Nhà giàu tậu được ô tô sao lại tiếc... con lợn còi?

             **([Trái hay phải](http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/))-  Trong tình cảnh hết lãnh đạo Bộ Giao thông đến lãnh đạo Hà Nội lên  tiếng phàn nàn không hiểu vì sao người dân cứ cò kè tiếc rẻ tí tiền đóng  phí giao thông, thiết tưởng những người lâu nay phản đối cũng nên nghĩ  lại.

**
[TABLE=“class: image center, width: 400, align: center”]
[TR]
[TD]http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images659637_phi_1_1332315585.jpg
[/TD]
[/TR]
[TR]
[/TR]
[/TABLE]
Tuần trước, một Thứ trưởng Giao thông đã tung ra một phép ví von so sánh đầy thuyết phục về tính tình keo kiệt của dân ta, rằng bỏ dăm trăm nghìn mua thỏi son thì chẳng tiếc, đóng một trăm ngàn phí lại lớn tiếng kêu than. Lời nói chân tình ấy chưa kịp nguội, một lãnh đạo của Thủ đô tiếp tục lo trước cho thiên hạ rằng tiền đâu lắm thế mà mua ô tô, còn chuyện thu phí thì mới đề cập đến đã kêu ầm lên.

Quả thật là những tư tưởng lớn thường hay gặp nhau, phải nói hai vị trên đã thẳng thắn chỉ ra những hiện tượng mà bấy lâu nay xã hội luôn kịch liệt lên án nhưng chả ăn nhằm gì: một nhóm người bất chợt giàu sụ một cách mờ ám, trọc phú mới nổi thì tiêu tiền không gớm tay chẳng nghĩ gì đến đa số nhân dân lao động vẫn sống trong cảnh thanh bần.

Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở đấy, vì lý do khiến người ta phát ngôn là nằm ở vế sau, tức chuyện phí giao thông kia. Một vị khác, thẳng thắn hơn, nói thẳng ruột ngựa ra rằng xin mời cứ đi xe thoải mái, chúng tôi chỉ muốn thu phí thôi.

Đúng quá rồi, tự nguyện vui lòng nộp phí giao thông là văn minh, là vì cộng đồng, thậm chí có thể nói là ở các nước có IQ cao người ta đều nộp phí giao thông cả. Chưa kể, cái chuyện Việt Nam nằm trong nhóm các nước có thu nhập thấp đã lùi hẳn vào dĩ vãng như chuyện cổ tích rồi. Như cổ nhân thường dạy, nhà giàu tiếc gì con lợn còi, người dân có lẽ nên chắp tay, ngoảnh mặt về phía mặt đường mà vui lòng đóng phí thì hơn.

Hơn nữa, để phát huy tối đa tinh thần yêu nước, xả thân vì cộng đồng, và cũng là để lại chút phúc đức cho con cháu (nếu chẳng may đã trót kiếm tiền kiểu mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm), những người giàu nên mua càng nhiều ô tô càng tốt, số còn lại không giàu lắm thì phấn đấu mỗi người có dăm ba chiếc mô tô. Quan trọng gì việc xài hết được hay không, mua xe cốt là để được đóng phí cho đầy đủ kia mà.

Mà câu hỏi xe mua rồi để làm gì quả là thừa thãi, đi không hết thì đem gửi cái đám tổ lái đam mê tốc độ cũng được chứ sao. Nghe nói có nơi đã tính đến chuyện tiêu hủy ngay lập tức xe đua trái phép, nay mới té ngửa ra rằng biện pháp này quả có tầm nhìn xa trông rộng, tạo điều kiện cho người dân mua xe mới để được nộp phí luôn tay!

Chưa hết, tin đồn rằng đã có người cao hứng với việc nộp phí đến mức kiến nghị thu 10 năm một lần, riêng lần đầu thu ngay lúc mua xe. Thật là tiện cả đôi đường, người mua thì đỡ phải nộp mỗi năm lắt nhắt từng tí một, bên thu phí thì có thể tự đắc rằng không có xe nào lọt qua được cửa phí, tuyệt đối không có chuyện hài “ô tô chui qua lỗ kim”.

[TABLE=“class: image center, width: 400, align: center”]
[TR]
[TD]http://phunutoday.vn/dataimages/201203/original/images659639_images885318_an_toan.jpg_pveaec8f3a8e115df5.jpg
[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD=“class: image_desc”]Giải pháp hiệu quả để trốn phí giao thông?[/TD]
[/TR]
[/TABLE]

Riêng với nhân vật khét tiếng trong tầng lớp thiếu gia Việt Nam là Cường đô la, lời khuyên là anh nên tiếp tục phát huy sở thích sưu tập siêu xe của mình. Chỉ có một gợi ý nhỏ nếu anh thực sự là người muốn đóng góp nhiều cho cộng đồng: Hãy bán siêu xe đi, mua thật nhiều xe xoàng vào, nộp phí nhiều đến mức làm sao để nhân viên thuế phụ trách riêng anh phải suy nhược sức khỏe, mới thôi.
Ngay cả với những tầng lớp nghèo khó nhất, không có ô tô cũng chẳng có xe máy, tức những người đi xe bus, chắc rồi cũng phải tìm mọi cách để được đóng phí cho bằng chị bằng em. Hãy yên chí, nếu kêu gọi không được, người ta sẵn sàng có biện pháp mạnh và đẹp để buộc hành khách phải giã từ vận tải công cộng mà tậu xe riêng. Nhìn từ góc độ này, cặp bài trùng lái và phụ xe bus đánh khách đến bầm dập cả mặt mày giữa Thủ đô thanh thiên bạch nhật xứng đáng được khen thưởng. Rồi đến cái chuyện cháy xe tưởng dở hóa ra cũng lại là hay. Cứ với đà bỗng dưng bốc cháy này, có khi mỗi người cứ năm một phải mua xe mới, đóng thêm phí mới cũng nên.
Chỉ riêng có ông già Bình Dương ngồi ghế nhựa, đội mũ bảo hiểm lái trực thăng tự chế là một ngoại lệ: Hẳn là ý thức cộng đồng của ông không tốt, nên âm mưu tự chế trực thăng nhằm trốn phí giao thông chăng?

Trừ trường hợp đó ra, thì hoàn toàn có thể sung sướng thảnh thơi mà nghĩ tới viễn cảnh tươi sáng của phố phường Việt Nam: người người đi xe riêng, nhà nhà đi xe riêng và diện tích đường sá thì vừa đủ để cho xe dừng đỗ.

Chà chà, với một lượng xe cộ khổng lồ như vậy, khoản phí thu được chắc chắn sẽ không xoàng. Lúc ấy, khỏi phải vò đầu bóp trán, chạy vạy ngược xuôi để lo kinh phí mở thêm đường mới hay sửa đường hư hỏng nữa.

Và nhất là đỡ phải nghe cái bọn “chẳng biết gì về điện” mà cứ mở mồm ra là chê ngành giao thông, chúng sẽ phải nhất loạt mà im như thóc giống trong bồ!

Quả là một con đường đúng đắn và chính đạo để giải bài toán về những con đường!

  • Tam Thái

http://www.baomoi.com/Home/OtoXemay/phunutoday.vn/Nha-giau-tau-duoc-o-to-sao-lai-tiec-con-lon-coi/8170667.epi

[FONT=arial]Trước khi thu phí ô tô xe máy, nên chăng chúng ta hãy mời tất cả cán bộ ngành giao thông vận tải bỏ hết ô tô xe máy, cùng đi xe buýt với dân. Liệu xem có được không? ( trích đoạn trả lởi của danh hài Vân Dung ) >:)
[/FONT]http://www.tintuconline.com.vn/vn/nguoinoitieng/514946/index.html[FONT=arial]
[/FONT]

Em nghĩ thu phí thế này sẽ ảnh hưởng rất nhiều.Bạn em ở trên Đắc Lắc nhà làm rẫy cafe,tiêu…nên sắm 1 chiếc Mitsubi#!#!#!#! Triton để vận chuyển đồ,đi lại…mới hôm trước nó nói với em nếu thu phí xe ô tô thì nhà nó chắc phải bán xe đi vì nếu tính ra thì số tiền hàng tháng phải đóng là rất lớn.

Dân kêu vì con lợn khi lũy kế 5 năm thì nó to hơn con xe anh ơi (em chỉ nói đến dân ngu như em chỉ may ra đủ ngân lượng để tậu con 4b khoảng 500 chai thôi ạ, các đại gia + siêu xe thì không tính vào ạ vì tỉ lệ trên nhóm phổ thông (đơn vị tính theo xe) thì là epsilon).

Các quan thì có bao giờ đi xe cá nhân và tự lái đâu mà có thể cảm nhận được như chúng em ạ.

Các quan tư duy kiểu “trials and errors” nên… việt nam là việt nam ạ.

Các bác có kêu trời, la đất, có viết văn hài hước hay viết báo chỉ trích, cũng vẫn phải đóng phí thôi. :smiley:

Chúng nó ngồi trên kia, có bao giờ đọc báo mạng đâu. :smiley:

Mấy cái thằng ăn hại bóc lột dân, bè lũ ##4 đó nó không nghĩ là dân không tiếc nhưng cái người ta bỏ ra có xứng đáng với cái được nhận không.
Mịa, đóng thuế TNCN cả trăm củ / năm mà chất lượng cuộc sống có thêm gì đâu, toàn vào túi chúng nó cả chứ xã hội có cải thiện gì đâu!!!

Còn nhiều bất cập về vấn đề này lắm.Hy vọng Quốc Hội có hướng giải quyết phù hợp với ý kiến người dân thôi.

Các bác ko đc nóng giận mất khôn, hãy bình tĩnh như lúc chia tiền >:) với e thì nước lên thuyền cũng lên :
(VEF.VN) - Nếu việc thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân như Bộ Giao thông vận tải đề xuất trở thành hiện thực thì mỗi chiếc ô tô cá nhân sẽ phải chịu mức phí từ vài triệu đến hàng chục triệu mỗi năm và năm sau lại tăng thêm 5% so với năm trước thì sẽ tác động làm tăng giá và gây khó khăn cho nền kinh tế.
Sức ép lên giá cả
Đã có nhiều phân tích về những tác động này. Trong đề xuất đó chỉ có các xe thuộc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; xe quân đội; xe công an; xe của cơ quan, tổ chức ngoại giao nước ngoài được miễn vậy thì xe của các DN không thuộc đối tượng trên và đều phải nộp phí. DN chính là các đơn vị kinh tế cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho toàn xã hội.
Điều dễ hiểu là, nếu DN sử dụng ô tô phải chịu các khoản thuế, phí cao dẫn đến chi phí hoạt động tăng lên và như vậy các chi phí này đương nhiên sẽ bị tính vào giá thành, làm cho giá các sản phẩm hay dịch vụ cung cấp ra xã hội sẽ tăng lên.
Mới đây nhất, khi nhận được thông tin taxi cũng thuộc đối tượng phải chịu các khoản phí theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải thì Hiệp hội vận tải taxi Hà Nội đã ngay lập tức đưa ra con số tính toán: nếu mỗi đầu xe nếu nộp phí bảo trì 200.000đ/tháng thì giá cước sẽ tăng 200 đồng/km. Nếu phí lưu hành phương tiện được thông qua và thu khoảng 2 triệu đồng/tháng thì giá cước taxi có thể tăng thêm khoảng 2.000 đồng/km.
[TABLE]
[TR]
[TD]http://vef.vn/assets/images/Cau-sai-gon-1_1333016553.jpg[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng cho biết, khi tăng phí với ô tô, DN sẽ phải điều chỉnh giá cước để không bị lỗ, người cuối cùng chịu thiệt chính là người dân chứ không phải DN.

Theo Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiện nay đang có rất nhiều loại phí mà người dân và DN đang phải gánh.
Tại Hà Nội, mức phí trước bạ đối với ô tô dưới 10 chỗ chở người là 20%, lệ phí cấp biển số 20 triệu đồng. Như vậy, với một chiếc xe có giá 500 triệu đồng thì tốn hơn 100 triệu đồng tiền phí, xe 800 triệu thì tốn gần 200 triệu đồng. Nếu mỗi năm xe ô tô còn phải đóng 20 triệu đồng tiền phí lưu hành; hơn 2 triệu đồng cho quỹ bảo trì đường bộ…thì tất cả các loại chị phí sẽ đổ lên đầu người dân.
Trong một so sáng dễ hiểu, khi giá xăng tăng khiến chi phí vận tải tăng đã khiến cho giá cả tăng theo dây chuyền thì khi giá vận tải tăng dó phí thì chắc chắn sẽ đẩy giá cả dịch vụ, sản phẩm tăng lên.
Kéo theo đó, khi mọi chi phí đổ lên đầu người dân thì sẽ làm cho phí nhân công tăng lên và tác động ngược lại làm cho quỹ lương của các DN cũng tăng lên và tác động này cứ thế kéo theo tác động khác, làm cho giá cả thị trường đội lên. Tất nhiên, khi giá cả tăng sẽ tác động đến chỉ số giá cả, lạm phát chứ không thể nói là không có tác động gì.
Hạn chế sản xuất và tiêu dùng
Người dân Việt Nam với giấc mơ những chiếc ô tô là hoàn toàn chính đáng. Bởi kinh tế phát triển, người dân có quyền đòi hỏi cao hơn về chất lượng cuộc sống. Giá trị phát triển kinh tế, phần nào đó được đo bằng tài sản trong mỗi gia đình người dân.
Hơn thế, về một góc độ nào đó, ô tô là thước đo trình độ phát triển của đất nước. Ô tô là sản phẩm tổng hợp của một nền cơ khí điện, điện tử, vật liệu có trình độ phát triển cao. Chính Việt Nam cũng đang có tham vọng xây dựng nền công nghiệp ô tô và mong muốn có nhiều ưu đãi để phát triển ngành này.
Bên cạnh đó, quy mô tiêu dùng cũng là một nhân tố tác động đến ngành công nghiệp ô tô. Một đất nước có diện tích đất liền lên tới 330.000 km2 với gần 90 triệu dân không thể nói là đã công nghiệp hoá, hiện đại hoá khi tỷ lệ ô tô còn quá thấp và không có bóng dáng của ngành công nghiệp ôtô.
Một đất nước với gần 90 triệu dân mà đến nay mới chỉ có 612.691 xe cá nhân, chiếm có 0,77% dân số ( theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải) mà đã bị hạn chế lưu thông thì kinh tế có thể phát triển được?
[TABLE]
[TR]
[TD]http://vef.vn/assets/images/oto_1333016562.jpg[/TD]
[/TR]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Theo ông Nguyễn Minh Đồng, Giám đốc công ty DEVITEC-Consult ( Tp Hồ Chí Minh), cấm xe gắn máy hay ôtô thì làm sao có thể nâng cao sản xuất để phát triển ngành công nghiệp? Cấm là biện pháp đưa đến giảm thu ngân sách, giảm công ăn việc làm không những cho những người đang lao động sản xuất mà ngay cả cho những cơ quan kiểm định, những dịch vụ sửa chữa… Khi không có thu nhập thì không có chi tiêu và như vậy không có kinh tế. Cấm hay hạn chế không phải là biện pháp thông minh", ông Đồng nói.
Các phân tích cũng cho thấy, nền công nghiệp sản xuất ô tô còn quan trọng hơn cả sản xuất máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ… Sản xuất ô tô phát triển, sẽ thúc đẩy công nghiệp điện tử, luyện kim, nhựa, cao su, chế tạo máy… tạo ra hàng ngàn DN sản xuất hỗ trợ, tạo việc làm cho hàng triệu người.
Công nghiệp hỗ trợ phát triển, thì ô tô sẽ rẻ, sẽ xuất khẩu được và Việt Nam sẽ trở thành công xưởng của thế giới… Và như vậy, đất nước mới có cơ hội cất cánh, mới hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa.

Trong khi cần phải phát triển ngành công nghiệp này thì hiện nay chúng ta đang làm ngược lại, đó là “thắt cổ” công nghiệp ô tô, triệt tiêu luôn động lực phát triển kinh tế mà nhiều quốc gia phát triển trên thế giới rất coi trọng và đánh giá cao.
Nếu nền công nghiệp ô tô phát triển, sản phẩm xuất khẩu lớn thì nguồn thu về lớn và đất nước trở nên giàu có, việc đầu tư xây dựng những con đường, hạ tầng sẽ rất đơn giản.
Một trong những khó khăn lớn trong việc phát triển đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay là thiếu các nhà sản xuất và cung cấp phụ tùng trong nước. Vừa qua Chính phủ đã ban hành 1 loạt các chính sách để thu hút các DN mang vốn và công nghệ đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, nếu ngay bây giờ chúng ta thực hiện các biện pháp hạn chế tiêu dùng ô tô như việc tăng phí lưu hành nêu trên sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, không khuyến khích họ tiếp tục đầu tư mở rộng, hoặc tìm hiểu các cơ hội đầu tư mới nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Như vậy, những mục tiêu đã đặt ra về phát triển công nghiệp hỗ trợ có thể sẽ không đạt được và cơ hội để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ rất mỏng manh.
Hạn chế ô tô, tức là kìm hãm sự phát triển của thị trường, kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô.

Theo ý kiến của các nhà kinh tế và các DN, hiện tại, để một chiếc ô tô lăn bánh, Nhà nước đã thu về vài trăm triệu, thậm chí vài tỷ đồng với siêu xe, một khoản tiền không nhỏ. Nhưng chỉ vì mức phí mấy chục triệu đồng, người dân không mua ô tô nữa, thì coi như Nhà nước đã mất một khoản lớn.
theo http://vef.vn/2012-03-29-han-che-san-xuat-tieu-dung-phi-cao-cha-co-loi-gi

đi cái xe cỏ, tiền xăng cả năm chắc cũng chỉ vài chục củ, giờ sơ sơ các loại phí còn nhiều hơn cả tiền phải thực chi cho xe lăn bánh, chán bác # thật