Tích xưa có chuyện rằng:
Mạnh mẫu là mẹ của thầy Mạnh Tử. Thường nói : Mạnh mẫu trạch lân, nghĩa là : Bà mẹ của Mạnh Tử chọn chỗ ở có láng giềng tốt mới ở để dễ dạy con.
Theo Liệt Nữ Truyện, Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, mồ côi cha từ năm 3 tuổi, ở với mẹ, nhà nghèo, ở gần nghĩa địa nơi chân núi. Mạnh Kha thường thấy người ta đào đất đem chôn quan tài người chết, rồi nằm lăn ra khóc. Mạnh Kha về nhà, cùng với lũ trẻ nhỏ ở cùng xóm, bắt chước chơi trò chôn cất và nằm lăn ra khóc.
Mẹ của Mạnh Kha là Bà Chương thị, thấy thế thì nói rằng :
- Chỗ nầy không phải là chỗ cho con ta ở được.
Bà dọn nhà ra ở gần chợ. Mạnh Tử thấy người ta buôn bán, tráo trở đảo điên, thêm bớt, nói thách nói gạt. Cậu bé Mạnh Kha về nhà cũng bắt chước đùa nghịch một cách đảo điên như người ở ngoài chợ.
Bà mẹ của Mạnh Kha thấy thế thì nói :
- Chỗ nầy cũng không phải là chổ để con ta ở được.
Bà liền dọn nhà đến ở cạnh một trường học. Câu bé Mạnh Kha thấy trẻ con đua nhau cặp sách vở đi học tập rất có lễ phép, cậu về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép và cặp sách vở. Bà mẹ của Mạnh Kha bây giờ mới vui lòng nói :
Một hôm, Mạnh Kha thấy nhà hàng xóm giết heo làm thịt, về nhà hỏi mẹ :
- Người ta giết heo để làm gì thế hả mẹ ?
Mạnh mẫu nói đùa với con :
Nói xong, Bà biết mình lỡ lời nên ân hận, thầm nghĩ : Ta đã nói lỡ lời rồi. Con ta còn thơ ấu, trí thức mới mở mang, mà ta nói dối với nó thì chẳng hóa ra ta dạy nó nói dối sao !
Rồi Bà ra chợ mua thịt heo về nấu cho con ăn thật.
Lại một hôm, cậu Mạnh Kha đi học, bỗng bỏ về nhà chơi. Mạnh mẫu đang ngồi dệt vải trên khung cữi, bèn đứng dậy, kêu con lại, chỉ tấm vải trên khung, rồi Bà cầm dao cắt ngang. Cậu bé Kha cả kinh hỏi mẹ :
- Sao mẹ lại cắt ngang bỏ tấm vải như thế ?
Mạnh mẫu đáp :
- Con đang đi học mà con bỏ ngang trở về nhà thì cũng giống như mẹ đang dệt tấm vải nầy mà cắt ngang như thế.
Cậu bé Kha liền hiểu được ý mẹ, cậu cảm thấy xấu hổ, và từ hôm đó trở đi, cậu chuyên cần học tập, không dám chểnh mảng, cậu hay học tập việc tế lễ, việc học mỗi ngày một tăng tiến.
Khi lớn lên, Mạnh Kha theo học với thầy Tử Tư, tức là thầy Khổng Cấp, cháu nội của Đức Khổng Tử.
Thầy Tử Tư đem cái học trong sách Trung Dung truyền lại cho Mạnh Tử. Mạnh Tử hiểu rõ được cái đạo của Đức Khổng Tử, quán thông nghĩa lý sâu kín của Lục Kinh, làm điều gì cũng noi gương Đức Khổng Tử.
Mạnh Tử thọ được cái học Tâm truyền của Tử Tư, đạt được cái Tâm học cao siêu huyền bí của Nho giáo, nên đã trở nên một vị Thầy đứng sau Khổng Tử.
Người đời sau tôn Mạnh Tử là bực Á Thánh (bực Thánh đứng hàng thứ nhì sau Đức Khổng Tử), và truy phong Mạnh Tử là Á Thánh Trâu Quốc Công, được phối hưởng nơi miếu thờ Đức Khổng Tử.
Thời nay lại có “Em Mạnh Mẫu dạy con”, chuyện rằng:
Nếu Mạnh Mẫu phải dọn nhà liên tục để con tránh xa môi trường xấu, thì cô em cứ thấy chỗ nào đình đám là đẩy con vào.
Trong khi thiên hạ xem thường những trò mua vui chốn kẻ chợ, thì em của Mạnh Mẫu lại đẩy con vào tham gia những trò mua vui ấy. Con múa không đẹp nhưng ai chê là em Mạnh Mẫu nhảy chồm chồm bảo “đồ không có mắt”, “đồ mafia, bắt tay nhau hại con bà”.
Thấy em Mạnh Mẫu quá dữ dằn, thiên hạ thi nhau “ném đá”. Em Mạnh Mẫu không chịu thua, vác đơn kiện lên quan.
Mạnh Mẫu khuyên em: ”Thôi, đừng làm những chuyện không giống ai. Chưa kể, tôi thấy dì cũng quá quắt lắm. Cả làng cả xã ai cũng biết tiếng rồi đấy”.
Em Mạnh Mẫu quắc mắt mắng chị: ”Thôi là thôi làm sao? Chỉ có chị đớn hèn nên mới phải dọn nhà để tránh, chứ gặp tay tôi là quậy tới bến”.
Ngày quan xử vụ kiện, cả làng cả xã đi xem. Em Mạnh Mẫu hùng hùng hổ hổ kéo con lên quan. Con bé xấu hổ dứt khoát không chịu đi khi bị làng xóm dị nghị quá mức. Em Mạnh Mẫu tru tréo: ”Để nổi tiếng, người ta còn dám cởi quần cởi áo ra cho cả làng cả xóm nhìn kia kìa. Mới chút xíu này đã sợ thì làm sao nổi tiếng được”.
May làm sao, con bé học theo dì Mạnh Mẫu, dứt khoát không theo mẹ.
[FONT=arial]Mạnh mẫu là mẹ của thầy Mạnh Tử. Thường nói : Mạnh mẫu trạch lân, nghĩa là : Bà mẹ của Mạnh Tử chọn chỗ ở có láng giềng tốt mới ở để dễ dạy con.[/FONT]
[FONT=arial]Theo Liệt Nữ Truyện, Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, mồ côi cha từ năm 3 tuổi, ở với mẹ, nhà nghèo, ở gần nghĩa địa nơi chân núi. Mạnh Kha thường thấy người ta đào đất đem chôn quan tài người chết, rồi nằm lăn ra khóc. Mạnh Kha về nhà, cùng với lũ trẻ nhỏ ở cùng xóm, bắt chước chơi trò chôn cất và nằm lăn ra khóc.[/FONT]
[FONT=arial]Mẹ của Mạnh Kha là Bà Chương thị, thấy thế thì nói rằng :[/FONT]
[FONT=arial]- Chỗ nầy không phải là chỗ cho con ta ở được.[/FONT]
[FONT=arial]Bà dọn nhà ra ở gần chợ. Mạnh Tử thấy người ta buôn bán, tráo trở đảo điên, thêm bớt, nói thách nói gạt. Cậu bé Mạnh Kha về nhà cũng bắt chước đùa nghịch một cách đảo điên như người ở ngoài chợ.[/FONT]
[FONT=arial]Bà mẹ của Mạnh Kha thấy thế thì nói :[/FONT]
[FONT=arial]- Chỗ nầy cũng không phải là chổ để con ta ở được.[/FONT]
[FONT=arial]Bà liền dọn nhà đến ở cạnh một trường học. Câu bé Mạnh Kha thấy trẻ con đua nhau cặp sách vở đi học tập rất có lễ phép, cậu về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép và cặp sách vở. Bà mẹ của Mạnh Kha bây giờ mới vui lòng nói :[/FONT]
[FONT=arial]- Chỗ nầy con ta ở được.[/FONT]
[FONT=arial]Một hôm, Mạnh Kha thấy nhà hàng xóm giết heo làm thịt, về nhà hỏi mẹ :[/FONT]
[FONT=arial]- Người ta giết heo để làm gì thế hả mẹ ?[/FONT]
[FONT=arial]Mạnh mẫu nói đùa với con :[/FONT]
[FONT=arial]- Để cho con ăn thịt đấy.[/FONT]
[FONT=arial]Nói xong, Bà biết mình lỡ lời nên ân hận, thầm nghĩ : Ta đã nói lỡ lời rồi. Con ta còn thơ ấu, trí thức mới mở mang, mà ta nói dối với nó thì chẳng hóa ra ta dạy nó nói dối sao ![/FONT]
[FONT=arial]Rồi Bà ra chợ mua thịt heo về nấu cho con ăn thật.[/FONT]
[FONT=arial]Lại một hôm, cậu Mạnh Kha đi học, bỗng bỏ về nhà chơi. Mạnh mẫu đang ngồi dệt vải trên khung cữi, bèn đứng dậy, kêu con lại, chỉ tấm vải trên khung, rồi Bà cầm dao cắt ngang. Cậu bé Kha cả kinh hỏi mẹ :[/FONT]
[FONT=arial]- Sao mẹ lại cắt ngang bỏ tấm vải như thế ?[/FONT]
[FONT=arial]Mạnh mẫu đáp :[/FONT]
[FONT=arial]- Con đang đi học mà con bỏ ngang trở về nhà thì cũng giống như mẹ đang dệt tấm vải nầy mà cắt ngang như thế.[/FONT]
[FONT=arial]Cậu bé Kha liền hiểu được ý mẹ, cậu cảm thấy xấu hổ, và từ hôm đó trở đi, cậu chuyên cần học tập, không dám chểnh mảng, cậu hay học tập việc tế lễ, việc học mỗi ngày một tăng tiến.[/FONT]
[FONT=arial]Khi lớn lên, Mạnh Kha theo học với thầy Tử Tư, tức là thầy Khổng Cấp, cháu nội của Đức Khổng Tử.[/FONT]
[FONT=arial]Thầy Tử Tư đem cái học trong sách Trung Dung truyền lại cho Mạnh Tử. Mạnh Tử hiểu rõ được cái đạo của Đức Khổng Tử, quán thông nghĩa lý sâu kín của Lục Kinh, làm điều gì cũng noi gương Đức Khổng Tử.[/FONT]
[FONT=arial]Mạnh Tử thọ được cái học Tâm truyền của Tử Tư, đạt được cái Tâm học cao siêu huyền bí của Nho giáo, nên đã trở nên một vị Thầy đứng sau Khổng Tử.[/FONT]
[FONT=arial]Người đời sau tôn Mạnh Tử là bực Á Thánh (bực Thánh đứng hàng thứ nhì sau Đức Khổng Tử), và truy phong Mạnh Tử là Á Thánh Trâu Quốc Công, được phối hưởng nơi miếu thờ Đức Khổng Tử. [/FONT]