Cho em hỏi về máy SLR

Em đang tìm hiểu về máy SLR nhưng có nhiều thông số quá
đặc biệt là trên Lens
Vậy các bác cho em hỏi các thông số đó có ý nghĩa gì mà thông số như thế nào được gọi là tốt :stuck_out_tongue:
=D> =D> =D>
Thanks các bác

Máy SLR là máy chụp FILM,
Lens thì nếu là Canon thì bác cứ thấy có chữ L đi kèm, thì là dòng ống kính tốt.
USM : hỗ trợ Focus nhanh và êm

Còn nhiều thứ lắm, nhưng trình độ em có hạn., Có gì bác cứ vào www.photoworld.com.vn làm một bài hỏi, anh em bên đó sẽ giúp đc đó :slight_smile:
Chúc vui vẻ :slight_smile:

SLR = Single Lens Reflex. SLR cũng có thể chụp không cần film. Mời bác gì hỏi tham khảo link sau và tìm đọc các tài liệu chuyên nhiếp ảnh để biết thêm chi tiết chứ nói về cái này dài dòng lắm:

Single-lens reflex camera - Wikipedia

đúng rồi, nói về đề tài này thì dài dòng lắm.
đại khái như sau
SLR: máy chụp hình FILM nhưng có ống kính tháo rời ra khỏi thân máy được.
dSLR: cũng tương tự như vậy nhưng đây là lọai digital camera.
về ống kính rời thì có thể dùng chung cho cả hai loại trên đây.

các thông số của ống kính cơ bản là zoom quang học dùng để chụp gần hay xa (ví dụ như 38-200mm)
và khẩu độ mở (ví dụ như F 2.8 - 5.6).
Nếu cần thông tin nhiều hơn thì phải đọc và “vọc” nhiều lắm

Một số ống kính fùng cho SLR ko dùng cho DSLR được. Về ống kính bác có thể vào www.nghethuatnhiepanh.com tìm đọc bài của bác kinh nước đen về các loại ống kính.

Đúng rồi, ống kính SLR có loại lắp được có loại không. Bác nào mua phải nhiên cứu và hỏi kỹ nhé

vậy các bác cho em hỏi là nếu zoom quang trên máy là 10 x nó tương đương với bao nhiêu mm trên Lens vậy ???

Thường loại này là máy Point and Shot, ống kính fix. Bạn lấy tiêu cự rộng nhất nhân (x) với 10 sẽ ra tiêu cự hẹp nhất. Thí dụ: 28 - 280; 35 - 350… Nhưng thường thì chỉ là 35 (cá biệt có loại hẹp hơn 1 chút).

Nếu bác là newbie trong SLR thì chi cần hiểu khái quát như thế này:
SLR là loại máy có trước khi máy Kỹ thuật số.
Nhiều người nói là cần phải nắm kỹ thuật về máy mới có thể nắm vững kỹ thuật chụp được. Điều này không cần bàn cãi. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi nên nắm kỹ thuật chụp trước sau đó mới bàn đến kỹ thuật máy sau.
1- Mua thân máy và ống kính
SLR có 2 loại: loại cơ và loại tự động
Muốn có ảnh đẹp đầu tiên tấm ảnh đó phải đủ sáng do đó phải kế hợp 3 yếu tố

  • Thời gian phơi sáng hay còn gọi là tốc độ chụp, tốc độ chụp càng chậm ánh sáng (phơi) ảnh càng nhiều

  • Khẩu độ mở của ống kính: Ống kính càng mở thì ánh sáng càng vào nhiều.

  • Loại phim
    Đối với máy cơ ta phải điều chỉnh thông số cho phù hợp còn máy tự động sẽ tự động điều chỉnh hoặc toàn bộ hoặc từng phần.
    Đối với từng loại máy cơ hay tự động, ống kính và đèn flash không sử dụng được cho nhau. Hay cụ thể hơn là ống kính máy tự động có thể lắp vào máy cơ hoặc ngược lại nhưng lúc đó thân máy cơ sẽ không sử dụng các tính năng tự động của ống kính tự động hoặc nếu là ống cơ lắp vào máy tự động thì sẽ không thực hiện các thao tác tự động được. Tóm lại là nên mua cơ ra cơ hoặc tự động đi với tự động. Đối với đèn Flash cũng vậy nếu lắp không đồng bộ thì hoặc không đánh đèn hoặc đánh chậm.
    Nếu bạn muốn mua máy theo tôi nên dùng máy hiệu Nikon. Máy hiệu Nikon cũng sẽ có các đời máy tốt và đời máy không được ưa chuộng lắm mà không phụ thuộc và năm sản xuất máy.
    Với ngân quỹ khoảng 700-800 USD bạn có thể lựa chọn 2 loại này

  • Máy cơ : Thân máy Nikon FM2
    http://images.ciao.com/ies/images/products/normal/100/product-47100.gif
    Thân máy này có giá từ 350 USD-400 USD.
    Đối với ống kính, người ta đưa ra chỉ số tiêu cư theo nguyên lý khúc xạ của mắt theo đó ống kính có tiêu cự f=50 mm là ống kính chuẩn (standard). Mộc mạc là nhìn bằng mắt thường (10/10) như thế nào thì nhìn qua ống kính như thế. Đối với ống kính tiêu cự f > 50mm còn gọi là ống tele (nhìn qua ống kính thấy to hơn nhìn bằng mắt thường) còn các ống kính f< 50 mm còn gọi là ống kính wide.
    Nếu bác muốn ống kính tete để chụp từ xa (zoom) có thể chọn loại 135 mm hoặc 200 mm.
    Khẩu độ hay độ mở ống kính đánh số (thông thường 2.8 đến 22) số càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn
    Để chọn một ống kính Nikon tốt theo kinh nghiệm dân gian của tôi là :
    1- Ống đó phải sản xuất tại Nhận ( Made in Japan)
    2- Các thông số được khắc (không phải sơn) lên thân ống kính hoặc ít ra thông số khẩu độ phải được khắc.
    3- Khẩu độ đơn. Một số ống kính có 2 khẩu độ một khẩu dành khi chụp Semi-Marco. Nếu là ống kính Nikkor (ống Nikon) có chữ D đằng sau Ví dụ 4.3D
    Nếu bác mới chơi SLR nên mua ống satndard trước sau đó tùy vào nhu cầu mới mua ống tele hay wide.
    Ống kính standard thường có thông số 50 mm f 2.8 giá khoang 150 USD-200 USD
    Nếu ống 50 mm mà độ mở 1.4 đắt mà chưa cần dùng lắm nên không nhất thiết phải mua
    http://nikonimaging.com/global/products/lens/af/normal/af_50mmf_14d/img/pic_001.jpg

  • Máy tự động, có người gọi là bán tự động. Thân máy F801s hoặc F601

http://nikonimaging.com/global/products/filmcamera/slr/1990-1994/f-801s/img/pic_001.jpg
Thân máy khỏang 450 USD đến 550 USD
Việc lựa chọn ống kính nên chọn theo tiêu thức ở trên. Chú ý là ống tự động có chữ AF (Auto Focus) còn ống kính cơ chỉ có chữ F thôi.

Phụ kiện cần thiết

Kính lọc tạo hiệu ứng - Tìm mua kính lọc hiệu Cokin. Đây là nhãn hiệu do Jean Coquin tạo ra chất lượng tốt, giá hơi đắt
Bác cứ ra hàng bán máy ảnh hỏi nó đều có Catalogue cho bác từng loại Cokin Lens này.

Tạm thời như vậy, muốn biến thêm thì bác nên đăng ký học một lớp nhiếp ảnh 3 tháng là có thể biết các kỹ thuật sơ đẳng nhất. Ngoài ra nếu không đủ tiền nên dùng ống kính (for Nikon) hiệu Tonika của Nhật, hoặc Tammron đều được. Sigma tôi không chuộng lắm mặc dù giá Sigma rẻ
Còn nếu bác muốn chơi loại Professional SLR thì nên tìm hiểu loại thân máy Contax và ống kính Zeiss của Đức. Tuy nhiên ngân quỹ tàm tạm cũng phải 4000 USD trở lên.
Theo tôi với 2 con máy giới thiệu ở trên cũng đủ để bác chiến đấu với ảnh rồi. Các phóng viên cần chụp nhanh và trong điều kiện khắc nghiệt mới dùng loại SLR A/F professional có giá thân từ 2000 đến 3000 USD.

Máy 801 bây giờ giá cũng rẻ hơn nhiều. Khoảng 3-4 triệu thôi. FM2 ở trên vnphoto.net có bác rao bán cả một đống ống kính nữa cũng khoảng 700 USD thôi

Cám ơn các bác , phiền các bác có thể cho em một số ví dụ về các máy SLR mà người mới tập cũng có thể sử dụng được không ạ ?
Và nếu có thêm chi tiết về giá càng tốt vì ngân sách không được dồi dào cho lắm

Canon DSLR 300D + Lens Kit
Nikon DSLR D50 + Lens Kit

Giá check ở bhphoto.com

Chụp hai cái này xem được kết quả ngay, tự học hỏi và rút kinh nghiệm trình độ tăng lên vù vù :smiley:

Hic cám ơn anh nhưng mấy chú này …
hình như hơi vượt quá ngân sách :smiley:

Thế thì fải cố thôi vì mấy chú đó là bét bảng rồi :smiley: Ban đầu thì cứ mua body+ lens kit sau thì sắm lenses dần nâng theo trình độ và nhu cầu của ảnh chụp. Máy film thì rẻ hơn nhưng sd sẽ phiền phức hơn và rất cầu kỳ và tốn kém trong việc tráng rửa ảnh (mà đã chơi film thì những cái này cũng fải nghiên cứu để tự mình làm đc mới thích) nếu ko có nhiều tg và đam mê nếu nhảy vào đồ film chắc ko chịu nổi đâu.

Máy phim chụp phải đi tráng, rửa mới có kết quả.
Máy số thì xem được lại luôn.
Máy phim tốn tiền nhưng chụp lên nhanh lắm, vì xót tiền nên học cũng nhanh hơn. :wink:

Cái này ko đúng rồi bro.

Máy số chụp kiểu nào về xem lại EXIF đều biết mình chụp ở khẩu độ, tốc độ, ISO… nào để tự rút kinh nghiệm.

Điều này gần như không thể với máy phim - chẳng nghẽ cứ chụp lại lấy bút ra ghi tốc độ, khẩu độ…?

Đặc biệt trong các trường hợp ánh sáng lạ, chụp đèn flash, những điều kiện môi trường chưa bao giờ gặp… thì chụp máy phim cực kỳ bất tiện và có thể toàn bộ cuộn phim không cho ra nổi một bức ảnh ưng ý. -(

Các bác không nên tranh cãi giữa Digital Camera và SLR. Hai công nghệ cho cùng một mục đích.
Thích cái nào thì đi theo cái ấy thôi. Nếu bác có nhiều thời gian nên đi theo SLR còn ít thời gian thì nên dùng Digital Camera.
Một bức ảnh đẹp phụ thuộc vào tay nghề của người chụp chứ không phụ thuộc vào máy ảnh.

Vâng, đúng là bất tiện và khó. Nên sau khi chụp xong. Về nhà được 1 bài học xương máu (chụp cả cuộn chẳng được kiểu nào) nên rất nhanh chóng rút ra kinh nghiệm và phải học hỏi thêm càng nhiều. Nên chụp máy phim nhanh lên tay là thế đấy ạ. Việc học chụp, ghi lại khẩu độ, tốc độ nên nhớ lâu, điều này cũng làm tăng kinh nghiệm chụp lên nhiều. Ý em nói là nó thế đấy ạ, chứ không có ý so sánh gì hết.

Chụp giỏi thì máy gì cũng có thể cho ra ảnh đẹp. Tuy nhiên, công nhận là người mới tập toẹ thì dùng Digital dễ có hứng hơn.

Có lẽ chỉ một thời gian nữa thôi là dòng máy không phải Digital sẽ phá sản. Sự phát triển tất yếu của công nghệ thôi, dù suy cho cùng, không phải nó không thể cho ra những tấm ảnh đẹp bằng máy phim (mà thậm chí có khi còn ngược lại).

Song không vì thế mà máy phim chỉ còn thấy trong viện bảo tàng. Vì thực tế là luôn có rất nhiều người bảo thủ và hoài cổ.

theo mình thấy, mỗi dòng có những ưu nhược điểm khác nhau, cớ sao các tay máy chụp ảnh nghệ thuật, cho đến bây giờ vẫn dùng máy phim để săn ảnh nghệ thuật,chớ không phải là hoài cổ hay bảo thủ gì đâu.
Theo mình nếu nắm vững kỹ thuật chụp ảnh, cũng như “làm chủ” được máy ảnh của mình thì sẽ cho bức ảnh đẹp thôi.
Máy ảnh phim vẫn là hàng đầu về độ nét, cũng như độ phân giải