Hỏi về IEEE 1394

Nhờ các bác “xóa mù” cho tui về IEEE 1394 với:

  • Trong Network Connection: máy thông báo 1394 Net Adaptor, vậy nó là 1 phần cứng trong máy?
  • IEEE 1394=FireWire? Loại 6-pin và 4-pin ứng dụng để làm gì? (máy của tui có 1 cái cổng nhỏ giống loại 4-pin, có cái hõm ở giữa ấy. Cái cổng này có thể kết nối với cái gì nhỉ: camera, camcorder, projector?)
  • Lúc nào trạng thái kết nối cũng là: Connected ?
  • 1394a và b khác nhau về tốc độ truy cập hả các bác? Làm sao biết được máy mình dùng loại nào?
  • Các bác chỉ giáo hoặc cung cấp link để tui tham khảo nhé.
    Cám ơn các bác.

Cái khoản này em cũng không biết gì. Cao thủ nào nhào dzô chỉ giáo để anh em mở rộng hiểu biết! Thanks!

Tham khảo ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/IEEE_1394

Cái link kia đã giải thích hầu hết rồi. Tuy nhiên cái vụ báo Connected là do Window XP cho phép kết nối networking qua giao diện IEEE 1394 và tự động enable nó lên. Bác hoàn toàn có thể Disable em nó đi để tiết kiệm tài nguyên.

Đây là cổng dùng cho các lọai máy kỹ thuật số để kết nối với laptop.Nói vậy chứ chủ yếu là dùng cho máy quay camera. Bạn quay xong 1 đọan băng , muốn edit lại cho hòan chỉnh : chỉnh sửa , lồng nhạc , thêm tiêu đề, lồng giọng nói , chuyển cảnh , cắt đọan ,và quan trọng nhất là chỉnh độ phân giải của đọan phim : bắt buộc bạn phải dùng đến cổng "fire wire " này thôi . Ban đầu, mình cũng nghĩ kô biết cái cổng này dùng để làm gì, nhưng sau khi mua máy quay film, dùng chương trình movie maker của windows để dựng film thì thấy là chức năng của cổng này thật quan trọng .

Tham khảo nhưng mà cũng chẳng hiểu gì mấy, bác nào có tiếng Việt không? :smiley:

Bài USB này có tí về 1394. :smiley: Còn muốn biết kỉ bác chịu khó tra từ điển hay xài EVtran…
Ninhthuanpt.com.vn trang chuyên về kiến thức du lịch

Tốc độ của 1394 thì khỏi phải bàn. Giống như bỏ cái DVD burner gắn ngoài qua USB burn DVD 16x chạy không nổi còn 1394 chạy ngọt. Nhiều thử nghiệm còn cho thấy 1394 đọc ghi nhanh gấp đôi USB 2.0.

Thế này cho dễ hiểu… cổng 1394 làm việc khá giống USB nhưng nhanh hơn nhiều, tốc độ tốt hơn nhưng khả năng tương thích nhỏ hơn, chủ yếu là dùng trong các thiết bị cắm ngoài cần băng thông lớn như Camera … USB và 1394 gần giống nhau nhưng không thay thế đc cho nhau, mỗi loại có 1 ưu nhược điểm riêng

Trích từ http://kaict.org.vn/forums/ShowPost.aspx?PostID=652
IEEE 1394 là một giao thức truyền tải dữ liệu cao tốc mà dân làm video “prồ” rất tâm đắc. Họ quen gọi IEEE 1394 là chuẩn DV (digital video). Vào cái thời trước khi giao thức USB 2.0 (tốc độ truyền tải 480Mbps) ra đời, IEEE 1394 hay còn gọi là FireWire chiếm ngôi vị “nhất chi bảo”. Với tốc độ truyền tải 400Mbps và có độ ổn định cao, IEEE 1394 rất thích hợp cho việc biên tập, convert video – vốn là một trong các tác vụ xử lý rất nặng nề, đòi hỏi đường truyền phải có thông lượng cao.

IEEE (tiếng Anh được đọc thành Eye-triple-E) viết tắt từ Institute of Electrical and Electronics Engineers, Inc. (Viện Các kỹ sư Điện và Điện tử). Đây là một hiệp hội chuyên nghiệp kỹ thuật phi lợi nhuận có hơn 360.000 thành viên cá nhân ở khoảng 175 nước.

IEEE 1394, một tiêu chuẩn phần cứng và phần mềm về truyền tải dữ liệu, ra đời để đáp ứng nhu cầu truyền tải và xử lý những “kiện” dữ liệu “sướng mắt, đã tai” dung lượng bự chảng (cần băng thông đường truyền từ 200Mbps trở lên). Hồi giữa thập niên 1990, hai hãng Apple và Texas Instruments đã ráp nhau phát triển ra cái công nghệ kết nối ngoại vi cao tốc này và đặt tên “cúng cơm” là FireWire (nôm na có nghĩa là “dây lửa”).

IEEE 1394 hiện (năm 2004) chính thức có 3 chuẩn tốc độ 100, 200 và 400Mbps. Các chip 100Mbps có vào quý 4-1994. Tới cuối năm 1995, các chip 200Mbps ra đời. Và cuối năm 1996, chip 400Mbps (tương đương 50MB/s) bắt đầu có mặt. Một số hãng chip (như Lucent nay là Agere) đã không ngừng cải tiến chip IEEE 1394 để nâng cao tính ổn định và tốc độ truyền tải. Người ta bắt đầu dùng tên IEEE 1394-1995 để gọi chuẩn IEEE 1394 nguyên thủy (tốc độ cao nhất là 400Mbps). Hiện nay, trên thị trường đã có rất nhiều sản phẩm IEEE 1394a (hay IEEE 1394a-2000) và một số IEEE 1394b. Tuy IEEE 1394a-2000 vẫn còn ở tốc độ 400Mbps, nhưng nó tiên tiến hơn và hỗ trợ tốt cổng kết nối 4 chân. Còn IEEE 1394b được giới thiệu có thể đạt băng thông từ 800Mbps tới 3,2Gbps (Gigabits/sec) và hỗ trợ chiều dài cáp tới 100 mét.

IEEE 1394 không chỉ cho phép thực hiện các kết nối cao tốc giữa máy tính và các thiết bị có liên quan (tức các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét ảnh, ổ ghi đĩa, ổ lưu trữ gắn ngoài,…), mà còn giúp bắc cầu “ô thước” xóa đi sự ngăn cách giữa chàng “Ngưu Lang” máy tính và các nàng “Chức Nữ” thiết bị điện tử tiêu dùng (như VCR, camcorder, DV Camera, TV,…). Bạn có thể dùng cáp IEEE 1394 để kết nối hai máy tính với nhau với tốc độ truyền dữ liệu 400Mbps, nghĩa là gấp bốn lần mạng LAN 100 và bỏ “nghìn trùng xa cách” kiểu kết nối bằng cáp Parallel.

Công nghệ IEEE 1394 linh hoạt, dễ cài đặt (Windows 98 tự động nhận diện được thiết bị ngay khi nó được gắn vào cổng), dễ xài, cung cấp băng thông cao với chi phí thấp. IEEE 1394 cho phép bạn kết nối tới 63 thiết bị ngoại vi chung một hàng vào một bus duy nhất bằng cáp xoắn cặp. Nhờ nó hỗ trợ chức năng hot pluggable, bạn có thể tháo gỡ “nóng” thiết bị IEEE 1394 trong khi máy tính đang hoạt động.

IEEE 1394 và 1394a hỗ trợ chiều dài cáp tối đa 4,5 mét. Đầu cáp và cổng có 2 loại: 6 chân (chuẩn) và 4 chân (mini).

http://www.phphuoc.htmedsoft.com/it_ito/whatisit/ieee_1394/index_files/image003.png

Các máy tính xách tay cao cấp hay đời mới hầu như đều có cổng IEEE 1394. Ngày càng có thêm nhiều mainboard thế hệ mới tích hợp sẵn cổng IEEE 1394. Và bạn dễ dàng trang bị cho máy tính chưa có nó bằng card IEEE 1394 giao diện PCI (cho máy tính để bàn) hay CardBus (cho máy tính xách tay).
http://www.phphuoc.htmedsoft.com/it_ito/whatisit/ieee_1394/index_files/image006.jpg

  • Card IEEE 1394a CardBus và PCI.

http://www.phphuoc.htmedsoft.com/it_ito/whatisit/ieee_1394/index_files/image007.jpg

Tham khảo thêm:
Yêu cầu về tốc độ băng thông cho multimedia

  • Video chất lượng cao vừa vừa (HQ Video):
    Digital Data = (30 khung hình/giây, fps = frames/second) (640 x 480 pixels) (24-bit color / pixel) = 221 Mbps

  • Video được giảm chất lượng (RQ Video):

Digital Data = (15 fps) (320 x 240 pixels) (16-bit color / pixel) = 18 Mbps

  • Audio (âm thanh) chất lượng cao (HQ Audio):

Digital Data = (44.100 mẫu âm thanh/giây, audio samples/sec) (các mẫu âm thanh 16-bit) (2 kênh audio cho stereo) = 1,4 Mbps

  • Audio được giảm chất lượng (RQ Audio):

Digital Data = (11.050 mẫu âm thanh/giây) (các mẫu âm thanh 8- bit) (1 kênh âm thanh cho mono) = 0,1 Mbps

Ghi chú: Mbps = megabits per second (megabit/giây).

Trích ITConnect số 5, 10-2005:
Ngày nay khi các thiết bị số lên ngôi, việc lưu trữ cũng như sao
chép các dữ liệu số trên máy tính trở nên rất cần thiết. Nhất là
việc lưu trữ các video số đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu cao. Các
cổng kết nối Parallel (LPT) hay Serial (COM) dường như ko đáp
ứng nổi. Do đó, cổng giao tiếp USB và IEEE 1394 xuất hiện được
xem như một sự đột phá trong công nghệ kết nối. Chúng sử dụng
cách thức truyền dữ liệu trực tiếp. Nổi bật hơn là tính năng Plugn-
Play (cắm và chạy), giúp đơn giản hóa các thao tác kết nối.
Phiên bản USB 1.1 ra đời đáp ứng tốt hầu hết các nhu cầu. Tốc
độ trao đổi dữ liệu tối đa mà USB 1.1 có thể đạt được là 12 Mbps.
Phiên bản USB 2.0 ra đời năm 2000 nhằm cạnh tranh với chuẩn
giao tiếp IEEE 1394. Tốc độ mà USB 2.0 có thể đạt được 480
Mbps và tương thích ngược với USB 1.1. Hiện nay, USB 2.0
được coi như là một chuẩn kết nối phổ dụng nhất cho các loại
thiết bị ngoại vi.
Tuyến Firewire (hay còn gọi là IEEE 1394) của Apple ra đời từ
thập niên 90 (chính thức là vào năm 1995) đã làm thay đổi phần
nào “sự thống trị của USB 1.1”. Giao tiếp này có tốc độ nhanh gấp
30 lần tốc độ truyền dữ liệu của USB. Bạn có thể sử dụng giao
tiếp này không chỉ để kết nối với các thiết bị số mà còn có thể
kết nối các máy tính lẫn nhau. Tuy khả năng hỗ trợ nhiều thiết bị
kết nối tại một thời điểm không cao (63 thiết bị số so với USB là
127) nhưng nhờ tốc độ vượt trội, giao tiếp này ngày càng được
ứng dụng rộng rãi. Tốc độ mà IEEE 1394 có thể đạt được là 400
Mbps.
Với chuẩn IEEE 1394, các thiết bị số hoàn toàn có thể thoải mái
nâng cao về chất lượng cũng như dung lượng. Bên cạnh đó, nhờ
có kiến trúc mở và sự linh hoạt trong mô hình kết nối, IEEE 1394
không những được dùng nhiều trong các thiết bị giao tiếp tốc độ
cao như phần cứng video, âm thanh số mà còn ứng dụng vào
mạng, thiết bị lưu trữ. Phiên bản IEEE 1394b mới ra đời có tốc độ
truyền dữ liệu lên đến 800Mbps. Nó áp dụng công nghệ truyền
và mã hóa mới nhằm rút ngắn thời gian truyền dữ liệu có dung
lượng lớn./.

bổ sung thêm 1 tí nữa nè:

Với 1394A chúng ta sẽ truyền hình ảnh và âm thanh từ máy quay kỷ thuật số vào máy tính theo thời gian thực (Realtime) mà không cần phải đi mua băng DV (Digital Video).
Do băng thông lớn và tốc độ đường truyền ổn định do đó sẽ rất ít khi bị rớt khung (frame) trong khi truyền trực tiếp.
chúng ta hoàn toàn có thể điều khiển 1 số chức năng cơ bản của máy quay DV hoặc Camera làm việc từ PC hoặc Notebook sau khi chúng đã được kết nối với nhau.
Chất lượng của Video và Audio sau khi đc đưa vào máy tính biên tập hoàn chỉnh có thể xuất ra thành đĩa DVD, VCD, SVCD … hoặc xuất ngược lại cho máy quay theo ngỏ 1394 này để thu lại vào băng DV.

Nói ví dõm 1 chút cái ngõ 1394 này suýt làm phá sản 1 vài nhà sản xuất card Capture như Pinacle, Matrox … vào năm 2005 kể từ khi phần mềm dàn dựng Video chuyên nghiệp như Adoble. P pro ra đời hổ trợ dàn dựng trên DV. . mặt dù trước đó đã có Ulead Studio và … cũng hổ trợ biên tập và xuát nhập bằng 1394.

Cũng may là “suýt” thôi chứ không thì chít em rồi, em đang sử dụng cả 2 loại capture card Pinacle và cả Matrox đây… :smiley:

Cái dzụ kết nối 2 PC với nhau bằng cổng IEEE 1394 này thú vị thật. Vậy giả sử em mún kết nối 2 laptop với nhau để chép data thông qua cổng IEEE 1394 thì mình cần fải config thêm thông số nào nữa không các bác, à mà trên thị trường mình có bán dây cáp này không ???

IEEE 1394 không chỉ cho phép thực hiện các kết nối cao tốc giữa máy tính và các thiết bị có liên quan (tức các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét ảnh, ổ ghi đĩa, ổ lưu trữ gắn ngoài,…), mà còn giúp bắc cầu “ô thước” xóa đi sự ngăn cách giữa chàng “Ngưu Lang” máy tính và các nàng “Chức Nữ” thiết bị iện tử tiêu dùng (như VCR, camcorder, DV Camera, TV,…). Bạn có thể dùng cáp IEEE 1394 để kết nối hai máy tính với nhau với tốc độ truyền dữ liệu 400Mbps, nghĩa là gấp bốn lần mạng LAN 100 và bỏ “nghìn trùng xa cách” kiểu kết nối bằng cáp Parallel.

Công nghệ IEEE 1394 linh hoạt, dễ cài đặt (Windows 98 tự động nhận diện được thiết bị ngay khi nó được gắn vào cổng), dễ xài, cung cấp băng thông cao với chi phí thấp. IEEE 1394 cho phép bạn kết nối tới 63 thiết bị ngoại vi chung một hàng vào một bus duy nhất bằng cáp xoắn cặp. Nhờ nó hỗ trợ chức năng hot pluggable, bạn có thể tháo gỡ “nóng” thiết bị IEEE 1394 trong khi máy tính đang hoạt động.

IEEE 1394 và 1394a hỗ trợ chiều dài cáp tối đa 4,5 mét. Đầu cáp và cổng có 2 loại: 6 chân (chuẩn) và 4 chân (mini).


thank các kiến thức hữu ích của bác

óthong tin them một chút, sở dĩ 1394 tuy có tốc độc là 400M, còn USB 2.0 có tốc độ là 480M, nhưng thực tế cho thấy 1394 truyền dử liện nhanh hơn so với USB2.0 bởi vì:

USB: đựợc kết nối và điều khiển thông qua chipset cầu Nam của mainboard
còn 1394 được thiết kế theo một tuyến bus riêng biệt, liên kết trực tiếp với I/O nên cho tốc độ truyền nhanh hơn so với USB, đó là lý do mà các thiết bị ghi hình số sử dụng giao tiếp 1394 để truyền dử liệu

Cái này có ảnh hưởng gì tới kết nối mạng ko bác?

Cái này có ảnh hưởng gì tới kết nối mạng ko bác?

disable cái 1394 đi không ảnh hưởng gì đến Lan hay wifi. nhưng mà để thì cũng không sao. nếu có máy quay film thì cứ mở cái 1394 lên, khi cần thì cắm dzo dùng thôi.

Thế trên thị trường có cái Adapter nào chuyển đổi IEEE 1394 thành USB không các bác, do máy mình chỉ có 2 công USB nên muốn xài thêm

USB cũng có nhưng tốt nhất mua cái card PCMCIA về mà căm cho nó gọn

Sao bác không sử dụng USB hub nhỉ ? có loại thêm được 8 cổng USB cho bác đấy.