Em đang thắc mắc tùm lum, tà la thứ về LCD, Plasma. Bác nào có kinh nghiệm hay có tài liệu thì càng tốt, cho em xin với tiếng Anh, Việt, web… đều đựơc cả.
Cám ơn các bác.
bigagassi@yahoo.com
up phát nào, có bác nào có tài liệu không ? Cho em xin
Em đọc qua bài này bên: http://www.vtv.vn/vi-vn/doisong/muasam/2005/7/57257.vtv
Có 2 loại tivi màn hình phẳng thông dụng. Dưới đây là cách phân biệt và sử dụng tivi màn hình phẳng LCD và Plasma.
Tivi màn hình plasma hiện nay thuộc loại tivi mỏng nhất trong dòng sản phẩm điện tử thông dụng. Còn LCD là các loại tivi màn hình tinh thể lỏng được một vài hãng tung vào thị truờng như một sản phẩm thử nghiệm.
Tivi LCD: Màn hình là 2 tấm polymer phủ dung dịch lỏng. Khi có điện, tín hiệu hình ảnh do đèn phát chạy qua và tinh thể sẽ lọc, cho phép ánh sáng đi qua hay không. Tinh thể không phát sáng nên không phát xạ và người xem không bị bức xạ.
- LCD dễ dàng cho lắp đặt, vận chuyển, tiêu thụ ít điện, kích cỡ gọn, mỏng, nhẹ, thích hợp với các phòng nhỏ, tuổi thọ lên tới 60.000 giờ (khoảng 5 năm mở liên tục).
Tivi Plasma: Là tivi mà mặt phẳng có hàng triệu bóng thuỷ tinh cực nhỏ chứa khí Plasma, bề mặt phủ phốt pho. Khi có tín hiệu hình ảnh, điện tử di chuyển điều khiển bóng thuỷ tinh phát ra tia cực tím làm màu phốt pho thay đổi đúng màu tín hiệu. Có thể treo loại tivi này trên tường hoặc trần nhà.
-
Tivi Plasma tuổi thọ ít hơn, sau 30.000 giờ sử dụng độ sáng màn hình giảm đáng kể, độ tương phản giảm 50%. Còn bị bum - in (in bóng lưu lại lâu trên màn hình). Cần cẩn thận khi di chuyển tivi Plasma.
-
Đường kính màn hình tivi Plasma rất lớn, độ sáng tốt hơn LCD, hiệu quả hình tốt hơn khi xem phim, thích hợp với các phòng lớn, nơi công cộng… không cần sáng và không bị giới hạn góc nhìn. Nếu dùng tivi để cho nhiều người xem nên chọn Plasma.
Em gửi thêm cho bác một bài nữa bên: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=138239&ChannelID=297
Màn hình LCD và plasma khác nhau như thế nào?
Kỹ sư CHU VĂN ĐỨC TUẤN (phụ trách sản phẩm của Sony Việt Nam):
-Về cơ bản, LCD và plasma cùng là những công nghệ giúp màn hình phẳng, mỏng. Cụ thể, màn hình tinh thể lỏng LCD sử dụng một ánh sáng nền phát quang để gửi ánh sáng qua các phân tử tinh thể.
Ưu điểm của công nghệ LCD là tái hiện màu sắc tốt, độ sắc nét hoàn hảo với độ phân giải tự nhiên, màn hình nhẹ và rất mỏng, tuổi thọ cao, không hề bị hiệu ứng cháy màn hình. Tuy nhiên màn hình LCD lại có nhược điểm là độ phân giải không thay đổi, độ tương phản kém, khó tạo độ đen sẫm, góc quan sát của màn hình cũng có thể bị hẹp nếu dùng các model cũ.
Trong khi đó, màn hình sử dụng công nghệ plasma về cơ bản là một mạng phosphor đỏ, lục và lam được gắn giữa hai lớp thủy tinh mỏng. Màn hình plasma có đặc tính trình diễn phẳng và kích thước màn hình lớn, hình ảnh rất đẹp.
Tuy nhiên mặt trái của loại màn hình này là chúng tiêu tốn rất nhiều năng lượng, tuổi thọ thấp (chỉ khoảng 15.000 giờ hoạt động trong khi màn hình LCD có đến 60.000 giờ). Ngoài ra, màn hình plasma đòi hỏi phải được lắp đặt một cách chuyên nghiệp do đặc điểm dễ nứt vỡ.
Trích dẫn từ trang: http://www.vnpt.com.vn/tapchibcvt/article.asp?id=892
- Kỹ thuật plasma
Kỹ thuật hiển thị plasma là kỹ thuật hiển thị trực tiếp. Màn hiện hình plasma có diện tích rộng, với độ dày không qua 6 inch (15cm). Máy tivi plasma có dạng như một khung tranh, tiết kiệm được không gian mà máy tivi dùng CRT không thể có được. Hiệu quả thị giác của màn hiển thị plasma có cao hơn màn rọi hình phía sau của CRT). Tuy vậy, bộ hiển thị plasma có tiếng kêu “o…o” nhỏ (do sự phóng điện ion), tiêu hao năng lượng cũng khá lớn, màn plasma cần được nung nóng trước khi cấp cao áp, tuổi thọ ngắn.
Nói chung, một bộ hiển thị plasma sau 3 năm sử dụng, độ sáng giảm đi 50% (nếu sử dụng nhiều thì độ sáng còn giảm nhanh hơn). Nếu màn hiển thị đặt không ngay ngắn (so với đất) thì phân bố của hình ảnh không đều, hình sẽ biến màu. Trong điều kiện sử dụng thông thường, tuổi thọ của màn plasma được 5000-7000 giờ.
Kỹ thuật hiển thị plasma ra đời muộn hơn kỹ thuật hiển thị CRT nhưng tốc độ phát triển của màn hiển thị plasma rất nhanh, có thể dùng cho những máy thu hình hiện đại. Thị trường hiện có những màn hình plasma lớn tới 35-50inch.
- Kỹ thuật hiển thị tinh thể lỏng LCD
Kỹ thuật hiển thị LCD được coi là kỹ thuật vi hiển thị (micro display) gọi là vi hiển thị vì màn hiển thị có kích thước rất nhỏ (có đường chéo nhỏ hơn 1inch (2,5cm); hệ thống chiếu sáng và hệ thống quang học được setup cùng lúc. Đây là ưu thế đặc biệt nên kích thước của mặt hiển thị có nhiều dạng đồng thời có chất lượng ảnh rất tốt. Đối với khi hiển thị màn hình rộng, kỹ thuật vi hiển thị có sức cạnh tranh mạnh. Trong 5 năm tới đây, quá nửa màn hiển thị có kích thước lớn đều được dựa trên kỹ thuật này.
Kỹ thuật hiển thị tinh thể lỏng LCD chiếm vị trí chủ đạo trong lĩnh vực hiển thị rọi hình. Vật liệu tinh thể lỏng gồm các chất hữu cơ đặc biệt như nématic, stesmatic, clolestéric… ở dải nhiệt độ từ 10oC đến 55oC, chúng vừa có tính chất dịch lỏng, vừa có tính chất tinh thể. Dưới tác dụng của hiệu ứng quang điện, các chất tinh thể lỏng xuất hiện hiệu ứng “tán xạ động”.
http://www.vnpt.com.vn/tapchibcvt/articlefiles/hinh_00892_02.gif
Hình 2
Hình 2 là mẫu cấu trúc đơn giản nhất của một bộ hiển thị LCD. Tinh thể lỏng chứa ở giữa 2 tấm thủy tinh. Trên hai tấm thủy tinh này có mạng dây dẫn kim loại rất mỏng, mắt có thể nhìn qua được. Các bố trí lớp dây dẫn này tùy theo hình cần thể hiện. Khi không có điện áp nối vào dây kim loại thì các phần tử tinh thể lỏng ở trạng thái bình thường, nên ta nhìn thấy tựa như trong suốt. Khi có điện áp đặt vào thì các phần tử bộ kích hoạt sắp xếp theo thứ tự nhất định, tán xạ tia sáng bên ngoài rọi tới lớp tinh thể lỏng không trong suốt và có một màu tối (hình 2b).
Như vậy do hiệu ứng tán xạ động, độ thấu quang và tính chất quang học của vật liệu tinh thể lỏng thì độ tối sáng cũng như là màu sắc của hình ảnh thay đổi tùy theo sự điều khiển của điện trường bên ngoài đặt lên ma trận mạng lưới dây dẫn (trong suốt). Hình ảnh của màn LCD tương đối mịn, màu sắc rực rỡ… Công nghệ chế tạo màn LCD ngày càng hoàn thiện, nhưng kích thước màn LCD không lớn so với màn plasma hoặc CRT; góc nhìn của màn LCD tốt nhất là phương vuông góc (90o) với mặt phẳng của màn hiển thị. Nếu góc nhìn nhỏ hơn 90o thì chất lượng hình bị giảm. Đây cũng là một lý do tại sao người ta không chế tạo màn hình LCD có kích thước lớn. Kỹ thuật LCD được dùng rộng rãi trong thiết bị hiển thị đầu cuối máy di động như máy PC laptop, máy điện thoại di động cầm tay, máy palmtop còn gọi là PDA (Personal Digita Assistant). Tuyệt đại bộ phận máy PC laptop dùng màn hiển thị TFT (tranzito hiệu ứng trường mỏng) loại TFT-LCD thông qua mỗi pixel một mạch trigơ tranzito, nâng cao tốc độ phản ứng của màn hiển thị, đồng thời có thể khống chế độ sáng tối một cách chính xác. Cụ thể là màn TFT-LCD có độ contrast cao, độ sáng tốt và màu sắc phong phú (thường gọi là “mầu thực”). Một số màn hiển thị của máy cầm tay phổ thông còn dùng chất tinh thể lỏng siêu chiết xạ STN. Kỹ thuật STN-LCD tương đối lạc hậu nhưng có giá thành rẻ. Màu sắc không được trung thực, góc nhìn rõ bị hạn chế, không kịp biến đổi theo hình ảnh chuyển động nhanh. Hiện nay, máy di động cầm tay còn dùng màn hiển thị siêu nét UFD-LCD (Ultra Fine and Bright - LCD). Do là TFT-LCD cải tiến chuyên dùng cho máy di động cầm tay. Màn hình UFD-LCD tiêu thụ điện ít hơn màn TFT-LCD, giá thành của UFD-LCD không đắt hơn màn STN-LCD. Độ constrast của UFD-LCD cao gấp đôi STN-LCD, độ sáng của UFD-LCD cũng cao.
Sản phẩm màn hiển thị TFT-LCD ngày càng có nhiều tiến bộ, độ tương phản, độ sáng, góc nhìn rõ ngày càng cao. Vì vậy máy thu hình TFT-LCD dần dần thay thế máy dùng ống tia âm cực CRT truyền thống.
Cám ơn bác Micro_star2004
Có bác nào có tài liệu khác nữa không ???
Chú này hỏi cũng nhiều rùi nhưng có những cái Google đâu có