Đồng hồ: Dùng hàng nhái là đua đòi thật vớ vấn

Trong cuộc trò chuyện với tôi, anh Lê Hoàng Hà (Công ty cổ phần đầu tư M&C, lầu 19, Toà nhà Sunwah, 115 Nguyễn Huệ, Q.1, Tp.HCM) tâm sự về chiếc đồng hồ mà anh đã dùng.

Trước đây, tôi là người thích dùng hàng nhái. Có thể có nhiều lý do để bạn chọn một chiếc TAG Heuer ngoài cửa hàng đồng hồ bình thường với giá 500.000 đồng, trong khi người anh song sinh của nó, là hàng chính hãng, có giá trị 5.000USD. Lý do dễ nhận thấy nhất là bạn ít tiền nhưng lại muốn sở hữu một sản phẩm của thương hiệu lớn, để những người không sành điệu có thể xếp bạn chung chiếu với khách hàng , vốn là những người có thu nhập tương đối cao!

Ngoài ra, thật khó chịu khi phải công nhận rằng mình là người đua đòi, bị người khác thầm đánh giá mình đua đòi nhưng họ không nói ra càng khó chịu hơn. Khi bạn dùng một sản phẩm nhái, chắc chắn bạn muốn lấy le với những người hiểu biết và đánh giá cao nhãn hiệu đó. Mà những người đó, chắc chắn sẽ phân biệt được thứ bạn đang dùng với giá trị bằng 1/20 hàng xịn kia, chỉ là hình ảnh mô phỏng thô thiển của nó mà thôi. Ấn tượng đầu tiên họ dành cho bạn là thế này: “Thật là vớ vấn”.

Những người bạn thẳng tính, thật miệng đã tranh luận với tôi rất nhiều. Lý do họ làm cho tôi “cứng lưỡi là” là: "Nếu cậu không đua đòi, sao không chọn một sản phẩm có chức năng giống thế nhưng là hàng “no name”. Không thể vớt vát với lý lẽ cuối cùng rằng “tôi đam mê nhãn hiệu ấy nhưng nó quá tầm tay”, vì nếu mua hàng nhái, rõ ràng bạn cũng đâu dùng nó cho sở thích và đam mê của mình, mà chỉ dùng hình ảnh của nó để lấy le với người khác! Nếu bạn thật sự yêu nhãn hiệu đó, sẽ rất khó chịu khi dùng (phải dùng) một thứ GIỐNG NÓ MÀ KHÔNG PHẢI NÓ.

[RIGHT](Nguồn: Hàng Hiệu Fremium)[/RIGHT]

sao k thể suy nghĩ thoáng hơn nhỉ.thích kiểu dáng đó,phong cách đó,chức năng đó mà không đủ tiền hoặc k muốn tốn quá nhiều tiền thì hàng fake là lựa chọn có thể chấp nhận dc

@Lam Sơn: em thì tử ngày may mắn (hay xui xẻo) đụng được cái hàng chính hiệu thì không còn biết thích hàng nhái nữa bác ợ.

Hihi đó là giọng điệu của dân có tiền xài đồ hiệu đấy bác à.

Ra ngoài tiệm đồ hồ mua “noname” thì chắc chắc kô có, chỉ có movado, rolex… thôi.

Ở Vn nếu bác là dân có tiền bác đeo hàng nhái người ta cũng nghĩ đó là hàng xịn, và đẳng cấp người ko có tiền dù đeo hàng xịn vẫn nghĩ là hàng dỏm. Như vậy nếu căn cứ vào đồng hồ để đánh giá người khác e rằng vô lý.

Mà phổ biến ở VN hàng nhái gấp nhiều lần hàng xịn. Nhưng hàng nhái qua 3 năm vẫn chạy tốt vì thế nó được người tiêu dùng chấp nhận được.

Nói chung theo em người đeo hàng replica thì cũng có nhiều kiểu

  • Kiểu 1 thích kiểu dáng thấy hợp túi tiền thì mua, không quan tâm nhãn hiệu, ng VN ta đa phần chỉ quen thuộc với seiko, casio, omega, rolex,… mấy cái khác thì ít ng biết. Thường những người này đeo chỉ mục đích xem giờ và ít show hàng :slight_smile:
  • Kiểu 2 , biết rõ nhãn hiệu mình đeo là thuộc cấp độ gì, nhưng vì lý do tài chính nên phải mua replica. Những người này thường khoe với những người không rành về đồng hồ để chứng tỏ đẳng cấp, cái này ko nên nè.
  • Kiểu 3, thích nhãn hiệu và kiểu dáng, mua replica cho ít tốn kém, sẵn sàng thừa nhận mình đeo replica, cái này thì ít người nhưng theo em thì nên, vì nếu mình đeo hàng fake mà khoe hàng xịn lỡ gặp người biêt xem thì quê…1 cục :slight_smile:

Theo em nếu có tiền thì mua đồ chính hãng mà sài, còn không thì cứ Casio G-shock mà sài vừa cá tính vừa mạnh mẽ, hàng nháy nói mấy bác đừng giận, chỉ có mình mua thì mình khó phân biệt, còn người đã sài rồi thậm chí người quan tâm đến món đồ đó thôi cũng dễ dàng nhận ra.

Em ko biết bác nào dùng đc 3 năm, chứ riêng em, mua qua … 1 cặp Tag (ếch nhái) và 1 cái Tissot (cũng nhái ễnh ương), 1 cặp tag dùng đc… 2 tháng mùa nắng và 1 tháng mùa mưa… sau đó dây bắt đầu lên sét gỉ…(lúc mua ng bán hét 1mil2, e trả 600k ngần ngừ chút xíu thì okie bán lun mua tại Saigon Square). Túm lại… sau 3 tháng sử dụng…kim phút bắt đầu lắc theo nhịp…tay => tháo pin…cất tủ chưng.
Tissot khá hơn là vẫn chạy…nhưng hơi nước vào và bắt đầu đọng thành giọt… thử chấm keo con chó vào cốt kim, xài okie 2 tháng… đến tháng 30 ngày… rút ra, mọi thứ như cũ => vẫn chạy sau 2 năm nhưng cũng đế đấy ko muốn đeo nữa => thiệt hại cho em Tissot đó là 950k.

Kết Luận: Ráng thêm tí mua casio hoặc Seiko cho nó lành.

Có cầu ắt có cung . Kô lẽ người mua hàng nhái lại là người vớ vẩn , người khoe khoang .

Ai mà chẳng thích mua hàng xịn , ai mà chẳng thích đẹp , thích hãnh diện . Nhưng tiền ở đâu để mà mua ?

Kô thể gượng ép nếu kô có xiền thì mua CASIO , CITIZEN , SEIKO được . Kiểu dáng người ta kô thích thì làm sao người ta mua .

Riêng topic này có 1 lời khuyên là các bác trao đổi trong hoà bình , tránh gây flame vì đây là vấn đề hơi nhạy cảm , 2 quan điểm khác nhau rất dễ đụng chạm

Mỗi người 1 quan điểm và rất khó để áp đặt 1 quan điểm này lên 1 quan điểm khác!

Các bác nên thoải mái trong việc thể hiện quan điểm, chứ đừng cố chỉ trích quan điểm của người khác!

Em thì làm con Citizen trong BigC, giá cũng chỉ hơn 1 milion thui, nhưng đeo vẫn thik hơn là TAG HEUER hay ROLEX mà là fake

ở việt nam. thật giả lẫn lộn. Nhiều người mang trên mình một con hàng giả nhưng cứ tưởng là xịn lắm. nhiều người lại mang hàng giả nhưng lại khoe là hàng xịn:)). theo em thích thì cứ mua tùy điều kiện kinh tế. quan trọng là đừng khoe hàng.

Em thì thấy chỉ thương bác nào đeo hàng nhái tưởng là xịn thôi:D

Quan điểm này em cũng nhất trí hoàn toàn. Thực ra hàng fake cũng ko hề rẻ. Cũng tầm trên dưới 1tr cả. Với giá này là dư sức kiếm đc 1 em hàng xịn nhưng hãng ít tên tuổi hơn. Sao cứ phải fake Longines, Rolex… làm gì?

Năm 2000, mình mua 1 chiếc Seiko hàng fake kiểu Sport mà cũng dùng được đúng 6 năm thì hỏng, là hàng Quartz nên độ chính xác cũng rất cao. Sau 3 năm bị hỏng, vỏ vẫn còn mới, mặt đã bị xước, nhưng mình vẫn thích kiểu dáng đó. Chỉ tiếc ko có máy khác để thay.

các bạn cứ tưởng vào của hàng lớn là mua đồ xịn sao? Cách đây 2 năm có vào seiko trên đồng khởi tuy kô phải là seiko chính hãng nhưng là nhà phân phối chính thức của seiko, xem qua xem lại thấy có vài cái rất hợp ý mình, lúc đó có 1 người phụ nữ cầm 1 cái seiko đem vào kêu BH vì người bán nói với cô ta là BH toàn cầu và đưa 1 cái phiếu BH của cửa hàng này, mình kô thấy rõ phiếu thế nào nhưng mã số phiếu và seria đồng hồ kô trùng với dữ liệu trong máy tính của họ - cái này là người thợ bảo hành nói thế - và ông thợ nói đây có thể kô phải hàng của seiko.
Sau khi tháo ra và xem xét rất lâu, ông ta nói với cô gái đem BH là: “Cái đồng hồ này là hàng fake cao cấp, chất liệu vỏ thì gần như hàng thật, máy móc thì kô phải vì trên mỗi thiết bị trong đồng hồ đều có in chìm logo seiko hoặc chữ seiko nhưng trên máy này thì kô có”. Nhưng cô gái thì nói là: “Tui mua hàng ở Diamond mà, có cả phiếu BH nữa làm sao giả được”.
Tới đây chắc các bạn cũng hiểu là hàng fake cũng có nhiều cấp độ: cao cấp - loại I - loại II - loại III, vì thế người mua chưa chắc là mua hàng thật nếu kô hiểu biết tí gì về cái đồng hồ mình mua, như cô gái mình nêu trên thì chỉ có thể mở máy ra để xem mà thôi.

Lúc trước em cũng k có nhiều tiền nhưng hay đua đòi mua 1 em Movado mặt tròn hàng nhái đeo lấy le và hơi rụt rè khi đc hỏi giá trị em nó nhưng lúc cầm đc hàng thật trên tay thì cảm thấy rất thích nên mới quyết tâm để dành tiền mua,cuối cùng mua đc em Gucci mặt vuông giá 2000$ đeo trên tay thì lúc nào cũng tự hào về em nó.

Có tiền mua hàng xịn đeo thì còn nói làm gì nữa, bởi không đủ tiền nên mới mua hàng fake, hàng dỏm. Thực ra thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới hòa bình thế giới nhưng tức một cái gặp người sành điệu họ cứ bảo mình là “tắc” là “quất” nhưng cứ muốn tỏ ra ta là “cam sành”… rồi lại quăng thêm một câu "Cam sành bóc vỏ còn chua, lựa là… ~X(

… Ăn theo làn sóng trên, giới sản xuất kinh doanh hàng lậu quốc tế sao chép nguyên bản tất cả những mẫu mốt đang được ưa chuộng với giá bán rẻ giật mình. Người ít tiền nhưng muốn tỏ ra ta là “cam sành” thì mua đồng hồ nhái. Song cũng phải nói thêm rằng, hàng nhái cũng dăm bảy đường, có loại nhái như thật đến thợ đồng hồ còn khó nhận ra.
http://www.handheld.com.vn/showpost.php?p=352255&postcount=1

sao ko đặt vấn đề ngược lại là tại sao phải lãng phí tới 5k$ cho một cái đồng hồ
như thế có hợm hĩnh quá không nhỉ :smiley:
nói chung là tùy theo sở thích mỗi người

Đặt vấn đề sao được? … và không có gì gọi là lãng phí hoặc hợm hĩnh cả, có chăng chỉ là giá trị của nó là như thế. Chất lượng đồng hồ xịn khác hoàn toàn. Riêng phần thử nghiệm chất lượng sản phẩm đã là một quy trình rất tốn kém mà ngay cả đồng hồ SuperFake cũng không bao giờ có được. Mời bạn xem bài viết dưới đây nói về thương hiệu A.Lange & Sohne:

**Phòng lap thử nghiệm của A.Lange & Sohne
**
Bạn hoàn toàn có thể tin rằng một chiếc đồng hồ A. Lange & Söhne sống lâu hơn chính người chủ của nó. Bởi vì tất cả chúng đều phải trải qua những thử nghiệm toàn diện nhất và phức tạp nhất trong ngành công nghiệp đồng hồ. Ngay cả đối với chiếc đồng hồ cực kỳ chuẩn xác Datograph Perpetual. Hãy cùng tham quan quy trình test trong phòng thí nghiệm của A. Lange & Söhne.

Datograph Perpetual là chiếc đồng hồ complication kết hợp một chức năng chronograph flyback với một lịch vạn niên perpetual calendar. Nó là một trong những bộ máy phức tạp nhất và tinh vi nhất trong lịch sử của nhà sản xuất đồng hồ vùng Saxon. Tuy nhiên nó phải trải qua những thử nghiệm về độ bền và sức chịu đựng do Christoph Schlencker thực hiện.


Christoph Schlencker

Christoph Schlencker là một chuyên gia thử nghiệm đồng hồ của A. Lange & Söhne và với kinh nghiệm của mình ông luôn tìm kiếm những phương pháp thử nghiệm độ chính xác và tin cậy của mọi sản phẩm trước khi sản xuất. Ví dụ thả chiếc đồng hồ Datograph Perpetual từ độ cao khoảng 1m để thử nghiệm va chạm. Tuy nhiên thay vì thả rơi, chiếc đồng hồ trên phải chịu những nhát búa được chuẩn hóa tương đương với cường độ va chạm khi rơi từ độ cao 1m xuống một mặt sàn bằng gỗ cứng. Trong cuộc thử nghiệm này, các chi tiết của đồng hồ phải vượt qua những rung xóc đột ngột (xung lực) tương đương với 5.000 lần trọng lượng của chúng. Nói cách khác: chiếc kim giây của chức năng chronograph flyback, một chi tiết có trọng lượng chỉ 1g phải chịu được lực tác động lên đến 5kg và nó không được biến dạng, không rơi rụng và làm việc bình thường.


Thử nghiệm chiếc Datograph Perpetua bằng búa

 Đó là mục tiêu của Schlencker để đảm bảo rằng chiếc Datograph Perpetual giữ lại khả năng làm việc hoàn hảo ngay cả khi nó trải qua những va chạm tương tự như thế trên thực tế. Khi đề cập đến độ chắc chắn và tin cậy, tất cả những chiếc đồng hồ của A. Lange & Söhne đều phải đạt được những yêu cầu như trên. Ông đang tìm kiếm những cách thức để nâng cao cấu trúc và vật liệu hoặc cải tiến quá trình sản xuất. Schlencker là trưởng phòng thí nghiệm, một trong những vị trí quan trọng nhất tại A. Lange & Söhne nhưng đây lại là một vị trí cực kỳ đặc biệt. Bất cứ thứ gì được các nhà thiết kế và kỹ sư chế tạo, ông sẽ tìm những cách tốt nhất để phá hủy chúng. Ông tìm kiếm những điểm yếu nhất và nhạy cảm nhất trong mọi thiết kế. Tất cả mặt số mới cần phải vượt qua những thử nghiệm khắt khe của ông. Không một thiết kế đồng hồ nào được đi vào sản xuất mà không được thử nghiệm. 

Schlencker xây dựng phòng thí nghiệm này khoảng 8 năm trước. Đối với Lange, nó là một quá trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt nhất trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ cao cấp. Phòng thí nghiệm được thành lập theo hình mẫu của ngành công nghiệp xe hơi với những tiêu chuẩn rất cao. Thực chất thí nghiệm không đơn thuần chỉ là phá hủy mà còn mang tính chất nghiên cứu. Schlencker có thể mua một số dụng cụ cần thiết và phát triển các nghiên cứu thử nghiệm của ông. Thử nghiệm rung lắc là một ví dụ, về cơ bản, nó là một chiếc hộp gỗ quay theo tất cả những hướng có thể. Bên trong một chiếc đồng hồ va đập mạnh với thành hộp khoảng 4 lần/giây. Sau 24 giờ, chiếc đồng hồ bị xước nhìn như là nó đã được đeo bởi một vận động viên leo núi vậy.

“Thử nghiệm rung lắc này mô phỏng các tác động cơ học được gây ra bởi một người đeo là vận động viên trong thời gian 5 năm.” Schlencker nói. “Theo thử thách này, tất cả 556 chi tiết của chiếc Datograph Perpetual vẫn nằm chắc chắn ở đúng vị trí của chúng và làm việc một cách hoàn hảo.”


Máy thử nghiệm nút bấm

Sau đó ông phát triển một máy thử các nút bấm “pusher tester”. Những chiếc kim của máy thử này liên tục tác động vào những nút bấm của chiếc Datograph Perpetual. Sau khoảng 50 ngàn lần bấm start, stop và reset, những chiếc nút vẫn phải làm việc chính xác và trơn tru như ngày đầu tiên mới xuất xưởng. Các chức năng khác như lịch perpetual calendar cũng được thử nghiệm tương tự với tổng số lần bấm là 50 ngàn, tương đương với thời gian vận hành hơn 100 năm. Đây là cách duy nhất để đảm bảo nó làm việc một cách chính xác và đúng với từ vạn niên. Tuy nhiên vấn đề đối với chiếc máy này là sức ấn của ngón tay con người thường lớn hơn so với máy thử nghiệm, bởi vì ngón tay tạo ra lực ấn tăng chậm cho đến khi nó vượt qua giới hạn chịu đựng của nút bấm, do đó các nút bấm sẽ tác động vào thân máy một lực khá mạnh.

Schlencker đã mô phỏng điều này bằng cách lắp những chiếc kim trên các lò xo và đặt các tấm silicon mềm ở đầu mỗi kim. Ngoài ra ông còn tạo ra một thiết bị có thể lên giây đồng hồ một cách tự động trong suốt thời gian thực hiện phép thử, do đó công việc thử nghiệm kéo dài hàng tuần không bao giờ bị gián đoạn.


Thử nghiệm nhiệt độ

 Schlencker cũng thiết kế một buồng kín có khả năng tái tạo các vùng khí hậu trên toàn cầu từ -20 độ đến +80 độ. Nó thử các khả năng chịu đựng nhiệt độ của máy và thân đồng hồ. Schlencker mua các máy thử mô-men để đo năng lượng tác động lên các bánh ăng và phần trăm năng lượng tiêu hao bởi bản thân các bánh răng. Càng ít năng lượng mất mát càng tốt nhằm duy trì thời gian làm việc của đồng hồ.


Thử nghiệm độ ẩm

 Với sự hỗ trợ của một chiếc camera tần số cao có khả năng ghi 10 ngàn hình/giây cho phép Schlencker có thể quan sát những chuyển động nhanh nhất. Các lỗi không được phát hiện bởi mắt thường đều được nhận ra bởi thiết bị hiện đại này. Đó là một thiết bị chuẩn đoán để nâng cao độ chính xác gần như tuyệt đối của Datograph Perpetual. 

Schlencker không bao giờ cảm thấy hài lòng hoàn toàn. Ông còn kiểm tra các chi tiết lắp rắp ở bên trong đồng hồ. Bánh lắc là một trong những thứ được ông đặc biệt chú ý. Nhờ một thiết bị đo dao động của bánh lắc bằng tia laser, Schlencker có thể đếm và đo biên độ ở bất kỳ vị trí nào hoặc mô phỏng lại sự ảnh hưởng khác nhau của trọng trường. Thêm vào đó, ông cần phần mềm có thể tính toán và chuyển dữ liệu thành những đồ thị hình học. Mất 3 năm để phát triển các thiết bị chuyên dụng này và nay nó được gọi là máy phân tích dao động bánh lắc.

Máy phân tích được sử dụng để phát triển chiếc Datograph Perpetual. Đối với chiếc đồng hồ này, các nhà thiết kế của Lange đã phát triển một dây tóc được tối ưu hóa, có thể được sản xuất bởi chính Lange và đảm bảo sự ổn định của bộ máy. Với sự hỗ trợ của máy phân tích, những đồng hồ mẫu được điều chỉnh độ cân bằng cho đến khi kết quả chấp nhận được. Các thử nghiệm sau đó được lặp lại với những chiếc đồng hồ hoàn thiện.


Đo biên độ dao động của bánh lắc

Tất cả những công việc trên đã mang đến chiếc Datograph Perpetual với độ sai số từ 0,5 đến 2 giây một ngày so với con số 6 giây cho phép đối với chuẩn đồng hồ chính xác. Lange và những người am hiểu nhận thức sâu sắc tác dụng của những thử nghiệm như thế này. Và họ phải làm những việc mà có thể gây cho người yêu đồng hồ những nỗi đau thể xác: đập những chiếc đồng hồ trị giá 100.000 euro, niềm mơ ước của tất cả mọi người, bằng một chiếc búa.

[RIGHT](Nguồn: The gioi dong ho Online)[/RIGHT]

Trên đây là lời nói khách quan , cách nhìn về đồ nhái và người đi mua đồ nhái của mọi người . Nhưng cái cách nói mua đồ nhái để đua đòi , để khoe khoang chỉ là cái nhìn phiến diện của những người kô phải trong cuộc . Vì vấn đề tế nhị nên từ hôm qua tới giờ em vẫn chưa post hàng chục lí do và tâm lí khác nhau của người đi mua đồ nhái . Và tất cả chỉ quy chung về 1 lí do duy nhất là đồ xịn quá mắc .

Đồng hồ hãng thì kô có gì phải bàn cãi về chất lượng , bề dày lịch sử , độ tinh xảo , kĩ thuật cao cấp , chính xác hoàn hảo ( loại trừ các sai số quá nhỏ ) , … Vì vậy ngành sản xuất đồng hồ bên Thụy Sĩ được trao cho 2 chữ “ngành công nghiệp” .