Bọn vô nhân đạo

**Cứu trợ sữa hôi thối cho học sinh vùng lũ **

Hàng chục gói sữa tiệt trùng Dutch Lady do công ty Friesland Campina cứu trợ sau lũ lụt cho các cháu mầm non và tiểu học của xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) bị phát hiện rất nhiều dòi, bọ bò lúc nhúc và có mùi hôi rất khó chịu.

Sự việc sữa Dutch Lady có dòi được phát hiện khi các cô giáo khui sữa để phát cho các cháu. Trong 50 thùng sữa cứu trợ cho trường mầm non Lộc Thủy thì có 2 thùng bị ẩm mốc, bao bì biến màu, đặc biệt là có rất nhiều dòi bọ bò lúc nhúc và bốc mùi hôi thối.

http://img39.imageshack.us/img39/9134/49219758.jpg
Sữa tại trường tiểu học Lộc Thủy. Ảnh: Xuân Hồng
](“http://img39.imageshack.us/img39/9134/49219758.jpg”)

Ngay sau đó, nhà trường đã báo lên UBND xã Lộc Thủy. Lãnh đạo xã này đã yêu cầu thu hồi và niêm phong số sữa nói trên, đồng thời cho kiểm tra 50 thùng còn lại ở trường tiểu học. Tại đây, mọi người lại phát hiện thêm 1 thùng sữa có hiện tượng tương tự.

http://img266.imageshack.us/img266/6967/39699567.jpg
Sữa có dòi, hôi thối đem đi cứu trợ. Ảnh: Xuân Hồng
](“http://img266.imageshack.us/img266/6967/39699567.jpg”)

Hiện chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Bình đã vào cuộc. Cơ quan này cho thu hồi 3 thùng sữa với 150 gói để phân tích nguyên nhân có sự cố trên. Trong khi đó, cùng ngày, bà Nguyễn Thị Tuyết Vân, trưởng phòng chăm sóc khách hàng của Friesland Campina đã có mặt tại Lộc Thuỷ, thừa nhận có sai sót trong khâu giao hàng là không kiểm tra cẩn thận bao bì, biên bản giao hàng không có ngày, tháng giao và người giao hàng không ký tên.

Được biết, tổng số sữa cứu trợ cho hai trường học tại địa phương là 100 thùng sữa tiệt trùng không đường, mỗi thùng 50 gói, mỗi gói có thể tích 200ml.
[RIGHT]
(Người đưa tin)
[/RIGHT]

@ Đã có nhiều vụ tương tự như thế này kể ra không hết.

  • Cứu trợ quần áo thì lấy đồ tốt dùng được đem bán.
  • Gạo cứu trợ bị mốc, hư hỏng.
  • Gần đây nhất lấy tiền cứu trợ của dân để trừ nợ ?!!!

Câu chuyện về UBND xã sau khi nhận tiền cứu trợ lũ lụt từ các tổ chức, cá nhân trong cả nước gửi về đã không trao cho người dân mà giữ lại để trừ vào các khoản nợ nghĩa vụ của các hộ gia đình đã gây bức xúc cho người dân.

Muốn cứu trợ thì phải trả nợ

Chị Nguyễn Thị Thanh (ngụ xóm 7, xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) cho Nguoiduatin.vn biết: Sau cơn bão số 3 tàn phá và đặc biệt là đợt lũ lịch sử xảy ra vào trung tuần tháng 10/2010, rất nhiều tổ chức, cá nhân trong cả nước đã gửi tiền và hàng cứu trợ cho người dân xã Nghi Vạn.

Sau lũ lụt, xóm trưởng xóm 7 bắc loa thông báo: “Ai đã trả sòng phẳng các khoản nghĩa vụ thì tập trung tại nhà văn hóa xóm để nhận tiền cứu trợ lũ lụt, còn ai đang nợ thì sẽ bị giữ lại để trừ nợ”, chị Hương nói.

Một người dân khác cho biết thêm, tiền cứu trợ là tình cảm mà người dân cả nước dành cho họ nên họ muốn nhận, trước hết là để cứu đói sau lũ, sau là động viên tinh thần họ vượt qua khó khăn. Còn việc nợ các khoản nghĩa vụ thì họ được quyền nợ và họ sẽ có trách nhiệm trả theo kỳ hạn. Hai chuyện này hoàn toàn không liên quan đến nhau.

http://img836.imageshack.us/img836/6739/73806921.jpg
Lũ lụt miền Trung (ảnh minh họa Xóm Nhiếp ảnh)
](“http://img836.imageshack.us/img836/6739/73806921.jpg”)

Chị Thanh nói thêm: “Thà UBND xã trao tiền cho dân rồi sau đó vận động dân dùng số tiền đó để trả nợ thì được. Đằng này họ giữ lại và tự động trừ luôn, khiến chúng tôi rất bức xúc. Thực tế UBND xã chỉ là người trung gian, chuyển tiền cứu trợ từ nhà hảo tâm đến tay người dân, chứ sao lại tự ý xử lý như thế…”

“Sai chủ trương, nhưng… vẫn làm”

Ông Lê Viết Tuấn, chủ tịch UBND xã Nghi Vạn cho biết, phản ánh của người dân là đúng. Sau bão số 3 và lũ lụt lịch sử xảy ra hồi cuối năm ngoái, Nghi Vạn là địa phương được nhận rất nhiều hàng và tiền cứu trợ của các tổ chức cá nhân trong cả nước. UBND xã đã phát gạo và lương thực cho người dân, ông nói.

Còn lại 147 triệu, trong đó cá nhân ủng hộ là 52 triệu, UB MTTQ huyện 95 triệu, xã đã phân phát cho người dân. “Tuy nhiên, trên thực tế là số nợ của các hộ gia đình ở xã Nghi Vạn còn quá lớn nên chúng tôi đã thực hiện theo tinh thần nhà nào đã thanh toán các nghĩa vụ như sản phẩm, quỹ xã hội, xây dựng hạ tầng, thuế nhà đất… sòng phẳng thì xã sẽ đưa tiền cứu trợ, còn những hộ nào còn nợ nhiều thì xã sẽ “vận động” để trừ nợ luôn”, ông Tuấn lý giải về việc trừ nợ.

Với cách làm trên, UBND xã đã thu được 68 triệu tiền người dân đang nợ.

Ông Tuấn giãi bày: “Biết làm như vậy là không đúng chủ trương, nhưng xã vẫn làm để tạo điều kiện cho địa phương, và cũng là tạo sự công bằng trong nhân dân”.

Em hy vọng là do điều kiện vận chuyển, lưu trữ, thời tiết… nên sữa nó bị vậy!
Chứ mà cứu trợ nhân đạo đi lấy sữa hết đát, tồn kho… để làm bình phong thì đúng như tiêu đề của anh Lam Sơn nói!

Chắc xả hàng quá cận date hoặc hết date đây mà.Vụ này mà làm không cho ra ngô ra khoai thì còn gì là kỷ cương…còn gì là tình thương nữa…

Không lẽ một công ty sữa có tiếng tăm lại làm vậy, thật dáng lên án!

Cái này để dọn dẹp hàng quá date mà không phải tốn tiền tiêu hủy, đã vậy còn được làm nhà hảo tâm lớn…CÒN ĐƯỢC LÊN BÁO NỮA CHỨ…

Đây vẫn là việc rất đỗi bình thường trong công cuộc cứu trợ mà hằng ngày trên báo đài vẫn hô hào cổ vũ. Đọc bài này e lại nhớ lại lần đội e vào Quảng Bình từ thiện. Nói ra các bác tin đc ko, sau bão 2 tháng rồi mà UBND xã e vào (xã bị bão nặng nhất, xin dấu tên) mới chỉ nhận đc 2 cái chăn và 2 thùng mì tôm từ trên. Thực ra tiền ủng hộ của đồng bào mình biết là đến dân rất khó nhưng cũng không ngờ nó lại khó đến thế…

Nhìn bao bì bên ngoài thì không phải do điều kiện vận chuyển rồi, sữa tươi có thời hạn sử dụng là 6 tháng kể từ ngày sản xuất, cho nên nếu Cô gái Hà Lan có tâm từ thiện thực sự thì có lẽ cũng ko mất tới sáu tháng để vận chuyển đến tay người nghèo. Có lẽ đây là cách để xả hàng hết date, vừa được tiếng lại được việc, quả thật là ko biết nói gì với những kẻ không có lương tâm và đạo đức!

Theo bài của người đưa tin thì có 3 thùng bị tình trang ẩm mốc, hôi thối và có bọ. Số lượng như thế không thể là xả hàng hết date được (quá ít so với cứu trợ 50 thùng). Ngoài ra có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hư hỏng trên (do vận chuyển, nơi lưu trữ…). Nhìn những thùng sữa được chuyển đến đều rất đẹp, không cũ kỹ, móp méo. Chưa thấy cái date HSD trên túi sữa & thùng sữa nên chưa thể đánh giá chính xác.
Cái em quan tâm nhất là vụ địa phương chặn tiền cứu trợ để trừ nợ của dân kìa. Việc nào ra việc đó >.<

Ông Tuấn giãi bày: “Biết làm như vậy là không đúng chủ trương, nhưng xã vẫn làm để tạo điều kiện cho địa phương, và cũng là tạo sự công bằng trong nhân dân”.

Không biết như thế nào là sự công bằng trong nhân dân??? Tiền cứu trợ do ND cả nước đóng góp cho đồng bào mà chính quyền địa phương chặn như thế, với lý do cùn như thế? Đọc đến đây em thấy tức thiệt.

Càng ngày càng chán cái xã hội này, dột từ nóc nên càng ngày càng có nhiều chuyện mà không thể tin nổi là nó đã và đang xảy ra

Dù là cố ý: “có hàng cứu trợ là may rồi …” hay vô tình: "vì là hàng cứu trợ nên sơ xuất không kiểm tra bao bì, nhãn mác … ", thì đó đều là hàng quá date, không còn khả năng tiêu thụ, còn dám ghi ngày tháng, ký tên biên bản giao hàng chăng? Còn đến mức hư hỏng bốc mùi, giòi bọ chẳng qua là nằm ngoài dự tính của người cứu trợ thôi.

[quote=“Lam Son, post: 1823035”]
**Cứu trợ sữa hôi thối cho học sinh vùng lũ **

@ Đã có nhiều vụ tương tự như thế này kể ra không hết.

  • Cứu trợ quần áo thì lấy đồ tốt dùng được đem bán.
  • Gạo cứu trợ bị mốc, hư hỏng.
  • Gần đây nhất lấy tiền cứu trợ của dân để trừ nợ ?!!!

Câu chuyện về UBND xã sau khi nhận tiền cứu trợ lũ lụt từ các tổ chức, cá nhân trong cả nước gửi về đã không trao cho người dân mà giữ lại để trừ vào các khoản nợ nghĩa vụ của các hộ gia đình đã gây bức xúc cho người dân.

Muốn cứu trợ thì phải trả nợ

Sau lũ lụt, xóm trưởng xóm 7 bắc loa thông báo: “Ai đã trả sòng phẳng các khoản nghĩa vụ thì tập trung tại nhà văn hóa xóm để nhận tiền cứu trợ lũ lụt, còn ai đang nợ thì sẽ bị giữ lại để trừ nợ”, chị Hương nói.
Mất đi hết nghĩa cử cao đẹp của việc “lá lành đùm lá rách”. Cứu trợ bây giờ thành thời cơ hội làm ăn cho những kẻ…

Thế mới có chuyện đoàn công tác xuống địa phương kiểm tra tình hình cứu đói cho bà con mình. Vào tận nhà hỏi thăm một bà mẹ xem đã nhận được hàng cứu trợ chưa? Được mẹ thật thà khoe là có, được phát … 1 lọ dầu gió.
Không phủ định chuyện “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng đã có các đoàn từ thiện về địa phương cứu trợ trực tiếp cho bà con mình, không thông qua chính quyền địa phương, MTTQ đã gây ra không ít phiền phức và ý kiến trái chiều.