Bước đầu chơi bút

http://vietpens.com/PHOTOS/2010/10/001.jpg

Bút, tất nhiên là bút máy; không ai chơi bút bi bút kim bút lông dầu cả. Bút máy, khác với nhiều thứ đồ ngoạn hảo, phải phục vụ cho cả hai mục đích sưu tập và sử dụng. Bạn chơi đồ cổ chỉ để ngắm và để… chật nhà thêm, nhưng chơi bút thì không chỉ có việc làm đầy ngăn kéo. Chơi bút là phải tận hưởng cả công năng của bút, tức là viết hết các cây bút mình có, mỗi cây một kiểu viết, mỗi cây một loại giấy phù hợp, mỗi cây một dịp viết. Đã đến như thế thì không phải cứ có tiền là được. Phải có kiến thức căn bản về bút (“giải phẫu học” và lịch sử từng hiệu bút), về mực, về mỹ tự pháp (calligraphy) thì mới chơi được.

Bàn đến lịch sử từng hiệu là một câu chuyện dài, bởi lẽ nó không phải thứ lịch sử chung chung hiệu này ra đời năm nào ở đâu, sản xuất mấy vạn cây trong một năm, mà gắn với từng dòng bút trong mỗi hiệu đều có câu chuyện riêng. Cấu tạo, chất liệu sử dụng làm thân bút, làm ngòi, đều có lịch sử. Nhiều dòng bút lại gắn với tên tuổi một danh nhân, có khi để quảng cáo đơn thuần, song đa phần là đã được danh nhân ấy sử dụng lúc sinh thời. Muốn hiểu rõ, thông thạo thì chỉ có cách đọc sách, tham khảo thật nhiều, hoặc tham gia các câu lạc bộ bút mực quy mô kiểu như The Fountain Pen Network, Pentrace.


Nhằm giúp các bạn yêu thích và thực sự muốn trở thành nhà sưu tập bút, chúng tôi xin đưa ra một số điều có tính chất nhập môn. Những điều này nhằm gợi ý các con đường khác biệt để người sưu tập tương lai lựa chọn.

Xét tổng quát, có hai dạng sưu tập: chơi bút cổ và chơi bút mới.

  • Bút cổ được yêu chuộng vì có lịch sử lâu đời (điều này là tất nhiên), có thiết kế và công nghệ “cột mốc”, nhiều khi là phát minh thay đổi hoàn toàn bộ mặt công nghệ chế tác bút. Bút cổ còn được các nhà mỹ tự pháp thích nhờ có ngòi vàng flex (chúng tôi sẽ giải thích bên dưới), cho nét chữ đẹp, dễ tùy biến nét hơn các loại ngòi cứng sau này. Bút cổ có thân làm bằng nhựa cây thiên nhiên (resin) hoặc celluloid mùi rất thơm. Điểm trừ là bút nhỏ, không hợp lắm cho những người viết có bàn tay to; và đòi hỏi bảo dưỡng cẩn thận, nương nhẹ.

  • Bút tân thời thiết kế tân kỳ, thân bút làm bằng nhựa nhân tạo, có khi bọc kim loại, bọc da hoặc đẽo từ gỗ quý. Được ưa thích vì nhìn rất thích mắt, “hoành tráng”, to khỏe. Nhiều hiệu có thiết kế rất ấn tượng, tương lai chủ nghĩa như Caran d’Ache, Graf Von Faber-Castell hay Porsche Design. Điểm trừ là trông máy móc quá, thiếu hồn vía, và ngòi kim loại cứng viết không ra nét thanh đậm.

Chơi bút xưa, người ta đi thuận chiều từ bút Mỹ cổ điển (Parker 51, Waterman, Wahl Eversharp, Conklin) sang bút Anh (Conway Stewart, Esterbrook) rồi Đức (Pelikan, Faber-Castell, Montblanc), cuối cùng là Ý (Montegrappa, Visconti). Chơi như thế mới có trải nghiệm đúng đắn cả về lịch sử đến các phát minh cách tân của từng hiệu. Chơi như thế mới nắm được các cơ chế bơm mực rất khác nhau: eyedropper, aerometric, lever, button, crescent. Chơi như thế mới thấy hết được các ưu điểm của ngòi vàng flex.

http://www.stylophilesonline.com/images/12-04/12flighter3.jpg
Parker 51

Nguyên, ngòi bút được chế tạo bằng hai chất liệu chính: vàng và thép. Ngòi vàng mềm, uốn được, nên nét thanh đậm được tạo ra do lực ấn của người viết mạnh hay nhẹ. Ngòi thép cứng, không đàn hồi, muốn có nét thanh đậm người ta phải mài hoặc cắt đầu ngòi thành các mặt cắt vuông để xoay nghiêng sẽ ra nét thanh và ấn thẳng thành nét đậm. Nói một cách đơn giản, so sánh với nhiếp ảnh, ngòi flex giống như ống kính lấy nét tay, còn ngòi italic cứng là ống kính tự động. Dân thích viết và đạt đến trình độ nào đó sẽ không thích ngòi tự động nữa.

Chơi bút mới, như đã nói trên, là được sở hữu những cây bút tân kỳ. Aurora, Marlen, Montegrappa, Visconti, Stipula của Ý đều thiết kế tuyệt hảo. Cross của Mỹ, Caran d’Ache của Thụy Sĩ, Dunhill của Anh, Pelikan, Graf Von Faber-Castell và Montblanc của Đức, S.T. Dupont của Pháp đẹp cổ kính kiểu Âu châu. Nhật có Namiki Pilot (phổ thông) cùng các hiệu cao cấp như Nakaya, Sailor, Platinum có ưu điểm không đối thủ về ngòi: ngòi mài bằng tay, do các nghệ nhân lành nghề gọi là nibmeisters gia công. Tuy vậy, bút không bền, và nhiều khi chính cái thiết kế quá tân kỳ khiến khó cầm khó viết.

http://www.stutler.cc/pens/murex/images/m90.JPG
Pilot Murex


http://vietpens.com/PHOTOS/2010/10/005.jpg

Chọn ngòi:

Ngòi bút dùng viết hàng ngày có đầu tròn bình thường, chia làm 4 cỡ nét fine, medium, extra fine, broad (F, M, EF, B). Không có tiêu chuẩn quy định: ngòi Pelikan thường to nét hơn các ngòi khác và Montblanc “ướt” hơn nên cho cảm giác nét bút to hơn.

  • Các loại ngòi cho nhu cầu đặc biệt:
  • Ngòi Italic cho nét thanh đậm “tự động”: Manuscript Calligraphy, rotring Artpen, một số ngòi của Pelikan, Stipula…

  • Stub Italic: cho nét thanh đậm khi thay đổi góc viết (Bexley, Parker 75, Waterman Exception)

  • Oblique (O) ngòi được cắt vát xéo để khi viết bình thường thì tiết diện áp vào giấy vẫn ở quãng 30 độ, cho một loại nét thanh đậm rất đặc trưng, được dân viết chữ đẹp ưa chuộng. Tham khảo: ngòi Aurora, Parker Duofold, Waterman Edson

  • Flex: làm bằng vàng 14k, mềm, thay đổi lực ấn tạo ra các cỡ nét khác nhau

  • Music: dùng để viết nốt nhạc; hai hiệu nổi tiếng nhất là Platinum 3776 Music Pen và Sailor Music nib

Chọn giấy: không phải giấy nào cũng để thử bút được. Dân chơi bút kén loại giấy mềm mịn, trắng vừa phải và không nhòe. Các hiệu Clairefontaine Vélin Velouté, Rhodia, Basildon Bond ‘Champagne’ nổi tiếng nhất.

Nghề chơi nào cũng lắm công phu. Không nên ngay từ đầu nhảy vào, ví dụ, Montblanc hay Delta, vì bạn sẽ không cảm được cuộc “tiến hóa” của bút. Giống như học môn sinh vật học, phải đi từ đơn bào sang đa bào, rồi mới lớp cá lớp chim vậy, phải từng bước, có tiến trình đàng hoàng.

Mua bút, hiện giờ đối với người Việt chỉ có cách đặt hàng trực tuyến. Việt Nam chưa có cửa hàng bút và hoàn toàn thiếu hình thái câu lạc bộ người yêu bút.

Chúc các bạn sớm sở hữu những cây bút có giá trị thực sự.

  • Quốc Bảo

Nguồn: vietpens.com

thích bút nhưng viết chữ xấu thì sao nhỉ có nên chơi không

vẫn nên chứ bác, quan trọng là mình có thích và có muốn chơi hay không thôi :smiley: viết chữ xấu thì phải tập bác ạ :smiley: thằng em cũng đang luyện calligraphy đây

Chắc bút xịn chỉ để dùng để ký hoặc viết lưu niệm, tốc ký em phải dùng bút bi thôi bác àh, dù sao thì có cây bút xịn gắn trên túi áo cũng thể hiện đẳng cấp

chơi bút cũng ko cần phải bút xịn bác ạ, nó cũng là một thú sưu tầm thôi, như ta sưu tầm mắt kính, bật lửa, đồng hồ… Bỏ công tìm hiểu từng nhãn hiệu, rồi cất công đi tìm độ độc, rồi tận hưởng nó :smiley:
Dùng bút cũng ko phải chỉ để ký, mà còn để viết hàng ngày nữa bác ạ, cái thú viết lách có lẽ chúng ta đã quên từ ngày có máy tính và điện thoại rồi :frowning:
Thực ra người ngoại đạo thì cứ nhìn hãng nổi tiếng thì nghĩ người dùng là đẳng cấp, chỉ có biết về nó mới hiểu thực ra nổi tiếng chưa hẳn đã đẳng cấp bác ạ, bác mà thấy ông nào dắt montblanc bóng loáng ở túi áo thì chưa chắc là đã biết chơi đâu :stuck_out_tongue:

Mình mới lấy được em Parker Vector ngòi F về và viết thấy cũng rất tuyệt, khác hẳn so với em Hero đang có…:)!
Mực blue của Parker cũng đẹp và nhìn thích hơn mực bút bi rất nhiều, còn về giấy thì mình chỉ viết trên giấy A4 Double A thôi chứ cũng chưa đủ đẳng cấp để viết loại nào phải đi với giấy loại ấy…;)!
Khi nào em safari về mình sẽ làm một bài so sánh và cảm nhận riêng, đang tiếp tục quá trình sưu tập nhưng chắc là mình sẽ đi theo hướng mỗi hãng một cây viết máy tầm trung đại diện mà thôi.

Bác thích mực xanh, thử dùng lọ này xem sao Waterman South Sea Blue,rất đẹp - màu xanh lam nhẹ nhàng rất tươi và bắt mắt, cảm giác mùa hè nóng bức thế này nhìn cái màu mực cũng thấy mát :>

Thực ra giấy chuyên để viết mực cũng ko quá đắt đâu bác ạ, chỉ tầm 200-300k là có một quyển sổ đẹp hơn 200 trang rồi, còn viết giấy Double A em thấy cũng ổn nhưng bác phải cất cận thận để giấy ẩm là nhòe đấy và thêm nữa là bác nên cắt đôi để thành A5 và đóng lại thành quyển cho dễ dùng bác ạ. Em thấy nhược điểm của nó chắc chỉ có là giấy mỏng nên hay bị thấm ngược thôi

Có một loại giấy khác khắc phục được nhược điểm này, giấy vừa dầy dễ đóng quyển vừa không thấm ngược đó là giấy roki hay croki, troki gì đó, bác cứ ra ngoài văn phòng phẩm chuyên bán đồ cho bên xây dựng, kiến trúc là có bác ạ :smiley:

Bác sưu tập nhiều hãng cũng là một cái hay, em thì vẫn đang cố gắng tìm bút cổ và độc, thi thoảng thấy cây mới nào ngon lành thì cũng múc, nói chung em thiên về phong cách bút hiện đại, chứ không chơi kiểu vintage

Em sắp lấy 2 chú này, bác thấy thế nào :slight_smile:

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRv0nOfAHR3sOzS5dIpHwmCC7CP6mM0yy-KSqunA20U2wytcswU

Em này là Coles Millerand, khai sinh ở Anh. Em này thân làm bằng đồng, có nhiều loại vỏ nhưng e thích cái có vỏ bọc da, nhìn khá đẹp và sang bác ạ, Coles - nếu em không nhầm thì khởi đầu là một công ty chuyên bán văn phòng phẩm,có bán cả các hãng bút nổi tiếng và sau đó có sản xuất bút riêng của mình, bút của Coles không đắt, nếu không muốn nói là rẻ.
Chất lượng thì e chưa biết, bác đợi em thử đã :smiley:

http://www.estilograficas.org/imagenes/firmas/faber-castell/BASIC-Metal/BASIC-Metal.jpg

Em này là Faber Castell Basic, quê ở Đức, em này cũng có nhiều loại vỏ, trong đó cũng có bọc da nhưng em thích cái vỏ kim loại này hơn, cây này em thấy điểm trừ duy nhất là ở chỗ thiết kế cái nắp - chẳng liên quan mấy đến thân vỏ :smiley: Faber Castell có dòng sản phẩm cao cấp và nổi tiếng đó là Graf von Faber Castell, dòng Faber Castell này còn dưới một bậc :smiley: À, hãng Faber Castell này cũng tên tuổi, em xin giới thiệu một ít vậy:

Khởi nghiệp cho thương hiệu Faber – Castell là do một ông tổ người Đức Caspar Faber từ năm 1760. Ông là người đầu tiên trên thế giới làm ra cây bút chì với vỏ gỗ bao bọc bên ngoài. Sau 250 năm liên tục phát triển, ngày nay Faber – Castell sản xuất mỗi năm 1 tỷ bút chì và bán khắp nơi trên thế giới

Họ Faber cũng phần nào nhờ đó mà giữ được truyền thống tổ tiên suốt 250 năm và tiếp tục phát triển lên đỉnh cao. Nhờ những “cống hiến trong lĩnh vực làm bút chì” mà Faber được vua Phổ phong hàm quý tộc Tử tước. Các hậu duệ của Caspar giờ đây được coi là những nhà quý tộc có ảnh hưởng đến các hoạt động chính trị, văn hóa và kinh tế của đất nước và được mời tham dự các Hội đồng cố vấn và hoạch định chính sách kinh tế của nhiều bang ở Đức

Gia đình Faber–Castell ngày nay có tài sản trong tài khoản ngân hàng cỡ bạc tỷ. Ngoài hãng bút và đồ văn phòng Faber–Castell, họ còn đầu tư vào bất động sản, rừng và mỏ ở nước ngoài.

Tất cả như vậy là đã được bắt đầu chỉ từ một cây bút chì (nhưng đó là bút chì của người Đức làm, và khi họ đã làm thì làm đến nơi tới chốn, dù đó “chỉ” là một cây bút chì rất nhỏ ).

Và đây, cây bút chì đắt nhất thế giới, sản xuất bởi Faber Castell, làm từ gỗ Olive hơn 200 tuổi

http://cdn.most-expensive.net/wp-content/uploads/2009/08/expensive-pencil.jpg

Đố các bác biết bao tiền đấy :stuck_out_tongue:

Mình thích mực xanh vì có thể viết hoặc ký luôn cho tiện nhưng đúng là mực xanh của parker đổi màu nhanh thiệt…:)vừa viết xong thì thấy xanh đậm nhưng khi mực khô lại thì màu xanh nhạt luôn. Chắc là khi nào xài hết hủ mực parker sẽ chuyển sang mực waterman, đến lúc đó không biết cây viết máy còn ở bên mình không nữa…:)!
Về viết máy thì mình thích viết bằng kim loại vì nhìn chắc chắn và sang trọng, nhưng không thích loại viết có kim loại màu vàng vì nhìn hơi khoe trương, cây Parker Vector viết rất thích và nhìn cũng rất đẹp đúng là không có đối thủ trong cùng tầm giá…;)!

Bước đầu chơi bút với Parker Vector và Lamy Safari!

Mình vừa mới thắng đấu giá em Lamy Safari nên viết vài cảm nhận về cây viết thứ hai của bước đầu chơi bút (cây viết đầu tiên là Parker Vector cũng mua tuần vừa rồi).
Ấn tượng đầu tiên khi cầm em Lamy Safari trên tay thì thấy nó to thật, chắc là to gấp đôi em Parker Vector nhưng lại nhẹ hơn em Vector một chút, em Safari màu trắng cài bút bằng kim loại sáng nên nhìn cũng khá sang trọng giống phong cách Apple.=D>
http://farm8.staticflickr.com/7103/7188860418_49ce882456_b.jpg
Mình đã gắn cartridge đi kèm với em Safari để viết thử (Converter để dành sau này bơm mực Parker vào sử dụng), đúng là ngòi F của em Safary khá to so với ngòi F của em Vector (theo mình chắc cũng gấp khoảng 1.5 lần). Tuy nhiên, Safary viết rất êm, không như em Vector viết bị gai. Chỉ có điều em Safari khi viết vẫn bị mất nét 1 đoạn ngắn, lúc đầu mình nghĩ có thể do chữ viết của mình nhưng khi mình tìm hiểu trên diễn đàn Fountain Pen Network thì thấy mọi người cũng gặp tình trạng tương tự, có lẽ do thiết kế của em Lamy. Hi vọng, viết trong thời gian dài sắp tới sẽ khắc phục được tình trạng này.
Theo mình thì em Lamy Safari và Parker Vector là những cây bút khởi đầu tốt nhất cho những ai bước đầu chơi bút.:D!
http://farm6.staticflickr.com/5460/7188859006_1f6d8b342e_b.jpg
Tổng hợp mấy cây viết cùi bắp đang có…:)!
http://farm6.staticflickr.com/5470/7188858486_378e6d9d44_b.jpg
Viết thử 2 đoạn thơ “Đôi Dép” bằng em Safari và Vector (chữ mình xấu nên anh em xem qua đừng chê nha.:))):
http://farm6.staticflickr.com/5236/7188856800_356d0d993d_b.jpg
Chúc anh em HHVN ngủ ngon để ngày mai bắt đầu 1 tuần mới vui khỏe và công tác tốt…:-h

Hay quá =D> anh em nào có bút mới cũng review thế này thì mới sôi nổi được chứ, tính ra vẫn còn 3 bác nợ em review :stuck_out_tongue:
Safari và Vector đúng là lựa chọn không bàn cãi trong Entry Level :smiley:
Bút mới lấy thường sẽ chưa trơn tru ngay được bác ạ, vì ngòi vẫn đang bẩn. Từ nhà máy đến tay bác luôn mà, em quên không dặn bác là bác phải rửa trước khi dùng, bây giờ bác tháo cartridge ra rồi cắm converter vào và rửa bằng nước ấm đã nhé. Ngòi bút thì càng viết càng trơn nên bác không lo, dần dần cả 2 cây nét sẽ mượt mà thôi
Sắp tới em lấy ngòi OM,em sẽ review để anh em xem khác ngòi F và M ở chỗ nào nhé :slight_smile:
Cuối cùng, xin chúc mừng bác và cây bút mới nhé :>

Cho mình góp vui một chút nhé, saubeo.

Bản thân mình cũng rất thích viết viết máy, dùng từ lớp 1 tới giờ (có một thời gian “đua đòi” theo chúng bạn và chuyển qua xài bút bi, hậu quả vẫn còn kéo tới bây giờ là chữ viết của mình xấu đau đớn). Hiện tại mình đang sử dụng cây Parker Vector ngòi F, vỏ nhựa, ngòi thép, sản xuất năm bao nhiêu chẳng rõ, chỉ biết là cũ rồi vì vốn là của Bác mình, logo Parker trên nắp bút còn mang hình mũi tên xuyên qua một vòng oval thay vì chữ P cách điệu như mình thấy trên các cây vector bây giờ. Kinh nghiệm xài viết máy của mình cũng không nhiều. Trước đây mình có sử dụng qua một cây Waterman ngòi F, cũ ơi là cũ, trầy xước từ nắp tới đuôi, mà thậm chí cũng không còn đuôi nữa vì trong quá trình thử lắp các bộ hút mực (fountain pen converter) nhà có (không biết ở đâu ra) thì đã làm bung phần đuôi của cây bút. Cây bút này có nhiều kỉ niệm với mình, thật tiếc là bây giờ đã là thương binh, không còn xài được nữa, nếu kiếm được một bộ hút mực chính hiệu Người-Nước thì may ra. Ngoài ra, mình còn sử dụng qua một cây Parker Jotter, mình không thích lắm vì thân bút không vừa tay mình khi viết. Và còn cả các cây bút Hero gắn liền một thời mài đũng quần nữa. Hồi lớp Một, cây Hero đầu tiên của mình viết rất đẹp và trơn, vì bất cẩn làm rớt, bút bị tòe ngòi nên phải mua lại cây khác, từ đó đến giờ chưa có cây Hero nào đem lại cảm giác tuyệt vời đó cho mình nữa. Tóm lại, mình rất ưng cây Vector hiện tại của mình, phiền một nỗi là vì dùng nhiều nên nắp bút không còn ăn vào phần đệm cầm bút (không biết thuật ngữ chính xác là gì) nữa. Bạn mình cũng gặp rắc rối tương tự với cây Vector vỏ kim loại của nó. Vấn đề này mình tự khắc phục được nên mình vẫn rất kết cây Vector này, cả về lợi ích vật chất và giá trị tinh thần.
Tóm lại, mình cũng đồng ý với saubeo là bút Vector rất thích hợp cho những bạn có nhu cầu viết bút máy từ ít đến nhiều vì chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, giá cả phải chăng.

Về mực, mình đang sử dụng mực Queen (vâng, mực “Nữ Hoàng” - Hàng Việt Nam Chất lượng cao từ năm 2000 đến 2008, giờ còn không thì mình chẳng rõ, lốc mực mua từ năm 2008 mà). Trước mình từng sử dụng mực Parker Quink và Waterman, và mình khá thất vọng, vì màu mực khi khô phai nhạt hơn so với lúc mới viết (và hình như càng để lâu càng nhạt? vì mình còn giữ những thứ mình viết bằng mực Quink và Waterman từ năm 2009 tới giờ và nhìn nó rất nhạt), mực lại tan rất tốt trong nước, bản thân mình hay ra mồ hôi tay nên chỉ cần sơ xẩy một chút là đi hết những gì đã viết. Hình như mực “xịn” nào cũng có tính tan tốt trong nước thì phải. Ưu điểm là khi rửa bút thì không lo mực còn đọng lại bên trong. Đối với mình, mực Queen mới cho màu tốt, để lâu không phải đi bao nhiêu và vẫn là màu tím, mực Queen cũ cho màu rất đậm (và sử dụng có phần nguy hiểm vì hình như mực tạo cặn), để lâu cho sắc tím nhìn hợp nhãn (mình :P). Có ai ủng hộ hàng Việt Nam CLC như mình không?
Mình cũng đang để ý đến những loại mực xanh đỏ tím vàng khác của các hãng chuyên sản xuất mực khác, nhưng vẫn còn đang tìm hiểu nên chưa có gì để nói, saubeo có thể giới thiệu cho mình và mọi người một chút về vấn đề này chứ?

À, mình có nói là mình đang dùng ống mực (cartridge) cho cây Parker của mình chưa? Số là Bác mình cho cây bút vốn chỉ còn ống mực rỗng, Má mình mới đem rửa rồi dùng ống kim tiêm rút mực Queen bơm vào rồi gắn lại vô bút (công nhận Má tài ba số một). Thế là giờ mỗi khi hết mực, mình lại làm như Má :smiley:

À, bút tốt mực hay thì vẫn còn phải xét đến giấy viết nữa. Vấn đề này mình xin hẹn ở một bài sau vì bản thân vẫn đang tìm hiểu :smiley:

Mong được nghe thêm các ý kiến khác của các bạn.

Thân,
Đức

Đầu tiên e xin chào mừng bác :smiley: thấy bác mới viết 1 bài là đoán ngay ra bác “vì em” mà reg nick :stuck_out_tongue:
Cảm ơn bác đã chia sẻ, anh em ta cùng bàn chuyện nhé:

Em rất vui vì lên 4rum đã có đc một số anh em mê bút máy và chúng ta đến với nhau cũng chỉ cần thế là đủ bác nhỉ. Hầu như ở mình, mọi người đều làm quen với bút máy từ sớm, hầu như lên đến cấp 2 mới “đổ đốn” ra bút bi. Em chơi bút cũng chưa được lâu, hồi đầu cũng chỉ dùng để vẽ, dạo gần đây mới chăm chú đến luyện chữ, có thế mới biết hậu quả của bút bi nó để lại thế nào.

Vector thì thôi chúng ta không bàn nữa nhé, khen đã nhiều,cái phần cầm bút đó người ta gọi là “grip section” bác ạ, bút khi đóng nắp bị lỏng có thể do cái vòng nhựa ở trong nắp bút thôi, muốn chặt lại ta thử độn lên xem :smiley:

Về cây Người-nước của bác e ko biết chính xác là cây gì, nếu được bác thử post hình lên xem, anh em cùng nhau tìm cách khắc phục. Thường anh em sưu tập bút thì còn có nghề tay trái là sửa bút mà, mò mẫm cũng là cái thú vui :smiley: Converter của Waterman bây giờ vẫn bán bác ạ, theo em biết hầu như Waterman chỉ dùng một loại converter tiêu chuẩn cho tất cả bút của hãng, converter của Waterman bác thử ra ngoài đại lý xem, em nghĩ là có đấy, em đoán giá rơi vào khoảng hơn 200k

Jotter thì là dòng thấp hơn vector, có thể nói là mở đầu của Parker, jotter cũng chẳng có gì đáng nói, đúng như bác nói là bút cầm không vừa tay, được cái giá rẻ, anh em mua về nghịch ngợm tí cũng vui.

Bút Hero em nhớ ngày xưa hồi em học cấp 1 gọi là bút kim tinh, trên Fountain Pen Network họ vẫn chơi Hero đấy bác ạ, có điều hình như mua được hàng chuẩn hơi khó, vì nghe đâu nhân dân Trung Hoa họ làm giả cả chính đồ của họ :stuck_out_tongue:

Về mực, thực ra mực Parker hay Waterman cũng ko có tên tuổi lắm trong “làng mực” bác ạ :smiley: cái giống mực là để dưới hơi nóng hoặc ánh sáng trực tiếp thì sẽ bay hơi rất nhanh (độ bay hơi càng giảm đối với mực càng xịn) Bút, văn bản, hay sổ viết mực của em em thường cất vào ngăn kéo hoặc cho vào một thùng các tông to để bảo quản. Mực Queen bác thấy đậm là vì do mực nhiều cặn thôi, em khuyên bác là không nên dùng mực Queen vì cặn mực sẽ ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của bút.
Nếu bác muốn một loại mực cực đen và xịn thì bác có thể tham khảo mực của Pelikan, mực này tên tuổi và đắt. Về các hãng mực nổi tiếng thì em xin kể ra điển hình các hãng sau: J.Herbin, Private Reserve, Noodler, Pelikan… bác có thể tham khảo và tự lựa chọn cho mình vì mỗi hãng sẽ có màu sắc,độ chảy mực nhanh chậm khác nhau. Các hãng này cũng khá đắt, trừ khi ta đã dùng quen còn nếu bác chỉ muốn thử các loại mực màu trước thì chắc là ta nên thử với waterman hoặc parker trước đã :smiley: (cho rẻ)

Phương pháp refill lại cartridge cũng được nhiều anh em sử dụng khi có converter bác à :smiley: vì nhiều khi có thể ta không mua được converter hoặc thậm chí có những hãng bút ko sản xuất converter. Nếu thích bác vẫn có thể mua được converter của Parker hoặc không cứ dùng cách này cũng được :>

Haha… saubeo nói trúng rồi. Mình đăng kí một cái nick chính là vì bài viết của bạn về bộ LAMY đó. Nói chớ, mình sinh ở Sài Gòn, nhưng cũng không phải dân Sài Gòn chính cống, cách ăn nói cũng lộn tùng phèo cả lên vì Ba mình gốc Bắc, Má mình dân Nam, hiếm có dịp giao lưu với bạn bè bốn phương nên cũng không biết xưng hô thế nào cho phải, hi vọng không gây phiền toái gì cho các bạn.

Mình cũng không phải có ý định chơi bút, mà chỉ có hứng thú với nó, muốn tìm một số cây thật sự ưng ý để sử dụng thường xuyên và lâu dài thôi vì mình nghĩ đồ dùng nào có thể hơi trật ý một chút cũng được chớ những thứ thiết thân như bút viết, giày dép, mắt kính… thì phải thật vừa vặn mới được. Mà bút máy lại đi chung với mực và giấy, bộ ba ngự lâm pháo thủ này quả thật rất gắn bó với nhau, chỉ cần một anh hơi đau là cả bộ làm ăn không được ăn ý.

Saubeo nói trúng thêm cái nữa: sửa bút đúng là một thú vui. Mình cũng tự sửa lại nắp cây Vector bằng cách độn một mẩu băng keo giấy ở trong, và không còn bị tuột nắp ra nữa (chỉ phải thay một lần vì trong quá trình di chuyển bên mình, mực trào ra ngoài bút và làm ướt mẫu băng khiến nó bong ra, thay lại dễ dàng thôi, vì giờ có kinh nghiệm rồi, hehe…). Bạn nào gặp trường hợp tương tự cứ thử làm xem sao, rồi sẽ ổn thôi.

Giờ mình xin “vạch áo cho người xem lưng”, trưng ra anh thương binh Waterman nhà mình. Mong các bạn phê bình nhẹ tay vì mình cũng không biết bảo quản thế nào cho đúng, chỉ biết lấy ra xài, xài xong bỏ vào bóp viết thôi. Cây này cũng đã trải qua một quãng thời gian “gian khổ” với mình, mình cũng đối xử hơi thô bạo với nó khi cố gắng tháo thân bút để lấy bộ hút mực ra (hình như mình gắn cho nó bộ của nhà Parker thì phải, quả thật là túng thế phải tùng quyền thôi các bạn ạ). Sau đây là hình ảnh của em nó, bạn nào có tiền sử mắc bệnh tim, dễ xúc động thì cân nhắc trước khi xem nhé.

[ATTACH]412191.vB[/ATTACH]

Vâng, còn nhiều sẹo hơn Chí Phèo nữa.

[ATTACH]412192.vB[/ATTACH]

Kích cỡ của nó khi còn phần đuôi chắc cỡ tờ 2000đ.

[ATTACH]412193.vB[/ATTACH]

Ngòi bút cỡ F, thép hay vàng mình cũng chẳng rõ.

[ATTACH]412194.vB[/ATTACH]

Nắp bút đã hoen gỉ.

[ATTACH]412195.vB[/ATTACH]

Ở cổ bút có vết hằn vì mình từng dùng cây kềm giữ để vặn thân bút ra mà lấy bộ hút mực =.=’

Saubeo và các bạn định danh bút nó dùm mình với.

[LEFT]Về mực thì thiệt tình mình cũng nghĩ Queen dùng lâu không tốt cho bút nhưng nhà không còn loại mực khác nào xài được (Quink, Waterman thì không hợp với mình). Saubeo cho mình hỏi là mực của các hãng nổi tiếng mà bạn kể có lâu phai màu không, và khi phai thì màu sắc có thay đổi gì đáng kể so với ban đầu? Mình hôm trước vi vu trên mạng bắt gặp một bài giới thiệu hộp mực màu Old Goldren Green của hãng Rohrer & Klinger bên Đức sản xuất, trông rất đẹp, giới thiệu với mọi người chơi :smiley: Mình cũng rất thích cây LAMY Safari màu vàng có trong bài, còn băn khoăn một chỗ là không biết cầm có vừa tay không thôi. Còn hiện thời thì chắc mình vẫn phải dùng tạm bút Vector với mực Queen thôi.

Rất cám ơn saubeo vì các bài viết bổ ích về bút máy của bạn, hi vọng sẽ được biết thêm nhiều điều thú vị từ bạn và những bạn yêu bút viết khác.

Thân,
Đức[/LEFT]

Đúng là ở Việt Nam chỉ thông dụng mực Waterman và Parker mà thôi, ngoài ra mình tìm trên các trang web thì thấy thêm 2 loại là mực Crocodile và Sheaffer. Thôi thì tạm sử dụng mực Parker màu xanh vậy, còn mực Queen thì mình cũng có 1 hủ màu tím nhưng chỉ dám sử dụng cho em Hero mà thôi…!
Về màu thì mình thấy trên diễn đàn Fountain Pen Network họ viết đủ màu như xanh lá cây, màu nâu, màu cam…rất đẹp nhưng không tiện cho công việc vì phải vừa viết, vừa ký nên màu xanh là thích hợp với mình nhất…:)!

@duc.hoang: waterman em ko chuyên lắm, nhìn ca này của bác em toát hết mồ hôi rồi :smiley: phải đi nhờ cao thủ hơn thôi, bao giờ có kết quả em sẽ thưa lại với bác vậy :smiley:
bề ngoài như vậy cũng hay bác ạ, ai hỏi bác cứ bảo là từ hồi chiến tranh, đào từ dưới đất lên :))
nói đùa vậy thôi, nếu giờ bác không dùng thường xuyên nữa thì nên cất vào hộp và để cẩn thận, đừng để chung với những thứ khác, lại càng xước xát thêm, bác cứ ra đại lý parker hỏi mua người ta cái hộp, chắc người ta bán đấy :smiley:
bác cũng không nên tu sửa làm gì, cứ để vậy bác ạ, coi như là một kỷ niệm của mình. Bút của em cũng vậy, cây nào chẳng may xước xát, em vẫn hay để nguyên, vì mỗi cây mình có được đều có câu chuyện của nó mà :slight_smile:
Về mực thì, em đã nói ở trên rồi, mực càng xịn thì càng lâu bay màu bác ạ nhưng quan trọng hơn là cách bảo quản của mình nữa. E đã thử kiểm nghiệm, em viết 2 mẫu ở 2 tờ giấy khác nhau, một tờ thì để ngoài, một tờ thì cất vào hộp đậy nắp lại. Kết quả là, tờ để ngoài chỉ sang hôm sau là phai màu đi đáng kể, tờ ở trong hộp thì chưa có dấu hiệu gì phai màu cả :smiley:
Mực Rohrer & Klinger này khá rẻ bác ạ,chỉ có hơn 130k một lọ, màu bác nói cũng đúng màu em ưng nữa, nhất định phải rước một lọ về thôi :>
À, cây Lamy trong bài bác gửi không phải màu vàng đâu bác ạ, tên của em ấy là Safari Lime, bản limited sản xuất năm 2008, bản limited được yêu thích nhất của Lamy,rất khó mua đấy.
Bật mí cho các bác một chút là nếu như không có gì thay đổi, vào khoảng giữa tháng 7 này, cây Lime 2008 sẽ xuất hiện trên tay em :>
Còn cuối cùng, em xin can bác một lần nữa, bác đừng dùng queen cho parker. Hậu quả khó lường lắm bác ơi, nếu bác không dùng parker, bác có thể dùng sheaffer cũng được bác ạ, một lọ mực viết vừa phải thì 2 năm chưa hết, mực tốt cũng như dầu nhớt vậy, dầu tốt thì mới bôi trơn chi tiết máy được, từ đó xe sẽ vận hành mượt mà và bền bỉ

@TRUC_DAO: mực crocodile thì e chưa thử bác ạ và nó cũng ko nổi tiếng lắm nên e cũng ko có ý định thử :smiley: mực sheaffer màu đậm hơn parker thì phải nếu em nhớ không nhầm, mực sheaffer khá rẻ, có 78k một hộp, em mới lên parkson hỏi tháng trước, ngày xưa còn có 50k cơ
Bác dùng mực xanh cũng có khá nhiều lựa chọn đấy, biến tấu đi một chút như màu South Sea Blue của Waterman e thấy rất đẹp :>

http://img22.imageshack.us/img22/4675/wim515056qp.jpg

Nếu bác muốn trầm hơn, hay là thử dark turquoise của pilot xem

http://farm3.static.flickr.com/2726/4182581524_fe5f8dc7e3.jpg

Thử thay đổi chút cho vui bác ạ

màu mực hay quá bác 6 béo ơi. hai màu này có catridge cho parker frontier ko bác? và mua ở đâu được ạ?

Cái sample ký tên Ann viết đều như in máy, thán phục quá đi mất

Màu South sea blue của Waterman có cartridge nhưng ko lắp vừa vào Parker đâu bác ạ, nếu bác chưa muốn mua cả lọ thì bác cứ mua cartridge về rồi dùng xy lanh hút sang vậy :smiley: cartridge của Waterman thì bác cứ ra showroom Parker-Waterman là có bác ạ
Màu Dark Turquoise của Pilot cũng có cartridge nhưng e ko chắc là có lắp vừa Parker ko, nếu không vừa bác dùng cách trên vẫn ok, cartridge của pilot thì hình như trong nam có bán, ở ngoài Hà Nội thì em ko biết có bán ko, nếu ko đành đặt online vậy
Cái review của bác Ann đó là calligraphy đó bác, đẹp thật bác nhỉ :slight_smile:

Hỏi thêm bác 6 béo chút, trong hai cái review của Wood worker, nhất là cái review mực Rohrer & Klinger, mình thấy trong cùng một nét chữ, mực ở đầu nét thì nhạt, cuối nét thì đậm. Cái này là do bút hay do mực, hay do cách viết hả bác?

Đúng là màu South Sea Blue của Waterman ấn tượng thật, bây giờ mình mới nhận thấy để thể hiện được chữ đẹp và màu mực ấn tượng hay không thì phải dùng ngòi M trở lên mới diễn tả được, còn ngòi F và ngòi EF thì không làm nổi bật được đặc trưng của viết máy so với viết bi…:)!
Mình lang thang trên FPN để thưởng thức tất cả các loại mực trên thế giới thì ấn tượng nhất là mẫu mực của Private Server Tanzanite:
http://farm8.staticflickr.com/7241/7214377966_c0441ab67e.jpg

Thường bút mực nó như thế bác ạ, cái này có thể do rất nhiều yếu tố bác ạ, có thể do bút, ngòi bút, do mực , hay do giấy… và thậm chí cả cách viết
Thường thì mực nào chảy nhanh thì sẽ hay bị như thế hơn hoặc nếu dùng một loại mực thì bút ngòi to thường nét cuối đậm hơn bút ngòi nhỏ, Ngòi bút cũng được chế tạo cho nhiều mục đích khác nhau, như cái ngòi trong bài thứ 2 là ngòi thép thường của Safari dùng để viết hàng ngày bác ạ nên cần phải viết nhanh, mực chảy đều đặn sẽ không như ngòi chế tạo chỉ để viết chữ như ngòi Calligraphy ở review 1 được :slight_smile:

@**TRUC_DAO: **đúng như bác nói, ngòi F sẽ ko thể hiện được hết nét đẹp của màu mực, vì nó dùng để sử dụng hàng ngày
mực của Private Reserve có dải màu phong phú nhất trong các hãng đấy bác, màu Tanzanite này có sắc lam tím cũng khá đẹp ,em đoán vì bác thích màu tím nên mới thích mẫu này đúng ko :smiley: mực của private reserve cũng ko đắt lắm
Mực Private Reserve thì e thích màu này hơn: Blue Suede

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQfF8ZbbEEPhD70Gu_-1XXYYTFwiOATXVqOc1KlczkEV_VgH8Ms7Q