 2200 miếng kính. Mọi công đoạn chọn kính, cắt kính, ghép kình và hoàn thiện đều được thực hiện bằng tay. Do vậy, khi đã có đủ lượng kính màu với màu sắc ưng ý rồi có khi phải mất nhiều tháng đến cả năm trời để hoàn thành.

*http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104144931_IMG_1639.jpg
Cchiếc chao đèn phức tạp nhất, khiến bất cứ nghệ nhân nào cũng phải kinh sợ là Spidermum. *
Tuy nhiên, chiếc chao đèn phức tạp nhất, khiến bất cứ nghệ nhân nào cũng phải kinh sợ là Spidermum. Một người chơi đèn ở VN tiết lộ, riêng tiền cắt kính cho phiên bản chiếc đèn Tiffany gốc này cũng đã lên đến trên mười nghìn đô la (để cắt mài 1240 miếng kính cho đúng khuôn). Hàng trăm miếng kính có độ mảnh chỉ bằng que tăm, kính lại dày nên rất dễ gãy, chỉ cần cắt chệch là sự cố và không có khả năng thay thế, mất khả năng phối màu của hoạ tiết.

Chiếc đèn Spidermum ở Việt Nam cũng là chiếc Spidermum duy nhất trên thế giới được làm bằng loại kính cổ có nhiều lớp màu chồng lên nhau, bề mặt gợn sóng và có rãnh sâu, là loại kính rất đẹp nhưng cũng là loại rất khó cắt và dễ gãy. Nghệ nhân phải đã phải dùng đến máy cắt kính tinh xảo đặc chủng cưa kính bằng lưỡi cưa kim cương nhỏ như sợi chỉ để xử lý từng chút một nên một ngày có khi chỉ cắt được vài miếng kính.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104145123_IMG_1560.jpg
Chiếc đèn Tiffany có tên “Khóm hoa cúc dại”
Do vậy nghệ nhân nào dám thử sức với chiếc chao đèn này đều là những người cực kỳ có bản lĩnh. Người sưu tầm nó cũng phải có bản lĩnh lớn sau khi dám chi trả một món tiền lớn còn phải ngồi đợi hai ba năm mới được sờ vào chiếc đèn của mình! Người ta gọi đây là một thú chơi chẳng phải cứ có tiền mà có là vì thế.

Theo Vietnamnet - phần 1

Bài viết rất hay và rất tâm huyết, cảm ơn Bác! Theo nội dung bài thì Việt Nam mình cũng sở hữu nhiều cây đèn này ghê, thấy tự hào phết [emoji4][emoji4][emoji4]

Gửi từ vivo Xplay6 bằng Ứng dụng HHVN Mobile :: Download & Cài đặt](http://r.tapatalk.com/byo?rid=92661)

Chính xác là ở VN chỉ có 1 cụ ở HN là lấy được đèn này về thôi, tất cả các tay chơi đèn Tiffany hàng như trên ảnh (hàng Trung Quốc từ vài chục triệu trở xuống ko tính) đều mua từ cụ ấy hết đấy ạ.
Em đã được ngắm chiếc Tiffany có kích thước chao đèn khoảng 4-50cm (không nhớ rõ kích thước) có giá ở VN khoảng trên dưới 1 tỉ đồng, thực sự là đẹp tuyệt vời!

Em xin tiếp tục cập nhật phần tiếp theo:

BÀI 2:
[size=6]Phía sau những chiếc đèn độc nhất vô nhị[/size]
Những chiếc đèn kính màu Tiffany không chỉ khiến người ta bị cuốn hút bởi sự huyền bí, bị ám ảnh bởi màu sắc, bị choáng váng vì độ phức tạp mà còn làm người ta kinh ngạc chính vì bởi nó quá đắt để có thể sở hữu.

Những con số choáng váng
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104145341_IMG_1642.jpg](‘http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104145341_IMG_1642.jpg’)
Phiên bản của chiếc đèn Hoa đậu tía đang thuộc sở hữu của một nhà sưu tầm Việt Nam ẩn danh.

Năm 1987, một chiếc đèn Tiffany có tên là Westeria (Cây hoa Đậu tía) đã được nhà cái Christie’s bán với giá nửa triệu đô la (khoảng 10 tỉ VNĐ ngày nay). Trước đó vài năm, cũng chính nhà cái này đã bán đấu giá chiếc đèn kính màu Magnolia (Hoa Mộc lan) với giá tương tự. Magnolia có chao hình vòm được ghép từ 1260 miếng kính màu, đường kính 71 cm. Cả hai đều được Tiffany cho ra đời năm 1905.

Cũng vào thời điểm cách đây 25 năm, hai chiếc đèn Tiffany có tên là Cobweb (Mạng nhện) và Peony (Hoa Mẫu đơn) từng thuộc sở hữu của nữ diễn viên kiêm ca sĩ huyền thoại của Mỹ Barbra Streisand cũng đã được chuyển nhượng tại Christie’s với giá trên một triệu đô-la mỗi chiếc (tương đương 20 tỉ VNĐ). Thú vị là phiên bản tuyệt vời có giá trị rất cao của hai chiếc đèn Magnolia và Peony nói trên hiện đang nằm trong bộ sưu tầm đèn Tiffany của một người giấu tên ở Việt Nam.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104145523_IMG_1590.jpg
Một góc của chiếc chao đèn Hoa mẫu đơn tuyệt mỹ.

Rất nhiều cây đèn Tiffany nguyên bản có giá lên đến cả triệu đô nhưng ngay cả khi bạn là người có tiền thì cơ hội sở hữu một chiếc đèn phiên bản gốc cũng là rất hiếm hoi bởi thi thoảng chúng mới xuất hiện trên thị trường đấu giá. Hầu hết những chiếc đèn quý đều đang nằm trong các bảo tàng danh tiếng và từ nhiều năm nay hình ảnh và thông tin về chúng đã có mặt trong hàng trăm cuốn sách nghiên cứu thiệu nghệ thuật Tiffany bằng đủ thứ tiếng.

Dường như mỗi chiếc đèn gốc này đều được những người chơi đèn thuộc lòng cả tên, tuổi lẫn mã hiệu. Thậm chí họ còn biết cả lai lịch và số phận ly kỳ của mỗi chiếc đèn cỡ trăm tuổi này. Cách đây hai năm, trên sàn đấu giá Christie’s bỗng bất ngờ xuất hiện một chiếc Elaborate Peony (Hoa mẫu đơn tinh xảo ghép từ 1250 miếng kính) nhưng không được công bố lai lịch. Tuy màu sắc không được xuất sắc cho lắm và bị dân sưu tầm chuyên nghiệp nghi ngờ về lai lịch nhưng nó đã được mua vội với cái giá trên 1,5 triệu đô la (tương đương 32 tỷ VNĐ).

*http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104145608_IMG_1582.jpg
Elaborate Peony (Hoa mẫu đơn tinh xảo ghép từ 1250 miếng kính) *

Những chiếc đèn thật thì có giá lên đến cả triệu đô, thậm chí nhiều triệu đô la, còn những người ham mê đèn mà có tiền thì vẫn mơ ước có ngày sở hữu chúng, tuy cơ hội rất hiếm hoi vì chúng đều đã có chủ. Do vậy, những người yêu đèn Tiffany chủ yếu vẫn đành ngắm chúng từ xa ở các bảo tàng hoặc trên các trang catalogue.

Những người có điều kiện thì mua lại hoặc đặt làm những phiên bản từ những chiếc đèn Tiffany danh tiếng. Việc đặt làm những chiếc đèn như vậy cũng vô cùng tốn kém và mất thời gian, nó cầu kỳ không kém gì việc săn lùng một món đồ cực quý.

Tiffany, người sáng tạo ra những cây đèn kính màu kinh điển mang tên ông đã không còn. Nhiều loại kính cũng thất truyền, nó biến mất khi người nghệ nhân làm ra nó ra đi, nguồn kính quý ngày càng cạn. Do vậy càng về sau việc đặt những chiếc đèn Tiffany phiên bản với chất lượng bảo tàng lại càng khó khăn. Trong những trường hợp như vậy thì tiền bạc không còn đóng vai trò chủ yếu nữa…

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104145738_IMG_1541.jpg
Càng về sau việc đặt những chiếc đèn Tiffany phiên bản với chất lượng bảo tàng lại càng khó khăn.

Có tiền cũng chỉ mua nổi đèn phiên bản
Hầu hết những chiếc đèn Tiffany gốc đến nay đều nằm trong các bộ sưu tập của bảo tàng hoặc tư nhân. Ngoài việc đèn Tiffany gốc quá đắt, có chiếc lên đến cả chục triệu đô la, nhưng lại rất hiếm hoi và không bao giờ trôi nổi trên thị trường nên người yêu thích đèn kính màu dù có tiền cũng ít có cơ hội được hữu chúng. Do vậy, muốn có những chiếc đèn đẹp họ chỉ có thể mua lại hoặc bỏ ra món tiền lớn để đặt các nghệ nhân nổi tiếng trực tiếp làm ra các phiên bản cao cấp mà người ta thường gọi là “phiên bản chất lượng bảo tàng”.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104145840_IMG_1594.jpg
Những chiếc đèn phiên bản đôi khi còn đẹp hơn đèn gốc của Tiffany.

Những chiếc chao đèn này bắt buộc phải được thực hiện theo đúng công nghệ, khuôn mẫu của Tiffany Studio (Tiffany Studio đóng cửa vào năm 1938 sau khi Louis Comfort Tiffany qua đời trước đó vài năm). Nhưng cho đến nay, những nghệ nhân làm đèn Tiffany với chất lượng có thể trưng bày ở các bảo tàng cũng chỉ còn khoảng trên dưới chục người, trong đó gần một nửa hiện sinh sống ở châu Âu. Công nghệ làm đèn đang mất dần cùng với sự ra đi của họ. Những dòng kính quý hiếm cũng đang dần mất đi. Chính vì vậy, càng ngày những cây đèn phiên bản chất lượng bảo tàng càng quý, càng đắt và càng được ưa chuộng.

*http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104150357_IMG_1535.jpg
Những dòng kính quý hiếm cũng đang dần mất đi. *

Tuy là đèn phiên bản nhưng nếu được một nghệ nhân có trình độ và tiếng tăm làm ra thì có khi còn đẹp hơn cả những chiếc đèn Tiffany nguyên bản. Một người chơi đèn tiết lộ giá một chao đèn phiên bản nhỏ nhắn mà đẹp có khi có giá lên đến hàng chục ngàn đô la (hàng trăm triệu đồng VN). Năm 2000 có một chiếc chao đèn Spidermum (Hoa mạng nhện) phiên bản tuyệt đẹp đã được nhà cái James Julia đưa lên sàn đấu giá và được mua với giá ngang ngửa của những chiếc đèn gốc của Tiffany.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/14/20111104145738_IMG_1517.jpg
*Hiện nay ở Mỹ còn khoảng bốn hãng sản xuất kính màu theo tiêu chuẩn của Tiffany. *
[LEFT]
Người chơi đèn Tiffany phiên bản hiển nhiên phải là người hiểu toàn diện về đèn, hiểu về các dòng kính màu, hiểu ngôn ngữ màu sắc của nghệ thuật kính màu, và dĩ nhiên, phải có tài chính. Tìm cho được một nghệ nhân ưng ý và đủ độ tin cậy để giao trước một món tiền không nhỏ với hy vọng có được một chiếc đèn ưng ý là cả một sự nhẫn nại, can đảm và dám chấp nhận rủi ro.[/LEFT]

Sự chờ đợi đó có khi kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm cho đến khi người nghệ nhân tìm đủ số kính cần thiết cho chiếc chao đèn mong muốn và bắt tay vào thực hiện các công đoạn làm đèn phức tạp. Khác với Tiffany Studio, để làm ra một chiếc đèn thường là do nhiều công nhân thực hiện dưới sự chỉ đạo của Tiffany hoặc các hoạ sĩ và kỹ sư của ông, ngày nay hầu hết đèn phiên bản chất lượng bảo tàng đều do một người làm từ từ A đến Z (từ khâu chọn kính, cắt kính, lắp ráp lên khuôn, hàn chao đèn, mạ đồng, patina và hoàn thiện).

*http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104150030_IMG_1628_2.jpg
Đa số những nghệ nhân làm đèn có tên tuổi và trình độ nghệ thuật cao ở Mỹ và châu Âu. *

Đa số những nghệ nhân làm đèn có tên tuổi và trình độ nghệ thuật cao ở Mỹ và châu Âu, nhiều người trong số đó họ là hoạ sĩ, nhà thiết kế, nhà tâm lý, thậm chí có người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ khoa học. Họ làm đèn vì yêu đèn và coi công việc đó như một nhu cầu tĩnh tâm hoặc giải trí. Nhờ có Internet nên người đặt đèn và nghệ nhân có quan hệ với nhau gần như hàng ngày bằng thư và ảnh. Họ cùng nhau bàn bạc, tranh luận và điều chỉnh từng miếng kính cho phù hợp gam màu theo ý muốn.

Đây chính là giai đoạn thú vị nhất chuẩn bị cho ra đời một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Quá trình đó thường để lại nhiều dấu ấn sâu sắc và những kỷ niệm khó quên cho mỗi nghệ nhân và người chủ sở hữu tương lai của mỗi chiếc chao đèn phiên bản.

*http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104150308_IMG_1531.jpg
Nhiều khi, chính sự phối hợp nhịp nhàng và tinh tế đó đã giúp người nghệ sĩ tạo ra những chiếc chao đèn phiên bản kiệt xuất. *

Nếu xét về giá trị nghệ thuật chúng còn bất hủ hơn cả các tác phẩm gốc của chính Tiffany Studio. Rất đáng mừng là ở Việt Nam cũng đã có những chiếc chao đèn có giá trị nghệ thuật kiệt xuất như vậy. Chúng được giới sưu tầm quốc tế thừa nhận là tài sản văn hoá vô giá, có vẻ đẹp độc nhất vô nhị và phi thường hơn cả những chiếc đèn nguyên bản.

Theo Vietnamnet - phần 2

Em tiếp tục up tiếp phần 3 cho các bác tìm hiểm về những chiếc đèn huyền bí này:
[size=7]Bí ẩn mang tên kiệt tác Tiffany[/size]
**http://img.vietnamnet.vn/logo.gif - Mỗi miếng kính được chế tác vô cùng tinh xảo với sự biến ảo hoàn hảo về màu sắc. Và ngay cả những chiếc chân đèn cũng trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo phi thường. **

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104150647_IMG_1622.jpg](‘http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104150647_IMG_1622.jpg’)
Một trong những chao đèn khiến người xem ngẩn ngơ.


Khám phá bí mật sau những mảng kính màu
Trong rất nhiều chiếc đèn Tiffany, kính màu còn được xử lý theo cách riêng để tạo ra các độ trong suốt khác nhau, các bề mặt khác nhau, độ chuyển tiếp khác nhau giữa các gam màu đối nghịch, các hiệu ứng lốm đốm, lung linh hình tròn, hình bầu dục… và cả hiệu ứng 3D để tạo ra những chiếc lá, cánh hoa vô cùng sống động làm người xem ngẩn ngơ.
Nhiều loại kính màu sắc rực rỡ có khả năng biến hoá, có loại phải dùng đến vàng ròng hoặc các loại quặng quý hiếm để luyện thành. Đó chính là bí quyết và cũng là nguyên nhân để tạo nên sự thành công và tiếng tăm của Tiffany và những chiếc đèn bất hủ của ông. Đáng tiếc, đến nay có rất nhiều công thức và kỹ năng làm kính Tiffany thất truyền nên có những loại kính không còn trên thị trường.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104150759_IMG_1654.jpg
*Khi còn sống Tiffany đã phát minh khoảng 500 chủng loại kính màu khác nhau *
Khi còn sống Tiffany đã phát minh khoảng 500 chủng loại kính màu khác nhau (nay đã thất truyền gần hơn 50%). Chúng khác nhau ở sự tổ hợp các hiệu ứng ánh sáng khác nhau, độ chuyển tiếp màu sắc khác nhau, độ trong suốt khác nhau và bề mặt khác nhau… Nhưng về bản chất, các hiệu ứng của kính màu Tiffany không phải nằm ở bề mặt mà nằm ngay bên trong kính nên chúng có khả năng tạo sự biến ảo về màu sắc, độ sáng tối khác nhau ở những góc nhìn và độ khúc xạ ánh sáng khác nhau.
Dòng kính màu truyền thống trước Tiffany, chủ yếu được áp dụng trong các cụm kiến trúc độc đáo nhất của nhà thờ Thiên chúa giáo, vốn chủ yếu là sử dụng kính màu đơn sắc, trong suốt được quét một lớp màu sơn trong suốt rồi nung nhẹ lửa để bảo quản lâu dài.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104150852_IMG_1599.jpg](‘http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104150852_IMG_1599.jpg’)
Chỉ cần điều chỉnh độ sáng và góc nhìn là chiếc chao đèn đã khác hẳn.

Còn màu sắc của dòng kính Tiffany lại được tạo nên bởi quặng hữu cơ trong quá tình luyện chảy silicat và sau đó được pha trộn chế biến theo các tổ hợp màu sắc để tạo thành kính nghệ thuật. Bản chất màu sắc của kính màu Tiffany là nằm trong từng phân tử của kính, rất tinh khiết, vĩnh viễn chứ không ở trên bề mặt như kính màu truyền thống. Nhờ độ phức tạp của các quá trình pha trộn đặc biệt giữa các tổ hợp màu sắc và độ tinh khiết cao nên chúng cho độ khúc xạ rất nhạy để đem lại các hiệu ứng ánh sáng vô cùng đặc sắc và tinh tế.
Một chiếc cửa sổ được làm bằng kính màu Tiffany có thể cho các cảm xúc hoàn toàn khác nhau trong thời tiết khác nhau, tranh kính hoàn toàn khác nhau giữa buổi ban mai và lúc hoàng hôn, giữa tiết trời trong xanh và trong một ngày ảm đạm. Bởi vậy những bức tranh hoặc những chiếc đèn làm bằng kính màu Tiffany là những tác phẩm tạo hình biết nói, biết biểu cảm. Nghệ thuật kính màu Tiffany là độc nhất vô nhị và vô cùng quý giá là vì thế.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104145840_IMG_1594.jpg](‘http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104145840_IMG_1594.jpg’)
*Chân đèn Tiffany chủ yếu làm từ đồng với một công nghệ xử lý đặc biệt. *

Khi chân đèn cũng có thể trở thành kiệt tác nghệ thuật
Chân đèn Tiffany tất cũng đặc thù vì chúng được Tiffany Studio chế ra để phục vụ cho những chiếc chao đèn kính màu Tiffany. Tiffany sáng tạo trên 200 loại chân đèn khác nhau và mỗi chiếc đều có một vẻ đẹp riêng, xứng đáng được coi là những tác phẩm nghệ thuật.
Chân đèn Tiffany thường rất nặng, ví dụ chân đèn Zinnia (Khóm Cúc dại), chỉ cao 60 cm mà trọng lượng lên đến trên 40 kg. Tuyệt đại đa số chúng được làm bằng đồng, một số kết hợp với thuỷ tinh và thường được hoàn thiện bằng một lớp bề mặt mang màu sắc thời gian nhờ công nghệ đặc biệt (patina) của riêng Tiffany. Chúng được chế tác vô cùng tỉ mỉ, thường có dáng dấp và đường nét rất lạ lùng khác với phong cách truyền thống.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104144518_IMG_1499.jpg
*Có những chiếc chân đèn nặng tới 40kg. *
Cũng như những chiếc chao đèn, tất cả các chân đèn Tiffany đều chối bỏ các quy ước mỹ thuật cổ điển và mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa Tân Hiện đại (Art Nouveau). Tuy giá trị không cao bằng những chiếc chao đèn (thường chiếm 1/10 giá trị của mỗi chiếc đèn) nhưng chúng đều được coi là những kiệt tác nghệ thuật hoàn hảo.
Ngày nay người ta chỉ phục chế được khoảng 1/5 mẫu mã ở mức độ tương đối chuẩn xác các loại chân đèn của Tiffany với mục đích chủ yếu là cung cấp cho những người chơi đèn và các bảo tàng. Tuy là phiên bản nhưng giá của mỗi chiếc chân đèn phiên bản ấy cũng được tính bằng nhiều nghìn đô la, thậm chí có cái lên đến hàng chục nghìn đô la và phải mất cả năm trời chờ đợi để có được chúng.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104145822_IMG_1566.jpg
Có những chiếc chân đèn lên đến hàng chục ngàn đô la.

Kết quả của con đường sáng tạo độc nhất vô nhị
Không phải ai cũng biết rằng Tiffany vốn là một người rất trọng tình bạn, là người cha có đàn con đông đúc và thích xum vầy tổ ấm gia đình. Ông là người dễ gần, thích vui vẻ, có cá tính và những sở thích khá kỳ cục.
Có lẽ do cá tính bướng bỉnh nên ông đã từ bỏ thừa hưởng cả một cơ nghiệp kinh doanh phát đạt vào bậc nhất nước Mỹ của cha ông. Không thích giống ai, trong công việc ông luôn luôn tự thách đố mình để sao cho các tác phẩm nghệ thuật của mình khác hẳn của các nghệ sĩ đương thời, thậm chí nghĩ đủ mọi cách để không ai bắt chước được mình.
Cuối thế kỷ 19 là giai đoạn nền kinh tế Mỹ hưng thịnh chưa từng có, tầng lớp chủ giàu có xuất hiện nhan nhản. Họ tìm mọi cách để khoe của, để phô trương thanh thế và lối sống xa hoa. Các nghệ sĩ làm ăn khấm khá và trở thành một tầng lớp giàu có vì chạy theo phụng sự gu thẩm mỹ của giới trọc phú. Các motive cung đình Ai Cập, La Mã, triều đại Roman, Victoria và các hoạ tiết rắc rối cầu kỳ của nghệ thuật Baroque trở nên hưng thịnh ở Hoa Kỳ vào giai đoạn này.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/06/09/20111106094228_IMG_1576.jpg*
Một chiếc chân đèn có thể dùng cho nhiều chao đèn khác nhau.*

Nhưng Tiffany, với sự nhạy bén của một nghệ sĩ tầm cỡ, ông đã sớm chối bỏ con đường mòn đó. Ông bỏ luôn hàng trăm hợp đồng trang trí tranh kính nhà thờ và các lâu đài đang mọc lên nhan nhản để đi tìm cho mình một chân trời riêng: Thiên nhiên. Bị ảnh hưởng sâu sắc dòng nghệ thuật cách tân của châu Âu, ông đã dành nhiều năm tháng để đi vào thiên nhiên, cỏ hoa và cây cối. Và cuối cùng ông đã tìm được con đường riêng, cho trường phái nghệ thuật riêng của mình: Trường phái Thiên nhiên mộc mạc và thân thiện với con người. Có lẽ ông cũng không ngờ được đó cũng là con đường duy nhất đã làm cho các tác phẩm của ông trở thành bất hủ về giá trị về nghệ thuật, làm chúng trở thành bát tử trong kho tàng văn hoá nhân loại.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104151449_IMG_16752.jpg](‘http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104151449_IMG_16752.jpg’)
Trên 90% số chao đèn do Tiffany Stuido New York làm ra mang hình ảnh và tên cây cỏ, con vật. *
Lúc bấy giờ, trong khi các hãng làm tranh kính và làm đèn kính màu ở Mỹ đua nhau cho ra những chiếc chao đèn, chân đèn vô cùng phức tạp, rắc rối mang dấu ấn của các nền văn hoá quá khứ rồi được gắn những cái tên rất “hoành tráng” như “Đèn Hoàng Gia”, “Đèn Cung đình”, “Đèn Victorian 1,2,3…”, “Roman 1,2,3…” thì Tiffany lại bình thản cho xuất hiện những chiếc chao đèn vô cùng tinh xảo bằng thứ kính do chính ông chế ra, nhưng lại mang những chủ đề và những cái tên rất giản dị, thân thiện và đời thường. Trên 90% số chao đèn do Tiffany Stuido New York làm ra mang hình ảnh và tên cây cỏ và con vật như: Khóm hoa Cúc, Hoa Thuỷ tiên, Hoa Mộc Lan, Hoa Anh túc, Hoa Kim tước, Hoa Sen, Hoa Súng, Sen cạn, Hoa Loa kèn, Khóm Hồng, Cây Đậu tía, Cây táo nở hoa, Hoa Anh túc, Cây trúc… và thậm chí là Bắp cải, Hoa quả tứ quý… Chao đèn hình con nhện, Mạng nhện và cây táo, Bươm bướm… Nhưng nổi tiếng và phổ biến nhất các loại chao đèn mang đề tài Chuồn chuồn.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104151701_IMG_1495.jpg](‘http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104151701_IMG_1495.jpg’)

Phổ biến nhất vẫn là đèn Chuồn chuồn.*

Trong quá tình tìm tòi và sáng tác chính Tiffany phải công nhận là ông đã tìm được rất nhiều điều thú vị trong các motive Phương Đông, đặc biệt là nghệ thuật tạo hình Nhật Bản. Các chủ đề cây cỏ của ông, điển hình là Chuồn chuồn, Bươm bướm và tre trúc in đậm dấu ấn tranh khắc gỗ Nhật Bản.
Còn về chân đèn, đi ngược với các loại chân đèn “Đế chế”, “La mã”, “Napoleon 1,2,3…” phủ đầy vàng bạc và đá quý mà đa số các nhà kỹ nghệ đương thời đang làm, Tiffany cho ra đời loại chân đèn bằng đồng và hoan thiện bằng tone màu gỉ xanh hơi nâu của đồng. Chúng có hình thù vô cùng mới mẻ, luôn làm những người mua đèn phải ngẩn ngơ khâm phục vì vẻ sinh động độc đáo, dáng hình tao nhã khác thường của chúng. Giống với những chiếc chao đèn có tên mộc mạc, chúng là những chân đèn mang tên Củ hành, Quả Dứa, Cái Chum, Cái đôn Tàu, Lùm Cúc dại, Lúa mạch, Cá, Chuồn chuồn…
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104151608_IMG_1658.jpg](‘http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104151608_IMG_1658.jpg’)
Chiếc chao đèn đều được làm hoàn toàn thủ công.

Điều đáng nói là tuy chỉ là Chao Chuồn chuồn, Hoa Súng, Bắp cải… còn chân đèn thì Củ hành, Quả dứa… Nhưng ngay lúc đó do được thị trường quá hâm mộ, và đến nay cũng như vậy, nên giá của mỗi chiếc chân đèn và chao đèn của Tiffany đã đắt hơn các cây đèn giát vàng dát bạc “Hoàng gia”, “Cung đình” kia hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.
Ngày nay, trong khi những chiếc đèn cổ của Tiffany được đấu giá tính bằng triệu đô la thì những chiếc đèn “Hoàng gia” dát đầy vàng bạc cùng thời với đèn Tiffany chỉ được đấu giá với giá vài chục ngàn, thậm chí vài ngàn đô la. Vào mùa Xuân 2007, eBay đã rao bán đấu giá một chiếc chân đèn Tiffany cỡ nhỏ cao khoảng 35 cm với giá khởi điểm chỉ dưới 1.000 đô la nhưng bước sang ngày thứ 9 nó đã được mua với cái giá khá bất ngờ: 81.000 đô la! Năm 2008 một chiếc chân đèn hiếm hoi còn lại mang tên “Cái đôn Tàu” đã được bán đấu giá trên chợ điện tử eBay với giá 97.000 đô la (trương đương 2 tỷ VNĐ). Nhưng các nhà chuyên môn cho rằng nếu người sở hữu chiếc chân đèn ấy chịu khó đem đấu giá ở Christie’s chắc chắn nó sẽ tìm được những người chủ đích thực sẵn sàng mua với giá nửa triệu đô la!
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104151955_IMG_1619.jpg
Có những chiếc đèn đáng giá cả một gia tài.

Nhưng điều thú vị nhất thể hiện tính cách độc đáo của Tiffany chính là những chi tiết bí hiểm nằm trong cấu trúc của những chiếc chân đèn và chao đèn của Tiffany. Một người sưu tầm đèn Việt Nam đã may mắn mua được một chiếc chân đèn Cái Đôn Tàu của chính hãng Tiffany với một cái giá khá may mắn. Trong khi bán tin bán nghi, ông đã cho đi làm thêm một chi tiết nhỏ để nâng cao một bộ phận cho phù hợp với kích thước chiếc chao đèn của ông. Không ngờ sau khi chạy vạy nhờ vả khắp các xưởng cơ khí ở Hà Nội, cuối cùng ông đành phải bó tay. Các kỹ sư cơ khí Hà Nội cho biết cái tất cả các chi tiết của cái chân đèn kia đã được người ta cố tình làm ra bằng những loại thiết bị có tiêu chuẩn riêng, độc nhất và chẳng theo chuẩn mực cơ khí nào của thế giới nên không thể thay thế hoặc thêm thắt. Đó chính là tính cách của Tiffany !
Có lẽ tính cách độc đáo đó của Tiffany đã làm nên sự thành công phi thường mà chính một người vĩ đại như Steve Jobs cũng phải kính cẩn ngưỡng mộ.

Theo Vietnamnet - phần 3

Thêm nữa là nó khá đắt, so với hàng công nghệ bây giờ thì đây là hãng đèn khá bảo thủ. Chắc tương lai sẽ rất khó khăn

Em xin phép up nốt bài cuối trên báo Vietnamnet

[size=7]Nhà sưu tầm ẩn sau chiếc đèn có một không hai[/size]

http://img.vietnamnet.vn/logo.gif- Ông giao ước: Có thể viết bất cứ điều gì về cây đèn Tiffany để nhiều người có thể có thêm thông tin về nghệ thuật kính màu nhưng tuyệt nhiên không được nhắc đến tên cũng như đưa hình ông lên mặt báo.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104152314_IMG_1682.jpg](‘http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104152314_IMG_1682.jpg’)
Căn phòng phủ đầy đèn Tiffany.


Thế giới của màu sắc và những câu chuyện cổ tích
Câu chuyện xoay quanh những chiếc đèn kính màu Tiffany huyền ảo dường như không bao giờ có hồi kết bởi ngay ở Việt Nam, ngày càng có thêm nhiều người biết và sở hữu những cây đèn Tiffany. Có thể, chính sự bí ẩn của những cây đèn đã quy định luôn cả tính cách của những người sở hữu chúng. Họ chơi âm thầm, ngắm đèn âm thầm, hưởng thụ và chia sẻ với nhau niềm đam mê dành cho những chiếc chao đèn kính màu mê hoặc dù chỉ bằng ánh mắt mà chẳng cần phải nói ra nhiều lý lẽ. Và tuyệt nhiên, trong số những người chơi đèn Tiffany thực sự ở VN, dù biết đến nhau, nhưng không bao giờ họ chịu xuất hiện trên mặt báo.
Nếu bạn xin được đến nhà chỉ để ngồi ngắm những cây đèn của họ thì có thể được chấp nhận nhưng việc thuyết phục chủ nhân cho chụp hình những chiếc chao đèn Tiffany của họ để đưa lên mặt báo thì không phải là chuyện đơn giản. Việc “moi” những thông tin về giá trị thực của những chiếc đèn lại càng khó hơn bởi chủ nhân của chúng thường không có nhu cầu chia sẻ điều này. Đơn giản là họ muốn giữ gìn những giá trị tinh thần thuần khiết cho những vật phẩm yêu mến của họ.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104152404_IMG_15691.jpg
Chiếc đèn ông ưu ái để trên chiếc bàn tiếp khách giữa phòng có màu sắc dịu nhẹ.

Lần thứ ba được ông, nhân vật được coi là người sở hữu bộ đèn Tiffany phiên bản hoành tráng số 1 hiện nay ở Việt Nam, mời đến nhà ngắm đèn, đối với tôi đây quả thực là một món quà tinh thần quý giá. Lần nào đến nhà ông, được đắm mình trong không gian ngập tràn màu sắc lung linh, toả ra thứ ánh sáng bình yên và ấm áp cũng mang đến cho chúng tôi những cảm xúc đặc biệt. Đèn Tiffany luôn khiến người ta có cảm giác rụt rè chính bởi sự quý phái thầm lặng toát ra từ chúng. Nhưng cảm giác ấy qua đi rất nhanh bởi người ngắm nó sẽ bị hút theo những gam màu sâu thẳm, sự biến ảo theo từng góc nhìn của mỗi chao đèn, hình dáng mỗi chao đèn, mỗi chân đèn đa dạng.
Lần nào cũng vậy, ông rất chiều chúng tôi, sẵn sàng bật sáng hầu hết các cây đèn trong căn phòng, dù thường ngày, khi ở một mình ông rất hiếm khi làm như thế. Đã hỏi đi hỏi lại nhiều lần nhưng chúng tôi khó mà nhớ cho thật chính xác tên của từng chiếc chao đèn. Vậy là ông lại trả lời tỉ mỉ từng chút một, sẵn sàng điều chỉnh độ sáng tối của những chiếc bóng đèn lắp bên trong, thậm chí còn xoay chao đèn và chỉ cho chúng tôi vẻ đẹp từ những góc ngắm khác nhau. Với ông, chia sẻ đam mê dành cho mỗi chiếc đèn với người khác, dù chưa chắc hiểu bằng ông, chưa chắc yêu và không thể có nhiều kỷ niệm với từng chiếc chao đèn như ông thì cũng là một cái thú.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104152459_IMG_1582.jpg
Tuy nhiên cũng có những chiếc chao khiến ông bị ám ảnh.

Trong căn nhà của ông nằm trên một con phố khá ồn ào, căn phòng chính dành cho những cây đèn Tiffany huyền ảo dường như tách hẳn khỏi thế giới thực. Nó làm cho người ta rơi vào cảm giác như đang sống ở một thế giới khác, một thế giới bình yên, an toàn và những câu chuyện cổ tích dang dở…

Đam mê quý tộc
Trong số 20 cây đèn Tiffany có quý trong bộ sưu tầm của ông, một “công trình” mà ông đã tích lũy và nuôi dưỡng tình yêu trong suốt nhiều năm, hầu hết đều gắn liền với những kỷ niệm đặc biệt và khó quên. Bởi ngoài một vài cây đèn cổ có giá trị đặc biệt được mua sẵn, số còn lại đều được ông đặt các nghệ nhân ở nước ngoài (chủ yếu là Mỹ) làm theo những cảm xúc và sở thích cá nhân.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104152606_IMG_1504.jpg
Nhiều vị khách nước ngoài bay sang Việt Nam chỉ để đến ngắm đèn của ông.

Tất nhiên những chiếc chao đèn này phải tuân thủ nghiêm ngặt mẫu thiết kế gốc của Tiffany nhưng màu sắc thì có thể biến đổi vì có muốn cũng không thể lặp lại được những cây đèn gốc. Sinh thời, bản thân Tiffany cũng không thể làm ra hai chiếc đèn giống hệt nhau cho dù cùng một mẫu thiết kế. Nhiều chiếc đèn của ông được đặt theo yêu cầu đặc biệt. Đó là ấn tượng từ một câu chuyện cổ tích gợi lại tuổi thơ, cái đem đến ấn tượng sâu thẳm của một đêm mùa Hạ nồng nàn, cái thì cho ấn tượng về tiết Thu se lạnh…
Quá trình đặt làm đèn có khi kéo dài nhiều tháng, có cái mất vài năm. Hàng trăm bức thư và tấm hình được trao đi đổi lại với nghệ nhân làm khi làm mỗi chiếc chao đèn. Đôi khi, để thống nhất được về kính và màu sắc cũng là cả một vấn đề. Bởi có những chiếc chao cần đến những miếng kính kết hợp màu trắng tinh khiết, đi kèm màu hồng, màu nho, xen vào đó là màu xanh mượt mà…

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104152652_IMG_1576.jpg
Quá trình đặt làm đèn có khi kéo dài nhiều tháng, có cái mất vài năm.

Và quan trọng nhất là miếng kính đó phải có độ chuyển tiếp màu sắc một cách tinh tế, hợp lý. Mặc dù màu sắc được phối rất rực rỡ nhưng nghệ thuật đèn Tiffany tối kỵ sự chuyển tiếp màu lộ liễu. Đây cũng là tiêu chuẩn để xếp hạng các nghệ nhân làm đèn. Quá trình làm đèn - đó luôn là thời gian chờ đợi hồi hộp với ông và chỉ đến khi tận mắt nhìn thấy cây đèn của mình, tận tay chạm vào nó, ông mới biết cây đèn đó có đạt yêu cầu, có đúng như những gì mà mình hình dung và mong muốn hay không.
Ông nói với tôi rằng ông thường chọn màu bóng đèn để chiếu sáng theo cảm xúc và hoàn cảnh. Mùa Hè - Nóng! Ông hay bật chiếc chao đèn Chuồn màu xanh thanh thiên nhẹ nhàng. Qua mùa Thu vào Đông ông lại đổi sang chiếc chao đèn Chuồn màu hổ phách rực rỡ. Có những chiếc chao đèn trong nhà khiến người xem có cảm giác bị ám ảnh đến nhức nhối nhưng cũng có những chiếc dù ngắm nghía hàng giờ mà vẫn cảm giác thư thái dễ chịu.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104152828_IMG_1603.jpg
Một chiếc chao đèn có thể ngắm hàng giờ mà không nhức mắt.

Có trong tay cả chục chiếc đèn không thể định hết giá nhưng ông vẫn nuôi hy vọng có cơ hội sẽ cố đặt làm một vài mẫu đèn Tiffany đẹp nhất. Để chuẩn bị cho một công tình xây dựng, hai năm qua ông đã đặt các nghệ nhân Mỹ thực hiện phiên bản của bức tranh kính màu Autumn Landscape nổi tiếng của Tiffany hiện đang nằm trong Metropolitan Museum of Art (MET), một trong những bảo tàng mỹ thuật lớn nhất của Mỹ đặt tại trung tâm Thành phố New York.
Ông quyết định chi tiền cho nghệ nhân bay từ Los Angeles tới New York nhiều lần chỉ để nghiên cứu trực tiếp đặc điểm của từng loại kính trước khi thực hiện. Tuy nhiên, Đây là một bức tranh kính mà đến nay gần như chưa có ai đặt làm lại nên công việc diễn ra chậm chạp, đầy thử thách. Bức tranh kinh này lớn khoảng 8 mét vuông, với hàng ngàn miếng kính hình thù phức tạp, sau 2 năm thực hiện, do các công đoạn sưu tầm kính và cắt kính quá khó khăn, Autumn Landscape vẫn chưa hứa hẹn ngày hoàn thiện.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104152807_IMG_1532.jpg
Những tác phẩm kính màu của Tiffany luôn có sức hút kỳ lạ.

Những chao đèn ám ảnh
Ông bảo ông bị ám ảnh ghê gớm bởi màu sắc của cây đèn “Hoa Mẫu đơn Tinh xảo” (Elaborate Peony), đặc biệt là họa tiết và sự biến hóa về sắc độ của nó. Mỗi lần đặt nó trước bản làm việc ông không tài nào tập trung được vì cứ 5 phút lại phải rời màn hình máy tính ra để ngắm nghía nó. Và lần nào cũng vậy, chiếc đèn này đều đem đến cho ông những cảm giác mới lạ. “Khi đó chúng không còn là đèn nữa mà là một cái gì đó rất ám ảnh. Nó gợi một ấn tượng nào đó vừa mơ hồ, vừa cụ thể về dáng dấp của Thiên Đường”, ông tâm sự.
Hoa Kim ngân là chiếc đèn ông đặc biệt thích thú. Nó được đặt ngay ở chiếc bàn tiếp khách chính giữa phòng. Điểm cuốn hút của cây đèn có kích thước bé nhỏ này không phải bởi độ rực rỡ mà chính bởi sự trầm tĩnh giản dị nhưng lại vô cùng gần gũi, ấm ấp. Đây là chiếc đèn đặc biệt bởi toàn bộ được làm bằng kính của Linns, một hãng kính đã ngừng hoạt động từ cách đây ba thập kỷ. Gam màu và cách chuyển tiếp giữa các tổ hợp màu trên mỗi miếng kính của Linns rất gần với cách pha màu của trường phái hội hoạ ấn tượng.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104154429_IMG_1572.jpg
Hoa Kim Ngân là chiếc đèn ông đặc biệt thích thú

Cái màu sắc le lói ở một điểm nào đó khó xác định trên một miếng kính bé nhỏ kia đang tạo cảm giác có luồng ánh sáng nhẹ nhàng đi qua. Chỉ đôi miếng có màu tương phản, thế là đủ, nếu không sẽ tạo cảm giác nhức nhối. Thực tế có nhiều nghệ nhân nổi tiếng đã thử sức với chiếc chao đèn nhỏ, chỉ có 275 miếng kính này nhưng đã thất bại - hoặc là quá phô trương loè loẹt, hoặc nhem nhuốc.
Chiếc chao đèn Hoa Mẫu đơn giống với phiên bản cây đèn nổi tiếng từng thuộc sở hữu của nữ diễn viên Barbra Streissand cũng là chiếc đèn ông thích. Không phải vì nó có nhiều màu và đắt tiền mà vì gam màu chủ đạo rất nhẹ nhàng, duyên dáng. Ông nói nó giống một cô gái dịu dàng đang ở độ tuổi thanh xuân. Chiếc đèn Mạng nhện ông để ở một góc khuất trong nhà dù ít được người lạ để mắt tới nhưng lại là chiếc đèn ông dành nhiều tình cảm “bởi nó cổ tích, già cỗi, có dấu ấn về thời gian, bí hiểm nhưng rất lành”.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104154540_IMG_1619.jpg
Ông rất kiệm lời khi đề cập đến chuyện tiền bạc của mỗi chiếc đèn

Ông rất kiệm lời khi đề cập đến chuyện tiền bạc của mỗi chiếc đèn. Ông cho rằng đó là câu chuyện phù phiếm, người yêu nghệ thuật nên biết cách bỏ qua. Nhưng khi nói về nghệ thuật, đặc biệt về nghệ thuật kính màu của Tiffany thì ông lại sôi nổi. Ông nói, nghệ thuật kính màu là một mảng nghệ thuật khá đặc biệt của nhân loại, có lịch sử hàng nghìn năm.
Nghệ thuật kính màu của Tiffany là đỉnh cao nhất của nghệ thuật kính màu thế giới, nhưng đáng tiếc nó đang mai một. Hiện nay cả thế giới số nghệ nhân có đủ trình độ làm ra những chiếc đèn Tiffany đạt chất lượng bảo tàng chỉ còn không đủ đếm trên đầu ngón tay. Nguồn kính đẹp lại càng khan hiếm, hàng trăm mẫu kính làm theo công thức và kỹ nghệ pha màu của Tiffany đã vĩnh viễn ra đi cùng với sự ra đi của các nghệ nhân lão thành có kinh nghiệm và tay nghề. Chia sẻ với chúng tôi, ông nói luôn mong muốn ở Việt Nam sẽ có được một bộ sưu tầm nghệ thuật kính màu ra trò trống để làm phong phú thêm đời sống văn hoá của người Việt Nam, qua đó giúp mọi người có thêm điều kiện mở mang cảm xúc và biết nhìn ra thế giới rộng lớn để học hỏi.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104154611_IMG_1600.jpg
Một kiệt tác nghệ thuật thực sự!

Một số người sưu tầm nước ngoài biết ông sở hữu bộ sưu tập đèn Tiffany đẹp và độc đáo đã bay sang Việt Nam và xin đến gặp ông chỉ để… ngắm đèn. Cách đây không lâu đã có một cặp vợ chồng người Úc và hai người Malaysia đã sang Việt Nam và dành 4 tối liền xin được đến nhà ông và ngồi đến nửa đêm chỉ để xem đèn. Họ mê đến độ đứng lên đi lấy nước uống cũng phải ngoái lại nhìn đèn, nói chuyện với nhau mà mắt vẫn không rời khỏi những chiếc đèn Tiffany.
Ông bảo ngắm đèn cũng là một cách để cân bằng bản thân với cuộc sống. Ông cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi về đến nhà, được gặp lại những chiếc đèn thân thiết “biết nói và biết chia sẻ” của ông. Đèn Tiffany, theo ông, dù công năng vốn dĩ là dùng để chiếu sáng, nhưng đó không phải chỉ là phương tiện chiếu sáng. Nó là phẩm vật đẹp đẽ do bàn tay con người làm ra, nhưng không chỉ là những món đồ dùng trang trí nội thất hoặc để khoe khoang trưng diện. Đó là một phương tiện rất hữu ích giúp ta xoa dịu và trở về với chính mình…

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/11/04/15/20111104154645_IMG_1666.jpg
Những miếng kính nổi được làm hết sức cầu kỳ.

Còn những nghệ nhân từng có duyên làm đèn cho ông - họ khá đặc biệt. Họ cũng miệt mài thấp thỏm từ lúc nhận lời làm chao đèn cho ông, cho đến ngày nó xuất hiện ở VN. Một số người đang ao ước sẽ có ngày được đến VN để nhìn lại những tác phẩm do mình làm ra. Họ gọi chúng là “baby”, là những đứa con tinh thần của họ. Và ông nói nhất định ông sẽ mời họ sang thăm Việt Nam như một sự đáp tạ. Sự đáp tạ và niềm đam mê này có lẽ chỉ có những người yêu nghệ thuật kính màu và yêu đèn Tiffany mới có thể chia sẻ được.

Theo Vietnamnet - phần 4 - hết