Âm nhạc đi muôn nơi

Bạn có nhiều đĩa CD nhạc xịn?. Bạn muốn lưu giữ những đĩa nhạc ấy vào trong máy của mình?. Không giống như những đĩa nhạc khác đâu, bạn phải thực hiện một thủ thuật gọi là rip file nhạc vào máy (ấy, đừng có nhầm với từ RIP – Rest In Peace nhé, nghe ghê ghê sao đó hahaha). Sau khi rip xong với chất lượng mà bạn đã chọn từ trước, bạn có thể copy những file nhạc đó vào máy tính hoặc smartphone hoặc tablet của bạn rồi tìm một chương trình chơi nhạc phù hợp nữa là xong.

[ATTACH=full]537138[/ATTACH]

Chuẩn bị một ổ đĩa quang (tốt nhất là ổ DVD RW hoặc DVD RAW)

**http://cdn5.howtogeek.com/wp-content/uploads/2015/09/650x300xaudio-cd.jpg.pagespeed.ic.2K0Bo9CiHB.jpg **

Một ổ đĩa DVD RW hiện nay cũng không quá cao, tầm 300.000 – 400.000 cũng có rồi. Nếu laptop của bạn có ổ đĩa DVD thì không sao, nếu chưa có mà bạn muốn rip nhạc thì hãy mua ổ đĩa DVD rời gắn qua cổng USB nhé.

Chọn chương trình để rip nhạc

**http://cdn5.howtogeek.com/wp-content/uploads/2015/09/ximg_55eb579cc5fb3.png.pagespeed.ic.khVF3Oku0D.png **

Sau khi có ổ đĩa thì chúng ta chọn chương trình ưa thích để rip nhạc. Ở đây tôi đề nghị bạn sử dụng iTunes hoặc Windows Media Player, hai chương trình này đã quá quen thuộc với người dùng chúng ta rồi.

Với iTunes, khi bạn bỏ đĩa nhạc vào trong ổ đĩa thì nó sẽ hiện ra một cửa sổ yêu cầu bạn Import chiếc đĩa đó vào Library của iTunes. Các thiết lập khi rip nhạc có thể điều chỉnh được thông qua mục Import Settings trong phần iTunes Preferences.

Còn Windows Media Player thì trước nay vẫn thế, và tính năng này vẫn được giữ lại khi lên Windows 10. Thật tình mà nói thì bạn nên tìm một số chương trình rip nhạc khác tốt hơn Windows Media Player và nếu bạn vẫn muốn sử dụng nó, hãy chắc chắn là bạn không rip sang định dạng WMA (Windows Media Audio) và vô hiệu hóa việc bảo vệ bản quyền nhạc.

Đây là hai công cụ cơ bản và dễ dàng sử dụng nhất, nếu bạn muốn công cụ xịn hơn và nhiều chức năng hơn thì hãy dùng EAC (Exact Audio Copy). EAC được các dân chơi audiophile rất tin dùng vì chất lượng nhạc rip ra gần như ở mức hoàn hảo. Bạn cũng cần phải download thêm bộ LAME MP3 Encoder rồi gắn nó vô EAC. Chương trình CDex thì dễ dàng sử dụng hơn EAC một chút. Những người dùng Mac thì có một tùy chọn khác là Max.

Chọn định dạng và thông số của bài nhạc (Format và Bitrate)

**http://cdn5.howtogeek.com/wp-content/uploads/2015/09/img_55eb5b2db41c1.png **

Khi rip nhạc, bạn sẽ cần phải chọn Format và Bitrate kĩ càng để có thể có những bài nhạc với chất lượng như ý nhất. Nhiều loại format khác nhau thì có tính tương thích khác nhau – MP3 là format luôn luôn tương thích với tất cả các loại thiết bị nhưng AAC thì hiệu quả hơn một chút khi dung lượng file nhỏ hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo tương đương.

Bạn cũng sẽ cần phải chọn Bitrate hoặc chất lượng cao-thấp (chất lượng càng cao thì dung lượng đi kèm càng lớn). Một số loại audio ở chất lượng lossless, bạn sẽ có những file nhạc với chất lượng tương đương nhạc ở phòng thu. Có hai format nhạc lossless mà chúng ta thường thấy là FLAC (Free Lossless Audio Codec) và ALAC (Apple’s Lossless Audio Codec).

Tới đây thì tùy bạn chọn thôi. Những người không quan tâm về dung lượng file và chỉ muốn có chất lượng nhạc ở mức cao nhất thì hãy chọn FLAC hoặc ALAC, sau đó có thể dùng các converter để chuyển sang MP3 hoặc AAC cũng được. Chất lượng file đầu vào càng cao bao nhiêu thì chất lượng file đầu ra cũng cao bấy nhiêu. Lưu ý rằng chỉ có thể chuyển từ FLAC xuống MP3 mới đảm bảo được chất lượng chứ không thể làm ngược lại.

Tự động thêm các tag vào thông tin của bài nhạc

**http://cdn5.howtogeek.com/wp-content/uploads/2015/09/ximg_55eb5b97996bb.png.pagespeed.ic.a6iXA3gXo3.png **

Chương trình rip nhạc bạn sử dụng sẽ có thể tag thông tin vào bài nhạc một cách tự động. Hầu hết thì cơ chế hoạt động của các chương trình này là tìm kiếm thông tin từ Internet, sau đó đưa vào bài nhạc và chúng bao gồm Tên bài hát – Số bài hát trong đĩa CD (hoặc album) – Năm phát hành – Ca sĩ thể hiện – Tác giả sáng tác – v.v… iTunes có tích hợp tính năng này và nó có tên là Automatically retrieve CD track names from the Internet.

Cứ dùng tính năng tự động tìm tag này và bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Bạn cũng có thể muốn điều chỉnh lại folder lưu trữ nhạc và đổi tên nhiều bài hát nữa. Mặc định thì iTunes có tính năng này nhưng EAC và CDex hoạt động hiệu quả hơn.

Các chương trình chơi nhạc cần thiết phải có

Chuẩn bị nhạc xong thì hãy thưởng thức thôi. Danh sách chơi nhạc mà tôi đề nghị sau đây chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.

Với Windows, chúng ta có những cái tên sau đây: MusicBee, MediaMonkey, Winamp, Foobar2000, iTunes.

Đây là những chương trình dành cho Mac: iTunes, Ecoute, Decibel, Play, Vox, Tomahawk, Winamp.

Dành cho chú robot xanh Android: DoubleTwist, Poweramp, Google Play Music, Shuttle Music Player, Equalizer +.

Còn đây là dành cho cô nàng iOS yểu điệu: Groove, Track 8, Ecoute, Panamp, CarTunes.

Tôi cũng không quên người bạn Windows Phone: Music+, NiQi Music Player, Listen, musiXmatch.

Chúc các bạn nghe nhạc vui vẻ ^^

[RIGHT]Hạ Thiên
(Thông tin, hình ảnh: How-To-Geek)[/RIGHT]

Sử dụng chương trình có sẵn trên máy tính cũng OK. Tuy nhiên, còn phải đánh giá lại vì chất lượng thường không được đánh giá cao.

Phần mềm EAC (Exact Audio Copy) cũng OK. Đặc biệt với người dùng Windows.

Với anh em sử dụng Mac OSX, có thể tham khảo phần mềm XLD hoàn toàn miễn phí. XLD được phát triển bởi một lập trình viên người Nhật Bản, sử dụng các thư viện open source miễn phí để tạo nên các chức năng cần thiết cho người dùng.

Ngoài ra XLD còn giúp convert giữa các định dạng Lossless với nhau một cách dễ dàng và cực kỳ nhanh! :slight_smile: Ngoài mong đợi hơn nữa, XLD còn cho phép burn lại các file Lossless thành đĩa CD trong trường hợp muốn dùng đĩa CD để play.

Download tại đây: http://tmkk.undo.jp/xld/index_e.html

Có lẽ HHVN sẽ lập các thư viện download các phần mềm miễn phí dễ dàng hơn.

Cũng còn tuỳ vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn phần mềm RIP, PLAYER cho phù hợp.

Với cá nhân mình (sử dụng Mac OSX và iPhone) thì XLD là lựa chọn số 1 về RIP (tức nhiên còn phải kết hợp thêm một số phần mềm khác để convert nữa, nhưng lâu lâu mới sử dụng).

Còn về PLAYER trên máy tính thì sẽ lựa chọn 2 phần mềm:

  1. iTunes để quản lý nhạc (khoản này thì bá đạo)
  2. Audirvana Plus để iTunes phát thông qua nó (rất bá đạo - cho ra âm thanh không giải mã, rất sạch sẽ - việc giải mã để cho DAC ngoài đảm nhiệm) thằng này thì mất tiền mua, giá hơi chát (chịu khó hỏi anh google thì cũng có sài thôi) https://audirvana.com

Với iPhone mình cũng chơi 2 phần mềm:

  1. Music của chính iPhone (rất hay với kho nhạc của apple - thuê bao tháng cũng không phải là mắc) dùng để khi không sử dụng DAC ngoài (nghe trên hệ thống âm thanh của ôtô…)
  2. ONKYO HF Player (quá bá đạo luôn - chơi các kiểu định dạng DSF/DSD, FLAC/ALAC/WAV/AIFF up to 384kHz - Quad-rate DSD 11.2MHz) phát thẳng luôn không phải mã nếu kết nối iPhone với DAC ngoài, thằng này cũng mất tiền mua.

Lâu rồi không viết bài, ý thì dạt dào và không biết đầu từ đâu. :smiley: hôm nay tạm vậy đã.

Lúc trước mình có mua 01 CD Album của Đan Trường (… cái gì … Mỹ nhân… lâu quá quên mất) khi để Cd vào PC là tự động có sẳn playlist import vào WMP.
Để tạo được 01 CD có tính năng như vậy mình phải dùng soft gì, các bác chỉ giúp; vì mình dùng thử WMP, Nero burn ko được như thế mà chỉ là track 1, …
Cám ơn các bác.

Bạn dùng WMP cũng rip nhạc sang .wav đó bạn, 320 kbps luôn đó :smiley:

Mình cũng thường dùng WMP để rip
Nhưng ý mình ở đây muốn hỏi là sử dụng phần mềm nào để chép nhạc ra thành đĩa compact (CD) để khi mình hát từ CD đó trên PC thì **có sẳn playlist **

À, ý bạn muốn burn nhạc thành CD ấy hả?.

Thiếu gì, nặng đô thì Nero, nhè nhẹ thì Ashampoo Burning Studio ^^.

Trước em cũng dùng luôn WMP để rip
Bây giờ lên mạng tìm file nhạc theo nhu cầu cho nhanh, cả lossless cũng sẵn :rolleyes:

Cái cần là 1 phần mềm rip file và 1 định dạng file thật hoàn hảo cho chất lượng gần tương đương như CD (mình chỉ nói gần mà thôi) đã là quá khó, còn không thì nghe mp3 cho lành với những người “nghe” là chính chứ không dành cho những audiophile “thưởng thức” thực sự! Hiện soft convert từ CD qua bộ nhớ đệm rồi lại chuyển đổi lại sang định dạng số thì sẽ làm biến dạng âm thanh đi nhiều lắm!

Em thấy dùng foobar

rip qua rip lại một hồi thì âm thanh biến chất hết rồi :v

mềnh thì toàn dùng WMP để rip nhạc từ CD, cũ hơn chút thì dùng Herosoft cơ mà giờ Hero ko ra bản mới nữa… vơi lại, giờ tìm nhạc thì lên mạng vừa nhanh vừa tiện…

Xài Foobar rip xuống FLAC, H máy nghe nhạc tốt 1 chút hay đt android đều chơi tốt flac mà

smart phone sẽ giải quyết được các vấn đề này

Mình vẫn thích cái gì đó riêng, chuyên nên mua con Sansa clip cho gọn + tiện. ĐT thì khi nào bí lắm mới dùng nghe nhạc.

h nhạc số quá thịnh hành , CD DVD VCD rồi sẽ chết như các loại dĩa khác thôi

Ngày xưa xài WMP rip nhạc xong thì bị khóa bảo vệ, chỉ mở đc ở máy mình.
Còn nhớ có thủ thuật chi đó mà làm hiện mấy track trên đĩa CD, chỉ việc copy vô.
Sau này thì lên chiasenhac down flac cho nhanh :smiley:

Em k nghĩ như vậy. DVD và VCD thì đương nhiên là đã die, nhưng CD vẫn có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Cái cảm giác chọn CD trên giá, nhẹ nhàng mở vỏ và rón rén lấy đĩa ra khỏi khe cài - bấm eject trên CDP - khẽ khàng quay lại ghế ngồi vớ remote bấm play và chỉnh volume lên mức vừa đủ nghe - phê lắm ạ :smiley:

Sent from my iPhone using HHVN Mobile

Bác down trên đó coi chừng dính hàng fake nha :smiley:
E thử mấy lần rồi, 80% là MP3 đấy!

Sent from my iPhone using HHVN Mobile

Ngày xưa em cũng có 1 tủ CD các thể loại, giờ cần nghe gì thì lên chiasenhac tải FLAC về

Nhưng mà thời của CD đang chết dần rồi bác ạ. Như laptop bây giờ các dòng mới thường không kèm cd nữa

Cái thú chơi CD và nghe nhạc từ CD cũng có cái hay của nó mỗi khi rút ra và nhét vô :wink: nhất là khi CD đó có chữ ký của ca sỹ thì càng tuyệt để sưu tầm.