10 điều nên biết về chụp ảnh trên smartphone

Việc chụp ảnh trên smartphone cũng tương tự như chụp ảnh bằng DSLR hay compact, vấn đề là bạn có nắm rõ các quy tắc cũng như thủ thuật hay không mà thôi.

http://cdn.makeuseof.com/wp-content/uploads/2016/03/smartphone-photography-tips-644x373.jpg?0c4e2d

10 chiêu dưới đây sẽ giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn.

1 – Dành thời gian để chuẩn bị

**http://cdn.makeuseof.com/wp-content/uploads/2016/02/extra-second-phone-photo.jpg?0c4e2d **

Muốn có 1 tấm ảnh đẹp được chụp bằng camera, bạn hãy dành ra một ít thời gian chuẩn bị như: chọn góc chụp, chọn hướng ánh sáng, căn chỉnh xem trọng tâm của tấm ảnh nằm ở đâu, chọn khoảng cách sao cho vừa, v.v… Cũng không tốn nhiều thời gian lắm đâu.

2 – Học cách sắp xếp bố cục

**http://cdn.makeuseof.com/wp-content/uploads/2016/02/still-life-thirds.jpg?0c4e2d **

Thật vậy, bố cục là yếu tố cực kì quan trọng tạo nên vẻ đẹp của 1 tấm ảnh. Nếu áp dụng sai luật bố cục thì tấm ảnh của bạn trông rất kì cục, ví dụ như chèn đường chân trời vào giữa tấm ảnh… người xem sẽ bối rối vì không biết nên nhìn vào bầu trời trước hay là mặt đất trước.

Các điều luật bố cục trong nghệ thuật nhiếp ảnh bao gồm: 1/3, tỉ lệ vàng, điều hướng mắt người xem, tiền cảnh và hậu cảnh, v.v…. Nắm rõ những điều luật này thì tấm ảnh của bạn sẽ trở nên lung linh, lấp lánh.

3 – Lại gần hơn

**http://cdn.makeuseof.com/wp-content/uploads/2016/02/get-close-leaf.png?0c4e2d **

Một trong những vấn đề phổ biến của các camera smartphone là chúng không hỗ trợ zoom quang học. Mỗi lần bạn zoom vào chủ thể nào đó, ảnh sẽ bị vỡ và noise xuất hiện rất nhiều. Sau này khi xử lí hậu kì thì bạn có thể crop đi, tuy nhiên crop càng ít thì bức ảnh sẽ càng đẹp. Điều này có nghĩa là bạn phải đến gần chủ thể cần chụp hơn.

Có một cách để tập luyện việc này là hãy tìm những vật nhỏ nhắn, sau đó chụp bình thường rồi cứ thế mà nhích lại gần hơn. Bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.

4 – Tắt Flash

**http://cdn.makeuseof.com/wp-content/uploads/2016/02/ditch-flash.png?0c4e2d **

Việc bật flash ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của tấm ảnh bạn cần chụp: nó sẽ đổ bóng trông rất kì cục, ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của chủ thể, phản chiếu trông cực kì khó coi… Trừ khi bạn chụp ảnh ban đêm và cần có Flash, còn không thì nên tắt nó đi.

Tốt hơn hết là bạn nên tận dụng nguồn sáng thiên nhiên có sẵn.

5 – Sử dụng một ứng dụng camera khác tốt hơn

**http://cdn.makeuseof.com/wp-content/uploads/2016/02/procamera-shooting.png?0c4e2d **

Về cơ bản, ứng dụng camera mặc định trên smartphone sẽ đáp ứng được hết các nhu cầu của bạn (nếu đó là camera của Samsung, Sony). Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể sử dụng một camera khác. Những ứng dụng của bên thứ ba thường sẽ cung cấp nhiều tùy chỉnh hơn, nhiều tính năng hơn ứng dụng camera mặc định của máy.

Có một số tên bạn sẽ thấy quen thuộc: Camera+, Manual, ProCamera, Camera Zoom FX, Camera 360. Dĩ nhiên là một số sẽ yêu cầu bạn bỏ tiền ra mua, đổi lại chất lượng của ảnh chụp sẽ rất xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra.

6 – Tìm hiểu về các thiết lập trong ứng dụng camera

**http://cdn.makeuseof.com/wp-content/uploads/2016/02/procamera-settings.png?0c4e2d **

Trước khi chụp ảnh, bạn nên thiết lập camera của mình sao cho thật chuẩn, thật ngon lành thì mới đi chụp chứ nhỉ. Chỉnh độ sáng màn hình, bật khung lưới lên để canh theo tỉ lệ 1/3, tỉ lệ màn hình 4:3 hay 16:9, v.v… những thiết lập này bạn nên ngó qua một lần để cho ra tấm ảnh ưng ý nhất.

7 – Sử dụng chế độ HDR hợp lí

**http://cdn.makeuseof.com/wp-content/uploads/2016/02/hdr-moderation.png?0c4e2d **

HDR (High Dynamic Range - Dải Tương Phản Động Mở Rộng) là thuật ngữ dùng để chỉ sự chênh lệch cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại. Nếu camera của bạn có hỗ trợ tính năng này thì bạn nên tận dụng nó vào lúc thích hợp, chẳng hạn như trong bức ảnh dưới đây.

Bình thường nếu không dùng HDR thì những chi tiết của cửa sổ bên cạnh cô gái sẽ bị ánh sáng mặt trời che mất hoàn toàn, bật HDR lên thì bạn sẽ thấy rõ những chi tiết đó (tất nhiên là cũng còn tùy vào chất lượng camera trên máy bạn nữa).

8 – Không nên tùy tiện dùng các bộ lọc (filter)

**http://cdn.makeuseof.com/wp-content/uploads/2016/02/light-filter.png?0c4e2d **

Dùng các bộ lọc ảnh có thể mang lại cho bạn nhiều sự phá cách, sáng tạo với tấm ảnh của mình. Một số ứng dụng camera cho phép bạn apply các bộ lọc ngay khi chụp, tuy nhiên lạm dụng quá mức sẽ khiến cho bức ảnh trông rất xấu.

Hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi áp dụng các bộ lọc cho tấm ảnh của mình vì nó sẽ hiện cảm xúc, suy nghĩ của bạn thông qua tấm ảnh đó.

9 – Giai đoạn hậu kì (edit) cũng quan trọng không kém

**http://cdn.makeuseof.com/wp-content/uploads/2016/02/iphonto-editing.png?0c4e2d **

Không cần đến những chương trình nặng đô như Photoshop hay Lightroom, bạn có thể dùng hàng nhẹ nhàng như Picasa hoặc PhotoScape là được. Thậm chí dùng Snapseed hoặc trình edit cơ bản trên smartphone cũng được luôn, theo tiêu chí nhanh – gọn – lẹ mà.

Edit sao cho vừa ý mình là được rồi bạn ạ, ảnh của bạn mà.

10 – Giữ cho ống lens của bạn luôn được sạch

**http://cdn.makeuseof.com/wp-content/uploads/2016/02/clean-iphone-lens.png?0c4e2d **

Luôn luôn nhớ điều này mỗi khi chụp ảnh: hãy lau sạch, giữ cho ống lens của camera luôn luôn sạch vì chỉ có như thế mới cho ra những tấm ảnh đẹp và chất lượng. Mua một chiếc khăn lau lens chuyên dụng, giá thì bèo nhèo rồi nên bạn có thể mua ngay ở các tiệm ảnh.

[RIGHT]Hạ Thiên
(Make Use Of)[/RIGHT]

Mình hay dùng cam phone để chụp vật thể thôi, phong cảnh thì không ăn thua, cứ phải DSLR

không thấy cái nào nói chú ý đến tốc độ nhỉ, điểm yếu của cam phone.

mua 1 bộ len bỏ túi cho điện thoại, gồm 3 cái: mắt cá, wide, macro giá chưa tới 100k mà về chụp khá là tốt

Camera của con dế em đang dùng cũng không xịn lắm nên ít chụp hình, lâu lâu cũng tham khảo các thủ thuật này để học hỏi thêm… Cơ mà mỗi tấm ảnh chụp là một niềm vui các bác ạ.

Cái điều thứ 10 là cực kỳ quan trọng, vì cái cam của điện thoại thường phơi ra, rất dễ bẩn, xước, ảnh hưởng nhiều đến tốc độ lấy nét và chất lượng của ảnh. Nhiều cụ thường quan tâm đến các thông số này nọ nhưng lại quên mất điều này, nên ảnh về đầy tiếc nuối.

nói chung là trăm hay ko bằng tay quen, chụp nhiều nó quen tay thành phản xạ, chứ lúc giơ máy lên chụp cũng chả nhớ được mớ công thức nào để bắt được cảnh đó cả

Nói như vậy thì hơi vô trách nhiệm với ảnh bạn ạ :D.
Ví dụ 1 người là dân ảnh, việc “tay quen” với họ cũng là luyện tập những thứ nhỏ nhặt này hàng ngày thôi :).

Hậu kì thì VSCO vào là khắc phục được kha khá lỗi về ánh sáng, màu sắc này nọ!

thấy mấy anh có kinh nghiệm chụp ảnh bằng máy gì cũng đẹp

chụp nhiều sẽ có kinh nghiệm sao cho đẹp

Chụp nhiều mà không để chú ý hay không có thẩm mỹ thì cũng không được đẹp bác ạ, tụi trẻ giờ nó hay bảo là chụp cho có tâm ấy ạ :))

chắc chắn 1 điều là bác nào bị chứng bệnh rung tay là không chơi cái này được nè. mỗi lần chụp ảnh mình cố gắng không run tay là đầu tiên.

Buồn nhất là cái kiểu mình chụp cho thằng khác thì khung cành nhìn hợp lý.
Đến lượt n chụp cho mình … Nhìn ảnh mà chỉ muốn đấm. N bảo " t chụp có ảnh m mà " @@ quỳ luôn.

Sent from my iPhone using HHVN Mobile

Ngày xưa đi đâu cũng một balo máy ảnh, ống tele, fix, wide, chân… đầy đủ, chụp hình cho cả đám tấm nào tấm ấy rõ nét, bố cục chuẩn, cuối cùng về coi lại không có tấm hình nào của mình, nếu có cũng mờ hoặc mất bốc cục :))

Theo em thì cần bổ sung thêm cách cầm điện thoại nữa, bản chất điện thoại nhẹ mỏng nên khá rung tay khi ấn nút chụp vì vậy cần lưu ý khi bấm máy

em nghĩ nên để 1 tay phía dưới tay chụp để kê có điểm tựa, có thể hạn chế được phần nào bị rung tay

Với mayc DSRL cũng cần làm tốt những điều này.

Em thì gà mờ, thường chọn chế độ làm đẹp rồi chụp tự động, không biết chỉnh sao hết á. :))

Mình thì chụp máy ảnh quen rồi, chụp đt thấy chất lượng ảnh nó kém xa quá, với lại dùng đt chụp chân dung nó ko xóa phông mù mịt đc :D, còn chụp kiểu macro thì còn chấp nhận đc.