Article: Hạn chế nhoè ảnh do rung tay khi chụp ảnh

Hạn chế rung tay khi chụp ảnh

Chúng ta thường gặp phải vấn đề rung tay này nhiều lần và làm cho hình ảnh nhận được bị nhoè, mờ do tay không vững, lỗi này có thể nói là rất phổ biến vì hầu hết chúng ta ai đều bị run rẩy khi nâng máy ảnh quá lâu. Do điều này không thể loại bỏ hoàn toàn, do đó chúng ta cần giảm thiểu hạn chế này trong quá trình chụp ảnh, bài này đưa ra một số gợi ý giúp chúng ta hạn chế bị rung tay trong suốt quá trình bấm máy.

[TABLE=“width: 600, align: center”]

[TR] [TD="align: center"][ATTACH]412055.vB[/ATTACH]

Ảnh mờ do rung tay[/TD]
[TD=“align: center”][ATTACH]412056.vB[/ATTACH]*

Ảnh không bị rung tay*[/TD]
[/TR]

[/TABLE]

**Khái quát
**
Máy ảnh rung bất cứ khi nào Tốc độ trập (shutter speed) chậm hơn so với độ rung của máy ảnh. Do đó, để giảm thiểu tác động này bằng các cách sau:

  1. Các phương pháp làm tăng tốc độ chụp (trập)
  2. Các phương pháp làm giảm độ rung của máy ảnh

Một bên là những phó nháy mới thường không đánh giá cao tầm quan trọng của việc sử dụng Tốc độ trập cao hay sử dụng tripod, còn bên kia là các phó nháy kinh nghiệm, họ đánh giá cao những ảnh hưởng đó lên chất lượng ảnh. Đó chính là một phần của kỹ thuật chụp chứ không phải là vấn đề của ống kính cao cấp hay máy ảnh độ phân giải cao (các yếu tố này chỉ là cụ thể hoá giới hạn độ phân giải của bức ảnh).

Trong khi một trong hai phương pháp có thể giúp hạn chế khá nhiều, nhưng cách tốt nhất là phải kết hợp được cả hai phương pháp đó. Không có ai có thể giữ máy ảnh đủ ổn định để chụp một bức ảnh cần phơi sáng vài giây và tốc độ trập nhanh cũng không thể chộp được môt hành động từ xa bằng ống kính tele trên một đôi tay run rẩy. Tăng tốc độ trập có thể giúp đóng băng được một đối tượng đang di chuyển, trong khi đó giảm rung máy ảnh lại không thể giúp gì nhiều.

**Các phương pháp tăng tốc độ trập
**
Đáng tiếc là chỉ có 3 cách để tăng tốc độ trập: (1) tối ưu hoá cài đặt phơi sáng; (2) tránh phơi sáng quá độ - over-exposure; (3) tăng ánh sáng vào đối tượng được chụp.

[ATTACH]412043.vB[/ATTACH]Cài đặt phơi sáng tối ưu. Đòi hỏi bạn cần hiểu Tam giác phơi sáng và áp dụng thuần thục. Đó chính là làm sao tăng ISO và mở khẩu tối đa (sử dụng f-stop thấp). Hãy chắc chắn khi xem xét về Khoảng nét khi chọn khẩu độ tương ứng.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng chế độ tự động, thì máy ảnh gần như tự thay đổi mọi thứ để làm sao tăng tốc độ chụp.

Tránh việc bị phơi sáng quá độ (over-exposure). Đây là nguyên nhân phổ biến khiến bức ảnh bị mờ do Hệ thống đo sáng nhầm lẫn và lựa chọn thời gian phơi sáng dài hơn cần thiết. Do bóng của đối tượng quá mờ hoặc ánh sáng trong nhà không đồng đều có thể dễ dàng đánh lừa máy ảnh khiến phơi sáng quá độ.

***Sử dụng đèn flash hoặc cải thiện ánh sáng môi trường xung quanh. ***Nếu bạn đang sử dụng máy ảnh compact với flash có sẵn, bạn cần phải đến gần đối tượng hơn để có thể đánh sáng tốt hơn. Nếu bạn chụp người không sử dụng flash, thì cần phải chuyển đối tượng đến gần nguồn sáng, hoặc chờ đối tượng di chuyện đến khu vực được chiếu sáng rực rỡ hơn.

Nếu tất cả các các phương pháp trên vẫn chưa đủ, bạn cần sử dụng thêm một hoặc nhiều kỹ thuật hơn ở phần tiếp theo đây.

**Tăng cường kỹ thuật tay chụp
**
Mặc dù tăng tốc độ trập là kỹ thuật dễ nhất để thực hiện, nhưng làm thế nào để khi chụp bằng tay cũng có thể tạo ra những bức ảnh khác biết, hãy thử một hoặc nhiều những thủ thuật sau đây:

Tựa người và máy ảnh. Điều này có thể bao gồm tựa vào tường, quỳ hoặc ngồi, hoặc bằng cách sử dụng kính ngắm thay vì nhìn vào màn hình LCD (máy ảnh tựa vào mặt). Cố gắng làm sao có ít nhất 3 điểm tiếp xúc giữa người chụp và mặt đất, tường hoặc các đối tượng ổn định khác. Tránh những tình huống hoặc vị trí khiến thiết bị hoặc bạn trở nên căng thẳng khi chụp. Cầm máy ảnh trực tiếp tựa vào tường hoặc một đối tượng khác sẽ cải thiện được đáng kể sự ổn định. Hãy đứng ở một vị trí mà bạn cảm thấy bình tĩnh và thoải mái.

Tối ưu hoá cách giữ máy ảnh. Điều quan trọng là giữ máy ảnh vững chắc nhưng không quá mức, và sử dụng cả hai tay. Với những ống kính tele lớn, một tay nâng ống kính và tay còn lại đỡ máy (body). Giữ tay luôn ở gần cơ thể và ở vị trí thoải mái. Sử dụng máy ảnh trên tay thường xuyên hơn cũng giúp bạn thoải mái hơn, và luyện cơ bắp thích nghi với các tác vụ chụp. Ngoài ra cũng giữ cho cơ thể mình tốt và ấm áp.

Thực hành tốt hơn với thao tác và kỹ thuật bấm chụp. Luôn luôn cố gắng bấm nút chụp giữa chừng trước sau đó nhe nhàng tiếp tục bấm tiếp nút chụp mà ko phải tăng thêm lực hay tốc độ lên nút bấm. Cũng cần chú ý đến hơi thở. Cố gắng hít thật sâu, thở ra 1/2 sau đó mới bấm máy.

Chụp nhanh 3 shot. Thường thì khi bạn giữ tay quá chặt sẽ khó thực hiện được điều này.

[TABLE=“width: 650, align: center”]

[TR] [TD="align: center"][ATTACH]412049.vB[/ATTACH]

Ảnh thứ nhất (mờ nhất)[/TD]
[TD=“align: center”]*[ATTACH]412050.vB[/ATTACH]

Ảnh thứ hai (nét nhất)[/TD]
[TD=“align: center”]
[ATTACH]412051.vB[/ATTACH]

Ảnh thứ ba (mờ trung bình)*[/TD]
[/TR]

[/TABLE]

Bạn có thể thấy sự khác biệt lớn về độ sắc nét giữa mỗi tấm hình trong 3 lần shot, và bạn phải xem xét ở độ phân giải đầy đủ (phóng to) thì mới phát hiện được sự khác biệt như ở ví dụ trên.

**Các kỹ thuật khác & khuyến cáo sự dụng thiết bị khác
**
Rõ ràng cách tốt nhất để giảm thiểu rung máy là không giữ máy bằng tay. Nhưng trong bài này chủ yếu tập trung vào các tình huống khi không có tripod, chúng ta sẽ quay lại chủ đề tìm hiểu về tripod cụ thể để phát triển kỹ thuật chụp ở một bài riêng. Tiếp theo đây là một vài phương pháp khác:

[ATTACH]412052.vB[/ATTACH]Đặt máy ảnh ở một bề mặt cứng. Việc này không chỉ giúp cho hình ảnh chụp được rất nét, mà có còn có thể tạo ra được một góc nhìn rất đặc biệt. Chụp ở tầm mắt luôn mang lại một góc nhìn rất bình thường vì đó chính là những gì chúng ta nhìn thấy.

Hoặc có thể sử dụng luôn nắp ống kính làm đế đặt máy ảnh lên các bề mặt gồ ghề, chỉ cốt làm sao máy ảnh được đặt chắc chắn và sử dụng chế độ hẹn giờ hoặc điều khiển chụp từ xa để chụp.

Sử dụng ống kính có công nghệ ổn định hình ảnh (IS - Image Stabilization) hoặc giảm rung (VR-Viberation Reductioni). Những công nghệ này có thể làm giảm đáng kể chuyển động của máy ảnh - đặc biệt là với các ống kính tele. Điều này có thể giúp tăng tốc độ trập từ 5-10X+ so với tốc độ khi không có. Tuy nhiên, các công nghệ này không phải là một phép lạ, và thường chỉ có tác dụng khi kết hợp với các kỹ thuật khác ở trên khi chụp bằng tay.

Tránh sử dụng ống kính tele khi có thể. Một hình ảnh ổn định không phải là cách duy nhất để giảm hiệu ứng rung máy. Đến gần đối tượng hơn (sử dụng ống kính tiêu cự ngắn hơn/góc rộng hơn) sẽ làm giảm tác độ của đôi tay run, và thường có thêm lợi ích khác là tạo ra một góc nhìn thú vị hơn. Chúng ta cũng sẽ nói riêng một topic khác về ống kính và chiều dài tiêu cự cùng với hình ảnh mang lại khi sử dụng chúng.

Đây là một nội dung trong loạt bài viết cùng tìm hiểu và nâng cao trình độ chụp ảnh!

[RIGHT]handheld.vn lược dịch & biên tập[/RIGHT]

một cách hay để tập chụp với máy DSLR đó là để chế độ AV, sau đó để lens ở chế độ tư động lấy nét, căn chỉnh dần iso, để ở tầm 5.6 hoặc 6.0 sau đó căn dần iso đến khi có ảnh chụp đủ sáng, đương nhiên cũng cần chụp nhiều để có độ nhạy cảm với máy, lúc đó sẽ ít bị rung hơn rất nhiều :slight_smile:

Kinh nghiệm cá nhân em thôi ạ, có 2 yếu tố chính dẫn đến rung khi chụp:

  1. Tốc độ chụp: các yếu tố liên quan đến tốc gồm các thông số mà bác chủ đã nêu rất chi tiết. 2 yếu tố chính gồm ISO, khẩu độ sẽ ảnh hưởng tới tốc độ chụp, nên để hạn chế tối đa, các bác có thể set chế độ chụp ưu tiên tốc độ chụp, mới chụp thì cứ tốc từ 1/30s là tương đối an toàn, các bác chụp máy tự động thì tăng ISO lên hơn mức bình thường chút, đừng cao quá ảnh lại bị nhiễu.
  2. Rung tay: có một cách để tránh rung tay là hẹn giờ 2s, bấm xong rồi giữ máy cân bằng chờ máy tự chụp, cái này rất hay ạ

Công thức bác đưa là khá an toàn cho cả những anh e mới cầm máy rồi , các bác bắn nhiều, chắc tay r thì tốc tầm 1/30s cũng ổn bác nhỉ :slight_smile:

full frame mà cứ 5d tăng ISO lên tầm 6400 trở lên cho nó đủ tốc trong môi trường tối thì chắc chụp lên tưởng đại dịch muỗi bác ạ,

thực ra cũng ko hẳn là FF pro mới chơi đc iso cao đâu ạ, e up 1 tấm các bác xem chơi, máy entry cùi Fuji XM1, ống 35 1.4 chụp tại f1.4 và iso 3200 vì tối quá(ko đánh đèn), ảnh e chụp bên Thái năm ngoái ạ [ATTACH=full]646392[/ATTACH]

bổ sung 1 quy tắc khá phổ biến … tốc độ cửa trập= chiều dài tiêu cự x 2
.
VD : bác chụp ở 35 mm thì ta tạm tính như sau - tốc độ = 35 x2 = 1/70s … như vậy sẽ hạn chế rung tay.

.
Chính xác … quy tắc thì vẫn là quy tắc … ăn thua mình thích thì làm thôi
.
Chứ giả sử chụp môi trường tối … theo công thức đòi tốc độ cao phải đẩy iso lên … lên iso coi như hình chất lượng thấp rồi. Em thấy ở trên có bác chỉ cách tăng ISO … chắc bác ấy xài máy pro fullfram nên chả ngại việc iso này nọ .

Việc chọn tốc độ < hoặc bằng tiêu cự x 2 là công thức khá an toàn.
Nếu đã chụp quen, hạn chế được việc rung tay thì chỉ cần : Tốc độ < hoặc bằng 1/(Tiêu cự x tỉ lệ crop của cảm biến) (thường thì với máy ảnh Canon crop 1.6, Nikon crop 1.5, Full frame crop 1).
Với những máy ảnh đời mới; việc khử nhiễu tốt thì iso 3200 có thể chấp nhận được, tất nhiên vẫn ưu tiên ISO càng thấp càng tốt. Được cái này thì mất cái kia mà. Tùy từng trường hợp cụ thể cần ưu tiên cái gì để chọn thôi. Em thấy việc ảnh bị nhiễu do iso cao còn dễ cứu vãn hơn việc ảnh bị nhòe do rung khi chụp.

Cách nhà quê của em là cứ tìm bằng được 1 điểm để tì, khi cầm máy thì tay trái ép sát người, khuỷu tay tì vào bụng, ống ngắm tì vào trán, nín thở, bóp cò…cũng đỡ đỡ…:stuck_out_tongue:

Chụp phong cảnh không thì chơi cái tripod là khỏi phải sợ out nét hay rung, chân dung ban đêm thì chỉ chơi full frame tăng iso lên mà chụp thôi

Phải có thêm flash nữa, mình chụp ban ngày nhiều khi cũng đánh flash!

sử dụng tính năng chụp liên tiếp và lựa kiểu ít rung nhất cũng là một cách, chỉ thương cái màn trập á

Theo quy tắc, khi bạn càng tăng tốc độ cao lên thì phía sau vậy ta cần chụp càng bị nhòe (nét không sâu,hay nét nông) còn giảm tốc độ thì càng nét sâu.Tăng tốc độ thì mở ống kính,giảm tốc độ thì đóng ống kính.
Ví dụ vào 10 giờ sáng có ánh nắng nhạt mà ta chụp 1 vật thuận sáng,thường ta sử dụng manual khẩu độ 8 tốc độ 60 thì vừa, nếu muốn nét sâu thì giảm khẩu độ xuống 11 tốc độ 30 chắc nét sâu.
còn muốn phía sau bị mờ hay nhòe thì có thể mở ống kính xuống 4 chắc tốc độ khoảng 250, còn muốn nhòe nhiều thì mở ống kính 2,8 tăng tốc độ lên 500 chắc phía sau nhòe luôn và hạn chế run tay khi chụp,

“tăng tốc độ” hay tăng màn trập dùng trong trường hợp cần “bắt” lấy chủ thể đang di chuyển trừ trường hợp muốn 1 bức ảnh nhòe hoàn toàn :slight_smile:

Nếu là dân không chuyên.

Em thấy chủ yếu do lực tay của ng chụp ^^ Với độ xịn của máy ^^ nó tự lấy nét ntn ^^

Cầm máy điện thoại, tay run chút nhưng nó lấy nét nhanh chụp ảnh vẫn nét ^^ chứ chưa nói gì đến camera

Em thường tìm điểm cố định để tỳ tay và nín thở mấy giây khi bóp cò

Canh khung hình, nín thở vài giây khi bấm chụp dù dùng máy nào. Hạn chế kha khá chuyện nhòe hình. Chụp đêm thì khó hơn