[LEFT]Đã qua rồi cái thời máy tính cá nhân phải là những thùng case dày cộp cùng bàn phím, chuột và dây nhợ lằng nhằng. Mốt thời nay là phải gọn – nhẹ - có thể mang đi bất kì đâu cũng được. Trong trào lưu này thì chúng ta có các đại diện như Raspberry Pi 1 và 2, Intel N.U.C. Và Intel đã đưa thêm 1 thiết bị mới vào danh sách này là Intel Compute Stick (ICS). Hãy xem thiết bị này có điều gì khác so với 2 thiết bị đàn anh kia nhé.
**https://lh3.googleusercontent.com/btRCDCNhEvLh5YlyhiQHIaRf0rHD12II9n5G19f6EX4=w960-h550-no **
Ưu Điểm
Rẻ - Thực hiện được các tác vụ nhẹ - Mang đi đâu cũng được
Nhược Điểm
Nhanh chóng bị chậm đi sau khi thực hiện các tác vụ nặng trên máy - Chỉ có 1 cổng USB - Hiệu năng không bằng các dòng laptop giá rẻ
ICS mang trong mình tham vọng nhét tất cả phần cứng của một chiếc PC vào trong một thiết bị duy nhất của Intel. Thế nhưng tham vọng ấy xem ra còn quá xa rời thực tế.
Phần Cứng
[/LEFT]
https://lh3.googleusercontent.com/QcO0vcg3cOB1VUC1PzSt-Dez9O_DmSIkQ3rx94Z0c1w=w583-h393-no
[LEFT]
Rõ ràng là Intel không hề đầu tư về mặt thiết kế cho ICS. Có hình dáng như một chiếc USB thông thường, mang thêm lớp vỏ nhựa màu đen bên ngoài càng làm cho ICS trông thật nhàm chán. Với ICS thì bạn sẽ có 1 cổng USB full-size (dĩ nhiên là bạn phải sắm thêm hub rồi), một cổng micro-USB để kết nối vào bộ nguồn, một khe cắm thẻ MicroSD (hỗ trợ tối đa dung lượng 128GB), một nút nguồn có đèn LED màu xanh. Nếu bạn có một chiếc màn hình lớn và có hỗ trợ cổng USB thì chắc là ICS sẽ gắn dính vô màn hình luôn. Chắc hẳn bạn còn nhớ Chromebit của Google chứ, nó được ví như là ICS chạy ChromeOS đó thôi.
Ngoài ICS ra thì Intel cũng cung cấp thêm một số thứ khác: một đoạn cáp USB ngắn, một bộ nguồn, một số thành phần đi kèm của bộ nguồn cùng với một đoạn cáp HDMI (phòng khi bạn không kết nối trực tiếp ICS vào cổng HDMI được thì bạn kết nối ICS qua đoạn cáp này).
**Thiết Lập Cấu Hình Và Hiệu Năng
**[/LEFT]
https://lh3.googleusercontent.com/0kRVmBC5wGOTpNqF0TJGTzqtjwQYUiKHt4IGicdVNmU=w589-h394-no
[LEFT]
Như đã nói ở trên, ICS chỉ có duy nhất một cổng USB và điều này gây rất nhiều bất tiện cho người dùng. Để khắc phục thì không còn cách nào khác ngoài việc sắm thêm bộ hub và kết nối thêm bàn phím, chuột, loa, v.v….
Bạn sẽ phải kết nối dây nguồn USB vào bộ nguồn để boot ICS đấy. Khi bạn đã boot xong thì việc sử dụng và trải nghiệm không khác gì một chiếc máy tính thông thường. Bạn rút ICS ra, kết nối vào màn hình khác thì trải nghiệm vẫn được đồng nhất.
Cấu hình của ICS bao gồm chip Intel Atom Z3735F 1.3GHz (tốc độ cao nhất 1.8GHz), 2GB RAM và bộ nhớ 32GB. Với những tác vụ văn phòng, duyệt web đơn lẻ và đơn giản thì ICS chạy tốt nhưng nếu đa nhiệm thì chưa thực sự tốt lắm, máy có dấu hiệu chậm dần khi chạy từ 2 đến 3 chương trình cùng một lúc. Thử nghiệm bằng việc chạy Chrome để xem video trên YouTube và mở một số file tài liệu bằng Word, ICS tỏ ra khá đuối sức.
[/LEFT]
https://lh3.googleusercontent.com/GrdeMn-SyY-uLWv-ozpZfdd-mg8YXwSgeaHf_7-LLWg=w631-h263-no
Cấu hình của ICS, Surface 3 và HP Stream 11
[LEFT]
Đối Thủ Cạnh Tranh
ICS có một số đối thủ cạnh tranh như MeeGoPad T01 và FXI Cotton Candy Stick (đã ngừng sản xuất). Dĩ nhiên những cái tên này không đáng kể gì so với Chromebit. Chromebit chỉ có giá 100$, chạy ChromeOS trên chip RockchipCPU cùng 2GB RAM. Nếu bạn chỉ muốn duyệt web đơn giản thì Chromebit là đủ. Và Google tập trung vào mảng thiết kế cho Chromebit rất nhiều nên cho dù bạn có cắm nó vào TV thì nó cũng không hề chướng mắt một tí nào.
[/LEFT]
[RIGHT]*** - Hạ Thiên - **
(Theo Engadget)*[/RIGHT]