Lớp học chữ đẹp và quan niệm về cái đẹp

Bài viết này sẽ lấy nguồn từ mạng internet để minh họa, nhưng em không có ý định công kích, chê bai hay lấy nói những người nổi tiếng, chê bai họ để mình được nổi tiếng. Đơn giản chỉ là những bài viết đó có hình ảnh minh họa những gì em muốn nói, mà tính em thì nói có sách, mách có chứng, do đó nếu ảnh hưởng đến uy tín hoặc phiền lòng của những người được dẫn ở link em đưa thì em xin lỗi trước.

Đây là bài viết em băn khoăn từ lâu, liệu mình có phải viết hay chỉ là chia sẻ. Đó là quá trình em muốn đi học chữ đẹp Latinh.

Xuất phát từ ý muốn học chữ đẹp Latinh sau khi em đã đạt được trình độ viết chữ Hán ở mức độ bản thân cho phép, em đã muốn đi học lại chữ Latinh. Đầu tiên em mua vở do các cháu học sinh không dùng nữa ở hàng sách cũ ( gần WC trường Việt Đức, đoạn giao Lý Thường Kiệt - Quang Trung ), vở dạy chữ đẹp về tập theo mẫu chữ ABC theo giáo trình của tiểu học. Trong vòng 1 năm em không thể tiến bộ, chắc cũng do em không yêu hoặc hợp với chữ này. Em bắt đầu tìm kiếm 1 lớp học chính quy - có thầy dạy - như tìm thấy địa chỉ với từ khóa lớp dạy chữ đẹp, hoặc tìm những bài báo hay những tựa đề về chữ đẹp hoặc tìm giáo trình của Việt Nam để xem. Sau khi đọc 1 số bài báo, cũng như nhìn hình minh họa trên đó, em quyết định không đăng ký đi học mà tự học. Cũng là cơ duyên mà em vô tình tìm được trang này trên google, vào đến đây, em đã đọc 1 lèo các bài viết Chữ viết tay của các thành viên và cực kỳ ngưỡng mộ bác Ducati, sau đó đọc thêm topic chữ đẹp của bác Inpluviam, em biết đến trang web iampeth và sự nghiệp tự học của em bắt đầu từ đó, em tải tất cả giáo trình, in ra, tự học. Vốn có nền tảng cầm bút và kỹ năng về mực, bút của thư pháp Hán nên chữ Latinh với em khá dễ dàng. Em tự học từ Business Cursive, Roman, Italic, Gothic, Fraktur, rồi dip-pen. Và tự học tự tìm tài liệu, đang học Cursive thì em tìm tài liệu Roman, tập tới Roman em tìm tài liệu Italic và cứ thế, vừa xem tài liệu bằng cách tìm kiếm trên google và youtube, vừa tập. Và vừa rồi có 1 bác nhờ em sửa tay cầm bút cho con bác ý, em toàn nhìn hình bắt bệnh như sau
https://fbcdn-photos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t34.0-0/p206x206/12023095_10153627514284452_2001825940_n.jpg?oh=31fed0010952c83564365bfdb38d45d1&oe=55FFB646&__gda__=1442801311_ba37a0beb5d116e990bf429f7468e27b
Sau khi sửa xong, có hỏi han và nhận thấy nhà trường, các lớp luyện chữ cũng ít quan tâm đến chuyện cầm bút. Còn cứ viết được chữ đẹp ra là được còn cầm bút đúng sai không quan trọng.

Em chỉ nhận ra cách cầm bút quan trọng ra sao, đi dài đến đâu khi em tập viết chữ Hán, đó là lúc phải cần khoảng di chuyển rộng đều và điều khiển những thứ nét to, càng to càng khó, lúc đó mới hiểu cầm bút đúng thế nào. Còn với chữ viết thường ngày, vở nhỏ, động vài ngón tay và cũng không muốn thay đổi cách cầm bút, viết chữ thì cũng không thuộc phạm vi em nói.

Còn nếu muốn theo nhiều kiểu chữ, nhiều dòng chữ hoặc muốn bản thân mình tốt hơn thì cách cầm bút cũng nói lên khá nhiều điều, tính cách, tầm nhìn…

Do đó nhiều bậc cha mẹ chỉ gửi con đến lớp luyện chữ mà không quan tâm đến cách con ngồi, cầm bút, chỉ cần trả 1 khoản tiền và đã nghĩ thế là mình đã lo cho con ăn học. Em nghe nhiều người nói với con: tao lo cho mày đủ chả thiếu thứ gì, chỉ yêu cầu mày học sao cho giỏi mà sao dốt thế hả con. Em lúc đó đã nghĩ trong đầu: thiếu mỗi quan tâm, còn chả thiếu gì.

Đến lớp học chữ đẹp, viết được chữ đẹp là mừng nhưng viết thế nào ra sao, thì bản thân bố mẹ còn chả biết, trách sao trẻ chẳng cận thị tay đau. Luôn coi kết quả được còn quá trình thế nào thì cũng không quan tâm.

Em đưa lỗi sai của các cách cầm bút trước
[ATTACH=full]538771[/ATTACH]
Giờ đến xem cầm bút sai có viết được đẹp không, câu trả lời là có:
http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/tai-nu-mua-but-chu-trong-sang-nhu-cua-hoc-sinh-c46a649686.html

Bí quyết viết chữ đẹp của cô giáo Địch Hồng Yến

Kĩ năng viết các nét khuyết và nét móc rất khó trong quá trình rèn chữ, người mới tập nên bắt đầu từ nét đơn. Để viết chữ đẹp, ngoài kỹ năng, bút, mực và giấy cũng rất quan trọng. Khi ngồi viết, khoảng cách từ mắt tới vở khoảng 25 – 30cm, cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Tay đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Nét đưa lên và sang ngang thường nhẹ nhàng. Nét thẳng, trên xuống thường đậm nên phải dứt khoát.

[ATTACH=full]538772[/ATTACH]

Tay này cầm sai:

[ATTACH=full]538773[/ATTACH]

Tư thế ngồi sai, do nhìn phía quần ở góc dưới bên trái màn hình, ngồi nghiêng, nhìn vai là biết lệch.

Nhưng có viết chữ đẹp được không? Câu trả lời là: Có

Bài tiếp theo về chữ đẹp, em định theo lớp này, nhưng sau khi nhìn thấy hình ảnh sau, em quyết định tự học:

http://news.zing.vn/Thay-giao-tre-luyen-chu-dep-o-pho-co-Ha-Noi-post127157.html

Em đưa ảnh toàn cảnh:

http://img.news.zing.vn/img/663/t663505.jpg
http://img.news.zing.vn/img/663/t663517.jpg
http://img.news.zing.vn/img/663/t663518.jpg

Sau đây phân tích:

http://img.news.zing.vn/img/663/t663527.jpg

Cô bé này cầm bút sai, đầu nghiêng, ngực tỳ mạnh vào bàn, bàn và ghế ngồi không đúng tư thế, tỳ mạnh thế này ngồi lâu khó thở, tay bút dùng sức tỳ nhiều (nhìn qua nếp nhăn của ngón tay trỏ và độ bẹt ngón tay cái).

http://img.news.zing.vn/img/663/t663524.jpg

Bàn ghế ngồi không đúng, ngực tỳ hết vào bàn ( nhìn qua nếp nhăn của áo ), khoảng cách từ mắt tới mặt bàn không đủ. Nếu cứ duy trì thế này sẽ ảnh hưởng đến mắt của trẻ
Với trẻ con bàn không đủ tiêu chuẩn, người lớn thì sao:

http://img.news.zing.vn/img/663/t663526.jpg

Người lớn quá thấp, nhìn sấp bóng, tại sao kêu thấp, nhìn cổ cô gái giống như hình cây cầu ngang, nếu ngồi lâu mà không thoái hóa đốt sống cổ hay không mắc bệnh đau cổ thì chắc hơi lạ:

http://img.news.zing.vn/img/663/t663528.jpg

Ảnh này thấy người tỳ cằm vào tay, người nghiêng cổ, người tay chống đầu, người co chân lên tỳ.

Đúng là tự nhiên, nhưng nếu đi thế này thì chắc hơi khó. Do đó em đã tự học.

Định viết thêm về quy chuẩn bàn, tay cầm bút, viết chữ, nhưng tất cả chỉ là cá nhân vì đến giờ chưa thấy 1 tài liệu nói hoặc miêu tả chính xác hoặc có cách cầm bút bằng hình ảnh.
Em cũng xem nhiều clip hay các cách cầm bút của các thư pháp gia Latinh và họ đều có cách cầm tương tự như em.

Nếu các bác thấy bài viết mang tính công kích cá nhân thì vui lòng xóa hộ, bởi em chỉ muốn chỉ ra những chỗ bất cập chứ không muốn hạ uy tín hay công kích ai hết.

Đến lượt con em, em nhờ bác nhìn hình sửa thế :slight_smile: Tiếc em không ở Hà Nội, không em nhờ bác sửa giúp cho cả em nữa

Em mong rằng bác có những bài viết kế tiếp , chia sẻ kinh nghiệm tự học , những trải nghiệm thực tế của bản thân . Em thích lối làm việc luôn có biện chứng kèm theo của bác . Và em cũng vẫn thắc mắc là tại sao cách cầm bút của bác rất khác so với nhiều bác ở trên này ( đặc biệt ở các điểm tỳ tay lên mặt phẳng ) , nhưng vẫn đem đến kết quả rất tốt so với cách cầm bút theo lý thuyết đã đăng tải trên đây .

Thưa bác, em đã sửa cho nhiều người và chỉ cho nhiều người qua Facebook, thậm chí còn giao lưu kinh nghiệm lẫn cách cầm bút với những bạn nước ngoài trên trang http://www.fountainpennetwork.com/ , em lập chủ để riêng để viết, em giao lưu trên Facebook nhóm Calligraphy, nơi nhiều thành viên trên toàn thế giới là họa sỹ, nghệ sỹ, và bậc thầy thư pháp thật sự, em vẫn tinh thần dám viết dám chia sẻ bởi cái mình có chắc gì đã là nhất, và càng chia sẻ thì càng nhiều kiến thức.
Do đó, chỉ có 2 năm mà lượng kiến thức như em từng nói, em tìm kiếm đến mức Google không còn hiện, xem mọi thứ, chia sẻ nhiều điều và được nhiều bạn trên Facebook cũng như trên Handheld đưa thêm tài liệu góp, thêm củi để em có được kho tài liệu về thư pháp Latinh như đang có. Em sẽ còn đưa tiếp để những ai muốn tự học, thích tìm hiểu sẽ không còn bị trường hợp như em: thiếu tài liệu, và không có chỗ nào xem cho rộng, mở mang kiến thức.
Kể cả bác ở Hà Nội, em cũng chỉ nhìn ảnh đoán chữ cách cầm viết và tư thế ngồi, em chưa gặp ai trên diễn đàn này và đó không phải là cách của em.
Lý do đơn giản, bởi quan niệm của em có thể không phải quan niệm của người khác nên chia sẻ. Em quan niệm theo 1 tư tưởng của đạo Phật, nếu muốn giúp người còn mong người nhớ ơn, người báo đáp, người thăm hỏi gọi tên thì cái giúp đó không phải là giúp vô tư, mà giúp có mục đích và vụ lợi ( mong được báo đáp ). Giúp người mà người không biết mình giúp, mình chỉ đường mà họ tự đi ( theo Khổng Tử: nếu dạy 1 mà không tự học 2,3, nếu chỉ 1 góc mà không tự suy những góc còn lại thì không dạy. Chỉ nên dạy cho cách câu chứ không cho cá. Và ngày nay với quan niệm lấy học sinh làm trung tâm, những người khác chỉ là người hướng dẫn, chỉ đường, uốn nắn để học sinh phát huy tính tự lập, nghiên cứu, khơi dậy đam mê ), làm cho mình cũng không có cảm giác ban ơn, khệnh khạng, người nhận cũng không mang cảm giác chịu ơn, đều cảm thấy vui vẻ.
Tiếp theo em chơi diễn đàn quá nhiều năm để biết 1 kinh nghiệm: gặp nhau rồi sẽ không còn vui nữa. Lúc đó thì cảm thấy đa phần thất vọng nhiều hơn, vì khi đó với em, khả năng xem tướng, soi xét, để ý nó phát huy tự nhiên, có khi lại không hay. Rồi thấy, trên mạng hào sảng, ra đời chỉ có thể, từ ngoại hình đến tính cách và nhiều thứ khác, nên em chẳng gặp ai.
Còn nếu giúp được bác hay bất cứ ai, bác cứ chụp hình em đoán bệnh.
Em theo trường phái cho người khác biết hết mọi thứ tiêu cực trước, tích cực tự mình tìm ra. Còn chấp nhận hậu quả thì có khó khăn đến mấy cũng không bỏ cuộc vì đơn giản cái xấu nhất cũng chấp nhận rồi. Nhiều người chỉ vẽ cái đẹp còn cái xấu thì giấu đi, nhưng quên rằng càng đẹp càng xấu, càng yêu càng ghen và luôn là 2 mặt tương đương của 1 vấn đề.
Nên có 1 tỷ lý do để không tự học chữ: học làm gì, học chữ không làm cho mình tăng tiền lương, tăng chức vụ, không giúp có ngay việc làm, chỉ có thể viết được bằng khen, thời gian đi làm việc khác, xã hội văn minh chỉ cần nhiều tiền, đánh máy tính không cần dùng chữ viết tay…nhưng chỉ cần 1 lý do để luyện: đam mê, thích hoàn thiện bản thân, yêu cái đẹp, tìm cân bằng cuộc sống, muốn sống chậm…
Đây là những tiêu cực, mời các bác đọc trước khi muốn học chữ, còn bút thì có tiền là xong, nhưng chữ thì có tiền không viết được:
http://www.tinmoi.vn/phong-trao-luyen-chu-dep-lai-benh-thanh-tich-011167429.html
http://media.tinmoi.vn/2012/12/11/38_7_1355186756_0_luyen-chu-dep.jpg
Với chú thích: " Điều quan trọng nhất với trẻ khi tập viết là cầm bút và ngồi viết đúng tư thế"
rất tiếc cô bé kia không cầm bút để viết mà cầm bút để chụp ảnh, bởi nhìn móng tay ngón trỏ và để kiểu kia tỳ vào thân bút mà viết được, em thấy hơi lạ.
http://www.tinmoi.vn/Luyen-chu-dep-nhieu-tre-nhap-vien-011114279.html
Đối lập với quan điểm trên, một số phụ huynh lại cho rằng việc cho con luyện chữ đẹp là không cần thiết. Họ khẳng định, đối với trẻ, điều quan trọng nhất là cách cầm bút và tư thế ngồi viết đúng đắn, còn chữ đẹp hay xấu là thuộc về… năng khiếu của từng em. “Vợ chồng tôi chỉ yêu cầu con viết chữ rõ ràng, sạch sẽ là được, còn chữ có đẹp đến mấy mà viết quá chậm cũng không ổn. Theo tôi, bản chất của các cuộc thi viết chữ đẹp là tốt song vấn đề nằm ở chỗ nó có biểu hiện bệnh chạy theo thành tích của một số trường. Hiện tượng học sinh xé vở khi viết sai, viết lỗi là hệ quả của căn bệnh đó”- anh Lê Trung Thắng ở phường Thổ Quan, quận Đống Đa bày tỏ quan điểm.
Vợ chồng tôi chỉ yêu cầu con viết chữ rõ ràng…em nghe hơi giống câu trên em đã viết, chả thiếu gì, chỉ yêu cầu mày học giỏi:D
http://www.tinmoi.vn/thoi-net-chu-khong-con-la-net-nguoi-011058575.html
http://media.tinmoi.vn/2012/09/29/67_7_1348879728_06_nguoiduatin-Baitrang101.jpg
Như tay cô bé áo hồng bàn 1 kia, hai khuỷu tay khép chặt, cổ tạp hình cầu cúi gằm thì bố mẹ tha hồ mà vứt tiền và tha hồ nói con hoặc nếu viết được thì cũng cận, đó là lý do tại sao ngày nay trẻ cận nhiều và thời trước hầu như ít ở cùng lứa tuổi ( còn bàn có chứng cớ tại sao nữa, chắc cần điều tra diện rộng, em không dám nói láo)
http://www.tinmoi.vn/Giao-vien-bai-tro-la-thay-luyen-chu-01523543.html
http://media.tinmoi.vn/2011/05/16/4_41_1305529520_45_20110513164955_giaoviendihoc.jpg
Ảnh này được lưu là : giáo viên đi học và chú thích " Nhiều học viên trong lớp luyện chữ này là giáo viên. ( Ảnh: Trung Thanh)
Giáo viên còn ngồi thế kia, thì dạy ra học sinh thế nào.
Bố mẹ còn không biết cầm bút sao cho đúng, chỉ vứt tiền mà mong chờ người khác dạy cho con mình như con người ta, thì e rằng không khác gì buổi sáng ra đường cầu cho tất cả đèn xanh đỏ đều là màu xanh.
Còn nếu bác nào khi luyện chữ, bị người ta chửi, người ta dè bỉu, chê bai, hạ nhục, đem ra làm trò cười, móc máy, vẫn cười vì đó làm đam mê.
Em tin những người đó sẽ đến đích:D
Nếu bác nào chấp nhận mặt trái của nó, sẽ tự khám phá mặt phải của nó.

Với bác tronghiep thì em không thể viết 1 bài được, bởi mỗi bài chỉ cho phép tối đa 5 ảnh, nếu dùng đường dẫn trang web thì nếu trang chủ chết, thì ảnh ở đây cũng hỏng theo. Em dân Ngoại ngữ nhưng học theo kiểu dân Toán, cái gì cũng quy về cái dễ nắm bắt, có bằng chứng, có lập luận và tạo hành hệ thống. Đương nhiên con người chỉ đưa ra những bằng chứng củng cố cho cơ sở lập luận chứ ít ai nhìn được đa nhiều, em có thể có lúc sẽ ở trong số này, nhất là khi đưa bài về cách cầm bút, vừa có bằng chứng là em, vừa là bằng chứng của cả Âu và Á đại diện cho Tây Latinh và Á chữ tượng hình.
Như em có nói lúc trước là bắt tay vào đại học em mới hiểu cách cầm sai thế nào, và em nghiên cứu cách cầm như em nghiên cứu chữ ký vậy. Em lên mạng tìm hiểu và xem hình ảnh, đúc kết cộng với kinh nghiệm bản thân. Chia sẻ thêm với bác, trước khi viết chữ em chơi thể thao: võ và bơi là 2 môn sở trường của em, do đó em có thêm kiến thức về huyệt, mạch và gân cũng như hiểu thêm về y học thể thao ( hơi khác với y học theo nghĩa thường 1 chút xíu ).
Kết hợp như vậy, cộng với sự chỉ bảo của gia đình thì cách cầm của em hơi khác nhiều bác trên này. Và cách cầm bút mực của em dựa trên hình của cách cầm bút lông chữ Hán. Cầm bút chữ Hán yêu cầu: tay rỗng mà có lực ( tưởng tượng như có quả trứng gà trong lòng tay và cầm bút lông, vận lực lên bút mà không làm vỡ trứng, bản thân em cũng đã thử để hiểu nó là thế nào ), bàn tay không động nhưng cổ tay, bả vai mềm dẻo để kéo những nét sổ khoảng 60-80cm mà không sao, nếu bác nhìn những bức em viết bút sắt, có bức nét sổ sẽ kéo khá dài mà vẫn phải ổn định. Tiếp theo cầm bút đúng phải " điều tức " ( điều hòa hơi thở sao cho đúng nhịp, vận khí vào nét để tạo ra " bút ý ", nét đứt mà ý không tận như ngó sen, dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng ). Em có đọc nhiều sách văn hóa, giới thiệu với bác 1 đoạn về thư pháp
[ATTACH=full]538849[/ATTACH] [ATTACH=full]538846[/ATTACH] [ATTACH=full]538847[/ATTACH] [ATTACH=full]538848[/ATTACH]
Đầu tiên yêu cầu cần bút, sau đó vận bút ( dùng gân điều khiển, ) vận khí điều hòa hơi thở, rồi mới đến phong cách. Do đó tập thư pháp cũng khiến ta giống thọ hơn, nếu bác muốn tìm hiểu có thể tìm hiểu Khang Hy, Ung Chính, Càn Long.
Muốn xây nhà cần vững móng, và móng của thư pháp Hán chính là cầm bút. Cầm bút đúng và vận bút tốt coi như đi được 1 nửa. Đó là lý do tại sao ho yêu cầu hiểu mình, hiểu bút, hiếu giấy mực, nếu không hiểu, không lâu dài được.
Người ta nói đi 1 mình đi nhanh, đi 2 người đi được dài. Em nói đi 2 người đi rộng, đi 1 mình đi sâu. Sẽ không bị ảnh hưởng bới bất cứ thứ gì mà nghiên cứu tận cùng vấn đề.

Tiếp theo là những trường hợp tay sai, sai thì muôn vàn, nhưng đúng chỉ có 1:
[ATTACH=full]538850[/ATTACH] [ATTACH=full]538851[/ATTACH] [ATTACH=full]538852[/ATTACH] [ATTACH=full]538853[/ATTACH]
[ATTACH=full]538858[/ATTACH]
Không nên để bút ở hổ khẩu, ngón trỏ ấn xuống dùng lực, cong ngón. Ngón trỏ tiếp xúc với thân bút và diện tích tiếp xúc càng nhỏ. Lòng bàn tay hổ khẩu thu nhỏ dễ gây mỏi nhức nếu viết lâu.

[ATTACH=full]538861[/ATTACH]
Không để cán bút ở hổ khẩu: ngón trỏ thành 3 khúc cong và diện tích tiếp xúc với cán bút rất nhỏ

Nếu nói cách cầm của em là theo cách bút lông, nhiều bác sẽ phản đối bởi kêu đây là chữ Việt Nam, chữ Latinh, còn kia chữ hán chữ tượng hình, sao cầm giống nhau được, em đưa bài của các bác phương Tây trước xem tư duy giống nhau không, nếu thích em chỉ tiếp, không thích thì quan sát hình cũng đủ. Tất cả các cách cầm bút để thực hiện 1 mục đích: cầm thoải mái, cầm tự nhiên, cầm không mỏi, cầm chắc bút.
http://www.fountainpennetwork.com/forum/topic/163184-the-tripod-or-triangular-pen-hold/
http://i226.photobucket.com/albums/dd289/caliken_2007/Tripodgrip9600.jpg
Cách cầm của bác Ken fraser mà em có dịp giới thiệu trên Kho tài liệu về thư pháp Latin
http://www.fountainpennetwork.com/forum/topic/65981-pen-hold-suggestion/#entry653031
http://i226.photobucket.com/albums/dd289/caliken_2007/penholds.jpg

http://etc.usf.edu/clipart/6000/6037/pen_3_md.gif

Bác Ken cầm bút thấp nhỉ, sát vào ngòi, như vậy có bất tiện ko ạ ?

Tây tay to bác yenlinh nhé, nên họ cầm vật nhỏ nhỏ trông bé, còn với em thì cầm bút khác, em thích cầm dài ngòi để nhìn hơn. Còn Tây thì tay to quá, do đó bác kia cầm trông hơi vất vả.

Em có cách cầm bút từa tựa cách bác chỉ cách đây ít lâu , nhưng do không để ý , cứ nghĩ do mình cầm bút nằm , nên để bút tựa vào hổ khẩu . Em sẽ sửa lại theo lời bác chỉ dẫn , và em rất cảm ơn bác về điều này . Tuy nhiên , cách cầm bút của bác , với điểm tỳ khác với hình trên đây , khi viết chữ thường với tốc độ cao , có khó khăn không ạ ?

Cái hình này em không cầm bao giờ bác tronghiep ah, đưa ra tham khảo về góc cầm bút thôi, còn cách cầm bút của em ứng dụng được bút sắt, bút ngòi cong, bút ngòi bè -broad và bút chấm dip-pen.
Quy tắc cầm của em sẽ viết 1 bài để bác tham khảo. Cảm ơn bác vì đã để ý điều rất nhỏ, em rất trân trọng ở điểm này.

Em nay sẽ viết bài về cách cầm bút của em, như em nói, dựa trên cách cầm bút lông chữ Hán, và dựa trên 4 điểm chạm.
Nguyên tắc cầm là, khi cầm bút, cầm chắc, ít ma sát lên mặt bàn ( khiến cho sự linh hoạt của tay cử động không tốt ), mắt nhìn tự nhiên, tay viết nhưng không đè tĩnh mạch lên mặt bàn.

Muốn thế thì bàn và ghế làm sao cho phù hợp. Đây là kiến nghị của em: mặt bàn có chiều cao không đổi. Ghế thay đổi. Ghế không ngồi có chân xoay, do dễ vặn vẹo người hỏng cột sống và chân xoay có thể di chuyển xa khiến người bò lên bàn. Tỷ lệ của ghế và mặt bàn như sau: Ngồi thẳng, thả tay xuôi theo thân người. Xét tỷ lệ độ dài từ bả vai đến cùi chỏ so với độ dài từ bả vai đến mặt bàn:

  1. Nếu tỷ lệ độ dài từ bả vai đến cùi chỏ ( gọi là a cm ) ngắn hơn tỷ lệ từ bả vai đến mặt bàn ( gọi là b cm ). a<b: dùng được, khi viết người có thể hơi ngả tự nhiên, tay trái đè vở ( được coi là khung cố định tạo góc vuông với mặt bàn, khiến cho mắt luôn ở khoảng cách 30cm so với mặt bàn và người không bò lên bàn ).

  2. Nếu a > b, nên thay ghế. Nếu không sẽ bị với, 2 bả vai sẽ ấn xuống mặt bàn và ngồi lâu đau 2 cơ bả vai ( nhận biết bằng cách sờ 2 cơ bả vai phía sau, nếu cứng là căng cơ ). Nếu không thay ghế thì kê thêm đệm gối đều được.

Tiếp theo đến mắt, do em đọc được nghiên cứu về bán hàng. Mắt người có xu hướng nhìn sang bên phải và có xu hướng ghi nhớ bên phải nhiều hơn bên trái, nên hệ thống siêu thị thường bố trí quầy hàng bên phải và quầy tính tiền bên trái để khách hàng chú ý hơn. Bác nào thích quan sát có thể xem ở xanh đỏ, xem người ta thường xem xanh đỏ phía bên nào nhiều hơn ( khi không có đèn xanh đỏ ở cao chính giữa ). Vì thế khi đặt vở chính giữa ngực, khiến phải nghiên đầu để mắt nhìn thấy bút. Với em thì khuyên nên để vở trên trục vuông góc giữa bả vai và mặt bàn, như vậy mắt liếc tự nhiên, nhìn được cả khoảng không và thấy ngòi bút cũng như thấy cả tay để điều chỉnh khi sai.
Mời các bác xem kể cả người Trung Quốc viết chữ Hán, họ cũng vẫn để giấy như em vừa trình bày ở trên
[ATTACH=full]538908[/ATTACH]

Một số tư thế ngồi
[ATTACH=full]538915[/ATTACH] [ATTACH=full]538916[/ATTACH]
Sau đây là 4 điểm chạm cầm bút
[ATTACH=full]538917[/ATTACH]
Bác có thể nhìn thấy phần viết chữ sẽ lệch về bên tay cầm bút ( bên phải ).
[ATTACH=full]538918[/ATTACH]

Cầm bút thì phía trên phải tròn
[ATTACH=full]538919[/ATTACH]
tay và thân 4 có 4 điểm chạm, và nếu không biết làm sao tay cầm được thế thì có cách dạy
[ATTACH=full]538920[/ATTACH]
Tay tự nhiên
[ATTACH=full]538923[/ATTACH] [ATTACH=full]538925[/ATTACH]

Nếu không thì đã có dòng Lamy đển nắn tay, như 1 số bác trên này bảo là tầm thường, như Lamy và Pelikan Grifix là bút chỉnh tay tốt.
http://i144.photobucket.com/albums/r163/ongnon/18062014525.jpg
http://i144.photobucket.com/albums/r163/ongnon/18062014526.jpg
http://i144.photobucket.com/albums/r163/ongnon/18062014524.jpg
http://i144.photobucket.com/albums/r163/ongnon/18062014523.jpg
http://i144.photobucket.com/albums/r163/ongnon/18062014533.jpg
http://i144.photobucket.com/albums/r163/ongnon/18062014532-1.jpg

Tiếp theo về tay để trên mặt vở, như em nói, không chạm tĩnh mạch và giảm ma sát, nếu để cả cánh tay lên mặt bàn chỉ có thể cử động ngón tay để viết do ma sát cả cánh tay quá nhiều, em thường viết như sau:

  1. Cùi chỏ hướng ra ngoài, khoảng cách bằng 1 bàn tay so với cơ thể ( người nào đo tay đó, tay người lớn không đo cho trẻ con mà phải dùng tay trẻ con đo )
  2. Điểm tỳ cánh tay trên mặt bàn: chia đôi khoảng cách từ cổ tay đến cùi chỏ, chỉ tỳ 1/2 hoặc ít hơn ( với em đôi lúc chỉ cần nắm đấm cũng viết được ngon )
    http://i144.photobucket.com/albums/r163/ongnon/photo.jpg
    http://i144.photobucket.com/albums/r163/ongnon/170920141260.jpg http://i144.photobucket.com/albums/r163/ongnon/170920141259.jpg
    Người Trung Quốc họ viết
    [ATTACH=full]538932[/ATTACH]
    Khi tỳ nghiêng như em thì điểm tỳ trên mặt bàn để điều khiển bút là vùng khoanh đỏ
    [ATTACH=full]538933[/ATTACH]
    Em đã trình bày xong cách cầm bút của em để bác tronghiep khỏi băn khoăn.
    Còn những cách cầm khác thì bác có thể tham khảo.
    Hy vọng bác nào thấy đúng thì theo, thấy sai thì sửa cho phù hợp.

Cảm ơn bác @ongnon

Vừa đọc bài của bác , vừa cầm bút so sánh , em ngộ ra được những khiếm khuyết của mình rồi . Em cám ơn bác nhiều và sẽ đặc biệt chú ý đến phần dụng ý - dẫn khí - điều bút bác hướng dẫn trên .