Nội dung đang thiếu. Nên gõ vài dòng về sự việc này cho anh em theo dõi, ai ko hiểu vì sự phức tạp thì cũng chỉ cần vài dòng này để tiếp tục theo dõi mà không phải nghiên cứu nhiều!
Hamas là một tổ chức đấu tranh bằng bạo lực, ngược lại với tổ chức Fatah của PLO, họ không có mối liên hệ nào với Iran. Nhiều người bị nhầm vì cứ có vấn đề gì đó với Mỹ tại khu vực Trung Đông, là cho rằng Iran đứng đằng sau. Mà thực tế Hamas chỉ có mối liên hệ với 2 nhóm chính: Arab Saudi (cùng dòng hồi giáo Sunni, điều này lý giải lý do quan trọng nhất là Hamas không liên quan đến Iran). Tổ chức anh em hồi giáo (Tổ chức này lại có mối liên hệ mật thiết với Thổ Nhĩ Kỳ).
Iran đứng sau hậu thuẫn cho tổ chức Hezbollah, cùng dòng hồi giáo Shitte, và là cánh tay vòng cung hồi giáo từ Teheran vươn ra Địa Trung Hải. Tuy nhiên, trong xung đột hiện nay, Hezbollah cũng tẩn Israel với lý do xung đột tại Gaza Strip. ĐIều này là hơi kỳ quặc, có thể là nhân thể có cơ hội thì đánh vì sự thù địch của họ thôi, không phải vì Hamas hay người Palestine gì hết.
Nhìn lại quá khứ, trước đây tại khu vực này còn có thêm ISIS tham gia với chiến lược phá bỏ đường biên giới Sykes-Picot, giành đất để lập nhà nước hồi giáo mới. Nhóm này có thể nói là gốc gác từ Arab Saudi. Nhưng sau vụ 11/9, thì tiền thân là Al-Qaeda đã thề là sẽ lật đổ nhà Saud. Nhóm ISIS mà còn có khi cũng sẽ tham gia đánh Israel.
Gần đây, Hamas tuyên bố các hành động của mình không liên quan đến Tổ chức anh em hồi giáo. Như vậy có thể hiểu là Hamas và Gaza không chịu cảnh sống như trại tập trung ngoài trời và họ vùng dậy.
Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực là không thể xem nhẹ. Chủ nghĩa dân tộc Tân Ottoman sẽ là một vấn đề lớn trong bàn cờ Trung Đông. Như vậy, có 4 bên chính thức: Mỹ & Israel, Arab Saudi và dòng Sunni, Iran và dòng Shitte, Thổ Nhĩ Kỳ. Tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ là xác lập lại vị thế và sức ảnh hưởng của mình tại những vùng đất trước đây đã từng là lãnh thổ của đế chế.
Nga khi rảnh tay tại Ukraine cũng sẽ tham gia đánh trống cùng cả nhóm, hiện tại đã có chân tại Syria rồi, chưa kể bạn bè đang tham chiến. Trung Đông và vùng Shahel là câu chuyện dài, nguyên nhân chính vẫn là sự quá độ lên nhà nước kiểu mới hiện đại từ một kiểu xã hội thời trung cổ.
Vài nét về Israel.
Mảnh đất mà bên này gọi là Palestine,bên kia gọi là Israel từng là quê hương của cả hai dân tộc. Thành phố jerussalem từng là cái nôi của đạo Hồi,đạo Thiên Chúa, đạo Do Thái.Chiến tranh tôn giáo đã làm người Do Thái mất tổ quốc vào năm 70 sau công nguyên. Cả dân tộc chạy tan tác khắp thế giới bị khinh rẻ, bị xua đuổi và trải qua nhiều nạn diệt chủng.Câu hát " Sang năm sẽ về jerussalem", từ thế kỷ 15 trở thành lời thề của người Do Thái. Do Thái là một dân tộc có sức sống mãnh liệt, trải qua 2000 năm tha hương, bị đàn áp ,bị đồng hóa bị diệt chủng nhưng mỗi con người vẫn giữ nguyên tiếng nói, chữ viết dù bị cấm, đạo Do Thái vẫn duy trì.Nhà nước này được thành lập bởi những con người đã sống sót qua nạn diệt chủng Holocaus và những người thành công trong mọi lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế, chính trị trên toàn cầu. Họ là kết tinh ưu tú nhất của dân tộc này bên cạnh ý chí phục hưng quê hương đây chính là nguyên nhân khiến cho Israel trở nên hùng mạnh văn minh vượt xa các nước hồi giáo láng giềng.
Israel là một quốc gia nằm ở Trung Đông, giáp biển Địa Trung Hải về phía tây và giáp các nước Syria, Lebanon, Jordan và Palestine. Quốc gia này có diện tích khoảng 20.770 km² và dân số khoảng 9 triệu người.
Israel được thành lập vào năm 1948, sau Thế chiến II và Holocaust, nhằm cung cấp một quê hương an toàn cho người Do Thái. Quốc gia này có một chính phủ dân tộc dựa trên nguyên tắc dân chủ và có thể được coi là một nền dân chủ phát triển và hiện đại.
Jerusalem là thủ đô của Israel và cũng là một trong những thành phố thánh trong ba tôn giáo lớn: Do Thái, Hồi giáo và Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, tình trạng Jerusalem là một vấn đề tranh cãi lớn giữa Israel và Palestine.
Israel có nền kinh tế mạnh mẽ và đa dạng, dựa trên các ngành công nghiệp chế biến, công nghệ cao, nông nghiệp, dịch vụ tài chính và du lịch. Quốc gia này cũng nổi tiếng với các công nghệ tiên tiến và khởi nghiệp, và được gọi là “Vùng Silicon Wadi” vì tầm quan trọng của nền công nghệ thông tin trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, Israel cũng đối mặt với nhiều thách thức và xung đột với các nước láng giềng và vấn đề liên quan đến quyền lãnh thổ và an ninh. Xung đột giữa Israel và Palestine đã kéo dài trong nhiều thập kỷ và cả hai bên đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề này.
Ngoại giao của Israel cũng rất quan trọng, với mối quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây. Israel cũng có mối quan hệ kinh tế và quân sự chặt chẽ với một số quốc gia Ả Rập.
Tóm lại, Israel là một quốc gia có lịch sử, văn hóa và địa lý đa dạng. Dù đối mặt với nhiều thách thức, Israel đã phát triển thành một quốc gia nổi tiếng với sự đổi mới và thành tựu kinh tế.
Nhà nước Israel ra đời năm 1948, người palestine vẫn chưa có nhà nước. Mảnh đất này luôn là thuộc địa của ottoman và sau năm 1917 là của Anh. Mọi nỗ lực thành lập nhà nước của họ đều bị Anh đàn áp. Trong các cuộc chiến tranh 1948,1967,1973 cả khối Ả rập tập trung tiêu diệt nhà nước Do Thái. Cứ mỗi lần như vậy người Ả Rập lại mất thêm đất, lãnh thổ israel lại mở rộng, người palestine bị xua đuổi khỏi quê hương chạy sang các nước láng giềng. Sau đó chỉ còn lại palestine đơn độc chống lại israel dưới sự lãnh đạo của PLO( Tổ chức giải phóng palestine). Rồi israel mở nhiều đợt tấn công qua các nước láng giềng nhằm tiêu diệt PLO. PLO suy yếu bởi các mâu thuẫn nội tại, sự sụp đổ của Mất phe XHCN vốn là chỗ dựa và là hậu phương của họ. 2004 sau cái chết của Arafat, ngọn cờ giải phóng palestine bị giành giật giữa Fatah( nòng cốt của PLO) và các phe nhóm cực đoan Hamas,Jihah và cả hezbolla. Đỉnh cao là cuộc chiến Hamas và Fatah vào năm 2017. từ đó Hamas độc chiếm Gaza, đẩy toàn bộ fatah và chính quyền tự trị palestine sang bờ tây sông Jordan. Bờ tây sông jodan thực chất nằm trong tay quân đội israel. Lực lượng này bảo vệ 750.000 ngàn người Do Thái trong các khu định cư liên tục mọc ra. Hễ có hành động khủng bố nào là họ tiến vào tìm và diệt. Chính quyền PLO bất lực , người dân coi PLO là bù nhìn chỉ còn trông chờ vào Hamas.
Khu vực đó giống như 1 bàn nhậu trong tiệc cưới, khi mà những người ngồi chung ko thích nhau: 1 bên là người palestine đang bị chia 5 xẻ 7 nhưng vẫn cùng ghét bên thứ 2 là người Do Thái mà nguồn gốc sâu xa hận thù từ thuở xa xưa. Kế bên còn có thế giới ả rập (mà đa phần ủng hộ người palestine) và thổ (là dân luôn biết cách làm mọi việc có lợi cho mình). Bàn nhậu này có vẻ người do thái đang thế yếu nhưng trãi qua rất nhiều lần bị truy sát mà vẫn vươn lên được thì rất khó để bắt nạt họ. Chưa kể họ còn được ủng hộ của vài người có tiếng nói ở bàn chủ toạ. Cuộc chiến sẽ còn kéo dài đến chừng nào hận thù cũ được xoá bỏ, dù rằng cơ hội này đã 1 lần bị bỏ lỡ
Tình cảnh của Gaza hiện tại còn bi thảm hơn nhiều trong bộ phim này. Bô phim được làm năm 2014, cũng thật khó cho người Palestine, khi sống ở khu vực không khác trại tập trung. Điều đặc biệt là khu vực này không có nguồn nước như bên West Bank, chỉ sống nhờ viện trợ… Người Israel thông minh, nhưng ko chắc đủ nhân đạo như thế giới đã đối xử với họ trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Cuộc chiến xung đột với nhau, chiến tranh tàn phá chỉ tội người dân khổ sở bi ai! Cuộc sống bình thường, điện nước gián đoạn cũng ảnh hưởng xáo trộn rồi!
Cuối tuần lả lướt tin tức mới thấy Israel không chắc thắng được trận chiến này, cho dù mạnh hơn.
Nhìn lại lịch sử:
Vùng đất này từ ngàn năm trước đã là nơi tranh chấp giữa Palestine và Israel. Và vẫn là câu chuyện hiện nay: Người Palestine sinh sống tại đây trước, còn người Israel thì tranh chấp và cũng đẩy người Palestine để giành đất.
Trước khi thành lập nhà nước Israel hiện đại, vùng đất này cũng vẫn là nơi sinh sống của người Palestine và họ chiếm phần lớn diện tích đất.
Israel khi được ưu ái nhân đạo sau chiến tranh thế giới lần 2 do chịu sự diệt chủng của Đức Quốc xã nên mới được phục quốc và LHQ xây dựng một hình thái: một vùng đất 2 quốc gia. Rõ ràng người Palestine không thể đi đâu, không thể bị đuổi khỏi nơi họ đã sống từ ngàn năm trước được (có thể nói thủy tổ họ đã ở đây). Còn người Israel mới là người không có quốc gia, và khi các quốc gia Châu Âu ghét người Do Thái, họ thà quay về nơi trước đây đã ra đi để lang thang khắp Châu Âu (hình thành nên chủ nghĩa Phục quốc Do thái).
Khi đã có pháp lý quốc tế hậu thuẫn, Israel chơi kế hoạch biển người, bằng cách hồi hương tất cả người Do Thái trên khắp thế giới về lại vùng đất xưa để bắt đầu lấn đất. Diện tích ban đầu và hiện tại chứng minh cho điều này.
Người Palestine quá nhịn nhục, hoặc nói cách khác là họ thiếu sự đoàn kết và người dẫn dắt, đã bị thua thiệt và dồn nén đến mức Gaza Strip không khác gì một trại tập trung khổng lồ. Thật là bẽ bàng một sự thật về người Israel, chính họ biết rằng sống trong trại tập trung là như thế nào với chính họ.
Quan điểm của bác ntn về việc hamas bỗng nhiên tiến hành công kích vào lãnh thổ Israel trong thời điểm đang xảy ra giao tranh giữa nga và Ukraine?? Mối liên hệ của Palestine và thế giới hồi giáo kèm Thổ trong giai đoạn này ntn ? Mỹ và khối Nato có liên quan đến vấn đề này k?
Theo qian điểm mình thì kiểu xung đột Israel với Palestine… K hẳn chỉ 2 nước . mà vấn đề là tôn giáo Do Thái và tôn giáo Hồi giáo của toàn thế giới Hồi giáo vùng Trung Đông. Mà cái này thì còn 2 tôn gjao này thì còn xung độtj.
Rồi liệu có phải có ai giật giây xung đột phía sau để dc lợi gì k ? Bán vũ khí chẳng hạn
Như đã nêu từ đầu. Hamas tấn công Israel vì chính họ không chịu được cảnh sống trong trại tập trung như hiện nay. Những thuyết âm mưu liên quan đến Nga hay Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ đều không có căn cứ. Mặc dù Tổ chức Anh em hồi giáo là có mối quan hệ gần gũi nhất với Hamas, nhưng Hamas đã phủ nhận lần này có liên quan.
Sự việc Hamas đánh vào thời điểm này có thể vì đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng rồi, thực tế họ cũng đạt được những kết quả lớn so với từ trước đến giờ, cho dù phải hi sinh/mất mát nhiều. Nhưng một khi xác định không còn gì để mất thì có ý nghĩa gì nữa chứ. Bên cạnh đó, thời điểm này là thời điểm Arab Saudi đang muốn và đang trong quá trình liên kết với Israel; nếu Arab Saudi chính thức hòa bình và liên minh với Israel thì Hamas và Palestine chắc chắn sẽ ở rìa thế giới Arab. Đánh bây giờ để phá sự liên kết đó là hợp lý, lôi kéo ủng hộ của thế giới Arab nói chung và giữ lại mối liên hệ gần gũi và giàu có nhất cho chính Hamas.
Bất ngờ lớn nhất là lực lượng Houthi tại Yemen. Thực tế lực lượng này được hậu thuẫn bởi Iran, do đó cũng không có lý do gì thuyết phục họ đánh Israel giúp sức Hamas/Palestine. Hơn nữa, họ cũng không sát biên giới hay gần Israel/Palestine để triển khai.
Những chuyện như bán vũ khí… là suy luận kém. Hamas chả có tiền để mua, Israel thì tự lực từ lâu, và một mình Israel vẫn có thể cân được cả thế giới Arab từ trước đến giờ. Hamas có mua vũ khí thì chỉ có mua của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Nga. Mà trong trại tập trung thì chả có cửa để nhận.
Thuyết giật dây? Nga thì bận rồi. Thổ Nhĩ Kỳ có thể nhưng tỷ lệ rất thấp. Vậy còn lại là Mỹ và Israel giật dây để nhân cơ hội làm hai việc: làm thịt Hamas, và tấn công Iran và các thế lực hồi giáo dòng Shitte luôn.
Chuyện thế giới phức tạp. Nhưng khi vụ Ukraine và Nga có vẻ không thuận lợi, thì có thể Mỹ sử dụng trận này (hơi mang tiếng, vì Hamas là một lực lượng vũ trang kiểu không chính quy) để lấy lại thể diện sau những vụ không thành công trong tái thiết Iraq, bỏ chạy khỏi Afghanistan, không thuận lợi tại Ukraine.
Nhưng có một mặt trận mới đã mở, và hình thức thì khác hoàn toàn. Đó chính là Argentina.
Giờ mới bắt đầu thôi. Argentina sẽ thay đổi nhiều, nhưng ko phải bằng quân sự, mà là kinh tế. Vẫn còn sớm, nhưng khả năng rất lớn là sẽ có nhiều sự kiện trong tương lai.
Với Mỹ thì cả Nam Mỹ sẽ phải là cái sân của Mỹ theo học thuyết Monroe. Quá khứ các vùng đất Nam Mỹ là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, nên trong sâu thẳm họ luôn có tư tưởng chống lại việc phụ thuộc vào Mỹ. Nhưng dù gì thì bản thân họ cũng không làm tốt với chính mình cho dù độc lập. Những nước Nam Mỹ nói chung, có một kiểu tư tưởng tự do không giống ai. Nó như vừa mang tính anh hùng cá nhân, vừa mang màu sắc cách mạng hoặc thiên về kiểu XHCN (vì người nghèo/cộng sản), vừa có chất của mẫu quốc (chủ yếu là Tây Ban Nha).
Câu chuyện Argentina hiện tại gần như lặp lại một lần nữa quá khứ gần đây. Đặc biệt khi nước này vừa tuyên bố gắn chặt (sử dụng tỷ giá cố định) đồng tiền của nước mình vào đồng USD. Chưa biết có gì mới hơn, nhưng kiểu này không khác gì từ bỏ chủ quyền tiền tệ quốc gia.
Ngoài ra, có một ảnh hưởng ít người nhận thấy, đó là việc cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Chị Na đối với Argentina. Người Trung Hoa đã vươn xa và xâu hơn nhiều…