Lens: sự khác biệt giữa x và mm

mình thấy máy ảnh số bình dân thì hay dùng đơn vị X (3x, 6x, 12x…) để chỉ độ dài của lens.
còn máy ảnh chuyên nghiệp thì lại dùng mm (15-50mm, 300mm…)
không biết giữa hai đơn vị này có mối liên hệ gì với nhau không?
bác nào biết xin chỉ giáo

và chuyện này nữa.
nếu zoom optical của một máy là 3x và zoom digital là 12x thì tổng zoom của máy là (3+12)x hay là (3x12)x?

Cái 3X, 6X đối với máy consumer… là cách nói dễ hiểu của 15-50mm, 300mm… đối với máy prosumer, professional

Đối với máy ảnh phim 35mm, độ rộng của góc nhìn (field of view) được thể hiện bằng chỉ số mm. Ví dụ 20mm là rộng, 50mm là trung bình (tương đương tầm nhìn mắt người) và 70mm trở lên là tele

Đối với máy ảnh số, cũng thể hiện độ rộng góc nhìn bằng chỉ số mm tuy nhiên được đơn giản hóa cho người dùng ít kinh nghiệm. Ví dụ máy ảnh số Canon A95 được ghi tầm nhìn là 3X thực tế có góc nhìn từi 38mm (góc rộng nhất) tới (114mm) góc hẹp (tele) nhất. Vì tele (114mm) gấp 3 lần wide (38) nên người ta chỉ gọi đơn giản là 3X → consumer dễ chọn, dễ tưởng tượng…

Digital Zoom là cách nói để người ít kinh nghiệm nghĩ rằng máy của mình “xịn” lắm. Thực tế digital zoom là lấy phần trung tâm của tấm ảnh thu được rồi phóng to ra tương tự như ta lấy 1 tấm ảnh jpg cỡ 10mm x 10mm rồi dùng photoshop resize thành 100 mm x 100 mm vậy. Mọi thứ sẽ to ra, ở xa sẽ cho cảm giác ở gần và… mất hết chi tiết :smiley:

Còn vấn đề: nếu zoom optical của một máy là 3x và zoom digital là 12x thì tổng zoom của máy là (3+12)x hay là (3x12)

Cụ thể trường hợp máy A95, nó có góc nhìn nhỏ nhất là 38mm tới góc hẹp nhất là 114mm rồi góc này có thể phóng lên 12 lần nữa bằng Digital Zoom → 114 x 12 = 1368 → lúc đó tổng zoom là 1368/38 = 36 (tức 2 x 12)

Cheer

Chi tiết về Focal Length
http://photonotes.org/cgi-bin/entry.pl?id=Focallength

Chi tiết về Digital Zoom
http://photonotes.org/cgi-bin/search.pl?input=digital+zoom&which=d

  • Dù là máy ảnh chụp film truyền thống hay máy ảnh số thì cũng đều được chia thành hai dòng cơ bản: SLR (Single Lens Reflex) Camera và Compact Camera. Khái niệm về từng loại, tạm thời không bàn tới trong chủ đề này. Xin nói về thắc mắc của bạn anhlong:

Loại thứ nhất có thể thay đổi ống kính được (Interchangeable lenses), ở đây là ống AF (Auto Focus) - tự động canh nét, tương thích lens mount (chấu nối ống kính với thân máy). Thông thường, phải là ống kính cùng hãng SX máy ảnh mới tương thích nhưng có rất nhiều công ty chuyên SX ống kính cho các hãng máy ảnh nổi tiếng với chất lượng chấp nhận được và giá bán rẻ hơn: Sigma, Tamron, Tokina… Trong trường hợp này, ống kính có thể dùng chung cho máy film và máy số và tiêu cự được ghi trực tiếp: 35 mm, 50 mm, 200 mm hay 35 - 70 mm…

Loại thứ hai, ống kính không thay đổi được và tiêu cự thường được “đo” bằng “x”: 3x, 5x… Trong đó, “x” được mặc định là 35mm (góc rộng tiêu chuẩn) - tiêu cự gần nhất. Từ tham số này, rất dễ tính ra tiêu cự xa nhất, thí dụ: 3x → tele tối đa sẽ là 3.35 = 105 mm; 12x → tele tối đa sẽ là 12.35 = 420 mm. Khi đó, ống kính 3x (optical) được hiểu là tương đương ống kính 35 - 105 mm trên máy film truyền thống; 12x được hiểu là tương đương 35 - 420 mm… Cứ vậy mà suy!

Ở dòng này, nếu chi li, còn có thể chia ống kính ra làm 3 loại khác nhau:

  • Ống kính tiêu cự cố định (Fixed-focal-length lenses): Loại ống kính này không cung cấp tùy chọn zoom quang học, có hỗ trợ chụp macro và chụp phong cảnh (chẳng hạn, ở một số dòng máy đời đầu của FujiFilm). Ưu điểm lớn nhất là loại này thường hỗ trợ góc nhìn rộng nên sẽ tốt cho chụp phong cảnh và nhóm đông người. Nhược điểm: chất lượng quang học thường không cao…

  • Ống đa tiêu cự có thể thụt vào (Retractable zoom lenses): Ống kính loại này có thể thò ra, thụt vào khi bật, tắt máy (Canon S - serie). Ưu điểm: Ống kính được bảo về khá tốt do thụt được vào trong thân máy và nắp ống kính được tích hợp sẵn… Nhược điểm: Thời gian bật máy bị kéo dài do cần có thời gian cho ống kính thò ra khỏi máy…

  • Ống kính được gắn cố định vào thân máy (Fixed zoom lenses): Loại ống kính này không thể thụt vào trong thân máy khi tắt máy (Canon G - serie). Ưu điểm: Khả năng zoom quang học lớn; Hỗ trợ việc lắp thêm ống kính phụ trợ (wide-angle, close-up…), kính lọc (filter)… Nhược điểm: Cấu trúc máy thường cồng kềnh hơn khi so với loại sử dụng ống kính thò thụt…

Cần lưu ý:

  • “Đơn vị” 35 mm chỉ là mặc định tương đối, một số máy là 33, 37 hoặc 38 mm nhưng cách tính khoảng cách tiêu cự cũng như vậy.
  • Ống kính lắp thêm cho dòng Fixed zoom lenses thực chất chỉ là ống kính Convertible, hiểu nôm na giống như đeo kính cận, kính viễn chứ không phải tính chất giống như ống kính thay đổi của dòng SLRs. Tất nhiên, chất lượng sẽ không cao bằng.
  • Nếu zoom optical của một máy là 3x và zoom digital là 12x thì tổng zoom của máy sẽ là (35.3).12 = 1260 mm hoặc cách tính khác: (3.12).35, cũng = 1260 mm. Nhưng chất lượng thì không thể bằng dùng ống nối, càng không thể bằng ống kính tháo lắp có tiêu cự tương đương (1260 mm → quá ống nhòm :D).

@ TuanHa: “Cái 3X, 6X đối với máy consumer… là cách nói dễ hiểu của 15-50mm, 300mm… đối với máy prosumer, professional”.

Không đúng! G - serie của Canon hay Coolpix 5400 của Nikon đều là prosumer (hiểu nôm na là khách hàng phổ thông hướng đến chuyên nghiệp) nhưng có ghi theo “mm” đâu?


(*) Bài viết có tham khảo tài liệu của The220.com

Bác quên khẩn trương cái digital zoom đi, dùng photoshop cho xong :slight_smile:

Đúng thế, digital zoom thực chất là phương pháp phóng to ảnh bằng kỹ thuật số, do chính máy ảnh làm, tất nhiên tệ hơn Photoshop nhiều. Cho nên dù máy nào cũng có digital zoom nhưng chẳng ai kích hoạt nó khi chụp cả. Đừng quan tâm đến nó, dù là 30-40x như digital camera cũng mèng thôi.

Theo mình hiểu thì zoom quang 3X zoom số 12X thì zoom tổng sẽ là 3x12=36X
Kô biết có đúng kô?
Còn chuyện dùng đơn vị là mm thì để các bác dùng máy ảnh chuyên nghiệp (chụp phim) dễ hiểu hơn thôi mà, trên ống kính của các máy bình dân cũng có quy đổi ra mm mà

Bổ sung tí hỉ?
Chỉ những dòng high-end digicam gần đây mới dùng miếng chíp cảm biến TO bằng phim 35mm, còn lại thì miếng chíp bé xíu - cho nó rẻ, đặc biệt là dòng cho người mới dùng (entrylevel) vì vậy với một ống kính phim thường thay vào máy có em chíp nhỏ sẽ không ra mm như catalogue :), chúng bèn sử dụng khái niệm 4x 8x, rồi chua thêm vài chữ tương đương với vdụ 28-110mm cho hoành tráng. Khái niệm xX đã được dùng từ lâu, nhưng không phổ biến, ngay cái olympus Is-30 film 6 năm vẫn chay tốt nhà em cũng còn ghi 4x nữa là.
Nay sự việc đã khác, nghe nói có một số dòng còn có cảm biến TO như cái phim medium format (phim 6x6 hay 6x7cm chuyên nghiệp các bác hay thấy chụp người mẫu đó)

DIgital zoom là chỉ số để quảng cáo thôi bác ơi. quan trọng là optical zoom kìa.
Ngoài ra theo tôi tấhy Ống kính nào đu72ng kính lớn thì chụp tốt hơn mấy cái ống kính bé tẹo cho dù là cùng optical zoom. Nhất là khi các bác chụp ban đêm hay trong nhà.

Tôi cũng thấy thế. Tôi cho là độ mở ống kính lớn hơn đương nhiên sẽ hỗ trợ bắt sáng tốt hơn.
Nói chung, xem em máy ảnh nào thì cứ nhìn thẳng vào “mắt” em ý, em nào có “đồng tử” to hơn thì y như rằng chất lượng cao hơn!

Đường kính lớn chưa chắc đã có độ mở lớn. Thí dụ, Sony F717 và Canon G3/ G5 đều có độ mở lớn nhất là 2.0 nhưng rõ ràng ống của F717 có đường kính to hơn nhiều. Do vậy, yếu tố quyết định của một ống kính tốt (về kỹ thuật, chứ chưa nói đến chất lượng quang học của loại ống kính đó) là phải có **độ mở lớn ** chứ không phải đường kính lớn. Đặc biệt, nếu là loại duy trì 1 độ mở lớn suốt hành trình zoom thì càng ngon.

Hay quá. Bạn có thể giải thích kỹ hơn là vì sao khi zoom ra thì đồng tử lại co lại (tức là độ mở ống kính thấp dần) không ?

Xin cảm ơn.

Một ống zoom khi ở góc rộng nhất (wide) sẽ lấy nhiều ánh sáng nhất → aperture ̣độ mở ống kính lớn

Khi chuyển về góc hẹp nhất (tele) sẽ lấy ít ánh sáng đi → aperture nhỏ hơn → phải chụp tốc độ chậm mới đủ ánh sáng

Điều này giải thích tại sao phần lớn các ống zoom có độ mở lớn nhất ở wide và nhỏ dần ở tele

Sample here
http://consumer.usa.canon.com/app/html/EFLenses101/focal_length.html

1 ống kính không đơn giản là 1 thấu kính mà là tổng hợp của nhiều thấu kính/nhóm thấu kính ̣(group/element) Mỗi thấu kính làm 1 việc ̣và sinh ra 1 bệnh. Các thấu kính sau chữa bệnh cho các thấu kính trước và lại sinh 1 bệnh mới. Tức là chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thấu kính hoàn hảo cả.

Làm ống kính 1 tiêu cự ̣(prime lens) sẽ dễ hơn 1 ống zoom (zoom lens). Ống kính 50mm ̣(góc nhìn tương đương với mắt người) dễ nhất vì ít phải bù trừ dung sai, distorsion… Ống kính wide < 50mm chế tạo khó hơn ống kính Tele > 50mm. Và khi làm 1 ống zoom đảm bảo 1 độ mở ̣(aperture) thì rất khó. Chính vì thế đối với Canon và phần lớn các hãng khác, các ống kính ZOOM 1 độ mở đều rất đắt tiền và được xếp vào hàng L series tức ống chuyên nghiệp

Xin các bác chỉ giúp :
trên cái ống kính máy ảnh có đề 1:2.8-4.6 và 5.8-24mm nghĩa là gì ạ.
Tôi có cái máy Pentax bán tự động có ống Pentax 28-80, bây giờ mua 1 thân máy số rồi lắp ống này vào có được không ???

Mời các bác có thắc mắc xem link này (chủ đề cùng box, cũng vừa mới được post cách đây mấy hôm thôi):
http://www.handheldvn.com/forum/showthread.php?t=16934

@ hoabinh: Trường hợp của bạn không thể thực hiện được do cơ chế hoạt động của body cơ (kể cả cơ AF) và số khác nhau, đặc biệt là về chấu tiếp xúc giữa thân và ống (len mouth). Hơn nữa, body Pentax D-SLR rất khó mua tại VN.

Tầm bậy qúa, hướng dẫn chung chung này dễ gây hiểu lầm lắm. Nếu ai quan tâm về Lens, x và mm vào đây hiểu đc phần nào nè.
http://www.hanoicorner.com/phpBB2/viewtopic.php?t=3376&start=40&postdays=0&postorder=asc&highlight=
http://www.hanoicorner.com/phpBB2/viewforum.php?f=84

Chỉ hướng dẫn người cần hướng dẫn, có chút hiểu biết thì chừng ấy cũng đủ rồi. Hai cái link kia thì khác gì?

Nên nhớ là ở đây không có chỗ cho những ngôn từ thiếu thiện chí và bất lịch sự! Thế nào là “tầm bậy”?

Thù vặt!

hahaha… :smiley: :smiley: :smiley: