Bởi vì tôi bỏ học (*)

Tìm cái mình thích

TTCN - Trong suốt thời gian quay về lãnh đạo Hãng Apple, Steve Jobs chỉ nhận lương danh dự 1 USD/năm, mức lương được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là lương giám đốc thấp nhất thế giới.

LTS: Tại buổi lễ tốt nghiệp của Trường đại học Stanford vào ngày 12-6, Steve Jobs - người đồng sáng lập Hãng Apple với dòng máy Macintosh đầy thăng trầm và gần đây là loại máy iPod nổi tiếng - đã có một bài nói chuyện rất cảm động và hàm súc với sinh viên. TTCN lược trích (tựa và tựa nhỏ là của tòa soạn).

Tôi vào Đại học Reed được sáu tháng thì bỏ nhưng vẫn ở trong trường đến 18 tháng mới thật sự nghỉ học. Tại sao tôi bỏ học?

Bỏ học

Mọi chuyện bắt đầu từ trước khi tôi chào đời. Mẹ đẻ của tôi là một sinh viên cao học trẻ, chưa lập gia đình. Bà quyết định trao tôi làm con nuôi người khác. Bà rất muốn tôi được những người đã tốt nghiệp đại học nhận nuôi nên thu xếp để trao tôi ngay lúc mới sinh cho một luật sư và vợ. Những ngày cuối họ lại quyết định muốn nuôi con gái.

Một hôm nửa đêm, họ nhận được cú điện thoại: “Là con trai, ông bà có muốn nhận không?”. Họ bảo: “Cũng được”. Mẹ đẻ tôi sau này mới biết má tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học, còn ba tôi chưa bao giờ học xong bậc phổ thông. Bà từ chối ký giấy tờ cho con nuôi và chỉ mấy tháng sau mới chịu ký sau khi ba má tôi hứa sẽ cho tôi học đại học.

Mười bảy năm sau tôi đi học đại học thật. Nhưng tôi lại ngây ngô chọn một trường cũng đắt chẳng kém Stanford nên ba má tôi phải dùng hết tiền dành dụm cả đời lao động để trả học phí cho tôi. Sau sáu tháng, tôi không thấy ý nghĩa gì trong chuyện đó, tôi không biết mình muốn gì, trường đại học có giúp tôi định hướng cuộc đời hay không.

Thế mà tôi lại ngồi phung phí hết tiền của ba má phải dành dụm suốt đời. Cho nên tôi quyết định bỏ học và tin tưởng mọi việc rồi sẽ ổn. Lúc đó tôi hơi hoảng nhưng nhìn lại, đấy là một trong những quyết định đúng đắn nhất của tôi. Giây phút tôi bỏ học, tôi có thể khỏi vào các lớp tôi không thích và xin vào những lớp trông có vẻ hấp dẫn.

Lúc đó không có gì là lãng mạn. Tôi không có phòng trong ký túc xá nên phải ngủ dưới sàn phòng của bạn, tôi thu gom vỏ chai Coca, nhận 5 xu mỗi chai để mua thức ăn và mọi tối chủ nhật đi bộ hơn 10 cây số đến đền Hare Krishna để được ăn một bữa thỏa thích. Thế nhưng hầu hết những gì tôi tình cờ học bằng cách theo tính tò mò và trực giác hóa ra là vô giá sau này. Xin kể một ví dụ:

Đại học Reed lúc đó dạy môn nghệ thuật viết chữ đẹp có lẽ là tốt nhất nước. Ở khắp trường, mọi bích chương, mọi nhãn dán trên tủ đều được viết theo lối chữ nghệ thuật. Vì tôi bỏ học và không phải học các lớp thông thường nên tôi quyết định học môn này. Tôi học về chữ có chân và chữ không chân, về khoảng cách giữa các mẫu tự trong các từ khác nhau, về nghệ thuật in ấn. Tất cả có vẻ đẹp thật tinh tế mà khoa học không thể nắm bắt và tôi thấy môn học thật lôi cuốn dù không chút mảy may hi vọng sẽ áp dụng kiến thức này vào cuộc sống mai sau.

Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế chiếc máy Macintosh đầu tiên, mọi kiến thức cũ lại quay về với tôi. Chúng tôi quyết định đưa hết vào chiếc máy Mac - là chiếc máy vi tính đầu tiên có kiểu chữ đẹp. Nếu tôi không dự khóa học đó ở đại học, máy Mac sẽ không bao giờ có các kiểu chữ phong phú hay font chữ cân đối và vì Windows chỉ sao chép máy Mac, có lẽ không chiếc máy vi tính nào sẽ sử dụng font chữ đa dạng. Nếu tôi không bỏ học, có lẽ tôi không bao giờ vào học khóa chữ đẹp kia và có lẽ máy tính sẽ không sử dụng font chữ đa dạng như ngày nay.

Dĩ nhiên bạn không thể liên kết sự việc với số phận còn ở đằng trước nên bạn phải tin rằng mọi sự việc ngày nay đều có mối liên hệ đến tương lai bạn. Bạn phải tin vào một điều gì đó - lòng gan dạ, số mệnh, đời hay nghiệp, sao cũng được. Cách nhìn này chưa bao giờ làm tôi thất bại, đã tạo ra mọi sự khác biệt trong đời tôi.

Tình yêu và mất mát

Tôi là người may mắn - tôi tìm được điều mình thích làm ngay khi còn trẻ. Steve Wozniak và tôi khởi sự Apple trong gara nhà ba má tôi lúc tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc cật lực và trong vòng 10 năm Apple đã phát triển từ chỗ chỉ có hai đứa chúng tôi thành một công ty 2 tỉ với hơn 4.000 nhân viên. Năm trước đó, chúng tôi vừa tung ra thị trường chiếc máy Macintosh và tôi vừa tròn 30 tuổi thì bị sa thải.

Sao lại bị sa thải từ công ty do chính mình sáng lập nên? Khi Apple phát triển, chúng tôi thuê một người chúng tôi nghĩ là rất có tài để cùng điều hành công ty với tôi. Những năm đầu mọi chuyện tốt đẹp nhưng dần dà tầm nhìn về tương lai của chúng tôi bắt đầu khác biệt. Khi chúng tôi bất đồng ý kiến, hội đồng quản trị theo bên kia nên tôi bị cho ra rìa ở tuổi 30. Tâm điểm của cả đời tôi biến mất, mọi việc dường như sụp đổ.

Trong nhiều tháng liền tôi không biết mình phải làm gì. Tôi cảm thấy mình đã làm thế hệ doanh nhân trước tôi thất vọng - tôi đã làm rơi cây gậy chạy tiếp sức họ chuyển giao cho tôi. Nhưng dần dà tôi hiểu ra mình vẫn còn yêu thích những gì đang làm. Sự việc ở Apple không mảy may thay đổi điều đó. Tôi bị chối bỏ nhưng tôi vẫn còn đam mê. Thế là tôi quyết định bắt đầu lại từ đầu. Lúc đó tôi không thấy nhưng hóa ra bị Apple sa thải là điều tốt đẹp nhất cho tôi. Gánh nặng phải tiếp tục thành công được thay bằng sự nhẹ nhõm của người mới khởi nghiệp. Tôi được giải thoát để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất đời tôi.

Năm năm sau đó tôi thành lập Công ty NeXT và sau đó là Pixar, biết yêu là gì rồi lập gia đình với vợ tôi ngày nay. Pixar sáng tạo bộ phim hoạt hình bằng máy tính đầu tiên - Toy Story và ngày nay là xưởng phim hoạt hình thành công nhất thế giới. Sự đời hóa ra cũng khá bất ngờ, Apple mua lại NeXT, tôi quay lại Apple và kỹ thuật chúng tôi triển khai ở NeXT trở thành đòn bẩy vực dậy và giúp Apple hồi sinh.

Tôi tin chắc những điều này đã không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Đó là liều thuốc đắng nhưng cần thiết. Đôi lúc đời quăng quật bạn nhưng đừng nản chí. Tôi tin rằng điều giúp tôi đi tiếp là tôi yêu thích những gì mình làm. Bạn phải tìm ra điều bạn thích - cả trong công việc lẫn trong tình yêu.

Công việc của bạn sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn nên cách duy nhất là phải thật sự thỏa lòng là mình đang làm điều mình tin là có ích. Nếu bạn chưa tìm ra, hãy cứ tìm tiếp. Đừng buông xuôi. Cũng như mọi chuyện liên quan đến con tim, bạn sẽ biết khi nào bạn tìm ra. Đừng buông xuôi.

N.V.P. (lược dịch)

…………

(*). Tiêu đề trên HHVN do nobita đặt.

Bài hay quá…Cảm ơn Nobita

Cám ơn Nobita nhiều. Mình sẽ đem bài này giới thiệu cho những người khác. Hy vọng bạn không phản đối vì tội vi phạm bản quyền!

Đây là một bài báo mà, càng nhiều người đọc càng tốt.

Tại sao các bác thích nó nhỉ? Nó giống như truyện “Tái ông mất ngựa” của Việt Nam thôi, hồi bé đọc mòn gối rồi =P~ … Hay các bác thích vì nó được viết bởi Steve Jobs, người sáng lập ra Apple :-/ Cá nhân em chả thấy thích thù gì với bài viết này… nó chỉ thích hợp với lối sống và xã hội Mỹ nơi mà tự do là tất cả… Cái này mà áp dụng cho Việt Nam á… sinh viên đua nhau bỏ học thì chết à… :((

Bài báo nay đâu có cổ vũ cho việc bỏ học. Đọc nó thì mình rút ra nội dung của nó muốn nói là

  • Kiến thức bao giờ cũng cần thiết, là nền tảng của sự thành công
  • Kiến thức có thể được thu thập ở trường, ở thành công hay thất bại trong công việc ngoài đời.
  • Bạn có thể học ở trường 5 năm hay chỉ vài tháng cũng không quan trong mà điều quan trọng là kiến thức bạn học được trong 5 năm hay vài tháng đó đóng vai trò gì trong sự nghiệp của bạn

một bài viết khá hay, khá sâu sắc cho giời trẻ, cảm ơn pác nôbita

Ừ, cái này thấy hay hay không tuỳ nhận thức và cảm xúc của mỗi người. Thật ra cũng chẳng có gì to tát và chính sự bình dị của nó lại làm nên sức lắng đọng ghê gớm. Tất nhiên, câu chuyện của nhân vật thú vị của hãng Apple dễ lay chuyển lòng người hơn một nhân vật vô danh tiểu tốt. Đấy là hiệu ứng tấm gương!

Đối với mình, cái quan trọng là điều mà mình đã thấy nhiều nhưng chưa biết nói ra thế nào: ngày nay hầu hết các bậc cha mẹ, kể cả loại cha mẹ tý tuổi đầu như cỡ mình và trẻ hơn mình, không hiểu học ở đâu ra mà có xu hướng áp đặt cho con cái phải “sống, chiến đấu, lao động và học tập” theo con đường mà bố mẹ vạch ra, bất chấp nguyện vọng sở trường và khả năng của con cái. Họ quên mất rằng chính họ ngày xưa cũng đã phải đấu tranh để chống lại cái xu thế này, để được tự do vươn lên làm những việc mình thích. Bài báo trên nói đến một ý rât quan trọng là, nếu mình được làm những việc mình thích, sáng tạo sẽ nảy sinh và sẽ trở thành các kết quả cụ thể có giá trị cho đời. Đang vội nên chỉ nói ngắn gọn thế thôi. Mọi người đều có quyền nêu ra quan điểm của mình nhưng mình mong mọi người chỉ nên trao đổi tư tưởng một cách bình đẳng, không nên áp đặt cách nghĩ của mình cho người khác và buộc người khác phải phải ủng hộ quan điểm của mình.

Đây là điển hình của “Chân lý thuộc về kẻ thắng”. Tôi nghĩ có hàng nghìn (hoặc hàng vạn) người bỏ học thì có 1, 2 hoặc 3 người thành công (Bill Gates, Steve Jobs…) còn lại đều không thành công (nghiện ngập, lao động chân tay…) vậy thì bỏ học nói chung là không bằng đi học.

Tôi nghĩ nếu mấy ông như ông này hay Bill Gate đi học đàng hoàng thì có thể MAC hay Microsoft còn phát triển hơn bây giờ. Có điều khi mấy ông này đi học thì có thể có một cha nào khác sẽ sáng lập ra MAC hay Microsoft (vì đây là vấn đề cơ hội, còn việc phát triển vi tính là tất yếu khách quan).

Tôi thấy là về cơ bản cái phát biểu của ông này cũng chẳng có cái gì, có điều được minh chứng bởi một người thành công hơn chúng ta nên chúng ta thấy nó hay ho. Còn cái chuyện Tái ông mất mã (tương tự) thì chỉ được ví dụ bằng một con người tầm thường và quá xa thời đại chúng ta nên chúng ta thấy đọc xong rồi quên ngay.

Vậy đó!

Cá nhân tôi thì thấy thế này:

Khi tôi 20 tuổi, tôi thấy các cụ nhà tôi có vẻ “lẩm cẩm” và lạc hậu. Mọi suy nghĩ của tôi dường như đi ngược lại quyết định của các cụ.

Khi tôi 30 tuổi, tôi thấy nhiều ý kiến của các cụ sao thông minh thế, chu đáo thế. Có phải vì tôi có nhiều kinh nghiệm hơn.

Các cụ ngày xưa nói “70 phải học 71”. Chắc cũng có lý.

Vậy thì vấn đề là việc áp đặt đấy là từ suy nghĩ của những cái đầu thông minh, từng trải và đi kịp thời đại hay không.

Xin hết ạ.

Đương nhiên, đi học tốt hơn bỏ học! Ngàn lần tốt hơn. Chẳng ai kêu gọi sự bỏ học. Chẳng qua là người ta muốn mượn câu chuyện bỏ học (vốn là một điều chẳng hay ho gì) để chứng minh rằng, không phải lúc nào trường học cũng là con đường duy nhất dẫn đến thành công, không phải lúc nào cũng chỉ những người học phiệt mới có ích cho đời.

Có lần tôi đã thử hỏi anh Trương Gia Bình - một doanh nhân có thể coi là thành đạt và đồng thời cũng là Chủ nhiệm Khoa QTKD (HSB) của ĐHQG Hà Nội - một nhà đào tạo, rằng: “Tại sao Bill Gates bỏ học mà vẫn thành công? Có phải trường lớp không đóng vai trò quan trọng trong sự thành đạt của các doanh nhân?”. Anh Bình trả lời một câu, tôi cho cũng khá hay, đại ý: Ông Bill nhà ta không học mà vẫn thành đạt là bởi ông ta có một năng lực tự học quá xuất sắc. Nhưng ông ấy là của hiếm của nhân loại. Và đừng quên, trên thế gian này, còn có hàng triệu hàng vạn những doanh nhân thành đạt khác, mà xuất thân của họ đều từ những trường ĐH hàng đầu thế giới!

Tóm lại, đừng hiểu bài báo trên theo nghĩa cổ xuý cho việc bỏ học, các bạn ạ!

Đúng là tùy vào quan điểm nhận thức của mỗi người, và các trường hợp như vậy chỉ là cá biệt! Tuy nhiên cái tựa đề “Bởi vì tôi bỏ học” có thể gây nhầm lẫn cho nhiều kẻ lười học, không có ý chí và sẽ ngụy biện cho hành động của mình bằng những trường hợp trên. Họ quên rằng bản thân những Bill Gates hay Steve Jobs đều đã có những tư chất bẩm sinh trời phú… Nếu họ học hành đàng hòang biết đâu họ còn thành công hơn thế nhiều nữa ấy chứ! Dù sao thì đây cũng là bài viết rất hay, đáng để đọc và suy ngẫm !

Bắt trước bác Lengkeng, tớ cũng lengkeng một tí

Bỏ học cũng có trường hợp thành công
Không bỏ học cũng có trường hợp thành công
Kết luận tình trạng đến trường không liên quan đến thành công hoặc thất bại trong cuộc sống :))

Ps. Tớ khoái chuyện Cổ học tinh hoa hơn Đắc nhân tâm, Tái ông mất mã cũng là chuyện hay :slight_smile:

Bill Gate gần đây đã từng có lời khuyên cho lớp trẻ là: " đừng có bỏ dở đại học như tôi", do đó phải nói là ông ta đánh giá rất đúng đắn giá trị những thứ ta được trang bị ở trường đại học!

Hãy bỏ học đi!!!

Đây là bài diễn văn của Larry Ellison (Chủ tịch Oracle) tại ĐH Yale vào lễ tốt nghiệp năm 2000 và cũng vì nó, ông bị lôi ra khỏi sân khấu khi đang diễn thuyết.

"Là SV tốt nghiệp từ ĐH Yale, tôi xin lỗi nếu các bạn có thể chịu đựng được phần mở đầu trước, nhưng tôi muốn các bạn làm một điều gì đó cho tôi. Xin hãy nhìn chung quanh bạn. Hãy nhìn người bạn cùng lớp bên trái bạn. Hãy nhìn người bên phải bạn. Bây giờ, hãy xem xét điều này: 5 năm nữa, 10 năm nữa, thậm chí 30 năm nữa, kì quặc là những người bên trái bạn sẽ trở thành người thua cuộc. Người ngồi bên phải bạn lúc đó cũng là người thua cuộc. Và bạn, người ở giữa sẽ như thế nào? Bạn có thể mong mỏi điều gì hơn? Rốt cục bạn cũng sẽ là một gã tồi mà thôi. Tất cả đều thua. Tất cả. Thực tế, khi tôi tìm kiếm trước trong số những người trước mặt tôi hôm nay, tôi không thấy được hàng ngàn tia hi vọng cho một ngày mai tươi sáng. Tôi không thấy hàng ngàn người lãnh đạo tương lai trong hàng ngàn ngành công nghiệp. Tôi chỉ thấy hàng ngàn kẻ thua cuộc. Bạn lo lắng ư? Dễ hiểu thôi. Sau cùng, tôi, Lawrence “Larry” Ellison, người bỏ học đại học nửa chừng, cả gan hùng hồn thốt ra những điều trái lẽ phải như thế trước khóa tốt nghiệp của một trong những viện có uy tín nhất đất nước này?

Tôi sẽ nói cho các bạn biết tại sao?

Bởi vì tôi, Lawrence “Larry” Ellison, người giàu thứ hai trên hành tinh, là một kẻ bỏ học giữa chừng, mà các bạn thì không. Bởi vì Bill Gates, người giàu nhất thế giới dù sao đi nữa cũng là một kẻ bỏ học giữa chừng, mà các bạn thì không. Bởi vì Paul Allen, người giàu thứ ba trên thế giới, cũng bỏ học ĐH giữa chừng, và bạn thì không làm điều đó. Và cứ tính như thế tiếp tục đi. Cho đến Michael Dell, người giàu thứ 9 trên thế giới và ngày càng đi lên rất nhanh, cũng là một thằng bỏ học giữa chừng và bạn, vâng chính lại là bạn, không như thế. Bạn thấy đảo lộn rồi ư? Có thể hiểu được mà.

Vì vậy hãy để tôi chọc giận cái tôi trong bạn bằng cách chỉ ra, một cách thẳng thắn, là bằng cấp của bạn chẳng có giá trị gì hết. Phần lớn các bạn, tôi tưởng tượng là, đã trải qua 4, 5 năm ở đây, bằng nhiều cách bạn cố gắng học và chịu đựng những gì sẽ có lợi cho bạn trong những năm sắp tới. Bạn đã lập ra một thói quen làm việc tốt. Bạn đã thiết lập nên một mạng lưới các quan hệ để có thể giúp đỡ bạn khi bạn vấp ngã trên con đường của mình. Và bạn đã tạo ra những gì có quan hệ suốt đời với từ “cách chữa bệnh”.

Tất cả điều đó đều tốt. Sự thật là bạn sẽ cần đến mạng lưới đó. Bạn sẽ cần những thói quen làm việc chăm chỉ. Bạn sẽ cần “cách chữa bệnh”. Bạn sẽ cần nó vì bạn không bao giờ bỏ học nửa chừng, và chính vì thế, vâng, bạn sẽ không bao giờ ở trong số những người giàu nhất thế giới. Oh, chắc chắn là làm theo cách của bạn sẽ không bao giờ vươn tới số 10, 11 như Steve Ballmer. Nhưng mà, tôi không nói cho bạn biết là thực sự ông ta đang làm cho ai phải không?

Và để có được thành tích đó, ông ta đã bỏ học. Hơi trễ, đó là sai lầm lớn. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, nhiều bạn ở đây, hi vọng là đa số các bạn, tự hỏi rằng " Tôi có thể làm cái gì đây? Không còn hi vọng cho tôi nữa sao?"

Thật sự là không. Quá trễ rồi. Bạn đã miệt mài quá nhiều, tôi nghĩ là bạn biết là quá nhiều. Bạn sẽ không là người thứ 9. Bạn có một cái mũ dính liền, tôi không ám chỉ đến cái mũ vuông (trong đồng phục lễ tốt nghiệp) mà bạn đang đội trên đầu. Hmm… Bạn thực sự thấy lo lắng ư? Dễ hiểu mà. Vì thế đây có lẽ là dịp tốt để nuôi dưỡng niềm hi vọng. Không phải cho các bạn mà là cho khóa mới sắp tới kia. Các bạn là đồ phế thải rồi, vì thế tôi sẽ để các bạn lãnh mức lưng thảm hại 200.000 đô la một năm, nơi mà đơn xin vào làm của các bạn sẽ được những thằng bỏ học hai năm trước đây kí.

Thay vào đó, tôi muốn mang lại hi vọng cho những bạn mới vào trường. Tôi muốn nói với các bạn, là tôi nhấn mạnh điều này: nên bỏ học. Hãy xếp đồ đạc và cả những ý tưởng lại và đừng quay trở lại nữa. Bỏ học đi. Đứng dậy đi.

Điều tôi muốn nói với bạn là cái mũ và áo choàng tốt nghiệp sẽ kéo bạn xuống chắc chắn như là những người bảo vệ kia sẽ lôi cổ tôi xuống khỏi sân khấu này…

(Đến lúc này thì chủ tịch của Oracle bị mời xuống khỏi sân khấu).

Trích nguồn đi bạn! Bài dịch của ai, tác gải nào, đăng trên sách - báo - tạp chí - trang web nào? Nói rõ ra để A-E tiện tham khảo.

Cái bài “Hãy bỏ học đi” tôi đọc cũng khá lâu rồi chắc cách đây phải 2 năm…
Cái bọn như Bill Gate, Steve Jobs… bây giờ thành công rồi thì quay ra nói gì cũng đúng… trong 1 triệu thằng thì chắc chỉ có chưa đến 1 thằng thành công. Anh ngày xưa học chuyên Lý Am cũng bỏ học bỏ mẹ… vở văn sử địa .v.v. viết chung vào 1 quyển… mà gọi là quyển cho oai chứ cũng chả ghi chép gì bây giờ vẫn “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” hơn ối đứa suốt ngày chăm chỉ học… chăm chỉ copy & paste
Mà anh cá với các đ/c rằng thằng Steve Jobs này nó phải hư cấu truyện của nó lên để nghe cho có vẻ tình cảm và đi vào lòng người… Khéo vào học đại học được 1 học kỳ tiền ông bà già cho để học nướng hết vào lô đề cờ bạc nên bị đuổi học bây giờ ngồi viết lại là xót tiền ông bà già nên bỏ học :)) Các đ/c đừng cho là anh viết linh tinh, tìm đọc lại các tác phẩm văn học thời thằng Steve Jobs đi học đại học thì sẽ thấy xã hội Mỹ hồi đấy đang cực thịnh nạn lô đề bóng bánh (bóng bầu dục nhá!!!)

Còn tại sao anh lên tiếng vì anh ghét cái thói a dua, theo voi hít bã mĩa của 1 số đ/c trên này. Đâu phải cái gì của tây cũng hay, cũng áp dụng được với mình… thấy bọn nhà báo nó đặt đầu để là “Bởi vì tôi bỏ học” để câu khách cũng tương bà nó vào đây để câu sự chú ý của anh em… Nguyên văn tiếng Anh, anh đọc trên bảng tin của trường nó là thế này:
“'You’ve got to find what you love”
Cái này thì anh hoan ngênh ngay, đúng mịa nó sở trường của anh rồi… Hãy làm cái gì mình thích chứ đừng làm cái gì người khác thích…!

Tên này làm gì phải chửi bới nhặng xị lên thế. Đọc cho kỹ đi rồi hãy phát biểu. Giờ mà ngộ cũng “vãi” ra đây chả hóa cá mè một lứa! Hic…

Ông này thỉnh thoảng tanh phết