Bản chất của chụp xóa phông và chụp chân dung

rất nhiều người hỏi thế nào là chụp xóa phông, làm thế nào để xóa phông, thay vì trả lời cho từng máy em xin phép trả lời chung luôn cho cái bản chất của vụ chụp xóa phông và chụp chân dung

theo tính chất vật lí của hệ thấu kính thì khoảng cách 1 vật càng xa điểm ảnh cho ảnh rõ nét trên màn chiếu thì càng mờ.
**
trong máy ảnh thì Màn chiếu chính là chip cảm biến CCD/Cmos, điểm ãnh rõ nét là điểm dc ấy Focus vào đó.**

trong trường hợp chụp ảnh xóa phông nền thì tỉ lệ khoảng cách giữa máy và phông so với máy với mẫu càng thì phông càng mờ hơn.

còn tại sao khẩu mở càng lớn thì ảnh càng mờ thì cũng dễ hiểu, khẩu càng mở lớn thì tiêu cự thấu kình càng ngắn, tức là tiêu điểm dịch chuyển dần tới tâm thấu kính, tiêu điểm mà dịch chuyển trong khoảng từ tiêu điểm đến tâm thấu kính thì ảnh sẽ dịch chuyển ra xa vô cực-> lúc này độ dời ảnh sẽ đi theo cấp số nhân nhiều lần, nên càng lúc cái nền nó càng nhòe ra :D.

trở lại với cách chụp xóa phông trên máy Pns,tại sao phải Wide hết cỡ, vì wide hết cỡ ta có điều kiện đứng gần mẫu hơn, và khi chuyển sang Macro thì lấy nét dc gần lắm, và thế là tỉ lệ khoảng cách Nền-máy và mẫu-Máy rất lớn → phông nhòe
**
còn nếu Tele thì sao :**

với PnS : khi tele thì hệ số khẩu đọ giảm rất nhìu lần->tiêu điểm xa ra,trong khi bạn phải tăng khoảng cách từ máy đến vật cần chụp, dẫn đến tỉ lệ khoảng cach bị giảm → ảnh ko thể nhòe bằng

**với DSLR : **tại sao lại là tele cứ ko phải wide, rất đơn giản là khi lấy tỉ lệ giữa Tiêu điểm,điểm ảnh,điểm nền vẫn cho dc 1 tỷ lệ khá lớn đủ để xóa phông chứ ko như PnS, quan trọng nhất là khẩu độ (tiêu điểm hệ thấu kính).

1 cái wan trọng nữa mà ít ai biết đến là phải kể đến tỉ lệ giữa tiêu cự thấu kình và Đường kính thấu kính, với những máy ảnh PnS thì hệ số này rất nhỏ, trong khi với DSLR với đường kính ống lớn hơn, nên trong cùng các thông số về tiêu cự, khoảng cách nhưng khác đường kính là cái cái phông nó khác rùi :smiley:

và tại sao ng ta khuyên dùng ống Tele chụp chân dung : các bạn nên nhớ qui luật “mọi đường thẳng song song đều tụ lại tại chần trời”, và các bộ phận trên cơ thể con người ko bao giờ nằm cùng 1 mặt phẳng, nếu chụp khi đứng gần thì tỉ lệ khoảng cách mặt cắt giữa các bộ phận trên cơ thể là rất lớn nên khi chụp sẽ thấy các bộ phận trên cơ thể to nhỏ ko đúng thật(như kỉu chụp ống mắt cá ấy), còn chụp xa thì tỉ lệ này xấp xỉ = 1 nên cho 1 cái ảnh mà tỉ lệ các bộ phận nó đúng hơn.

lí do duy nhất để khiến ng ta khuyên chụp ống Tele khi chụp chân dùng là : tỉ lệ cơ thể chính xác chứ ko phải xóa phông
**
đó là lí do tại sao !!!**

nói chung nhắc đến nhiếp ảnh và các kĩ xảo thì chính là kiến thức quang học đã học ở phổ thông thôi, chịu khó tìm hiểu kĩ thì coi như ta ko những làm dc nhìu trò mà còn giải thích dc nhìu câu hỏi “tại sao” “bản chất nó thế nào”

kèm theo 2 tấm ví dụ = chính máy Canon 810IS (gần tuong duong SD750)

chế độ chụp : Wide hết cỡ,Macro phông xóa dc ngay (vì khẩu lúc này cũng to nhất)

http://farm4.static.flickr.com/3132/2646218551_c768667278_o.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3268/2646219269_d5846d07db_o.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3261/2646306577_b8635327d8_o.jpg

thank you… rất cám ơn… cái này gọi là chính phụ ( phông và tranh phải ko???)

Em còn vài điều chưa hiểu, mong bác giải đáp rõ hơn chút:
1/. Từ: …"còn tại sao khẩu mở càng lớn thì ảnh càng mờ thì cũng dễ hiểu, khẩu càng mở lớn thì tiêu cự thấu kình càng ngắn, tức là tiêu điểm dịch chuyển dần tới tâm thấu kính, tiêu điểm mà dịch chuyển trong khoảng từ tiêu điểm đến tâm thấu kính thì ảnh sẽ dịch chuyển ra xa vô cực-> lúc này độ dời ảnh sẽ đi theo cấp số nhân nhiều lần, nên càng lúc cái nền nó càng nhòe ra"…
Có câu hỏi: Điều này có nghĩa là mở lớn thì tiêu cự bị ngắn lại ạ?
Mấy cái lens Zoom 2 khẩu khi mở khẩu lớn lên, tiêu cự của nó cũng bị ngắn lại ạ?
2/. Từ: …“trở lại với cách chụp xóa phông trên máy Pns,tại sao phải Wide hết cỡ, vì wide hết cỡ ta có điều kiện đứng gần mẫu hơn, và khi chuyển sang Macro thì lấy nét dc gần lắm, và thế là tỉ lệ khoảng cách Nền-máy và mẫu-Máy rất lớn → phông nhòe”…

Có câu hỏi: Điều này có nghĩa là muốn chụp chân dung với máy P&S phải để wide hết cõ và chuyển sang chế độ Macro ạ?
3/. Từ: …“**với DSLR : **tại sao lại là tele cứ ko phải wide, rất đơn giản là khi lấy tỉ lệ giữa Tiêu điểm,điểm ảnh,điểm nền vẫn cho dc 1 tỷ lệ khá lớn đủ để xóa phông chứ ko như PnS, quan trọng nhất là khẩu độ (tiêu điểm hệ thấu kính)”…
Có câu hỏi: Sao với máy D-SRL khi chụp chân dung xóa phông mạnh sử dụng ở tiêu cự lại ngược lại với máy P&S?

4/. Từ: …"và tại sao ng ta khuyên dùng ống Tele chụp chân dung : các bạn nên nhớ qui luật “mọi đường thẳng song song đều tụ lại tại chần trời”, và các bộ phận trên cơ thể con người ko bao giờ nằm cùng 1 mặt phẳng, nếu chụp khi đứng gần thì tỉ lệ khoảng cách mặt cắt giữa các bộ phận trên cơ thể là rất lớn nên khi chụp sẽ thấy các bộ phận trên cơ thể to nhỏ ko đúng thật(như kỉu chụp ống mắt cá ấy), còn chụp xa thì tỉ lệ này xấp xỉ = 1 nên cho 1 cái ảnh mà tỉ lệ các bộ phận nó đúng hơn"…
Có câu hỏi: Như vậy để đảm bảo độ chính xác về tỷ lệ, nên chọn ông tele có tiêu cự càng lớn càng chính xác đúng không ạ? Tầm 1.200mm chắc ảnh chính xác tuyệt đối luôn.
Với ống Wide và Normal (trên máy D-SRL), chụp mẫu ở khoảng cách xa, tỷ lệ các bộ phận có chính xác không ạ?
Thấy bác am hiểu về kỹ thuật trang thiết bị nhiếp ảnh, em như vớ được bảo bối, bác cho em hỏi luôn:
1/. Chọn lens chụp chân dung xóa phông tốt, yếu tố tiêu cự lens lớn hay độ mở lớn xóa phông tốt hơn ạ?
Theo lý thuyết bác phân tích ở trên thì chọn lens Macro chụp chân dung sẽ chi tiết hơn và xóa phông mạnh hơn, em tậu con này cho cả 2 mục đích chụp chân dung và macro có được không ạ?

câu 1 : cái đó ý mình là tương đương thôi,khẩu độ chính là tỷ lệ giữa đường kính ống kính và tiêu cự, cho nên khi mở khẩu càng lớn trong khi tiêu cự không đổi thì cũng tương đương với giữa nguyên đường kính nhưng dời tiêu cự, nói như mình trong bài trên cho dễ hình dung

tại sao như thế : vì khi thay đổi đường kình thì độ phủ sáng đi qua thấu kính thay đổi, khẩu to thì sáng nhìu = > rìa sáng dư nhìu đối với ảnh ko nằm trong điểm lấy nét, cái này thì để hỉu dc bản chất của nó thì bác phải xem lại kiến thức Phổ thông ngồi vẽ cái thấu kính ra thì mới thấy dc tại sao.

phông bị xóa bản chất vật lí chính là do 1 điểm ảnh dc thể hiện thành nhiều điểm lân cận với mức sáng khác nhau chứ ko tập hợp thành 1 điểm.

câu 2 : wide hết cỡ thì góc nhìn rộng-> lấy dc nhìu → nếu muốn lấy chủ thể thui thì phải chủ động tiến lại gần → tỷ lệ giữa phông và chủ thể đạt đủ lớn-> hễ đứng gần thì để lấy nét dc thì phải chỉnh sang chế độ Macro.

câu số 3 : thật ra ở DSLR vẫn có thể làm như PnS nhưng do chip cảm biến ảnh ở DSLR to hơn, góc kiếng wide hơn, nên nếu để Wide hết cỡ mà chụp thì méo hình mất.

vì PnS góc Tele ko thể xóa phông nên mới dùng góc Wide và Macro để xóa phông, còn DSLR thì có ống Tele làm dc chuyện này thì tại sao lại ko làm

câu 4 : ống 1200mm thì chụp lên ko thấy gì vì hình sẽ nhòe hết :D, vì rung tay và đứng cách mẫu 1 khoảng rất xa nên ko thể thao tác dc.

tiêu cự chuẩn để chụp vào khoảng 50mm (từ ngực) - 200mm(toàn thân), vì ở tiêu cự này thì độ sai lệch tỉ lệ ko đáng kể,và ko rung tay, hớn nữa cũng ko cách xa mẫu lắm, nên có thể tương tác trao đổi dc.

nói chung cứ mẫu càng xa máy thì tỉ lệ càng chính xác nhưng Wide hay Normal thì mẫu bé tí chả xài dc, khái niệm xa hay ko là tỷ lệ giữa độ lớn của mẫu và khoảng cách từ máy đến mẫu

mẫu cao 1m cách máy 10m thì có thể coi là xa, nhưng mẫu cao 50m cách máy 20m thì ko thể gọi là xa dc.

câu cuối : bác đọc ko kĩ bài viết của mình, dùng chế độ macro chụp chỉ vì đó lá PnS ko có chế độ nào khác để xóa phông mà thôi.

còn chụp chân dung thì cứ nhắm ống kiếng từ 50mm-200mm mà chụp, khẩu vào khoảng 1.8 - 4 là vừa vặn nhất, tuy nhiên tùy vào trường hợp

nên nhớ MACRO là chụp gần sát vật và chụp các vật be bé, còn chân dung thi khác hẳn

cho nên có thể ống MACRO chụp Chân Dung dc nhưng chế độ thì khác xa nhau lắm

Hehe, hôm nọ em vừa hỏi anh vấn đề này … nghe giảng cả buổi … thế là hôm nay lại có hẳn 1 topic !!!

Thank anh nhiều :smiley: em sẽ dùng cái này để đọc kĩ hơn, có j` sẽ lại nhờ anh chỉ thêm … hihi

[FONT=Arial]Các ống đa tiêu cự tầm trung[/FONT][FONT=Arial][/FONT]
[FONT=Arial]
Tất cả các ống kính này đều có ngàm gắn bằng kim loại, vỏ ngoài có thể làm theo kiểu cũ (nhựa cứng, vòng lấy nét hẹp, nút chuyển lấy nét tự động- tay chậm và đôi khi khó sử dụng) hoặc kiểu mới (nhựa bóng đàn hồi, vòng lấy nét và chỉnh tiêu cự rộng, thường được phủ cao su chống trượt, có USM và chuyển AF/MF khá dễ)
EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM, Ø77
Ống này chứa các thấu kính bằng vật liệu UD, cho chất lượng ảnh cực tốt
EF-S 17-85mm 4-5.6 IS USM, Ø67
EF-S 17-55 2.8 IS USM, Ø77
Một ống kính thú vị, chất lượng ảnh tương đương dòng L nhờ vật liệu thấu kính đặc biệt UD nhưng chất lượng chế tạo chỉ nhỉnh hơn ống phổ thông chút xíu và không bằng dòng L
20-35mm 3.5-4.5 USM, Ø77
24-85mm 3.5-4.5 USM, Ø67
Có cả màu đen và bạc
28-70mm 3.5-4.5, Ø52
28-70mm 3.5-4.5 II, Ø52
28-80mm 3.5-5.6 USM, Ø58
Ngàm gắn bằng kim loại, đời cải tiến của ống này có ngàm gắn bằng nhựa
28-105mm 3.5-4.5 “Macro” USM, Ø58
28-105mm 3.5-4.5 II “Macro” USM, Ø58
28-135mm 3.5-5.6 IS “Macro” USM, Ø72
35-70mm 3.5-4.5, Ø52
Vỏ ống kính làm theo kiểu cũ
35-105mm 3.5-4.5 “Macro”, Ø58
Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
35-135mm 4-5.6 USM, Ø58
50-200mm 3.5-4.5, Ø58
Vỏ kiểu cũ
70-210mm 3.5-4.5 USM, Ø58
70-210mm 4 “Macro”, Ø58
Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy
70-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58
Ra đời thay cho tiền bối 75-300 4-5.6 IS USM
75-300mm 4-5.6 IS USM, Ø58
Một ống kính rẻ tiền, may mà có IS
100-300mm 4.5-5.6 USM, Ø58
100-300mm 5.6 “Macro”, Ø58
Vỏ kiểu cũ, chỉnh tiêu cự dạng kéo- đẩy.[/FONT]

Em cũng không định comment, nhưng thấy anh HaintVinataba có ý kiến nên em cũng chỉ muốn góp ý chút thôi ạ, vì đây không phải là diễn đàn dành riêng nhiếp ảnh

Em chỉ có ý nói là bác K pro có để mấy cái ảnh minh họa hình như out nét, ừ thì thôi PnS thì chụp nó ít nét hơn DSLR. Thế nhưng mà cái ảnh một bác bảo là nó xóa phông thì em cũng không rõ ý bác thế nào, hình của bác rõ dẫn từ đằng trước ra đằng sau, chẳng nhẽ phông sau cứ thế thì gọi là xóa à.

Cái thứ 2 thì chịu, nhìn thấy cái gì đâu

Cái thứ 3 thì thôi nhé, phông của bác rõ ràng là xóa mờ còn gì nữa.

Em chỉ xin phép thiển cận thế thôi, chứ còn mấy cái tính chất vật lý hay kiến thức quang học phổ thông hồi xưa em cũng học nhiều lắm, nhưng không áp dụng được gì nhiều vào chụp ảnh cả.

P.S Em cũng xem vài topic của bác có nhiều ảnh lắm, nhất là ảnh chụp các hoa hậu, thời sự lắm.

3 hình này là minh họa dần cho ý kiến về tỷ lệ khoảng cách giữa máy đến ảnh và từ máy đến phông nó ảnh hưởng thưởng nào

tấm 1 : bức tường phía sau chỉ hơi nhòe,điểm focus lúc này là cái áo trắng của con búp bê phía sau

tấm 2 : hãy nhìn cái lan can xem, và điểm focus lúc này là con mắt búp bê

tấm 3 thì ko nói : vì phông là cái công viên xa tít phía sau

tấm 1 : máy cách mẫu 6-8 cm
tấm 2 : cách 3 Cm
tấm 3: cách 2 Cm

kiến thức Quang học hồi phổ thông thì chẳng qua vì mê quá nên chỉ đi tìm tòi các bản chất thôi, thật ra ng ta vẫn bảo “làm nhiều thì quen”, ai thích tìm hiểu cụ thể và nắm bắt rõ thì tìm thôi, còn không như nhiều người cứ nhớ công thức “khẩu to - đứng xa” thì xóa phông thì làm cũng dc, nhưng cá nhân em thì thích nắm cái gì cho nó có hệ thống tí, tất nhiên đã gọi là tìm hiểu thì cũng ko thể tránh thiếu sót.

và em nghĩ các diễn đàn nhiếp ảnh cũng chả nhiều người đi tìm hiểu kiểu như mình cả,bên ấy họ nắm những cái thuộc về chụp-chỉnh-ngắm, làm sao để dc như vậy, chứ cũng ít khi thấy thảo luận về những vấn đề thuộc bản chất.

Bác còn thiếu con ống bơ 50 1.8ll mỗi tội phải zoom bằng chân,chất ảnh tốt,màu sắc trung thực so với 28-70 f2.8ko kém là bao.Thân nhựa dùng khoảng 1năm rưỡi đến 2 năm là giảm chất ảnh nói chung dùng được

Hải hỏi hay lắm! Cái 100f2.8 còn ngon ko?

Bài này của bác rất hay,nhưng hơi ít ảnh cho ae tham khảo :smiley: vote 5 sao!

Bài viết quá hay , bản thân e dùng ống Tamron 18-250mm , nhiều khi Zoom cận cảnh vào mẫu chụp thấy xóa phông nhòe luôn , là 1 ống chụp phong cảnh mà lại xóa phông như thế , đọc xong bài này e mới hiểu :slight_smile:

135mm trên body crop nó chật chội quá ! đứng xa hơn thì làm thế nào để có độ nét tốt nhất hả bác . đóng khẩu vào thì có giảm xóa mờ phông ko bác !

  • Đóng khẩu nhỏ thì làm ảnh nét hơn nhưng lại phải giảm tốc độ chụp → dễ bị rung máy → làm nhòe hình (mất nét)
  • Muốn ảnh rõ nét:
    • Focus vào chính xác chủ đề.
    • Tốc độ chụp phải phù hợp với ống kính (an toàn và dễ nhất là tốc độ lấy tỉ lệ nghịch với tiêu cự)
    • Khép khẩu nhỏ (nếu có thể)
    • Chất lượng ống kính.

Muốn mờ phông (hậu cảnh) thì phải mở khẩu lớn.

. Từ: …"còn tại sao khẩu mở càng lớn thì ảnh càng mờ thì cũng dễ hiểu, khẩu càng mở lớn thì tiêu cự thấu kình càng ngắn, tức là tiêu điểm dịch chuyển dần tới tâm thấu kính, tiêu điểm mà dịch chuyển trong khoảng từ tiêu điểm đến tâm thấu kính thì ảnh sẽ dịch chuyển ra xa vô cực-> lúc này độ dời ảnh sẽ đi theo cấp số nhân nhiều lần, nên càng lúc cái nền nó càng nhòe ra"…
Có câu hỏi: Điều này có nghĩa là mở lớn thì tiêu cự bị ngắn lại ạ?
Mấy cái lens Zoom 2 khẩu khi mở khẩu lớn lên, tiêu cự của nó cũng bị ngắn lại ạ?
2/. Từ: …“trở lại với cách chụp xóa phông trên máy Pns,tại sao phải Wide hết cỡ, vì wide hết cỡ ta có điều kiện đứng gần mẫu hơn, và khi chuyển sang Macro thì lấy nét dc gần lắm, và thế là tỉ lệ khoảng cách Nền-máy và mẫu-Máy rất lớn → phông nhòe”…

Có câu hỏi: Điều này có nghĩa là muốn chụp chân dung với máy P&S phải để wide hết cõ và chuyển sang chế độ Macro ạ?

Mình cũng thắc mắc chỗ này

Đơn giản quá. Nếu bạn có ống kính zoom 18-55 F3.5-5.6 thì bạn chỉ có thể mở khẩu F3.5 (mở lớn nhất) tại zoom rộng nhất là 18. Mở khẩu lớn nhất thì nền mờ đi (xóa phông) cho nên bạn nói muốn chụp chân dung với máy P&S phải để wide hết cỡ thì tứ là “hỏi là đã tự trả lời” rồi.

Chế độ macro ở máy PnS thì thường là để focus vào đối tượng khá gần, dưới 1m chẳng hạn. Tùy ống kính, như với mấy cái máy PnS tôi từng dùng thì có thể canh nét với khoảng cách nhỏ đến 40-50cm, ở chế độ macro. Chụp chân dung ta cũng không chụp gần đến thế. Chụp thế thì thành chân dung méo đấy.