Post Processing Workflow - Quy trình chỉnh sửa ảnh sau khi chụp

Bài viết này tóm tắt các bước QUAN TRỌNG NHẤT trong công đoạn chỉnh sửa (hay còn gọi là “post-processing workflow”) ảnh số. Không nhất thiết yêu cầu bạn phải theo một cách rập khuôn tất cả các bước với mọi loại ảnh bạn chụp được, nhưng các công đoạn này vừa là gợi ý vừa là tham khảo để giúp bạn tạo ra một bức ảnh hoàn toàn khác biệt.

[ATTACH]414735.vB[/ATTACH]
Ảnh trước khi xử lý

[ATTACH]414736.vB[/ATTACH]
Ảnh sau khi xử lý

Tổng quan: 10 bước quan trọng nhất trong PP (Post Processing)

Sau đây là trình tự 10 bước nên áp dụng tuần tự:

  1. Điều chỉnh cân bằng trắng - Điều chỉnh nhiệt độ màu và sắc thái của hình ảnh
  2. Điều chỉnh phơi sáng - Bù phơi sáng, phục hồi các vùng sáng tối
  3. Giảm nhiễu - Trong quá trình xử lý file RAW hoặc dùng các phần mềm khác
  4. Chỉnh sửa biến dạng do lens - Chỉnh biến dạng, quang sai nếu có trong ảnh
  5. Làm chi tiết - Nâng cao độ sắc nét và tương phản cục bộ
  6. Điều chỉnh tương phản - Sử dụng các công cụ Levels và Curves
  7. Đóng khung - Nếu phải cắt khung ảnh theo nhu cầu
  8. Lọc - Điều chỉnh màu sắc và nâng cao chọn lọc
  9. Thay đổi kích thước - Tuỳ theo nhu cầu sử dụng trên web, máy tính hay in ảnh
  10. Xuất ảnh - Tuỳ chỉnh kết quả hình ảnh cuối cùng

10 bước trên là phổ biến nhất và áp dụng được trên các phần mềm xử lý ảnh. Nếu bạn chụp ảnh ở định dạng RAW](‘http://handheld.vn/content/3523-Tim-hieu-dinh-dang-RAW-Tai-sao-nen-dung-RAW’) (chúng tôi khuyên bạn nên chụp ở chế độ này), thì thứ tự các bước trên không quan trọng do các phần mềm xử lý RAW khá thông minh khi áp dụng các bước đó. Nếu không, thì trình tự trên khá là quan trọng, đặc biệt liên quan đến các bước làm sắc nét ảnh, làm giảm nhiễu, thay đổi kích thước. Vì thế hãy áp dụng các bước một cách cẩn thận, vì những thay đổi có thể khiến ảnh cuối cùng sẽ bị hiện tượng rạn ảnh, đặc biệt khi bạn chụp JPEG.

1. Điều chỉnh cân bằng trắng

Đơn giản khi chọn đúng cân bằng trắng sẽ làm màu sắc của hình ảnh được cải thiện rất nhiều. Cân bằng trắng không chính xác có thể làm hình ảnh có màu sắc bị chuyển đổi sang sắc thái khác, và có thể làm giảm đáng kể cả độ tương phản và độ bão hoà màu:
[ATTACH]414737.vB[/ATTACH]
White Balance sai
[ATTACH]414738.vB[/ATTACH]
White Balance sau khi chỉnh

[ATTACH]414739.vB[/ATTACH]
Điều chỉnh.

Đầu tiên điều chỉnh “temperature” trước, sau đó điều chỉnh “tint”. Điều chỉnh temperature liên quan đến độ ấm của ảnh, trong khi điều chỉnh tint liên quan đến sự thay đổi lượng màu magenta-green của ảnh.

Một số cảnh có thể khiến máy ảnh sai lầm trong cân bằng trắng trong khi đối tượng được chiếu sáng khá tốt. Hãy chú ý về cân bằng trắng khi chụp ở các thời điểm hoàng hôn, chụp với ánh sáng trong nhà và điều kiện thiếu sáng…

Các công cụ khác: Nếu có một đối tượng nào đó trong ảnh có màu xám trung tính, bạn có thể sử dụng công cụ có tên "white point dropper (hoặc tên có ý nghĩa tương tự) để tự động đặt khu vực đó làm cân bằng trắng để chuyển đổi màu sắc của các khu vực khác.

2. Điều chỉnh phơi sáng - Bù sáng & Khôi phục

Ở bước này giả định rằng bạn đã làm mọi thứ có thể để chụp được một bức ảnh phơi sáng tốt nhất. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn có thể đạt được.

[ATTACH]414740.vB[/ATTACH]
Under Exposure
Các vùng tối bị mất chi tiết được đánh dấu bằng màu xanh

[ATTACH]414741.vB[/ATTACH]
Exposure chuẩn
[ATTACH]414742.vB[/ATTACH]
Over Exposure
Các vùng highligh bị clip được đánh dấu bằng màu đỏ

May mắn là phơi sáng của ảnh có thể được tinh chỉnh lại bằng cách sử dụng công cụ “exposure conpensation”. Sau đây là một số tips cần chú ý:

  • Kiểm tra biểu đồ Histogram. Tham khảo các bài viết về Histogram chi tiết.
  • Xem toàn bộ ảnh trên màn hình để dễ dàng đánh giá phơi sáng. Cũng nên nhớ rằng không có tiêu chuẩn về phơi sáng đúng, vì thường phụ thuộc vào mục đích nghệ thuật của người chụp. Hãy tham khảo thêm bài viết về việc lựa chọn kỹ thuật phơi sáng để hiểu chi tiết hơn.
  • Chú ý đến các khu vực bị mất chi tiết: khu vực quá sáng hoặc quá tối. Nếu trong phần mềm hỗ trợ, có thể sử dụng các công cụ để khôi phục, chúng có tên: “fill light”, “recovery” hoặc “black point”.
  • Hạn chế. Tránh việc bù sáng quá nhiều, nếu bạn tăng phơi sáng quá nhiều, nhiễu trở nên tồi tệ hơn, nếu giảm phơi sáng quá thì lại làm mất highlight. Trong cả hai trường hợp, điều này có lẽ là ảnh bạn chụp gốc ban đầu chưa đạt yêu cầu, và tốt nhất là nên lựa ảnh khác.

3. Làm giảm nhiễu

Nếu ảnh được chụp ở ISO cao, thì có bước này có thể cải thiện rất nhiều chất lượng ảnh:
[ATTACH]414743.vB[/ATTACH]
Ảnh gốc bị nhiễu do ISO cao
[ATTACH]414744.vB[/ATTACH]
Ảnh đã được làm giảm nhiễu

[ATTACH]414745.vB[/ATTACH]
Ảnh được chụp ở ISO thấp

  • Thứ tự. Giảm nhiễu là bước rất hiệu quả và cần sử dụng trước bất cứ các bước chỉnh sửa nào khác (ngoại trừ hai bước 1 và 2 ở trên: điều chỉnh cân bằng trắng và phơi sáng).
  • Loại nhiễu. Nhiễu có khá nhiều loại; một số loại có thể dễ dàng loại bỏ, nhưng có một số loại không dễ dàng. May mắn là loại nhiễu do ISO cao là loại có thể dễ dàng giải quyết được.
  • Giảm nhiễu hoàn toàn khác với việc loại bỏ nhiễu. Loại bỏ nhiễu có thể khiến cho ảnh nhìn không được tự nhiên. Một ít nhiễu có khi lại là điều mong muốn có trong ảnh.
  • Phần mềm chuyên giảm nhiễu. Đối với các hình ảnh có vấn đề, việc sử dụng phần mềm chuyên dụng sẽ mang lại hiệu quả rất cao như: Neat Image, Noise Ninja, Grain Surgery…
  • Làm sắc nét. Việc làm giảm nhiễu thường đi cùng với việc làm sắc nét ảnh, do đó có thể kết hợp với bước làm chi tiết ảnh, nhưng cũng phải hài hoà vì làm sắc nét thường sẽ làm tăng nhiễu, nhưng làm giảm nhiễu thì lại giảm độ sắc nét.

4. Chỉnh sửa biến dạng do lens

Có ba kiểu biến dạng (nhưng chỉnh sửa được) phổ biến nhất do khiếm khuyết của ống kính:
[ATTACH]414746.vB[/ATTACH]
Vignetting
[ATTACH]414747.vB[/ATTACH]
Distortion
[ATTACH]414748.vB[/ATTACH]
Chromatic Aberration (CA)

  • Vignetting là khá phổ biến khi bạn chụp ở f-stop thấp (khẩu độ lớn), một số ống kính có thể dễ bị hiện tượng này hơn một số khác. Tuy nhiên, Vignetting cũng có tác dụng chuyển tập trung vào trung tâm của ảnh, và làm cho các cạnh ở khung ảnh thay đổi dần dần (không đột ngột). Chỉnh sửa vignetting có thể làm ảnh bị nhiễu ở các góc. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này là do các đối tượng vật lý (do lens hood hay filter) thì không thể sửa được.
  • Distortion (biến dạng) là khá phổ biến khi ảnh được chụp bằng ống kính góc rộng hoặc ống tele (hoặc do sử dụng ống zoom ở hai thái cực). Không nên cố gắng sửa lỗi này trừ khi nó quá rõ ràng, do có thể làm giảm độ phân giải ở góc và làm thanh đổi hình ảnh. Distortion nói chung là được chấp nhận khi chụp ảnh phong cảnh, nhưng không với ảnh kiến trúc.
  • Chromatic Aberration (CA - sai lạc về màu sắc) thường xảy ra khi ở f-stops nhỏ, gần các góc của hình ảnh và ở các khu vực có các chi tiết có độ tương phản cao.

Tuy nhiên, cần chú ý là không phải tất cả các kiểu CA có thể dễ dàng loại bỏ. Nếu CA không xuất hiện khi sử dụng các công cụ chuẩn, bạn có thể phải thử bằng cách khác. Ví dụ, với Lightroom hay Adobe Camera RAW có công cụ “fringing” có thể giúp làm giảm các loại CA (nhưng có thể làm giảm chi tiết ảnh).

5. Làm chi tiết: làm sắc nét, rõ ràng và tăng cường tương phản cục bộ

Mục đích của bước này là để làm sắc nét những chi tiết bị máy ảnh làm mềm đi do cảm biến và ống kính. Trong bước này phải hết sức cẩn thận vì có thể khiến cho hình ảnh trở nên tồi tệ hơn (do nhiễu, quang sai màu, .v.v.) Tuy nhiên, nếu làm đúng, bạn sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể về chất lượng hình ảnh.

[ATTACH]414749.vB[/ATTACH]
Ảnh chưa làm sắc nét
[ATTACH]414750.vB[/ATTACH]
Ảnh đã được làm sắc nét

Cần phải tìm hiểu thêm về độ sắc nét của ảnh và một số kỹ thuật để làm sắc nét và tăng cường độ tương phản cục bộ (chúng tôi sẽ bổ sung các kỹ thuật này trong các bài viết riêng).

6. Điều chỉnh độ tương phản: Sử dụng công cụ Levels & Curves

Hình ảnh được chụp dưới ánh sáng mặt trời hoặc gần một nguồn sáng trong nhà thường có tính tương phản thấp (nguyên nhân hàng đầu là do hiện tượng bị loé sáng của ống kính). Làm tăng cương độ tương phản để làm cho hình ảnh trở nên có chiều sâu, nhìn có cảm giác 3D hơn:
[ATTACH]414751.vB[/ATTACH]
Độ tương phản thấp
[ATTACH]414752.vB[/ATTACH]
Độ tương phản cao

Tuy nhiên, nếu tương phản quá lớn sẽ làm cho đối tượng nhìn không được thực tế, độ tương phản cao quá cũng làm cho màu sắc trở nên bão hoà hơn.

Cách sử dụng công cụ Levels và Curves chúng tôi sẽ bổ sung trong bài viết riêng.

7. Đóng khung: Điều chỉnh & Quay & Cắt

Phần lớn các bức ảnh được chụp có thể được nâng cao chất lượng đáng kể bằng cách đơn giản là crop lại. Không có một quy tắc cụ thể nào, nhưng có một nguyên tắc cơ bản có thể tham khảo để crop được khung ảnh đẹp: Quy tắc 1/3.

[ATTACH]414753.vB[/ATTACH]
Ảnh chưa crop
[ATTACH]414754.vB[/ATTACH]
Ảnh đã quay và crop

Bạn cũng có thể muốn crop hình ảnh để khớp chính xác với kích thước được in (ví dụ: 8x10 inches). Tỉ lệ bạn muốn cắt có thể được điều chỉnh trong phần mềm một cách chính xác và dễ dàng.

8. Lọc - Điều chỉnh màu sắc & Nâng cao chọn lọc
[ATTACH]414755.vB[/ATTACH]
Ảnh gốc bị bụi bẩn trên cảm biến
[ATTACH]414756.vB[/ATTACH]
Sau khi loại bỏ bụi bẩn

Bước này có thể nói là bao gồm các thể loại, nhưng các điều chỉnh điển hình bao gồm:

Màu sắc: Điều chỉnh độ bão hoà, khác biệt và các màu sắc khác. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết nếu cân bằng trắng, phơi sáng và độ tương phản đã được điều chỉnh đúng.

Chọn lọc nâng cao: Loại bỏ bụi, làm sắc nét (như là điều chỉnh màu sắc và hình ảnh của mắt người khi chụp chân dung), làm giảm nhiễu (như làm mượt bầu trời, làn da…). Một số công cụ quan trọng được dùng như: healing brush, clone tool, layer mask. Cần tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng các công cụ này trong phần mềm.

9. Thay đổi kích thước: Tăng kích thước khi in, giảm kích thước khi dùng trên máy tính/web

Khi bạn muốn thay đổi kích thước của hình ảnh, bạn sẽ phải thay đổi kích thước của tập tin (bằng cách sử dụng một quá trình gọi là nội suy hình ảnh). Thay đổi kích cỡ phụ thuộc vào việc bạn muốn nó lớn hơn hay nhỏ hơn.

Khi phóng ảnh lớn lớn hơn để in: Luôn luôn thực hiện phóng ảnh thay vì để cho máy ảnh làm việc này.

Khi thu ảnh nhỏ lại để dùng trên máy tính/web: Chú ý tránh các trường hợp xảy ra hiện tượng moiré như trong hình dưới.
[ATTACH]414757.vB[/ATTACH]
Ảnh gốc
[ATTACH]414758.vB[/ATTACH]
Ảnh thu nhỏ 50% - Xảy ra hiện tượng moiré

10. Xuất ảnh

Đây là bước chỉnh sửa cuối cùng. Các thiết lập ở đây phụ thuộc vào từng mục đích và từng thiết bị, nên cần phải xem xét dựa trên kích thước, kiểu và khoảng cách nhìn.

Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn từng loại trong các bài viết riêng.

Các chú ý khác

Sao lưu phiên bản backup. Một khi bạn đã chỉnh sửa xong, cần thiết phải sao sao lưu lại kết quả này, vì đó là kết quả của một quá trình chỉnh sửa tỉ mỉ, nhiều công đoạn từ hình ảnh ban đầu.

Điều chỉnh màn hình. Thời gian chỉnh sửa hình ảnh chỉ mang lại lợi ích nếu những gì bạn nhìn thấy trên màn hình là chính xác. Điều này tuyệt đối quan trọng, nên bạn cần kiểm tra và điều chỉnh lại gamma, độ sáng và độ tương phản của màn hình cho chuẩn xác.

Đây là một nội dung trong loạt bài viết cùng tìm hiểu và nâng cao trình độ chụp ảnh!

[RIGHT]handheld.vn lược dịch & biên tập[/RIGHT]

Có bác nào biết công đoạn thứ 3 làm thế nào khg? chỉ giúp em với ạ. Thanks.

Dạo này em bận dự án quá, lúc nào rảnh em sẽ làm thêm vài bài về các hạng mục trong workflow này! :slight_smile:

Món chỉnh sửa ảnh này, anh nào rành photoshop xử lý được hết các bác ạ!

Em cũng giống câu hỏi với bác Mèo Xây: chưa rõ các bước làm chi tiết trong Công đoạn thứ 3.

Em đang tập tành ps. Bác nào làm cái video up lên cho ae tham khảo thì tốt quá ạ. Trên youtube toàn hướng dẫn lẻ lẻ. Xem thì làm theo cũng được nhưng thấy phức tạp quá :frowning:

Nếu bác ko yêu cầu quá cao, bác có thể dùng lightroom cho tất cả các công đoạn này. Mục thứ 3 thì trong bảng công cụ của lightroom có thanh noise reduciton, kéo qua phải là giảm noise, tuy nhiên nếu quá đà sẽ làm hình bị bệt và mất chi tiết.

Bác nào có link down lightroom k có virút k, cho e xin với, thanks bác nhiều!!!

Đợt tới nghỉ việc phải ngâm cứu mới dc :smiley:

cảm ơn bác đã chia sẽ , rất hưu ích cho những người mời tham gia nhiếp ảnh như em .

Bác inbox e gửi cho ạ

Có bác nào chỉ cách làm từng công đoạn một thì tốt quá :smiley:

Bài rất hay. Bác chủ sẵn làm luôn 1 topic photoshop cơ bản luôn cho anh em thực hành.