Luyện tập Western calligraphy - Italic style

Chào các bạn.

Bút mực là thú vui từ khá lâu của cá nhân tôi nhưng từ khi thực sự mê mải với topic Bút giấy mực của handheld.vn, tôi mới tìm hiểu kỹ thêm nữa về nghệ thuật thư pháp Tây phương (Western calligraphy) hay còn gọi là Thư pháp/ Mỹ tự pháp La-tinh.

Nói lại một chút về thư pháp mẫu tự La tinh. Do đặc trưng về hình chữ, về công cụ tạo ra sự thẩm mỹ cho chữ (bút) mà tổng quan có thể chia làm 2 kiểu chính : 1. các kiểu chữ được tạo ra bởi các loại ngòi bút vuông/dẹt như Italic, Gothic, German text v.v… và 2. các kiểu chữ được tạo ra bởi các loại ngòi bút nhọn như Copperplate, Spencerian v.v…

Trong việc luyện tập thư pháp Hán tự (Chinese calligraphy), mặc dù có xu hướng đi theo tiến trình lịch sử của thư pháp nên bắt đầu từ thể Triện thư (trong ngũ thể tự Chân-Hành-Thảo-Triện-Lệ) nhưng đa số bắt dầu luyện tập từ chữ Chân (Chân thư). Chân thư có vững mới là nền tảng, căn cốt để mở rộng, phát triển sang thể khác, đặc biệt là nền cho hành, thảo vốn là giản lược và biến hóa nét từ Chân thư. Nhìn sang thư pháp Tây phương, với 2 kiểu chính rõ rệt như đã nói ở trên, mặc dù so sánh luôn là khập khiễng, nhưng có thể ví Italic style giống như Chân thư của thư pháp Hán tự, nghĩa là xét về góc độ thẩm mỹ, tính phổ biến và hiệu quả đều là sự bắt đầu tốt cho việc dụng công luyện tập.

Như cái tên, ‘Italic’ là kiểu chữ có nguồn gốc từ Italia (Ý). Italic không phải một kiểu chữ chính xác mà là một cái tên chung. Có rất nhiều biến thể của kiểu chữ Italic. Với sự đơn giản (nên dễ đọc) và thanh lịch (rất gần với sự sang trọng), kiểu chữ Italic hiện nay được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống và thường được ưu tiên luyện tập để nâng cao phong cách cũng như thẩm mỹ chữ viết tay.

Có nhiều cách và nhiều tài liệu cho việc luyện tập Italic style. Các vấn đề tôi sắp trình bày dưới đây được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu, từ kinh nghiệm bản thân qua quá trình tập luyện và trải nghiệm tuy cũng chưa được dài.

Có thể các bạn thấy các ký tự được đưa ra ở đây có nhiều điểm khác với các tài liệu khác, nhất là của Âu-Mỹ- cái nôi của ký tự La-tinh. Điều này rất bình thường vì có rất nhiều biến thể khác nhau của Italic style. Các mẫu chữ tôi trình bày dưới đây cũng không tránh khỏi yếu tố chủ quan thẩm mỹ cá nhân. Toàn bộ chỉ là tham khảo, các bạn hoàn toàn có thể tập luyện với nguồn tài liệu, sự điều chỉnh, sự sáng tạo của riêng mình.

Chơi bút giấy mực, có những cây bút đẹp viết tốt, có giấy tốt, có mực màu đẹp, tất cả những điều đó nếu như kết hợp với việc dụng công tập luyện để viết ra những dòng chữ có nét thẩm mỹ thì chẳng phải là thú chơi đã từng bước có ý nghĩa hay sao?

Vài dòng chia sẻ.

TrungNguyen

Các vấn đề chung :

1. Chuẩn bị:

Giống như ‘Văn phòng tứ bảo” (Giấy, bút, mực, nghiên) trong thư pháp bút lông, bạn cần chuẩn bị một số thứ để bắt đầu tập luyện. Tất nhiên ngoài một chỗ ngồi tốt, tinh thần thư giãn và thoải mái, bạn phải cần các công cụ. Calligraphy La-tinh cần đến bút, mực và giấy. Có thể cần thêm thước, bút chì, tẩy để tạo các đường căn hỗ trợ.

- Bút : Để tập luyện Italic style, bạn không thể dùng các ngòi trơn (ngòi tròn) bình thường và phổ biến như EF, F, M, B, BB, 3B. Bạn cần một cây bút có kiểu ngòi tạo ra được sự thay đổi về chiều rộng nét như Italic (thường được ký hiệu chữ ‘I’ hay ‘ITALIC’ trên ngòi) và các biến thể của nó như Italic Medium (IM), Italic Broad (IB), stub (thường ký hiệu bằng số tính bằng mm của độ rộng cỡ ngòi, vd 1.1mm), Oblique (thường ký hiệu chữ O đi kèm với ký hiệu cỡ ngòi tròn, vd OM, OB). Một số ngòi có thể có ký hiệu hơi lạ như CM (Calligraphy Medium) trong một số bút Pilot.

Lưu ý có một số kiểu ngòi như ngòi cong Sailor Fude tuy cũng tạo ra sự thay đổi về chiều rộng nét nhưng lại theo cách khác hẳn hệ ngòi Italic hay stub. Italic/stub cho nét ngang mảnh mà nét dọc lại đậm. Ngòi cong như Sailor Fude lại cho nét ngang đậm và nét dọc mảnh. Các ngòi kiểu này thích hợp với thẩm mỹ thư pháp Hán tự và cũng thường xuất hiện trong các bút của Nhật Bản hay Trung Quốc, bút Tây phương ít thấy.

Theo kinh nghiệm của tôi, bạn nên bắt đầu với ngòi có cỡ tầm 1.1mm hoặc 1.3-1.5mm nhưng không nên quá 2.0mm và không nhỏ hơn 0.8-0.9mm. Việc chọn cỡ ngòi bắt nguồn từ cỡ chữ bạn muốn viết. Tôi thích viết chữ to một chút nên thích bắt đầu với ngòi 1.1mm. Nhưng khi có giấy tốt đã có dòng kẻ cố định như Clairefontaine, Rhodia v.v…, tôi thích viết nhỏ hơn với nét tầm 0.8mm như ngòi CM của Pilot Prera.

- Mực : Không quá quan trọng về màu hay hiệu mực. Bạn có thể dùng bất cứ màu nào để tập luyện nhưng cũng không nên chọn màu quá nhạt. Mực cũng không nên chảy quá nhanh hay gây ra hiện tượng nhòe quá mức. Đương nhiên nếu có điều kiện, có được thương hiệu mực tốt cho màu đẹp và chất lượng tốt sẽ làm tăng cảm hứng luyện chữ. Tôi cũng không viết quá nhiều nên đầu tư một vài màu mực Iroshizuku của Pilot (Japan) tôi thích.

- Giấy : Cũng giống như mực, nếu có điều kiện sử dụng một thương hiệu giấy tốt là điều lý tưởng nhưng cũng chỉ nên sử dụng khi đã có thành quả tập luyện nhất định. Nếu bạn mới bắt đầu tập calligraphy La-tinh, cách tốt nhất để bắt đầu là sử dụng giấy trắng định lượng cao (nên từ 80gsm trở lên). Tùy vào từng cỡ nét bút sẽ định ra cỡ chữ phù hợp, giấy trắng sẽ giúp bạn chủ động tạo ra các nét căn để tập luyện.

2. Ba kỹ năng cốt lõi :

  • Kỹ năng thứ nhất : Không đổi góc bút
  • Kỹ năng thứ hai : Thuận bút, dẫn ngòi, không đẩy ngòi
  • Kỹ năng thứ ba : Luôn luôn kiểm soát độ nghiêng

Ba kỹ năng này là rất quan trọng, các vấn đề còn lại để thực hiện thư pháp chỉ là chi tiết, sự biến đổi, mức độ thực hành và cảm nhận thẩm mỹ cá nhân.

3. Định cỡ chữ và tạo các đường căn :

Độ rộng của nét (ngòi) và kích thước của chữ.
Chiều cao chữ cái tiêu chuẩn thường được lấy bằng 4 đến 5 lần chiều rộng của nét bút rộng nhất (độ rộng cỡ ngòi). Chữ có chiều cao ít hơn 4 lần chiều rộng nét sẽ cho cảm giác chữ bị béo và đậm. Ngược lại, chiều cao chữ lớn hơn 5 lần chiều rộng nét sẽ cho kiểu chữ trông mảnh hơn. Chiều cao của chữ nét hoa khi đó sẽ tương đương tầm 7-7.5 lần chiều rộng nét bút.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/dinh-co-net_resize_zps4dfffeb4.jpg

Sau khi kiểm tra chiều rộng ngòi, bạn có thể tạo ra các đường căn ngang để định ra chiều cao chữ.
Ascender line : đường căn trên
Capital line : đường chữ hoa (sẽ đề cập tới trong phần chữ hoa)
Waist line : đường eo/ đường thắt lưng
Base line : đường cơ sở
Descender line : đường căn dưới.
Slant line : đường nghiêng/ đường xiên

Sau đây tôi sẽ sử dụng các thuật ngữ tiếng Anh trên trong bài viết, nhằm thống nhất trên cơ sở chuẩn hóa quốc tế như xu hướng hiện nay khi trao đổi với các bạn.

Thân của chữ tiêu chuẩn sẽ lấp đầy khoảng cách giữa waist line và base line.

Vì là kiểu chữ nghiêng (Italic) nên việc căn cho chữ nghiêng đều phải được chú trọng và là một kỹ năng quan trọng. Bạn có thể tạo thêm các đường căn nghiêng để kiểm tra độ nghiêng các nét chữ. Thông thường, tôi chọn độ nghiêng chữ từ 8-15 độ so với trục thẳng đứng (trục vuông góc với đường căn ngang), tùy theo kiểu chữ cụ thể định viết.

4. Một số vấn đề về bố cục chữ và dòng :

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/thang-nghieng-hep-rong_resize_zps2fbea7e2.jpg
http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/giunhip-khoangcach_resize_zpse1be5489.jpg
http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/day-thua-loanphap_resize_zpsc2183e27.jpg
http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/sangtao_resize_zpsd196e5ad.jpg
http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/nhobac-huynhvannghe-ducati999hhvn-pilotpreracm-irokirisame-2_resize_zpsd74e4afc.jpg

[FONT=arial]Tôi, như rất nhiều người khác, thuận tay phải và các hướng dẫn dưới đây được thực hiện cho những người viết tay phải. Nếu có bạn nào viết bằng tay trái, xin vui lòng tham khảo thêm bằng các nguồn thông tin khác vì tôi không có kinh nghiệm gì và vì thế không thể giúp được các bạn.[/FONT]

Có một số tài liệu bắt đầu việc tập luyện với chữ ‘a’- chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái alphabet và cứ thế lần lượt đến chữ cuối cùng. Tôi sẽ không đi theo cách đó mà sẽ trình bày trên cơ sở phân tích cấu trúc của chữ, sau đó sẽ định ra các nhóm chữ có cấu trúc tương đồng. Hiển nhiên, sau khi bạn xem hết tất cả phần trình bày của tôi, bạn cũng sẽ có được đầy đủ các chữ cái trong bảng alphabet.

Các nhóm chữ tôi phân chia như sau:
- Nhóm 1: i, j, t, l, f
- Nhóm 2: n, r, m, h, k, u, y
- Nhóm 3 : a, g, d, b, q, p
- Nhóm 4: c, e, o, s
- Nhóm 5: v, w, x, z

Nhóm 1: i, j, t, l, f

Trên cơ sở phân tích cấu trúc của các chữ cái, bạn có thể thấy i, j, l chính là các nét thẳng cơ bản để tổ hợp thành các chữ khác. Sự tổ hợp có thể với các đường ngang, đường cong hay đường gấp khúc.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/i-j-t-l-f-ff_resize_zps1ad5a043.jpg

1. Chữ ‘i’ .
Có thể thấy chữ ‘i’ được bắt đầu với một nét mảnh nhỏ. Có được điều này đơn giản bằng cách đặt ngòi bút thấp hơn waist line và nhích lên phía trên bên phải một chút trước khi kéo bút xuống tạo thân chữ. Lưu ý thân chữ đảm bảo độ nghiêng đã chọn. Chuyển nét hất ở cuối chữ ‘i’ phải được thực hiện trước khi ngòi bút chạm đến base line. Nét hất được chuyển dần khỏi trục nghiêng và cần đảm bảo nét cong mượt mà.

2. Chữ ‘j’.
Bắt đầu chữ ‘j’ giống như bắt đầu chữ ‘i’ nhưng phần đuôi được kéo dài xuống gần với descender line. Tại điểm này cần thực hiện một đường gấp khúc tạo đuôi để hình thành chữ ‘j’ này.
Có 2 cách để tạo phần đuôi này.

  • Cách thứ nhất là ngừng phần nét chính sau khi bắt đầu chuyển nghiêng một phần của góc gấp khúc. Sau đó thực hiện một nét ngang ngắn cũng có sự chuyển góc để nối tiếp với nét đi xuống. Cách này tuân thủ sự thuận bút (kỹ năng cốt lõi thứ hai) nhưng lại làm chậm tốc độ viết chữ. Một khuyết điểm nữa là nếu không cẩn trọng, sự khớp nối giữa 2 nét không tốt sẽ mang đến một sự xấu xí trong góc gấp.
  • Cách thứ hai (tôi thường dùng cách này) là chuyển nét gấp khúc ngay và đẩy ngòi sang bên trái để tạo nét ngang. Khi bạn đã tập luyện đủ, kỹ năng này không khó và sẽ đem lại tốc độ viết cũng như sự mượt mà của góc chuyển tốt hơn.
    Lưu ý nữa là tôi thường để nét đuôi cong lên một chút chứ không nằm ngang theo descender line. Điều này áp dụng cho tất cả các nét nhô lên cao hoặc xuống thấp (ở ascender line và descender line) như b, d, g, h, j, k, l, p, y sẽ làm cho chữ có nét thẩm mỹ hơn.

3. Chữ ‘t’.
Chữ ‘t’ được bắt đầu giống như chữ ‘i’ nhưng ngòi bút ở vị trí cao hơn waist line. Thông thường chữ ‘t’ có chiều cao bằng với chữ hoa, nghĩa là tầm 7 đến 7.5 lần chiều rộng ngòi (nib widths).
Chữ ‘t’ được tổ hợp từ chữ ‘i’ kéo dài phần đầu và một nét ngang. Thực hiện nét ngang này là quá đơn giản, chỉ cần lưu tâm giữ đúng góc nghiêng 45 độ của ngòi bút và kéo nó thuận bút trên waist line.

4. Chữ ‘l’.
Bạn hãy ngắm kỹ chữ ‘l’. Trông nó có vẻ như là một chữ ‘j’ quay 180 độ? Đúng là như vậy. Bạn có thể thực hiện nó theo 2 cách giống như với chữ ‘j’. Tức là :

  1. cách thứ nhất : tạo nét đi xuống gần giống chữ ‘i’ với một nét chuyển góc gấp khúc phía trên, sau đó thực hiện nét ngang thuận bút với sự nối tiếp đường cong của góc gấp.
  2. cách thứ 2 cũng là cách tôi hay thực hiện, là bắt đầu với nét ngang được đẩy ngược từ phía trên, chuyển góc với lưu ý cần sự mượt mà, sau đó kéo xuống và thực hiện nét cuối cùng như với chữ ‘i’.

5. Chữ ‘f’.
Tiếng Việt chuẩn không có chữ ‘f’. Tuy nhiên khi viết chữ hệ Latinh thì chữ ‘f’ là rất phổ biến.
Chữ ‘f’ có phải là tổ hợp của phần trên chữ ‘l’, phần dưới chữ ‘j’ và nét ngang trong chữ ‘t’ không? Thực hiện được 3 chữ ‘l’, ‘j’ và ‘t’ ở trên, tôi tin rằng không khó khăn gì để có thể viết đẹp chữ ‘f’.
Bạn sẽ cần đến 4 nét khi viết chữ ‘f’ theo quy tắc thuận bút nhưng cũng có thể chỉ cần đến 2 nét. Đó là khi bạn đã có kỹ năng viết 1 nét cho ‘l’ và ‘j’.
Tiếng Anh có nhiều từ trong đó có 2 chữ ‘f’ liền nhau (ff - vd chữ Sheaffer). Việc viết giống nhau cho cả 2 chữ ‘f’ này gây ra sự đồng đều nhàm chán và dính nét. Có thể xử lý như cách viết sau:

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/f_resize_zps175ed973.jpg

Nhóm thứ 2: n, r, m, h, u, y, k

6. Chữ ‘n’
Chữ n được nhiều người coi là chữ có kích thước chuẩn để định ra kích thước các chữ khác cho phù hợp. Do có 2 nét song song và chiều cao tiêu chuẩn, việc định kích thước chuẩn cho chữ ‘n’ sẽ dễ dàng hơn chữ ‘a’ có nét cong. Khoảng trắng giữa 2 nét song song thường bằng cỡ 2,5 lần độ rộng nét bút.
Nửa bên phải của ‘n’ bạn có thể nhận thấy nó gần giống như ‘i’.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/dinh-co-net_resize_zps4dfffeb4.jpg

7. Chữ ‘r’
Bạn có nhìn ra chữ ‘r’ trong chữ ‘n’? ‘r’ bắt đầu giống như ‘n’ nhưng không thực hiện nét xuống cuối cùng giống ‘i’. Thực hiện nét cong và vẩy lên của ‘r’, bạn cần tập luyện và có sự tinh tế cần thiết.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/r_resize_zpsdec58605.jpg
8. Chữ ‘m’.
‘m’ dễ được nhìn thấy như là 2 ‘n’. Bạn có thể dễ dàng thực hiện nó.
Lưu ý các nét xuống cần song song theo độ nghiêng chữ đã chọn, nếu không sẽ bị lệch trục nét như hình 2. Cũng lưu ý sự mượt mà của các nét cong, không để các góc chuyển quá nhọn hoặc quá vuông (hình 3).

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/m_resize_zpsdcf31067.jpg

9. Chữ ‘h’
Nửa dưới của ‘h’ chính là ‘n’ và nửa trên bắt đầu giống như ‘l’.
Đến đây có thể bạn đã nhận ra sự thống nhất trong cấu trúc tạo hình của các mẫu tự alphabet với sự lặp lại và xoay hướng của các nét. Thư pháp latinh với kiểu chữ Italic hóa ra dễ dàng hơn bạn tưởng.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/h_resize_zpsb157f2b5.jpg
10. Chữ ‘u’
‘u’, thật đơn giản lại gần như chính là n xoay 180 độ. Bạn cần ngắm lại ‘n’ và kiểm soát độ nghiêng ngay từ đầu để đạt được điều này, nếu không sẽ có nguy cơ lệch trục như hình 2.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/u_resize_zpsf0307b0b.jpg
11. Chữ ‘y’
‘y’ chính là ‘u’ được kéo dài xuống Descender line.
Phương án ở hình 2 có thể dùng trong sự phá cách trong bố cục.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/y_resize_zpsa4239c89.jpg
12. Chữ ‘k’
k được bắt đầu giống như ‘l’ và ‘h’.
Chữ ‘k’ cần 3 nét để tạo thành. Nét thứ nhất thực hiện giống nét thứ nhất các chữ b, h.
Có 3 cách viết chữ ‘k’.
Có thể xử lý nét cuối cùng vượt xuống base line như là điểm nhấn trong bố cục của tác phẩm cụ thể (hình 3).
Nếu bạn thích cách thứ 2 và thứ 3, lưu ý để nét vòng không quá lớn gây cảm giác chữ bị nặng, không cân đối (hình 4).

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/k_resize_zpsa4b2bc98.jpg

Nhóm thứ 3 : a, d, g, b, q, p

13. Chữ ‘a’
Chữ ‘a’ cần 2 nét với kỹ năng bắt đầu bằng việc đẩy một nét ngang như bắt đầu với ‘l’, ‘h’, ‘k’.
Lưu ý một số lỗi có thể mắc phải khi viết chữ ‘a’ : góc chuyển quá vuông gây nên phần trên chữ cồng kềnh (hình 2), góc chuyển dưới nhọn gây chữ hơi xuôi (hình 3) hay cảm giác lệch trục nghiêng (slant line) (hình 4).

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/a_resize_zpsefe15333.jpg
14. Chữ ‘d’
Giống như ‘g’, ta thấy phần dưới của ‘d’ chính là ‘a’ và phần trên lại chính là của ‘l’, ‘h’, ‘k’.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/d_resize_zps99f39ea0.jpg
Hình 1 tôi hay sử dụng, chỉ cần 2 nét.
Hình 2 theo quy tắc thuận bút, cần tới 4 nét.

15. Chữ ‘g’
Chữ ‘a’ chính là phần trên của ‘g’. Và thật đơn giản, phần đuôi của ‘g’ cũng giống như phần đuôi của ‘y’, của ‘f’.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/g_resize_zps771c5d61.jpg
17. Chữ ‘b’
Quan sát kỹ, bạn có thể nhận ra chữ ‘b’ được bắt đầu như ‘l’, ‘h’, ‘k’ và có phần dưới giống như sự đảo ngược của ‘a’. Nhìn lại lần nữa, nó đơn giản chính là ‘g’ xoay 180 độ.
Đến đây có thể bạn sẽ nghĩ, dường như chả có gì đơn giản như thư pháp Latinh. Thực tế nó chính là đơn giản như vậy, thư pháp latinh gói gọn trong sự thống nhất về nét, về hình của vỏn vẹn 26 chữ cái.
Có 2 cách viết chữ ‘b’.

  • Cách 1 sử dụng 2 nét bút. Nét đầu tiên giống như với ‘l’, ‘h’, ‘k’. Nét thứ 2 thuận bút để tạo đường cong và đẩy bút để thực hiện nét ngang nhỏ kết thúc.
  • Cách 2 cần tới 4 nét theo quy tắc thuận bút.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/b_resize_zpsf300e480.jpg

16. Chữ ‘q’
‘q’ có phần trên chính là ‘a’. Phần dưới không đơn giản chỉ là nét kéo xuống mà cần sự xử lý tinh tế hơn. Có hai kiểu chữ ‘q’.
Mặc dù trong các tài liệu thư pháp Tây phương ít thấy, tôi lại thích xử lý phần cuối chữ ‘q’ như cách thứ 1.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/q_resize_zps9aeea3f1.jpg
18. Chữ ‘p’
Thật là dễ dàng khi bạn nhận ra, ‘p’ chính là ‘d’ quay 180 độ.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/p_resize_zps2a812d0f.jpg
Nhóm thứ 4: c, e, o, s

19. Chữ ‘c’
Chữ ‘c’ được thực hiện gần giống phần bên trái của chữ ‘a’.
Lưu ý bạn có thể bị mắc lỗi như hình 2, góc chuyển quá vuông nên phần trên hơi nặng.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/c_resize_zps703c6abd.jpg
20. Chữ ‘e’
Lưu ý nét vòng của chữ ‘e’ không quá lớn, cần nhỏ và cao lên trên để chữ không bị nặng (hình 2).

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/e_resize_zpsef4a2eda.jpg
21. Chữ ‘o’
Chữ ‘o’ trong Italic style tưởng đơn giản nhưng khá khó viết. Nó không phải hình tròn, cũng không giống như quả trứng. Nó nằm trong một hình bình hành và có trục tưởng tượng song song với đường nghiêng chuẩn. Nó rất dễ lệch trục nghiêng như hình 2.
Khi viết chữ nhỏ có thể không nhận ra nhưng nếu ở cỡ chữ to, bạn nên xử lý phần trên vượt qua waist line và phần dưới vượt qua base line một chút sẽ cho cảm giác chữ không bị nhỏ.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/o_resize_zps5c362fe7.jpg
22. Chữ ‘s’
Với kỹ năng tốt, chữ ‘s’ hoàn thành chỉ với 1 nét (hình 1).
Nếu theo quy tắc thuận bút, cần tới 3 nét để hoàn thành (hình 2).
Lưu ý phần không gian trắng trong nét cong phía trên ít nhất là bằng và tốt nhất là nhỏ hơn phần không gian trắng trong nét cong phía dưới. Nếu không bạn sẽ có một chữ ‘s’ với phần đầu nặng (hình 3).
Chữ ‘s’ cần được lưu tâm với trục nghiêng tưởng tượng giống như chữ ‘o’, nếu không sẽ dễ bị lệch trục (hình 4)

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/s_resize_zps371c9239.jpg
Nhóm thứ 5: v, w, x, z

23. Chữ ‘v’
Chữ ‘v’ có 2 cách viết. Có thể viết với 1 nét bút hoặc 2 nét bút.
Tôi thích cách thứ 2 với 2 nét bút và phần bên phải nhô cao hơn waist line.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/v_resize_zps9b0e496f.jpg
24. Chữ ‘w’
Chữ ‘w’ được thực hiện gần giống 2 lần chữ ‘v’. Lưu ý chữ ‘w’ sẽ hẹp hơn là 2 chữ ‘v’ cạnh nhau. Điều này giống như chữ ‘m’ sẽ hẹp hơn 2 chữ ‘n’ vậy.
Nếu không tinh tế, có thể chữ ‘w’ sẽ có cảm giác nặng do tất cả các nét đều đậm như hình 2.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/w_resize_zpsf86c1eef.jpg

25. Chữ ‘x’
Chữ ‘x’ chuẩn thường theo cách thứ nhất. Nhưng tôi thường xuyên viết cách thứ 2. Trong một vài trường hợp, có thể là cách thứ 3.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/x_resize_zpsa7c1cb7e.jpg
26. Chữ ‘z’
Chữ ‘z’ khá đơn giản. Tuy nhiên cũng lưu ý vì là chữ nghiêng, cần đảm bảo cảm giác nghiêng bằng sự lệch phù hợp ở hai điểm góc bên trái của chữ, nếu không sẽ bị lệch trục nghiêng như hình 2.

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/z_resize_zps7e81facc.jpg

Các hướng dẫn trên đây có thể nặng về thẩm mỹ của cá nhân tôi, vì vậy không dám coi là khuôn mẫu, chỉ mong là một sự tham khảo. Các bạn hoàn toàn có thể tập luyện hay viết theo cách của riêng mình.
Nếu các bạn quan tâm và hứng thú, tôi cũng muốn được trao đổi để hoàn thiện bài viết như một tài liệu tham khảo có thể giúp ích cho các bạn yêu bút giấy mực trong quá trình ban đầu tập luyện Calligraphy Tây phương.

[FONT=arial]Mỗi chữ Italic ở trên cũng như một hạt cát. Mớ chữ Italic trên cũng chỉ là một nhúm cát. Tôi mong muốn với cố gắng này của tôi, bắt đầu từ những tác phẩm đẹp được tạo ra bằng chỉ một nhúm cát Italic style đó, các bạn cũng như tôi sẽ có cảm hứng và sự kiên trì tìm hiểu, xây dựng những tác phẩm đẹp hơn nữa trong sự bao la của sa mạc thư pháp Tây phương.[/FONT]

Mở đầu ngày mới đã thấy 1 bài viết bổ ích, cảm ơn công sức mà bác ducati999 đã bỏ ra để anh em có thêm tư liệu tham khảo và luyện tập :wink:

Bài viết hay quá!!!. Đọc xong em lại thấy “ngứa chân, ngứa tay” muốn viết và học theo luôn!!!:smiley:

Ôi, bác ducati999 thật công phu. cảm ơn những kiến thức bổ ích mà bác đã chia sẻ một cách vô tư không vụ lợi với mọi người. Bác giúp em có thêm động lực và hứng thú với thư pháp latinh và bút sắt, cảm ơn bác rất rất nhiều:D

Một trong những lý do mà em “ghét” handheld.vn, nhất là sub-forums butas- giấy-mực và đồng hồ. Vào là chết chìm trong đó luôn.

ducati999: cảm ơn bác vì bài viết hay, hướng dẫn chi tiết…

Bác ducati999](‘http://handheld.vn/members/ducati999.194788/’) có bài viết quá tuyệt khiến em cứ ra ra vào vào đọc bài của bác. Mạn phép bác cho em hỏi mấy thứ: 1. Giấy bác viết mẫu có thể load ở đâu về ah?, 2. Bút bác viết mẫu là loại bút nào và cuối cùng, bác vui lòng thị phạm 1 bài ở giấy mẫu với bút mẫu bác viết để em in ra ngắm và học tập với ah:p

Cám ơn bác ducati999.
Một bài viết quá hay, quá công phu cho anh em mới bắt đầu hoặc đang quan tâm tới calligraphy.

  • Em dùng AutoCAD để chế bản chính xác các đường căn, mục đích chính là để minh họa bài viết. Cái này thì ko load ở đâu về được bác ạ.
  • Bút là loại 120k, size ngòi 2.0mm trước mua ở 16LVH mà hình như bác nào cũng đã có. :smiley:

EM đang hóng bài dạy luyện viết chữ in hoa của bác

Ý của bác ducati999 là em Pelikan Script ah:p , trình độ càng cao càng phải tự tạo công cụ riêng cho bản thân, cái này em đã có kinh nghiệm, nhưng mà AutoCAD thì không phải nghề của em, em sẽ nghĩ cách khác vậy, cảm ơn bác nhiều.
Bác vui lòng viết thêm vài dòng hoặc 1 câu ( em cáo nhảy qua em chó cũng được ah ) hoặc là các kiểu chữ như trùng e, a, b,c thì xử lý ra sao hả bác, dòng chữ này có biến thể khi trùng không ah, em ngu muội nên hỏi nhiều câu ai cũng biết mà mỗi em không biết nên bác đại xá ah

Hai chữ f (ff) viết kiểu đó nếu ngang hàng giống nhau sẽ bị trùng/ dính nét nên phải xử lý. Tất cả các chữ khác đều bình thường.

e cũng có phương pháp viết của bọn Đức quốc xã đây ah. E cũng định làm 1 bài, nhưng bác ducati999 mần trước rồi, nên để sau khi e “tiêu hóa” xong cuốn sách thì post lên đây cho ae tham khảo thêm. Post vài cái hình ảnh minh họa trước để giữ chỗ vậy, còn nhiều mục hấp dẫn lắm ah:D[ATTACH=full]438074[/ATTACH][ATTACH=full]438075[/ATTACH][ATTACH=full]438076[/ATTACH][ATTACH=full]438077[/ATTACH][ATTACH=full]438078[/ATTACH][ATTACH=full]438079[/ATTACH][ATTACH=full]438080[/ATTACH]

theo thiển ý của e thì nên luyện nét bút trước khi luyện chữ, khi bạn quen với các đường nét -giai đoạn đình hình phong cách viết thì lúc đó hẵng luyện chữ cái

Bác hijack911](‘http://handheld.vn/members/hijack911.279839/’) tiêu hóa nhanh nhanh cho anh em nhờ với ah

chắc cũng phải qua tháng 10:D, trình độ tiếng tăm có hạn ah:oops:

thêm cho ae 1 số mẫu giấy có đường kẻ sẵn, in ra la luyện viết thôi
khoảng cách giữa các dòng kẻ thì tùy theo sở thích ae nhé

Thưa các bác, em không có khả năng dùng AutoCAD nên em tìm ra được trang sau, có khả năng tạo ra được giấy theo như ý của mình mong muốn, với các thông số sau
nib width in mm:
ascender height in nibs:
x-height in nibs:
descender height in nibs:
gap between rows in nibs:
nib width between guidelines
slant angle in degrees (-45 to 45):
http://calligraphypaper.appspot.com/
Các bác xem có ổn không ah:D

Trang tạo page calligraphy dùng được đấy bác ạ. Chỉ là dòng kẻ ngang và căn nghiêng để tập viết thì như thế quá tiện.
Của em phải design riêng phức tạp hơn vì mục đích minh họa.