Ông Đào Văn Dư - Cây đại thụ trong làng đồng hồ Việt Nam

[size=5]Người “chỉnh thời gian” có 7 bằng diplome của Thuỵ Sỹ[/size]

**Ông Dư có lẽ là người thợ sửa đồng hồ duy nhất tại VN có trong tay 7 bằng diplome và được các hãng đồng hồ lớn mời sang làm việc.

**** Người thợ có nhiều bằng nước ngoài nhất!**

Ít người biết rằng ông Dư đã từng 2 lần tu nghiệp tại trung tâm đồng hồ quốc tế WOSTEF (năm 1980 và 1991) và đã có tới 7 bằng diplome của các hãng đồng hồ nổi tiếng của Thuỵ Sỹ từ Rado, Omega đến Longines… Ông Dư có lẽ là người thợ sửa đồng hồ duy nhất tại VN có trong tay 7 bằng diplome và được các hãng đồng hồ lớn mời sang làm việc. Có được những tấm bằng diplome, những chứng chỉ (certificate) công nhận tài năng của các hãng đồng hồ lớn có lịch sử hàng trăm năm cũng đủ để làm giấy thông hành để ông có được một chỗ làm ưu đãi nhưng người thợ ấy đã không nắm lấy cơ hội ở lại Thuỵ Sỹ mà trở về VN để sửa 4-5 chiếc đồng hồ/ngày.

http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/ongDaoVanDu1_wm.jpg
Ông Đào Văn Dư

Sau hàng chục năm ông vẫn còn nhớ như in cảm giác về những chuyến đi Thuỵ Sỹ, vương quốc của những chiếc máy đếm thời gian. “Đó là một viện bảo tàng lớn mà tôi chưa từng thấy chỉ mở cửa một tuần/lần cho chuyên gia nước ngoài. Đây là nơi lưu giữ hầu như tất cả các loại đồng hồ tồn tại trong lịch sử nhân loại từ đồng hồ mặt trời, đồng hồ lửa, đồng hồ cát đến đồng hồ cơ…”.

Ông tâm sự rằng mình đã quá may mắn vì đã được sang Thuỵ Sỹ tu nghiệp hoàn chỉnh về đồng hồ. Trong tấm bằng công nhận của hãng Rado có viết “Ngài Dư đã chứng minh mình là chuyên gia hiểu tường tận về đồng hồ Rado”. Nội dung tương tự cũng được in trên những tấm bằng chứng nhận của Omega và Longines. Cho đến nay các hãng đồng hồ lớn vẫn chưa thể có mặt “đường đường chính chính” tại VN và rất nhiều hãng lớn vẫn thường xuyên đề nghị ông Dư làm đại lý nhưng vẫn chưa thực hiện được vì thiếu vốn, thiếu tư cách pháp nhân và mặt hàng này vẫn bị đánh thuế quá cao. Bây giờ ông chỉ mong muốn có thể mở một lớp đào tạo nghề cho những người tàn tật như đã từng thấy bên Thuỵ Sỹ nhưng tất cả mới chỉ là tương lai mà thôi.

Khi ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ đang lao đao vì sự đe doạ của điện thoại di động, khi những người sửa chữa đồng hồ ngày càng ít vì lợi nhuận thấp thì ông Dư vẫn một mực gắn bó với nó như là cái nghiệp trong đời. Cụ thân sinh của ông là một thợ sửa chữa đồng hồ lâu năm nên ngay từ nhỏ ông Dư đã làm quen với những kim ngắn, kim dài, bánh xe… Ngay từ nhỏ cụ thân sinh của ông Dư đã hướng con trai mình theo đuổi công việc này và cứ thế những chiếc đồng hồ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của ông Dư. 14 tuổi ông đã mày mò tự sửa chữa được những chiếc đồng hồ hỏng hóc đơn giản. Theo học ngành sư phạm một thời gian ông lại trở về với những chiếc đồng hồ.

Bây giờ các con của ông cũng theo nghề của bố như một nghề gia truyền, một cái nghiệp không thể thay đổi. Năm 1960, khi Nhà nước thành lập liên doanh đồng hồ đầu tiên, ông Dư đường hoàng trở thành một trong những nguời thợ trẻ nhất. Khi mới 24 tuổi người thợ ấy đã là trưởng phòng kỹ thuật ở bậc thợ rất cao, 5/7. Trước năm 1975 ông Dư còn tham gia dạy nghề sửa chữa đồng hồ cho hàng trăm người, thậm chí là là người sát hạch tay nghề và quản lý hệ thống thợ sửa đồng hồ tại trường kỹ thuật điện tử 55 Hàng Bông, HN.

Thời gian chiều thẳng đứng

http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/ongDaoVanDu2_wm.jpg

Cả đời gắn bó với đồng hồ

Người ta vẫn gọi đồng hồ là thứ lưu giữ thời gian chiều thẳng đứng và với những người sưu tập, sửa chữa đồng hồ thì có lẽ điều đó càng có ý nghĩa. Ông Dư còn nhớ như in cái thời hệ thống đồng hồ công cộng của HN hoạt động… “tậm tịt”. Những năm 1970, hệ thống đồng hồ công cộng của HN sử dụng chung đường dây với hệ thống đồng hồ bưu điện HN được lắp đặt sau năm 1975 do Trung quốc tài trợ.

Ông Dư vừa tham gia lắp đặt, kiểm tra kỹ thuật của chiếc đồng hồ Bưu Điện vừa phụ trách vấn đề kỹ thuật của hệ thống đồng hồ công cộng của HN đặt tại chợ Hàng Da, chợ Mơ, bách hoá Tổng hợp, chợ Đồng Xuân, chợ Long Biên, Ngã tư sở. Vì dùng chung đường dây với đồng hồ Bưu điện nên hệ thống đồng hồ công cộng trên luôn thay đổi giờ thất thường, lúc nào cũng phải đến chỉnh sửa lại. Thế nên mới có hiện tượng ở chợ hàng da có 3 đồng hồ quay mặt về 3 hướng với các giờ khác nhau. Vậy là hàng ngày ông Dư phải thường xuyên đi tuần để chỉnh kim cho đùng giờ.

http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/ongDaoVanDu3_wm.jpg

Một góc nhà ông Dư.

Ông bảo làm thợ sửa đồng hồ không chỉ cần có sự thông minh, sáng tạo, khéo tay mà còn cần sự am hiểu tường tận về kỹ thuật đồng hồ. Nhưng để trở thành một người thợ sửa đồng hồ giỏi người ta cần ít nhất 10 năm kiên trì học hỏi, thực hành và cả chút năng khiếu nữa. Trước đây những ngưòi thợ sửa đồng hồ chỉ học nhau qua kinh nghiệm và thực hành nhưng không phải ai cũng hiểu biết về nó. Ông Dư đã bỏ nhiều thời gian tìm tòi, lý giải những sự cố và rành đồng hồ đến nỗi dù đồng hồ loại nào, hỏng hóc khó đến mấy ông cũng sửa bằng được.

Đến giờ ông đã có trên 50 năm kinh nghiệm sửa chữa đồng hồ và chưa bao giờ chịu thua chiếc đồng hồ nào. “Về mặt nguyên lý thì sự cố nào cũng có nguyên nhân riêng của nó nhưng kiểu gi cũng sửa được, vấn đề chỉ là thời gian. Có chiếc mất mấy ngày, có khi mất vài tiếng là xong”. Chỉ có điều chẳng còn như xưa là bây giờ ít người đi sửa đồng hồ quá, tiền sửa bằng tiền mua mới thì người ta tính “vứt đi cho rảnh nợ”. Trước đây, có ngày ông Dư kiếm được số tiền bằng người ta đi làm nhà nước cả tháng, có ngày làm được tới 150 đồng còn bây giờ chỉ khi sửa những chiếc đồng hồ trị giá hàng ngàn, hàng chục ngàn USD thì may ra mới kiếm được vào chục USD, vài trăm USD.

http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/ongDaoVanDu13_wm.jpg

Không mấy ai biết rằng ông Dư còn là tác giả của những chiếc đồng hồ hẹn giờ cho quân đội VN trong kháng chiến chống Mỹ, được sử dụng lần đầu trong chiến dịch Mậu thân 68. Ông phải mày mò, sáng tạo thiết kế để có những chiếc đồng hồ hẹn giờ cho bom mìn trong suốt 5 năm trời từ (1967-72) và đã được trao huân chương chiến sĩ Mậu Thân 1968 cho dù không cầm súng chiến đấu trực tiếp…

http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/ongDaoVanDu10_wm.jpg http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/ongDaoVanDu11_wm.jpg http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/ongDaoVanDu4_wm.jpg http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/ongDaoVanDu6_wm.jpg http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/ongDaoVanDu8_wm.jpg

http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/ongDaoVanDu12_wm.jpg http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/ongDaoVanDu5_wm.jpg

http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/ongDaoVanDu7_wm.jpg http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/ongDaoVanDu9_wm.jpg

Hiện giờ bác Dư có bao nhiêu bằng thì em chịu do kô biết 2 năm nay bác có bổ sung thêm bằng hay kô :))

[size=5]“Phù thuỷ” thời gian Đào Văn Dư[/size]

Không phải nhà ảo thuật quyền năng, nhưng ông có thể “bắt” những chiếc đồng hồ phải theo ý mình, cho dù đó là những chiếc đồng hồ khó tính nhất… Người ta gọi ông là “phù thuỷ thời gian” một phần cũng vì lẽ đó.

Thoạt nhìn, không ai nghĩ ông là một “kỹ sư” đồng hồ, với 7 tấm bằng Diplome do 7 hãng đồng hồ nổi tiếng của Thuỵ Sỹ chứng nhận đồng thời là người góp phần không nhỏ trong công cuộc cải tiến kỹ thuật đồng hồ hẹn giờ cho bom, mìn và thuỷ lôi phục vụ tổng tiến công Mậu Thân 1968 và những năm tiếp theo ở chiến trường Miền nam. [size=3]Ông là Đào Văn Dư - một thợ sửa đồng hồ tại số 10 phố Hàng Phèn, Hà Nội.[/size]

Người Việt xuất sắc nhất

Ngay từ nhỏ, Đào Văn Dư đã tỏ ra hứng thú đặc biệt với những chiếc đồng hồ. Cụ thân sinh của ông cũng là một thợ sửa chữa đồng hồ có tiếng ở Miền Bắc những năm 30 của thế kỷ trước. Do tò mò và ham học hỏi, ông Dư đã theo bố làm thuê cho một tiệm sửa đồng hồ có tên là Vạn Sinh ở Hà Nội, qua đó làm quen với những kim ngắn, kim dài, bánh xe, quả lắc… những thứ cần thiết để có thể “khống chế được thời gian”. Năm 14 tuổi, ông đã mày mò tự sửa chữa được những chiếc đồng hồ đơn giản bị hư hỏng.

Năm 1956, ông heo học ngành sư phạm, ra trường, được bổ dụng làm hiệu trưởng một trường tại Quảng Xương, Thanh Hoá. Sau một thời gian, khoảng 1960, ông lại trở về với niềm đam mê đích thực: Là một anh thợ sửa đồng hồ. Lúc này, cả thế giới đồng hồ đã gần như “trong tầm tay” của người thợ trẻ. Ông có thể tự mình mày mò, sửa chữa được rất nhiều loại đồng hồ, cả cổ lẫn kim, cả đông lẫn tây.

Ông cho biết: “Lúc ấy, Nhà nước thành lập liên doanh đồng hồ đầu tiên, gọi là Đồng hồ Quốc doanh, tôi là một trong số ít những người thợ sửa đồng hồ trẻ của Miền Bắc được công nhận bậc thợ 5/7 - cao nhất thời bấy giờ”.

Năm 1975, Thuỵ Sỹ đã viên trợ cho Hà Nội (HN), xây dựng một trường Công nhân kỹ thuật chuyên đào tạo lắp ráp, sửa chữa đồng hồ. “Đây là một trong 20 trung tâm lớn nhất, hoàn chỉnh nhất của cả thế giới về lĩnh vực này” - ông Dư nhớ lại. Khi ấy, ông đã được bổ nhiệm làm trưởng phòng kỹ thuật - đào tạo của trung tâm này, tham gia đào tạo hàng trăm học viên, trong vòng 9-10 khoá học.

Những năm 1970, hệ thống đồng hồ công cộng của HN sử dụng chung đường dây với hệ thống đồng hồ bưu điện HN, được lắp đặt sau năm 1975 do Trung quốc tài trợ, thường xuyên gặp sự cố và hay bị lệch giờ, Ông Dư đã được cử tham gia lắp đặt, kiểm tra kỹ thuật của chiếc đồng hồ Bưu Điện vừa phụ trách vấn đề kỹ thuật của hệ thống đồng hồ công cộng của HN đặt tại chợ Hàng Da, chợ Mơ, bách hoá Tổng hợp, chợ Đồng Xuân, chợ Long Biên, Ngã tư sở.

Năm 1979, ông được Nhà nước và UBND thành phố Hà Nội cử đi tu nghiệp tại Thuỵ Sỹ về sữa chữa và lắp đặt đồng hồ. 10 năm sau đó, một lần nữa, ông lại sang Thuỵ Sỹ theo lời mời của Trung tâm bổ túc nghiệp vụ Quốc tế (WOS - TEP), tham gia các lớp học nâng cao về sửa chữa và bảo hành đồng hồ. Ông thực tập tại nhiều hãng đồng hồ tên tuổi như Rađo, Omega… Trong tấm bằng công nhận của hãng Rado có viết “Ngài Dư đã chứng minh mình là chuyên gia xuất sắc nhất và hiểu tường tận về đồng hồ Rado”.

Cũng trong 2 chuyến đi tu nghiệp này, Đoà Văn Dư đã được các hãng đồng hồ danh tiếng trên trao cho 7 bằng chứng nhận Diplome. “Đối với một người Việt Nam, đây là vinh dự này không dễ gì đạt được” - ông Dư tâm sự.

Bắt vũ khí tuân theo ý mình

Với trên 50 năm kinh nghiệm sửa chữa đồng hồ và trực tiếp đào tạo ra khoảng trên 500 người thợ sửa đồng hồ cho đất nước, nhưng chưa khi nào ông Dư lại thấy tự hào khi nhớ về quãng thời gian 68-72. Khi ấy cuộc chiến tranh do đế quốc Mĩ tiến hành tại Miền Nam Việt Nam đang đến hồi khốc liệt. Các đơn vị đặc công, biệt động của ta thường xuyên nhận nhiệm vụ luồn sâu, đánh địch ngay trong căn cứ của chúng. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để sau khi đặt mìn, rút lui an toàn rồi, mìn mới nổ, vừa đảm bảo bí mật, vừa tránh được thương vong cho bộ đội? Đây là một câu hỏi hóc búa và không dễ gì giải đáp. “Vừa may lúc ấy, ông Đào Văn Diện, cán bộ cao cấp của Bộ Quốc Phòng ta lúc bấy giờ, đã nghe đến tiếng của anh Dư, nên cho người tìm” – ông Thuận, một người bạn của ông Dư, cho biết.

Ông Dư nhớ lại: “Thú thật, khi ấy tôi rất hoang mang. Khi anh Diện gọi điện cho tôi, nói là có nhiệm vụ quan trọng, cần tôi làm, mặc dù chưa biết sự thể thế nào, nhưng tôi đã đồng ý”. Hoá ra, nhiệm vụ đặc biệt mà ông Dư đảm trách, chính là việc điều chỉnh lại những chiếc đồng hồ hẹn giờ, nhãn hiệu Poljot, do Liên Xô sản xuất, để gắn vào bom, mìn, thuỷ lôi, phục vụ chiến đấu.

“Đây là một công việc khó khăn. Vì tôi chỉ quen sửa đồng hồ cho người. Đã bao giờ chữa đồng hồ cho… bom đâu” – ông Dư thú thật. Sau một thời gian nỗ lực mày mò, nghiên cứu, thử nghiệm, những quả mìn hẹn giờ do ông Dư cải tạo đã lần lượt chuyển vào trận tuyến. Thành công ngoài sức tưởng tượng. Hầu hết những “sản phẩm” của ông đều đã phát huy tác dụng, giáng cho kẻ địch những đòn chí mạng. Trong suốt cả chiến dịch mậu thân 1968, đến những năm sau đó, hàng loạt các cơ sở quân sự, kinh tế quan trọng của Mĩ ở Miền Nam, như: Sân bay Biên Hoà, Đà Nẵng; kho xăng Liên Chiểu, Nhà Bè cùng hàng chục tàu chiến lớn nhỏ của địch bị đánh phá. Công đầu phải kể đến những quả mìn, thuỷ lôi hẹn giờ do Đào Văn Dư cải tiến. Chính nhờ chiến công này nên ông đã được Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam gửi lời khen ngợi: “Trong thời gian chống Mĩ, ông Dư đã có thành tích cải tiến sửa chữa một số phương tiện phục vụ cho chiến đấu giành thắng lợi”. Và ông còn vinh dự được nhận huy hiệu “Chiến sĩ Mậu Thân 1968”, dù cho ông cố thanh minh rằng ông không hề đi lính và cũng chưa từng đặt chân đến Sài Gòn.

“Thực ra đấy là một vinh dự lớn lao mà một người thợ sửa đồng hồ như tôi không bao giờ dám nghĩ đến. Giờ hồi tưởng lại tôi không khỏi tự hào. Ít ra cái nghề “cổ lỗ sỹ” này cũng đã làm được một cái gì cho Tổ quốc, cho nhân dân” - ông Dư nói như giải thích.

Ngoài ra, ông Dư còn đảm nhận công việc khôi phục đồng hồ cho những chiếc máy bay, những chiếc xe tăng mang “quốc tịch Hoa Kỳ”, đó là những “chiến lợi phẩm” ta thu được từ những trận đánh, bấy giờ cải tạo lại để phục vụ cách mạng, phục vụ chiến đấu.

“Sau này, dù công tác ở bộ phận nào, nhà máy đồng hồ, hay Trường Công nhân kỹ thuật, hay chỉ là một người thợ bình thường, tôi vẫn luôn tâm niệm rằng: Sống trên đời này, đừng bao giờ nghĩ đến công lao mình đã đóng góp cho xã hội. Hãy coi đó là trách nhiệm mình phải làm, nên làm. Hãy làm gì đó, ngay hôm nay… “, nói đến điều này, ông Dư bỗng trở nên tư lự. Khi được hỏi về mong muốn của mình, ông Dư không ngần ngại: “Mong muốn của tôi là được truyền lại những bí quyết của nghề cho lớp cháu con. Nếu Nhà nước mà mở được một trung tâm sửa chữa bảo hành đồng hồ dành cho những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn, tôi sẽ là người đầu tiên đứng ra chịu trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực”.

[size=5]Chuyện chưa biết về chiếc đồng hồ Bưu điện Hà Nội[/size]

**Đã gần 30 năm nay, chiếc đồng hồ trên nóc toà nhà Bưu điện Hà Nội hoạt động miệt mài không ngừng nghỉ; trở nên quen thuộc với người dân Thủ đô. Nhưng chiếc đồng hồ ấy được lắp đặt từ bao giờ? Vận hành ra sao? Vì sao đã gần 30 năm, chiếc đồng hồ vẫn chính xác từng phút? Không phải ai cũng biết được câu trả lời.

**http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/donghobuudienHaNoi1_wm.jpg

** Tiếng chuông chung cho cuộc sống**

Đi thu thập tư liệu về chiếc đồng hồ khổng lồ này, tôi tìm tới ông Đào Văn Dư ở số 10 Hàng Phèn. Ông Dư là bậc thầy về đồng hồ đất Hà thành bởi bề dày thành tích về nghiên cứu, sửa chữa đồng hồ. Ông là người thợ sửa đồng hồ duy nhất tại VN có trong tay 7 bằng diplome của các hãng đồng hồ Thụy Sĩ nổi tiếng thế giới như Rado, Omega, Longines…; từng được các hãng đồng hồ lớn mời sang Thụy Sĩ làm việc; chưa từng bị khuất phục trước bất cứ chiếc đồng hồ nào. Và điều quan trọng, ông là người tham gia lắp đặt, kiểm tra kỹ thuật của chiếc đồng hồ Bưu điện thời ấy.

Giờ thì người thợ từng 2 lần tu nghiệp tại trung tâm đồng hồ quốc tế WOSTEF (năm 1980 và 1991) đang mở cửa hàng sửa chữa đồng hồ ở số 10 Hàng Phèn. Căn phòng nhỏ lúc nào cũng ngập tràn tiếng chuông nhạc thánh thót phát ra từ hàng trăm chiếc đồng hồ lớn bé.

“Năm 1960, khi Nhà nước thành lập liên doanh đồng hồ đầu tiên, tôi trở thành một trong những người thợ trẻ nhất. Trước năm 1975, tôi dạy nghề sửa chữa đồng hồ cho hàng trăm người, thậm chí là người sát hạch tay nghề và quản lý hệ thống thợ sửa đồng hồ tại Trường Kỹ thuật điện tử 55 Hàng Bông, Hà Nội”, ông Dư bắt đầu câu chuyện.

Lúc ấy, Hà Nội rất khó khăn, chiếc đồng hồ không phải ai cũng có. Chiếc đồng hồ được lắp đặt trên tầng 5 của toà nhà Bưu điện Bờ Hồ là do Trung Quốc tặng. Thời đó, vị trí này gần như cao nhất Hà Nội. Nhưng đang làm thì chuyên gia Trung Quốc rút về. Lúc ấy, ông Nguyễn Minh Chí bắt đầu nhận nhiệm vụ Giám đốc Bưu điện Hà Nội cũng là người chỉ đạo lắp đặt hoàn thiện chiếc đồng hồ này.

Quốc khánh năm 1978 cũng là ngày chiếc đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện Hà Nội bên bờ Hồ Hoàn Kiếm ngân lên tiếng chuông đầu tiên. Hồi ấy xe ít, người thưa, tiếng chuông ngân nga vang khắp nơi, ở rất xa cũng nghe tiếng. Chiếc đồng hồ ra đời, tiếng chuông của nó đã trở thành tiếng chuông chung cho cuộc sống. Mỗi tiếng, chiếc đồng hồ gióng chuông một lần. Đặc biệt, mỗi thời khắc giao thừa, tất cả đều như nín lặng, nghe đồng hồ điểm từng hồi chuông thiêng liêng, đón chào năm mới.

http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/donghobuudienHaNoi2_wm.jpg

Để “tiếng chuông chung” ấy ngân nga đều nhịp theo đúng chu trình của nó, Bưu điện Hà Nội khi ấy đã phải thành lập một tổ mang tên Tổ đồng hồ, biên chế tới 12 người. Ông Dư là một trong số ấy.

Chiếc đồng hồ được sử dụng đồng bộ cùng một hệ thống đồng hồ công cộng khác đặt tại chợ Hàng Da, chợ Mơ, Bách hoá Tổng hợp, chợ Đồng Xuân, chợ Long Biên, Ngã Tư Sở. Vì dùng chung đường dây với đồng hồ Bưu điện nên hệ thống đồng hồ công cộng trên luôn thay đổi giờ thất thường, lúc nào cũng phải đến chỉnh sửa lại. Thế nên mới có hiện tượng 3 mặt ở chiếc đồng hồ ở chợ Hàng Da hiện… 3 giờ khác nhau. Thế là ngày nào những người như ông Dư cũng phải đạp xe đi tuần từng điểm đồng hồ công cộng, ghi lại những sai sót để chỉnh giờ cho đúng.

Những người thuộc Tổ đồng hồ năm xưa, giờ đã thành những ông già. Nhiều người không còn biết tin tức về nhau, thậm chí, có người đã định cư ở nước ngoài, nhưng trong họ, chiếc đồng hồ vẫn luôn là một ký ức sống động.

Chiếc đồng hồ vẫn hoạt động bền bỉ. Vì sao nó có thể hoạt động miệt mài ngần ấy năm tháng? Để vén bức màn bí mật này, tôi tìm đến Bưu điện Hà Nội.

Bí ẩn bên trong chiếc đồng hồ

Đối với những người thợ, đặc biệt là những người công tác trong Tổ đồng hồ năm xưa, thì chiếc đồng hồ chẳng có bí mật gì. Nhưng đối với nhiều người khác thì việc khám phá bên trong chiếc đồng hồ, không phải ai cũng có cơ hội.

Thật ra, chiếc đồng hồ là cả một hệ thống gồm 3 đồng hồ hoạt động tách biệt, cả ba được điều khiển từ một “đồng hồ mẹ” nằm ở tầng 1. Bốn mặt của đồng hồ là 4 dàn loa phóng thanh, tổng cộng có 16 chiếc. Tổ quản lý điện thuộc Văn phòng Bưu điện Hà Nội, ngoài nhiệm vụ cung ứng điện cho toàn bộ hệ thống tại 75 Đinh Tiên Hoàng, còn có nhiệm vụ duy trì sự sống của chiếc đồng hồ đã có tuổi thọ gần 30 năm kia.

http://i16.photobucket.com/albums/b3/vozmember/shopdongho/donghobuudienHaNoi3_wm.jpg

Hệ thống máy móc bên trong đồng hồ vẫn nguyên vẹn kể từ khi mới lắp đặt.

Căn phòng chứa “đồng hồ mẹ” rộng khoảng 30m2, bên trong đặt một tủ tăng âm, có chức năng khuếch đại âm thanh nhận từ bộ phận phát chuông, sau đó phát lên loa phóng thanh. Bên cạnh tủ tăng âm là tủ công chế, có chức năng điều chỉnh giờ, điều chỉnh chuông nhạc. Ngoài ra, chiếc “đồng hồ mẹ” điều khiển hoạt động của tháp đồng hồ được chuyển qua một tủ cảm biến truyền - nhận tín hiệu. Ở đây người ta cũng đặt một chiếc radio để có thể lấy lại giờ chuẩn theo giờ nhà đài.

Kể từ ngày lắp đặt hệ thống đồng hồ này, nhiệt độ trong căn phòng luôn phải duy trì ở mức dưới 27 độ C, bởi vì nếu nhiệt độ cao thì dễ gây cháy. Và nếu để xảy cháy thì hậu quả là khôn lường. Vì những lẽ đó nên cán bộ của Tổ điện luôn để mắt chú ý rất kỹ các hoạt động trong căn phòng.

Ông Phạm Ngọc Hoằng, cán bộ thuộc tổ quản lý điện cho biết: Chiếc đồng hồ vẫn duy trì hoạt động đúng như lúc lắp đặt. Trong quá trình sử dụng, duy chỉ có thay thế đáng kể nhất: anh em trong tổ điện đã thay mô tơ từ dòng điện 3 chiều thành dòng điện 1 chiều, để đảm bảo động cơ ổn định hơn.

Ông Hoằng nói: “Cái khó của những người duy trì hệ thống này là toàn bộ thiết bị đã cũ, không có đồ thay mới. Nhiều khi, anh em phải mày mò thay thế bằng linh kiện tự gia công chế tác, vì có những thứ không thể mua đâu được. Nhưng phải nói là chiếc đồng hồ này rất bền”.

Mỗi ngày, không kể mưa nắng, công nhân trong tổ trèo lên tháp đồng hồ kiểm tra hai lần. Tháp đồng hồ đặt trên diện tích khoảng 15m2. Lúc mát trời còn đỡ, khi nắng nóng thì trong tháp không khác nào cái lò nung. Ở đây, hai chiếc quạt trần quay hết công suất suốt đêm ngày. Ông Hoằng cho biết, đa phần những thiết bị trong lòng tháp vẫn nguyên vẹn kể từ khi lắp tới giờ.

Đã gần 30 năm trôi qua kể từ ngày lắp đặt, tiếng chuông đồng hồ Bưu điện vẫn vang lên mỗi ngày. Dẫu rằng tiếng chuông của nó nay đã bị tiếng dòng đời hối hả át đi, không còn vang như xưa, nhưng trong tâm trí của những người Hà Nội thời đó, hình ảnh chiếc đồng hồ trên nóc toà nhà Bưu điện Hà Nội mãi không phai mờ.

**Đây là thông tin về bác Dư . Đề nghị mọi người khi nói chuyện với bác phải tôn trọng chứ kô được chọc phá bác nhé :adore:

-Hai lần tu nghiệp tại trung tâm quốc tế WOSTEP

-Nhận 07 Bằng kỹ thuật của các hãng đồng hồ nổi tiếng tại Thụy Sĩ

-Thâm niên hành nghề trên 40 năm.

-Đào tạo trên 500 thợ kỹ thuật lành nghề trên toàn quốc.

NHẬN SỬA CHỮA:

-RADO - OMEGA - LONGINES…

-Các loại tự động, điện tử.

-Treo tường ODO

-Đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật.

Địa chỉ: 29 Hàng Phèn - Hà Nội.

ĐT: 04.9231109 **

Thông tin địa chỉ này đã lâu , nếu bác Dư có đổi địa chỉ thì mong các bác ngoài đó cập nhật rồi báo em edit :">

Bác Dư vẫn ở địa chỉ này, em vừa check xong. Mai qua thăm bác tí :):slight_smile:

Chúc Bác Dư luôn mạnh khỏe , sống lâu để chúng cháu Tự Hào và Học Hỏi thêm nhiều điều về đồng hồ :-bd:-bd:-bd

Những đồng hồ cao cấp như Rolex, Longines mà hư hay chạy không chính xác thì em thà mua cái mới chứ chọc ngoáy vào cảm giác mất zin thế nào ấy :slight_smile:

1 là mình đích thân chọc
2 là để thợ rành nghề chọc cho đúng kỹ thuật
3 là mua cái mới, đỡ phải chọc

Em cũng ko thích chọc nhưng mua đồng hồ Rolex mà để thợ chọc theo chuẩn Rolex thì cũng an lòng :))

Nếu thế còn cái cũ bác bán rẻ cho em nhé, đủ xiền là em múc ngay :smiley:

Địa chỉ: 29 Hàng Phèn - Hà Nội.

ĐT: 04.9231109

Call mấy lần xin gặp bác Dư để xin tư vấn mà k dc,chắc phải qua trực tiếp thui.

Chiều nay em vừa qua thăm bác tiệm sửa đồng hồ của Bác Dư xong, chụp vài cái ảnh kỷ niệm lúc bác đang tác nghiệp.
Số em mà là thợ sửa đồng hồ thì hay biết mấy :x

Em xin thông báo là bác Dư đã chuyển địa điểm đến phố Lý Nam Đế.
Địa chỉ cụ thể em chưa rõ nhưng thấy đồng chí tlgod báo rằng đến 81 Lý Nam Đế nhìn sang bên kia đường là địa chỉ mới

Người đặc công đánh giặc bằng… đồng hồ

Mời các bác đọc thêm ở đây nhé: http://antg.cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2010/8/73014.cand

[FONT=Times New Roman][size=3]Lâu lắm rồi, dễ cũng đến gần 3 năm nay, tôi mới gặp lại ông Dư. Ra tìm ông ở Cửa hàng Đồng hồ 29 Hàng Phèn, thấy cửa đóng im ỉm. Trên cánh cửa dán tờ thông báo chuyển địa điểm về 34 Lý Nam Đế. Ra phố nhà binh Lý Nam Đế, gặp con cháu ông đang chữa đồng hồ, bảo ông đã về nhà. Các cháu cho số máy di động, tôi gọi cho ông, và hẹn gặp nhau ngay buổi tối hôm ấy, ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng Bảy.[/size][/FONT]

Mấy bác máu me 'máy đếm thời gian" qua đó đàm đạo với bác Dư chắc cả ngày cũng không hết nhỉ :smiley: . tiếc là em ở Sg chứ ngoài Hn cũng ghé để học hỏi thêm ^^

hèn gì hôm trước đến chỗ 13 hàng phèn thấy 2 thợ 1 già 1 trẻ lạ hoắc !
Để bữa nào wa chỗ mới xem sao ^^

Xin đính chính lại địa chỉ của bác Dư ở đây nhé: http://antg.cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2010/8/73056.cand

[FONT=Times New Roman][size=3]“Ông cũng nhắc lại cho chính xác hơn, rằng cửa hàng đồng hồ của ông bây giờ ở số nhà 32L phố Lý Nam Đế, chứ không phải là số nhà 34. Còn cái ngõ nhà ông ở phố Thụy Khuê, bây giờ đánh số là 444 mới đúng.”[/size][/FONT]

Hix…Bây giờ mình mới biết Bác Đào Văn Dư là Đại cổ thụ thời gian trong làng đồng hồ Việt Nam…Được mở rộng tầm mắt, có dịp đi Hà Thành, mình sẽ thăm Bác một lần…

thảo nào hôm trước em qua chỗ bác Dư ở Hàng Phèn ( cũ) tìm mãi chẳng thấy quán nào có mỗi quán ở số 13 j đó… có ít dây quá,hjx… tiện đây cho e muốn thay dây đồng hồ sang màu đen hiệu INVICTA model 9819 .Bác nào biết chỉ em zùm! thankss

Mời bác qua cửa hàng Đình Văn 18 Phố Huế, Hà Nội hoặc chỉ cần gõ địa chỉ dongholienxo chấm cơm sẽ có nhiều lựa chọn dây “sang” như ý, có cả dây da cá sấu Nam Mỹ.

Bây giờ mới biết suốt ngày mình qua cửa của một con người đáng nể như thế; chắc hôm nào kiếm cớ vào thăm hỏi thôi :slight_smile: BIết đâu lại học mót được chút kiến thức