[ATTACH=full]437558[/ATTACH]
[FONT=Times New Roman][size=5]Câu chuyện kể rằng:[/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5]Vào tháng 09/1905, một con tàu mà Ryosuke Namiki phục vụ với tư cách là một kỹ sư kỹ thuật đã bị lạc vào tâm bão của một cơn bão lớn bất thường giữa khu vực biển Genkai. Thuyền trưởng và toàn bộ thủy thủ trên tàu chiến đấu dũng cảm với cơn bão dữ dội trong hai ngày đêm và bởi một phép lạ, họ đã vượt qua, con tàu suýt bị phá hủy.[/size][/FONT]
[ATTACH=full]437568[/ATTACH]
[FONT=Times New Roman][size=5]Sau lần đó, Ryosuke Namiki đã nói với bạn của mình là Masao rằng: "Con tàu đã thoát khỏi thử thách chưa từng có này bởi hai nguyên tắc: Người thuyền trưởng đã thực hiện đúng các kỹ thuật khi gặp trường hợp khẩn cấp và toàn bộ phi hành đoàn đã nỗ lực phi thường, đoàn kết tuân theo mệnh lệnh của thuyền trưởng, thực hiện nhiệm vụ của họ một cách quên mình vì tinh thần tập thể”.[/size][/FONT]
[ATTACH=full]437569[/ATTACH]
Hình chỉ mang tính chất minh họa
[FONT=Times New Roman][size=5]Masao Wada đã từng là thuyền trưởng của một con tàu và sau khi nghe nhận xét này từ Ryosuke Namiki, ông đặt mua ngay bức tranh đó của nghệ sĩ Ichiro Shirakawa, Trường đại học Mỹ thuật Tokyo, sau đó giới thiệu cho toàn thể nhân viên của mình và giải thích rằng: tinh thần cốt lõi của tập thể để vượt qua khó khăn đó chính là sự đoàn kết.[/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5][ATTACH=full]437559[/ATTACH] [/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5]Năm 1915, Ryosuke Namiki đã rời bỏ công việc chính của mình là giáo sư của trường hàng hải Tokyo để mở một nhà máy nhỏ sản xuất ngòi bút bằng vàng gần thành phố Tokyo. Đến năm 1916, Ryosuke Namiki chính thức mở công ty TNHH Namiki và mở rộng sản xuất ngòi bút bằng vàng, số vốn ban đầu 200.000 yên.[/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5]Ngày 27/01/1918, Masao Wada chính thức tham gia vào Công ty TNHH Namiki cùng với Ryosuke Namiki và chọn “PILOT” làm thương hiệu. Năm 1926, Công ty Namiki chính thức mở các chi nhánh tại NewYork, London, Thượng Hải & Singapore và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu Pilot.[/size][/FONT]
[ATTACH=full]437571[/ATTACH]
[FONT=Times New Roman][size=5]Năm 1927, Alfred Dunhill H. bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của những cây bút Pilot của Namiki và đồng ý trưng bày chúng trong các cửa hàng của mình ở Paris. Một năm sau đó, Công ty TNHH Alfred Dunhill trở thành nhà phân phối của Công ty Namiki Nhật Bản tại Úc, New Zealand, Ấn Độ, Canada, Nam Mỹ và Tây Ban Nha. Cho đến năm 1930, Alfred Dunhill có được toàn quyền phân phối sản phẩm bút của Namiki trên toàn thế giới không bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.[/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5]Đến năm 1938, chính thức đổi tên thành Công ty TNHH bút Pilot và phát triển cho đến ngày hôm nay.[/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5][ATTACH=full]437561[/ATTACH] [/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5]“PILOT” có nghĩa như là một người hướng dẫn, điều khiển, thuyền trưởng của một con tàu lớn với mục tiêu vươn ra biển khơi. Biểu tượng của Pilot là một chiếc phao, tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, vượt khó dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào; ngoài ra, nó còn hàm ý thể hiện tình bạn giữa Ryosuke & Masao.[/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5][ATTACH=full]437567[/ATTACH] [/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5]Trong thời đại của nền văn minh và sự giác ngộ sau khi Nhật Bản mở cửa thông thương với thế giới nửa sau của thế kỷ 19, con người Nhật Bản đã làm việc chăm chỉ để hiện đại hóa, theo mô hình các quốc gia phát triển của châu Âu và Châu Mỹ thời đó.[/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5][ATTACH=full]437562[/ATTACH] [/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5]Hai người sáng lập công ty còn trẻ, được đào tạo ở một trường đại học và họ khao khát tiến đến sự vĩ đại, mạnh mẽ vươn ra đại dương cùng hòa mình vào thế giới mới, họ cảm thấy rằng kinh doanh không chỉ đơn thuần là để kiếm tiền mà còn là chứng tỏ tinh thần và nghị lực thực sự của người Nhật Bản với thế giới. Chính vì vậy họ đã quyết định làm ra sản phẩm có chất lượng cao nhất và phải được toàn thế giới công nhận. Họ thành lập một công ty và tham gia vào sản xuất, xuất khẩu để đóng góp cho đất nước và xã hội. Cách họ suy nghĩ rất giống với khái niệm trách nhiệm đối với xã hội của chúng ta ngày hôm nay.[/size][/FONT]
[ATTACH=full]437563[/ATTACH]
[FONT=Times New Roman][size=5]Tiêu chí hoạt động và quản lý doanh nghiệp của Pilot là “kiềng ba chân”, thể hiện mối quan hệ liên kết ngầm nhưng sâu sắc giữa Nhà sản xuất, Người bán và Người tiêu dùng. Nhà sản xuất cung ứng sản phẩm chất lượng tốt với một cái giá cạnh tranh cho Người bán (Nhà phân phối) và các sản phẩm này đến tay & làm thỏa mãn Người tiêu dùng thì đó mới là thành công. Họ tin rằng nếu bất kỳ một trong ba yếu tố trên bị mất đi hoặc một bên đạt được lợi ích vượt trên lợi ích của hai yếu tố còn lại thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ không phát triển bền vững và dài lâu.[/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5][ATTACH=full]437564[/ATTACH] [/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5]Trong năm tiếp theo, các sản phẩm của Pilot như bút máy, bút chì, bút bi…. Được đẩy mạnh sản xuất, phát triển, phân phối và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên để thực hiện xây dựng và phát triển Pilot mạnh mẽ như ngày hôm nay là việc không hề dễ dàng, họ phải vượt qua rất nhiều khó khăn và bão tố. Tiêu chí của Pilot là sản phẩm chất lượng tốt nhất cùng với sự tỷ mĩ, dành sự quan tâm sâu sắc đến nhu cầu của người tiêu dùng luôn được đặt lên hàng đầu.[/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5][ATTACH=full]437565[/ATTACH] [/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5]Năm 1989, với chiến lược đa dạng hóa kinh doanh, công ty TNHH bút Pilot đã chính thức đổi tên hành Công ty CP Pilot. Vào tháng 01/2002, Công ty CP Pilot chính thưc niêm yết cổ phiếu và trở thành Tập đoàn Pilot sở hữu các Công ty con như: Công ty CP Bút Pilot, Công ty TNHH mực Pilot, Công ty TNHH cơ khí chính xác Pilot….và thực hiện tái cơ cấu nhằm phát triển theo hướng chuyên nghiệp.[/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5][ATTACH=full]437570[/ATTACH] [/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5]Việc sáp nhập nằm trong chủ trương định hướng hoạt động của Tập đoàn với các chức năng như bán hàng điện thoại di động, lập kế hoạch sản phẩm và sản xuất ngoài các chức năng ban đầu bút và mực. Đến năm 2008, Công ty CP bút Pilot hợp nhất với Công ty TNHH Cơ khí chính xác Pilot với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển công nghệ trong việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm bút, mực viết.[/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5][ATTACH=full]437566[/ATTACH] [/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5]Hiện nay, Công ty CP Bút Pilot có trụ sở tại 6-21, Kyobashi 2-chome, Chuo-ku Tokyo, 104-8304, Japan. Tính đến thời điểm năm 2011, vốn điều lệ của Pilot đạt gần 24 triệu đô la Mỹ với 1.121 nhân viên trên toàn thế giới.[/size][/FONT]
[FONT=Times New Roman][size=5][ATTACH=full]437560[/ATTACH] [/size][/FONT]
Em hâm mộ cơ khí chính xác chế tạo nhứng thứ tinh xảo như ngòi bút và máy móc của đồng hồ. Bao giờ công nghiệp của Việt Nam mới đạt đến trình độ cao như thế ???
[LEFT]Đã từng sở hữu một em Gold Brown ngòi 14K585. [/LEFT]
[LEFT]Một cây bút đầy kỷ niệm…[/LEFT]
[LEFT] [/LEFT]
[ATTACH=full]437588[/ATTACH]
cây bút có một cái đống chữ hán là loại gì mà ấn tượng quá
Ý bác có phải là cây bút này không?
Theo em được biết thì đây là cây Pilot Custom Hannya Sutra, được sản xuất trong khoảng từ năm 1960 đến 1977 hay còn gọi là Pilot Delux Buddhist Sciptures (Có nghĩa là phiên bản Phật giáo, dành cho những tín đồ theo đạo Phật, trên thân bút có khắc kinh Phật)
Hết hàng Đức, Mỹ, Ý, giờ thêm Nhật được PR vậy, chắc còn khối ae chết dài dài
Mình thấy nó cũng hơi giống chiếc này http://4.bp.blogspot.com/-kE5R3GdRuCI/UJFJlIekDjI/AAAAAAAAGFY/LAf4ts8Pa7Q/s1600/Pilot-Sutra-01.jpg
Đúng vậy đó bạn. Những cây này được sản xuất gần đây.
Còn những cây được sản xuất vào thập kỷ 60 - 70 hiện nay không còn được tìm thấy và có lẽ cũng chẳng thể định giá nó được.
Nó vô giá!
Đọc xong bài viết của bác em lại muốn có 1 cây Pilot!!!
Bác nào làm một lúc mầy em này đã quá
http://ryojusen-pens.com/resources/_wsb_494x444_Pilot+Custom+Buddhist.JPG
Cùng tìm hiểu để nắm bắt thêm được ít thông tin thôi bạn.
Tụi Nhật nó không trả tiền cho tớ nên tớ cũng không rãnh để PR cho nó. Tuy nhiên, tớ thích những sản phẩm của nó & tình nguyện giới thiệu đến mọi người vì mục đích: Tìm hiểu thông tin lẫn nhau…
Chiêu mộ một em vào bộ sưu tập đi bác …
Pilot có dòng nào để phổ cập cho mọi người giống Lamy ko ta…Dòng nào bình dân mà ai cũng có thể xài đc
Phổ thông của Pilot có cây Cocoon hoặc Prera … theo em thì cây Cocoon to cầm đầm tay hơn, viết cũng ổn (giá 2 cây này về đến Vn khoảng 800k)
Cocoon
http://static1.jetpens.com/images/a/000/044/44684.jpg
http://static.jetpens.com/images/a/000/044/44692.jpg
http://static1.jetpens.com/images/a/000/044/44694.jpg
Prera
Hê hê…
Bác Trí phi công dạo này rề viu nhìu quá nên đã được thăng chức CHÍNH THỨC rồi.
Pilot còn có bộ bút bạc trạm chổ rồng, hổ, đại bàng… rất là đẹp, em chưa có dịp cầm trên tay
Nhìn như tác phẩm nghệ thuật
http://i.ebayimg.com/t/NEW-Namiki-Sterling-Collection-Fountain-Pen-Tiger-Design-Fine-Nib-63423-/00/s/NTAwWDYx/z/bh0AAOxy1NxSG0UZ/$T2eC16Z,!)cE9s4PucpvBSG0UZibF!~~60_12.JPG http://i.ebayimg.com/t/NEW-Namiki-Sterling-Collection-Fountain-Pen-Carp-Design-Broad-Nib-63421-/00/s/NTAwWDYx/z/U30AAMXQaZxSHUy3/$(KGrHqNHJEwFIH03lp5JBSHUy3U,eg~~60_12.JPG
Thưa các bác, em đọc trộm mấy dòng kinh trên bút, đó là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Thông tin về kinh ý như sau:
[FONT=Times New Roman]Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh (Prajnaparamitahridaya Sutra) là một trong các kinh căn bản và phổ thông của Phật Giáo Ðại Thừa. Bài kinh nầy là một trong các bài kinh của bộ Bát Nhã kết tập tại Ấn Ðộ qua bảy thế kỷ, từ năm 100 T.C.N. đến 600 C.N. Khi được truyền sang Trung Hoa, Tâm Kinh đã được nhiều vị cao tăng chuyển dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán: ngài Cưu Ma La Thập dịch vào khoảng năm 402-412 C.N., ngài Huyền Trang dịch năm 649 C.N., ngài Nghĩa Huyền (700 C.N.), ngài Pháp Nguyệt (732 C.N.), ngài Bát Nhã và Lợi Ngôn (790 C.N.), ngài Trí Tuệ Luận (850 C.N.), ngài Pháp Thành (856 C.N.) và ngài Thi Hộ (980 C.N.). Trong các bản dịch nầy, bản dịch của ngài Huyền Trang là phổ thông nhất.[/FONT]
[FONT=Times New Roman]Riêng tại Việt Nam, bản dịch của ngài Huyền Trang được chuyển sang chữ quốc ngữ Hán Việt và thường dùng để trì tụng hằng ngày. Quý vị cao tăng cũng có phát hành nhiều sách để giải thích nghĩa kinh, trong đó các sách của quý Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Thích Thanh Từ, và Thích Nhất Hạnh là phổ thông nhất.[/FONT]
Trong đó cây bút mà bác phamdominhtri ](‘http://handheld.vn/members/phamdominhtri.308534/’)có trích ảnh là câu "vô lão tử, diệc vô lão tử tận " trong đoạn
[FONT=Times New Roman]Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.
Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô khổ, tập, diệt, đạo.
Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.[/FONT]
Bát nhã ba la mật đa nghĩa là pháp tu đưa qua bờ giác ngộ ở bên kia sông mê
Em trình có hạn, các bác nào đạo học cao thâm đừng cười em ah
[FONT=Times New Roman][/FONT]
Bác giỏi cả tiếng NHật thì em cúi đầu bái phục.
Trích đoạn Kinh “Bát nhã ba la mật đa” bác viết vậy là đúng bản chuẩn của Thầy Huyền Trang dịch. Bản này em thuộc từ nhỏ nên giống như là suối trong đầu mỗi khi đọc nó.
Cảm ơn bác về những thông tin đầy ý nghĩa nêu trên.
Châu Á đúng là còn nhiều điều để khám phá
Sao hôm qua anh lấy một cây này màu xanh mà không được giá này vậy em ơi!
Bác phamdominhtri nói thế làm em phổng mũi ah, em có đá tý tiếng Nhật nhưng tiếng Nhật đa phần dùng chữ mềm, chữ cứng kanji hết thì không đọc được đâu ah. Bản kinh này được viết bằng chữ Hán ah, nên em đọc trộm vài dòng khắc là nhận ra.
Đa phần khi khắc kinh người ta hay dùng kinh này, hoặc chú Lục tự chân ngôn (Oṃ Maṇi Padme Hūṃ ) để bên mình để được phù hộ, hoặc trong điện thoại có Đại bi chú (mantra of avalokiteshvara) của Quan thế Âm để được phù hộ ( em cũng lưu 1 bản trong điện thoại để nghe cho tĩnh âm ah:D ). Có bác nào muốn nghe tiếng Tạng thì có thể nghe ở link sau:
http://tusachphathoc.com/media/play-2-mantra-of-avalokiteshvara/