Kỳ vọng của người lông dân - Đất hiếm

Vẫn là iem đây. Hệ thống CMS có thể setup trong vòng vài nốt nhạc, nhưng cảm hứng viết nội dung mới lại tụt như gặp trời lạnh 5 độ C. Nên chắc trong thời gian này sẽ không cài đặt hệ thống nữa, chém gió với thổi bong bóng đã. Hôm nay lại là một bài đã viết trên phở bò…

Đất hiếm: Từ này được sử dụng một cách vụng về, khiến cho nhiều người suy nghĩ kiểu nông dân như mình đôi khi lại suy tưởng về chuyện đất cát với truyền thống “người thì sinh ra được chứ đất đâu có nở ra”… khiến có thể có những suy luận phản khoa học.

Có lẽ phải nói đúng hơn là các nguyên tố hiếm, nghe khoa học quá nó cũng khó đi vào đầu đại chúng! Thực chất, đất hiếm là gọi tắt các nguyên tố kim loại được tạo ra bởi quá trình phân rã uranium như: lanthanum, neodymium, promethium, europium, dysprosium, yttrium, scandium… Và là nguyên liệu đầu vào để sử dụng trong hầu hết mọi thứ trong thời kỳ hiện đại hiện nay từ kính râm, tua-bin gió, máy tính, hợp kim loại, đèn, tivi, lọc dầu, oto, ổ cứng máy tính, pin, điện thoại thông minh, thép, laser… thiếu các nguyên tố hiếm này khả năng sẽ không có cuộc sống hiện đại hiện nay.

Và thông thường thì các kim loại đều phải được khai thác từ quặng (đất đá là chính), khiến việc ghép tên trở thành từ đơn giản là: đất hiếm.

Quay lại việc khai thác. Đây là một quy trình chiết xuất từ quặng chủ yếu là đất đá để lọc lấy kim loại hiếm trong quặng. Gần giống như thép, cũng phải nung đốt một lượt sơ bộ, sau đó phân tách kim loại. Việc phân tách này không đơn giản, đó là một sự trả giá và cũng không phải là một tiến bộ hay bí mật khoa học/công nghệ/thương mại gì mới. Quá trình phân tách này đã có từ trước cả thế chiến thứ 2. Cụ thể là phải sử dụng hàng trăm, trong một số trường hợp là hàng ngàn, đơn vị phân tách. Đây cũng là một định nghĩa mang tính khoa học để tránh phản ứng của dư luận. Đơn vị phân tách thực chất là một thùng hóa chất, chủ yếu là axit, để từ từ tách từng nguyên tố riêng lẻ di chuyển ra khỏi các nguyên tố anh chị em của nó. Không cần nói chi tiết, cũng hiểu rằng đây là một quá trình nguy hiểm và gây ô nhiễm khó tránh khỏi. Với tiêu chuẩn môi trường của các nước thứ nhất, thì lại là nguyên nhân giải thích tại sao Trung Quốc chi phối thị trường này trong suốt thời gian qua.

Nhưng, giá trị thực của đất hiếm nằm ở đâu? Đầu tiên, giá trị thực của đất hiếm không nằm ở quặng (theo lối suy nghĩ khá phổ biến hiện nay của đại chúng/nông dân), thậm chí cũng không nằm ở quá trình tinh chế (như nói ở trên, quá trình này đã hoàn thiện gần 1 thế kỷ trước), mà giá trị thực sự phần lớn nằm ở việc biến kim loại đất hiếm thành các thành phần cho sản phẩm cuối cùng.

Việc tạo/hưởng giá trị lớn cuối cùng đó không thuộc về những nơi có quặng hay tinh chế/chiết xuất.

Để phát triển phải trả giá, phải làm những việc mà thế giới thứ nhất không làm. Nói như giám đốc đối ngoại Formosa đã từng nói rất thật: hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm.

Tham khảo: Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về đất hiếm - nguyên liệu chiến lược sản xuất chất bán dẫn - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Lượt thích

Em lụm trên web thì trữ lượng đất hiếm của Mẽo cũng thuộc hàng đầu thế giới. Nhưng cũng vì ô nhiễm và những hậu quả môi trường khi khai thác đất hiếm quá lớn nên họ mới đóng cửa các mỏ khai thác đất hiếm. Điều này là một phần lớn dẫn đến Trung Quốc lên nắm trùm chi phối. Chỉ sợ các anh tài của mình bằng các mệnh lệnh hành chính nhất quyết mở mỏ khai thác bất chấp hậu quả môi trường.

2 Lượt thích

Khai thác xong bán đi thì hay hơn.
Chứ như câu chốt cuối của anh Quỳnh “thép hay cá tôm” thì chết mất

Vẫn phải làm thôi. Và phải xem nó là tấm vé để lên tầu. Điều quan trọng là phải thông tin mình bạch, vừa để làm mà không gây thiệt hại/trả giá quá đắt, vừa để thế hệ tiếp theo biết rằng phải làm sao để những hy sinh này không bị phí phạm mà phấn đấu.

Chả bán đi thì giữ lại làm của ah? Trình độ và khả năng của lông dân thì ko thể đòi hỏi. Ko biết làm thì tiền bán được có khi chả đủ để khắc phục hậu quả nếu có.

1 Lượt thích

Bán xong dùng tiền vào việc gì lại là vấn đề suy ngẫm, rút gọn lại vấn đề cho dễ hiểu thì giống như những người con cháu bán đất ông bà tổ tiên để lại lấy tiền tiêu xài vài bữa , nghèo vẫn hoàn nghèo và có khi còn hại đến thân.

Khó hiểu khi đồng tiền ít ỏi lại đi làm tượng đài, cổng chào …

Chuyện này hơi lạc chủ đề chính. Nên mở ở thớt mới để tránh loãng/loạn nội dung. Tuy nhiên, tranh luận về nội dung này khá thú vị, công dụng của nó hiệu quả và có tính tích cực hơn nhiều…

1 Lượt thích

Làm cách nào để có được cả 2 thì tốt hơn cụ Trí nhỉ. Số lượng thép có thể ít đi, dùng vào mục đích cần thiết hơn nhưng chặng đường đó còn dài lắm lắm.

1 Lượt thích

Chọn thép hay tôm cá là một cách nói nguỵ biện đặt chúng ta vào thế lựa chọn đã rồi. Trong sự lựa chọn này vắng chữ Tự do.

Xưa nay em cũng nghĩ đất hiếm là loại đất gì đó đặc biệt, là vũ khí bí ẩn mà Việt Nam cất giấu
Giờ thì thông tuệ hơn tí là phải đánh đổi ô nhiễm môi trường, phá huỷ thiên nhiên (những cánh rừng, những dải núi phía Tây Bắc…) để có được tài nguyên đó.
Ở góc độ của cá nhân, em kì vọng Việt Nam ko chọn khai thác mà thay vào đó là phát triển kinh tế bằng những loại hình xanh, sach hơn.
Lợi thế chúng ta là bãi biển đẹp, bờ biển dàn, dân cư vừa phải, phân bố đều, có cơ chế mở, nhiều điều kiện để phát triển như bọn Sing, bọn Nhật,…hơn là làm hỏng môi trường. Con cháu sau này sẽ thế nào…?

1 Lượt thích

Thì phải trả giá thôi. TQ là bài học nhãn tiền để rút kinh nghiệm và giảm thiểu thiệt hại. Tiến lên công nghiệp hoá thì mới thoát nghèo.

Còn biển với du lịch? Thực sự những ngành này chỉ là dịch vụ, có ngon lắm thì cũng ăn 25% là cùng. Còn muốn nhiều hơn thì phải có: mại dâm, cờ bạc. Đó cũng là cái giá phải trả cho xanh với không khói. Hiện nay mảng này tưởng ngon, nhưng thực chất là phục vụ bất động sản là chính, các đại ca làm du lịch mấy ai mong lãi từ du lịch mang lại đâu.

1 Lượt thích

Vâng đúng là hơi xa đề😊. Vụ đất hiếm này em ưng nhất ở điểm là làm ăn được với anh cả Mỹ, bớt phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc được chút nào hay chút ấy.

Bên cạnh chuyện đất hiếm là câu chuyện đầu tư sản xuất chất bán dẫn, sau này là hàng điện tử, chip… Thực ra vẫn là miếng bánh vẽ hoặc miếng pho mát mà thôi. Bài này Singapore đã dùng khi mới hình thành quốc gia này từ cuối thế kỷ trước, với sự đầu tư của HP, Seagate, Texas Instruments… Nhưng hiện tại Singapore có nền công nghiệp bán dẫn hay sản xuất chip không? Hoàn toàn không.

Việc sử dụng về tương lai xa xôi (khả năng đúng là thấp) để gạ gẫm đầu tư có thể là câu chuyện vì mục đích lôi kéo, chính trị, nhưng nhìn dưới góc độ kinh tế thì có thể là khá đơn giản thôi. Đó là sự luân chuyển của dòng vốn đầu tư toàn cầu. Nơi nào thuận lợi: chính sách hỗ trợ đầu tư, đặc biệt là nhân công rẻ mạt, thì nó sẽ đổ vào một thời gian rồi lại cuốn đến nơi mới khi nơi cũ không còn phù hợp, và nơi mới lại có điều kiện hơn, đặc biệt là lực lượng lao động.

Câu chuyện này không phải là hiếm, dễ thấy nhất như ngành dệt may, trước đây tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với điểm đầu tư ban đầu là HongKong, rồi đột nhiên biến mất hoàn toàn (trước đây gần như các gia đình ở HongKong đều có máy may để làm và tranh thủ làm kiếm thêm ngoài giờ), hoá ra nó được chuyển vào Trung Hoa lục địa, rồi dần lây lan sang Việt Nam, Cambodia, giờ là Bangladesh, và các quốc gia nghèo khác với mức thù lao lao động rẻ hơn, các câu chuyện năng lượng xanh chỉ là cách giải thích bề nổi mà thôi.

Quay lại câu chuyện đầu tư chip, Singapore đã kỳ vọng và trải qua mà sao ko có nền công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip hàng đầu? Đừng tưởng bở việc học lỏm hay ăn cắp được bí quyết dễ dàng thế. Những thứ như dệt may, da giầy thì còn có thể mà còn ko tạo dựng được nền móng, vẫn chỉ hưởng lợi nhờ nhân công giá rẻ, thì những thứ công nghệ cao siêu chỉ là chuyện bịp mà thôi.

Nhưng cũng câu chuyện tương tự Singapore, Chị Na lại làm được kỳ tích, mặc dù phải chấp nhận trả giá nặng nề về môi trường để quyết rũ bùn đứng dậy. Việt Nam có được quyết tâm đó hay không? Điều này cũng là kỳ vọng của người lông dân, bằng ý chí chính trị của tầng lớp lãnh đạo, còn kết quả sẽ phụ thuộc vào khả năng và nhận thức của thế hệ lao động trình độ cao trong tương lai. Thật khó dự đoán!

Sếp Quỳnh có rất nhiều bài viết hay nhé. Kiểu đọc nhiều, hiểu nhiều sâu xa ấy. Đọc mấy bài là e chỉ đọc để hiểu đc cốt lõi vấn đề, chứ ko dám bình luận gì vì toàn những vấn đề e ko nắm rõ. Nhưng thấm, nạp kiến thức kiểu đc tóm tắt vấn đề như này quá tốt.