XIn Cho hỏi về việc tập YOGA ở HN

Nhân đọc chủ đề "CHUYÊN ĐỀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ SỨC KHỎE CHO BẠN " của bác Digitalworld và đọc bài báo sau về yoga , muốn hỏi các bác trên diễn đàn về việc tập YOGA tại HAN. Có bác nào biét xin chỉ giáo .

Tôi đang ỏ khu Trung Hoà Nhân Chính, có chỗ nào gần đó thì tốt quá .

Xin cảm ơn
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ImageID=67937
[size=4]Bạn trẻ Hà Nội với… tập ăn, tập thở[/size]

Phút thiền của một phòng tập yoga ở Hà Nội
TT - Yoga, môn thể thao đòi hỏi sự tĩnh lặng, kiên trì đang có sức thu hút khá ấn tượng đối với những người trẻ Hà Nội mà nhịp sống đang và sẽ ngày càng gấp gáp hơn, đô thị hơn.

“Không gian tĩnh” cho người trẻ

Theo chân những bạn trẻ Hà Nội yêu yoga, chúng tôi tìm đến một phòng tập ở Láng Hạ. Sáu giờ chiều. Căn phòng rộng chừng 40m2, có 20 học viên, trừ một bác trai tầm 60 còn lại là dân U-25. SH, Zip, Liberty dựng đầy sân trước.

Mỗi bạn cứ tự chọn chỗ đủ để dang tay, đá chân và răm rắp theo người hướng dẫn. Thế con công dồn toàn bộ sức nặng trên các cùi chỏ tay, nhấc đầu và chân khỏi sàn nhà, mất thăng bằng là gãy tay như chơi. Thế chào mặt trời thì toàn bộ bàn tay, bàn chân tiếp xúc với sàn nhà mà người vẫn thẳng tưng. Rồi thế đứng trên vai, thế con thuyền…

“Khó nhất là vừa tập tư thế, vừa nhớ điều hòa nhịp thở”, Hằng (SV năm 1, khoa kinh tế đối ngoại, ĐHNT) cho biết giữa buổi tập.

Với Minh Phương (Bộ Thương mại), học yoga không dễ khi thời gian lúc nào cũng… thiếu. Giáo án từ yoga có giỏi “cắt xén” thì cũng phải tròm trèm hai tiếng đồng hồ. Còn công việc, còn vui chơi và các mối quan hệ… Thế nên cũng có những bạn hăng hái đăng ký học yoga, chỉ sau vài buổi là “lặn”. “Nhưng tập yoga và có được hiệu quả của nó rồi thì đâm “ghiền”.

Ngày nào không khởi động cùng asanas là thấy thiếu, thấy… nhớ”, Phương khẳng định.
Một điều thú vị: dù “thâm niên” hay mới võ vẽ vài ba tư thế, đa số bạn trẻ yoga vẫn ghi dấu “bản sắc” của mình trong bài tập: thay vì nhịn ăn hoàn toàn mỗi tháng hai lần, phần nhiều “cải tiến” thành… ăn chay (!).

Cuộc “cách mạng” về thể chất và tâm hồn

Trung tâm Hy Vọng (ngõ 290 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội), nơi chăm sóc và dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ, đã đưa yoga vào giảng dạy được gần năm năm với 720 buổi tập đã ghi dấu khả năng phục hồi cho trẻ khiếm khuyết.

Nhiều cháu từ chỗ ngây ngô, vô thức đã bắt đầu biết giao tiếp với cô giáo, tự làm một số việc cá nhân.

Đại tràng “một chút”, xoang “một chút”, thêm “một chút” khó nói của con gái làm cho Phan Thị Ngọc Hà (25 tuổi, Công ty Trí Đức) lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng và lo lắng. Đông, tây y chẳng thiếu thức gì.

Có đợt Hà “bám” thuốc mấy tháng trời, tốn tiền triệu nhưng người cứ gầy rộc đi. Hà học lớp yoga khi căn bệnh tinh thần đã trở nên trầm trọng, thậm chí còn lấn át tất tật mấy bệnh về hô hấp, đường ruột.

Mục đích ban đầu cũng đơn giản chỉ là để tĩnh tâm, giảm stress. Gần một năm sau, Hà tươi cười cho biết: bố không còn phải tất tả đi bốc thuốc nam, thuốc bắc gửi từ Nam Định lên cho con gái mỗi tuần như trước.

Còn Hoàng Minh, chàng kỹ sư cầu đường “bén duyên”yoga gần một năm, “nhuyễn” từng tư thế nhưng Minh thích nhất là thiền. Không đợi lúc đến phòng tập, Minh đã học cách giảm căng thẳng ngay khi làm việc: nhắm mắt ba giây, hít sâu một hơi thật “đúng bài”…

Và “tinh thần yoga”…

Bài học lớn nhất từ yoga là tình yêu thương, sự chia sẻ và giúp đỡ đã trở thành “quy chế ngầm” trong cộng đồng yogi.

Phải thế chăng mà các giảng viên cũng chính là những tình nguyện viên, như Phan Thị Ngọc Hà đã hoàn thành từ lâu cả ba khóa học: cơ bản, nâng cao 1, nâng cao 2, nhưng vẫn đến tập đều đặn với các lớp sau.

Hóa ra cô kế toán viên trẻ tuổi ấy đang chuẩn bị cho phiên “nhậm chức” mới: tình nguyện viên kiểu yoga, tức là sẽ tham gia đứng lớp “không bàn đến thù lao”, với lịch hướng dẫn học viên hai buổi/tuần…