Các bác nghĩ thế nào về việc bán hàng đa cấp ?

“Bán hàng đa cấp”.
Chỉ cần nói ra 4 chữ đó thôi,gần như toàn bộ những người mà em hỏi đều nhăn mặt và chê bai thậm tệ.Sự thật là rất rất nhiều người VN chúng ta ko có thiện cảm cũng như niềm tin về loại hình kinh doanh này.Đúng hơn chúng ta đã bị các công ty kinh doanh hàng đa cấp bất chính,lường gạc(Hưng thời đại,…) áp đặt vào não mình những ý nghĩ tiêu cực và lệch lạc về bán hàng đa cấp.
Theo như những gì em biết thì:
“bán hàng đa cấp”:là bán hàng đa cấp độ.Nếu anh giỏi,anh bán được nhiều hàng thì anh sẽ ở cấp độ cao mặc kệ anh dc ai giới thiệu,anh là lính mới hay lính cũ.Và điều quan trọng nhất là sản phẩm chỉ qua tay ĐÚNG 1 NGƯỜI(hay còn gọi là nhà phân phối) rồi mới đến tay người tiêu dùng .Nó khác với kinh doanh truyền thống ở chỗ này.Bình thường hàng sẽ từ Nhà sản xuất đến tổng đại lý đến đại lý đến cửa hàng rồi mới đến tay người tiêu dùng.Chi phí cho việc quản lý sân bãi,nhân viên,lợi nhuận làm giá sản phẩm bị đẩy lên 60-70%.Vì thế bán hàng đa cấp ra đời,một xu thế ko phải là mới trên TG nhưng còn khá xa lạ ở VN.Chính vì những mặt hạn chế của kinh doanh truyền thống,bán hàng đa cấp đã giải quyết dươc vấn đề đó và là ngành dịch vụ thu về hàng tỷ tỷ dollars mỗi năm.
Cơ chế của nó như sau:
Sản phẩm sẽ từ NSX đến thẳng nhà phân phối (chính là chúng ta nếu chúng ta đăng ký làm Nhà phân phối cho công ty) và rồi đến thẳng tay người tiêu dùng.60-70% lợi nhuận từ kinh doanh truyền thống sẽ được chia đều cho chúng ta-nhửng nhà phân phối mà ko thông qua bất kỳ một hệ thống mạng lưới cấp bậc nào như nhiều người vẩn nghĩ sai về nó.
Và không chỉ dừng lại ở đó.Kinh doanh bán hàng đa cấp giúp bạn phát triển các kỹ năng mềm như:diễn thuyết,nói trước đám đông,…Nó giúp bạn năng động hơn,tự tin hơn.Điều mà em tâm nguyện nhất chính là khi tham gia vào một công ty kinh doanh đa cấp,bạn sẽ dc mọi người giúp đỡ một cách nhiệt tình,phát triển các mối quan hệ cộng đồng,xây dựng đội nhóm.Bởi vì bạn phát triển và kiếm dc nhiều tiền hơn thì người giúp đỡ bạn sẽ nhận được hoa hồng từ công ty vì vậy ai ai cũng sẽ muốn giúp bạn chứ ko cạnh tranh khốc liệt như bên kinh doanh truyền thống.
Đó là những suy nghĩ cũng như tìm hiểu của em về kinh doanh bán hàng đa cấp và sự khác biệt của nó với kinh doanh truyền thống.Thực sự thì em mới 17 tuổi thôi nên năm sau em mới có thể đi sâu hơn về vấn đề này.Bây giờ em phải cày hết năm nay cho 1 suất ngồi ở giảng đường Đại học đã.Nếu bác nào thấy em nói sai hoặc nguy hiểm quá thì nói em 1 tiếng để em sửa nha.Cảm ơn mọi người

là lừa đảo

Hình như bạn chủ cũng đã được tham dự ít nhất 1 khóa “đào tạo” tại quán cf hay tập trung về vấn đề này rồi thì phải…
Về lý thuyết thì đúng là vậy nhưng về VN thì biến hóa khôn lường, có chăng thấy Avon, Oriflame, Herballife là đỡ đỡ 1 tý thôi.
Cá nhân tôi thì luôn tâm niệm: Làm giàu đừng bằng mọi giá, nhất là kiểu đi lừa đảo người khác ăn bánh vẽ giống như mình.

Bác cho em quote 1 cái. :slight_smile: .

Đồng ý với ý kiến của anh Hải.
Vấn đề ở chỗ là các nhân viên chỉ chăm chăm làm sao dụ được càng nhiều người tham gia càng tốt để mong có được 1 nguồn thu nhập ảo mà không biết rằng các nguồn đó cũng từ chúng ta và những người tham gia mà ra. Và thêm nữa là các nhân viên cũng không biết mình bán cái gì nữa.

Em chưa qua “khóa đào tạo” nào hết các bác à :D.Cái này giống như hàng Made in China vậy các bác à.Bây giờ ai mà nói hàng Trung Quốc toàn hàng dỏm,kém chất lượng thì người ta cười đấy.Nhưng nỗi ám ảnh về hàng Trung Quốc kém chất lượng(điển hình là bia Vạn Lực) đã in sâu vào tâm lý chúng ta và tự khác hình thành tâm lý chống đối mỗi khi ta thấy hàng Trung Quốc :D.

Em có thằng bạn, gặp lại hỏi nó công việc làm ăn thế nào? Nó bảo: Amway.
Em bảo: Mày hết nghề gì để làm hay sao?!

Bán hàng đa cấp là một mô hình rất tuyệt vời ở nước ngoài nhưng sang tới Việt Nam thì nó lại biến tướng thành… lừa đảo.

Theo Công ty tư vấn luật SunLow:

Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh, bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau.
  • Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia.
  • Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.

Như vậy, bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hoá. Đây không phải là một ngành nghề kinh doanh, và chỉ dành riêng cho hoạt động tiếp thị trên thị trường hàng hoá chứ không dành cho thị trường dịch vụ. Theo đó, những người tiếp thị hàng hóa không trực tiếp bán hàng mà chỉ tiếp thị sản phẩm tại nơi ở của người mua hàng hoặc một nơi khác mà không phải là tại công ty.

Cần phân biệt rõ bán hàng đa cấp với bán hàng đa cấp bất chính. Bán hàng đa cấp bất chính là một hiện tượng biến tướng của phương thức bán hàng đa cấp, trong đó, bán hàng đa cấp bất chính được coi là một hình thức lừa đảo trong đó lợi nhuận không thực sự được xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển mộ các thành viên mới.

Đó là một kiểu kinh doanh truyền tiêu, mà ai đã lọt bẫy một lần sẽ khó lòng thoát ra được. Ban đầu, họ là nạn nhân, nhưng khi gia nhập mạng lưới đa cấp, họ lại trở thành kẻ tòng phạm, vì tiếp tục dụ dỗ nhiều người khác vào mạng lưới để hưởng hoa hồng. Cứ thế, “chuỗi dây chuyền lừa nhau” ngày càng dài vô tận.

Siêu lợi nhuận

Bán hàng đa cấp xuất hiện lần đầu tiên ở TP.Hồ Chí Minh năm 1998, do một nhóm người từ Đài Loan sang liên doanh với Công ty Incomex. Sản phẩm mà họ rao bán đơn giản chỉ là chiếc nệm mút bình thường, nhưng qua các buổi tập huấn bán hàng, chiếc nệm này được biết đến như một sản phẩm thần kỳ, có tác dụng chữa “bách bệnh”. Vì thế, giá trị của món hàng được đẩy lên đến vài chục triệu đồng/tấm.

Tháng 12-2000, Công ty Sinh Lợi xuất hiện, rao tuyển nhân viên rầm rộ, với những lời hứa hẹn hoa mỹ: “Làm chức càng cao sẽ được cấp nhà, xe và sẽ có trong tay 5 tỉ đồng chỉ sau 1 năm làm hội viên”. Sinh Lợi ra quân với dòng sản phẩm “đa dạng” hơn như hàng điện tử do các tổ hợp nhỏ ở TP.HCM sản xuất, được “lên đời” bởi nhãn mác ngoại mang cái tên chẳng ai biết tới: Peehuang, rồi rao bán với giá ngất trời. Chẳng hạn, mặt hàng đầu đĩa Peehuang giá 2 triệu đồng, bán ra 4,5 triệu đồng (tổng cộng, Sinh Lợi đã bán được 957 cái, thu về hơn 4 tỉ đồng); một chiếc áo ngực giá 3 USD, qua tay Sinh Lợi lên đến 1,5 triệu đồng/cái; đèn pin Trung Quốc mua giá 0,5 USD, bán 60.000 đồng; máy may mini Trung Quốc mua 2 USD, bán 420.000 đồng; máy tạo khí ozon Đài Loan mua 80 USD, bán 3 triệu đồng…

Thấy Sinh Lợi ngon ăn, nhiều công ty khác cũng nhảy vào kinh doanh đa cấp như: Lô Hội, NONI, Vision, Tân Hy Vọng, Tân Thành Phát, Thường Xuân, Lợi Ích, Phan Hưng Long, Toplife, Khang Hồng Thịnh, Vivalife, Harvet, AMWAY, Khải Việt, Trùng Thảo Vương, Thế giới Hoàn Mỹ, Sáng Thế Kỷ Mới, Questnet (bán hàng đa cấp trên mạng)… Mỗi nơi bán một loại hàng hóa, nhưng cùng một chiêu thức “dùng người dụ người” bỏ ra một số tiền nhất định để mua sản phẩm, rồi sau đó chỉ cần ngồi mát hưởng hoa hồng từ những người bị dụ.

**Vì sao không quản nổi bán hàng đa cấp?

**Thứ nhất, tất cả phân phối viên khi đã bước vào kinh doanh đa cấp đều hiểu rằng mình đang bị lừa, nhưng vì lợi nhuận nên họ nhắm mắt làm ngơ, trở thành kẻ tiếp tay, dụ thêm nhiều người khác, thậm chí cả người thân và bạn bè vào mạng lưới để được hưởng hoa hồng nhiều hơn. Cứ như thế, chuỗi lừa nhau âm thầm hoạt động và kéo dài đến vô tận.

Thứ hai, cơ quan chức năng vẫn còn nhiều lúng túng trong cách quản lý hoạt động này. Kinh doanh đa cấp vào Việt Nam từ năm 1998, nhưng mãi đến năm 2005, Chính phủ mới ban hành Nghị định 110 thừa nhận tính hợp pháp. Đến nay, đã có 8 đơn vị được cấp phép. Tuy nhiên, theo ông Trần Vinh Nhung - Phó Giám đốc Sở Thương mại TP.HCM, thừa nhận: Nhiều đơn vị tổ chức bán hàng đa cấp, chưa được cấp phép, nhưng hoạt động lén lút, nên cũng không dễ phát hiện. Đối với những đơn vị có phép, cơ quan chức năng cũng vấp phải nhiều khó khăn vì khó phân biệt giữa “vô tình” hay “cố ý” vi phạm. Chẳng hạn, dạng vi phạm “ép buộc khách hàng phải mua sản phẩm, mới được trở thành phân phối viên”, rồi công ty “đổ thừa” do mạng lưới phân phối viên tự ép nhau, chứ không phải do chủ trương của công ty. Chưa kể, Sở Thương mại không có thẩm quyền chế tài với các công ty đa cấp vi phạm.

Thêm nữa, “vì mạng lưới đa cấp lôi kéo hàng chục ngàn người tham gia, nên khi “đụng vào” tức là đụng đến những con người cụ thể. Vì vậy, khi đoàn kiểm tra đến là họ phản ứng ngay. Chưa kể những người trực tiếp đi kiểm tra luôn đứng trước những băn khoăn, nếu xử lý những sai phạm của công ty này rồi, số phận những con người kia sẽ ra sao?” - ông Nguyễn Trí Vị, Đội trưởng Đội 4A Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết.

Nhưng việc gì phải đến đã đến, ngày 23-6-2006, Sinh Lợi - con bạch tuộc to nhất trong các con bạch tuộc đã bị Đoàn Thanh tra của Sở Thương mại TP.HCM tạm giữ giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, do có nhiều hành vi gian dối trong kinh doanh và đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra. Tương tự, Trường Ngoại ngữ SITC, với chiêu bài dụ học viên kiểu đa cấp, sau 2 năm quảng cáo rầm rộ ở Việt Nam đã “bốc hơi” không để lại dấu vết.

Người dân nhẹ dạ, ham tiền nên bị lừa. Nhưng, đáng trách hơn là các cơ quan chức năng còn quá chậm chạp, buông lỏng, lúng túng trong việc quản lý, gây ra tình trạng “dở khóc, dở cười” cho biết bao nhiêu người, vì họ vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm tiếp tay cho các hoạt động kinh doanh lừa đảo.

[RIGHT](Tập hợp thông tin từ nhiều nguồn)
[/RIGHT]

Bác Lam Sơn nói Amway bắt chước Sinh Lợi bán hàng đa cấp theo em nghĩ là ko đúng lắm.Theo em được biêt thì Amway chính là ông tổ,là cái nôi cho hình thức kinh doanh này.

Đồng ý kiến với thầy giáo :D.Nói không với loại hình bán hàng đa cấp.

Cái được của việc tham gia này chính là được huấn luyện cách bán hàng, giao tiếp. Nếu là sinh viên được học thêm mấy cái này thì tốt quá, cứ tham gia với mục đích tốt đẹp, cân nhắc hơn đối với các hành động bị xem là lừa đảo là được.

Trong kinh doanh đa cấp này, việc xây dựng mạng lưới được mang một cái tên rất đẹp: đó chính là business chứ không phải lừa đảo. Thay vì business chính là bán hàng, thì business chính là xây dựng mạng lưới. Và các nhà phân phối được nhồi sọ cùng các kỹ năng để bạn tự tạo ra một business của riêng mình.

em thấy những đứa bạn em bán mà thấy sợ.chúng nó tâng bốc sản phẩm thấy ớn.đâu phải rẻ rúng gì đâu, toàn hàng đắt tiền mà chất lượng chẳng biết ra sao, chúng nó mời mua toàn từ chối khéo, kẻo mất lòng nhau.chả biết giá trị thật của sản phẩm là bao nhiêu mà thấy chúng nó hưởng % thấy ham…

mấy năm trước mình có 1 thằng bạn học từ hôi cấp 2 gọi điện cứ đòi gặp, đến khi gặp mặt, ổng lôi ra 1 đống kem đánh răng làm từ cây lô hội, rồi nó nói luôn tù tì, mình cũng chẳng hiểu nó nói gì, chỉ đoán nó làm cái gì đó như kiểu bán hàng đa cấp ấy, nó gạ mình mua nhiều hay giới thiệu nhiều người mua thì mình cũng được hưởng %, rốt cuộc là nó gặp phải 1 cục đất, cục đất hỏi nó:

  • Mày hết việc hay sao mà đi làm nghề này
  • Thế mày bảo tao làm gì bây giờ
  • Làm ở bưu điện
  • Làm gì ở đó?
  • Dán tem giúp người ta bằng vốn tự có :))
    thằng đó gặp phải cục đất chán quá bỏ về luôn
    Bọn này toàn thấy đi lừa đảo bạn bè, người thân, họ hàng, ngay cả anh em ruột nó cũng ko tha
    Bây giờ dân mình cũng đỡ hơn rồi, bây giờ chúng lại quay về vùng nông thôn, bọn bán hàng đa cấp, bán bảo hiểm nhân thọ, bọn cào trúng thưởng nữa, chung quy lại chỉ vì tham quá mà mất tỉnh táo

Bà xã em nể bạn câu kéo mua lọ sữa tắm 250ml (tên hiệu em chẳng thấy bao giờ luôn) với giá trên dưới 400k cách đây khoảng 2 năm/Trong khi đó ở thời điểm hiện nay lọ sữa tắm xịn to tổ bố (gần 1 lít) hình như còn chưa đến 100k.

Bái phục, bái phục … …

Tệ nhất là mạng lưới này có vẻ đã lan rộng về vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc và các trường đại học. Tội nhất là những “nạn nhân” là sinh viên hoặc đồng bào dân tộc mua máy Ozone về quăng ở góc nhà rồi được lên làm tổ trưởng đi dụ tiếp đồng bào của mình!

Thành viên trong mạng lưới bây giờ em nhận thấy có chiều hướng đa thành phần lắm, từ đó để cho các thành viên sau này dễ bị dụ hơn. Vì là mạng lưới nên họ tận dụng tối đa mối quan hệ của mình, của bạn bè và người thân để phát triển. Nào là thu nhập hiện tại là bao nhiêu? Ước muốn thu nhập bao nhiêu? Có muốn mua nhà, mua xe không? Muốn vậy nhưng mức lương hiện tại sao mà mua được? Để anh/chị chỉ cho em cách kiếm tiền… abcxyz…

Thỉnh thoảng thấy chỗ nào thuê mướn hội trường, nhà hàng mà trong đó vỗ tay không ngớt, thỉnh thoảng lại hô vang đồng thanh “quyết tâm, quyết tâm” là em lại ái ngại giùm phần lớn những con nhạn đang ngồi bên trong…

bán hàng đa cấp là một kiểu bán hàng lừa đảo trá hình

Tại Việt Nam, Nhà nước và Luật Pháp cho phép về bán hàng đa cấp, nhưng cấm bán hàng đa cấp bất chính. Theo điều 48 Luật Cạnh tranh, Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:

  • Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; [SUP]một số công ty lách luật bằng cách yêu cầu người tham gia ký vào đơn tự nguyện mua sản phẩm, tuy nhiên, dù là thế nào, phải mua sản phẩm để được tham gia đều là bất hợp pháp.[/SUP]
  • Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
  • Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp
    ; - Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham

cấm thì cấm nhưng thực tế thì những việc này vẫn được các công ty bán hàng đa cấp áp dụng triệt để nhằm thu lợi bất chính và biến tướng thành hình tháp ảo =.=

Mấy hôm nay trên tàu nhanh có tâm sự, không liên quan đến bán hàng đa cấp, nhưng ít nhiều mọi người có bình luận về việc bán hàng đa cấp này. Trích dẫn ra đây cho các cụ tham khảo:

Khi tham gia vào công việc đó họ như con thiêu thân ấy bạn à. Họ bị mê hoặc bởi tư tưởng ngày nào họ cũng nghe thuyết trình về việc làm của họ rất tốt, sắp thành công và cái đích còn một chút nữa là đạt được, về thu nhập mười mấy triệu/tháng, được đi du lịch nước ngoài, được tiếp xúc với người nổi tiếng, nhiều tiền, môi trường tốt… Nói chung nó vẽ cho một viễn cảnh tráng lệ mà các con thiêu thân lao vào không có lối thoát.

Thật viển vông và ngu muội như bùa mê ấy bạn à. Lạ thay những con thiêu thân này đa số lại có trình độ học vấn nhiều mới đáng sợ chứ, có người thạc sĩ, tiến sĩ là bình thường. Vậy chồng bạn không ngoại lệ phải không? Thậm chí còn lấy tiền của gia đình để mua cho đủ chỉ tiêu đề ra hằng tháng nữa, cũng không trách được khi họ đã vướng vào.

[FONT=Times New Roman]Tôi cũng từng tham gia làm việc cho một công ty đa cấp, tất nhiên là nghề làm thêm. Mỗi công ty có một chính sách riêng, cá biệt có công ty luôn đặt ra doanh số bán hàng áp đặt cho nhân viên của mình và doanh số ấy ngày càng tăng lên. Bù lại họ đưa ra chính sách “giải thưởng trong mơ” như là một “danh hiệu cao quý” đại loại như Golden Director, Platium CEO… và thu nhập “siêu khủng” làm lu mờ nhận thức của nhân viên, khiến họ lao đầu vào công việc. [/FONT][FONT=Times New Roman]
Nhưng để đạt được doanh số bán hàng không phải dễ dàng, do đó nhiều người phải tự bỏ tiền túi của mình ra để mua chính mặt hàng do mình bán. Và cứ như thế, họ rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Càng ngày số tiền bỏ ra càng nhiều và chẳng lẽ gần đến ngày “hái quả” thì lại bỏ giữa chừng hay sao?[FONT=Verdana]

[/FONT][/FONT]

e thấy những người bán hàng đa cấp đầu tiên là lấy tiền túi mình mua hàng, sau đó cố thuyết phục người thân, bạn bè… mua, chẳng khác gì lấy tiền người nhà cả, rõ là lừa đảo!

Mô hình bán hàng đa cấp (multi-level marketing-MLM) không phải là mô hình phổ biến, thống trị tại Mỹ như các công ty vẫn quảng cáo nhằm “nâng tầm” mô hình này tại Việt Nam.
Một số ít các công ty áp dụng mô hình bán lẻ này.
Các tập đoàn bán lẻ lớn như Walmart, amazon, ebay, Target…không áp dụng mô hình này.