Vì sao Tokyo thoát khỏi bom nguyên tử?

chương trình thời sự tối qa có nói về vụ thả bom Nguyên tử của Mỹ lên nước Nhật. lọ mọ tìm được bài viết này ,post lên cho các bác tham khảo…

**
Vì sao Tokyo thoát khỏi bom nguyên tử?
**

http://i15.photobucket.com/albums/a388/ruby_phoenix04/linh%20tinh/images584689_nguyen.jpg
Tình cờ, chiến hạm chở quả bom nguyên tử mà Mỹ định ném xuống Thủ đô Tokyo đã bị phá huỷ. Nhờ vậy, thành phố Tokyo thoát khỏi thảm hoạ như Hirosima và Nagasaki.

Bước sang năm 1943, Hồng quân Liên Xô giành được nhiều thắng lợi vĩ đại trên chiến trường nên Chính phủ Mỹ lại càng thôi thúc các nhà bác học phải tranh thủ thời gian, chế tạo bằng được bom nguyên tử trước khi quân Đức bị tiêu diệt.

Kế hoạch mang mật danh “Manhatta” đã ra đời, tập trung đến 800 nhà khoa học, kỹ sư và trên 60 vạn người khác tham gia. Ngày 9/5/1945, 3 quả bom nguyên tử đầu tiên cũng đã được sản xuất theo mẫu của Clao Phunsơ, công suất 12,5 kilôtôn.

Việc ném bom nguyên tử xuống Nhật cũng đã được tranh cãi gay gắt giữa các phe phái của Lầu Năm Góc. Tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương McArtor là một nhân vật cực kỳ phản đối, nhưng Eisenhower, được sự ủng hộ của Tổng thống Truman và phái diều hâu trong nghị viện đã thắng thế.

Theo phái này, thì Mỹ cần phải đánh đòn hạt nhân để răn đe, ngăn chặn Liên Xô ở vùng Viễn Đông, và việc ném bom nguyên tử đã được quyết định nhằm vào ba thành phố Hirosima, Nagasaki và Tokyo của nước Nhật nhằm:

Một là uy hiếp Liên Xô và Trung Hoa (Trung Hoa lúc đó còn thuộc chế độ Tưởng Giới Thạch, nhưng Mỹ đã nhìn thấy thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc), để tạo ra ảnh hưởng lớn về tâm lý và quân sự.

Hai là, những thành phố được chọn ném bom tương đối đông dân, nhưng có vị trí dễ nhìn thấy kết quả công phá của bom.

Đầu tháng 7/1945, 3 quả bom được bí mật vận chuyển rời cảng California xuống Chiến hạm Indian Holis, tiến về cảng Tinian (thuộc quần đảo Macsan), sau đó được máy bay B-29 (được xem là pháo đài bay lúc đó) của Mỹ chở đi.

Dưới mật danh “Little boy” - chú bé, vào hồi 8h15 phút ngày 6/8/1945, không quân Mỹ dùng pháo đài bay B-29 thả quả bom nguyên tử đầu tiên có công suất 12,5 kilôtôn, hủy diệt cả thành phố Hirosima, làm chết ngay 80 nghìn người và hàng chục nghìn người bị nhiễm xạ, trong phạm vi bán kính 10km.

Ba ngày sau, với mật danh “Fatman” - người khổng lồ, lúc 10h58 phút ngày 9/8, không quân Mỹ lại tiếp tục dùng pháo đài bay B-29 thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki, phá hủy nặng nề 1/3 thành phố; trong đó 4,5km bị phá hủy hoàn toàn; có 20.000 người chết và 50 nghìn người bị thương.

Khi bom nổ có sức công phá hàng triệu độ, trong vòng bán kính 2km, 60% số người bị chết tại chỗ, còn 40% số người chết dần do nhiễm phóng xạ. Nhiều người bị chết do sóng xung kích cực mạnh, do sức nóng của cầu lửa khi nổ. Ở Hirosima có 7 dòng sông thì cả 7 dòng sông đều đầy xác, nhiệt độ không khí cao làm cho nhiều người nhảy xuống sông, rồi ôm lấy nhau mà chết, nhiều người khác bị hóa thành than trên đường phố.

Người ta phải chôn người chết trong những hố chôn tập thể, có hố chôn tới 50.000 người.


Số phận của quả bom thứ ba dành cho thủ đô Tokyo ra sao?

Theo kế hoạch, chiến hạm Indian Holis sẽ chở quả bom nguyên tử thứ ba đến Philippines. Sau đó máy bay B-29 của Mỹ chở nó bay dọc bờ biển Trung Hoa và Triều Tiên rồi ném xuống Tokyo.

Hồi 23h ngày 29/7/1945, trong khi đi tuần trên vùng biển tây bắc Thái Bình Dương, Đại úy Ishimoto chỉ huy tàu ngầm I-158, một loại tàu ngầm chạy cực nhanh của Nhật, đã phát hiện thấy chiến hạm Indian của Mỹ đang chạy về phía đảo Guam mà không có tàu hộ tống.

Nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chiến hạm, Đại úy Ishimoto đã ra lệnh phóng ngư lôi tấn công chiến hạm của Mỹ. Sau loạt ngư lôi cực mạnh, chiến hạm chìm nghỉm dưới đáy đại dương đem theo quả bom thứ ba dự định ném xuống Tokyo.

Sau này khi được hỏi vì sao có sự khinh suất này, McArtor, nguyên Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương nói: “Đây là một sự nghi binh. Chúng tôi không muốn để đối phương chú ý, nhưng nước Nhật đã có những người con anh hùng”.

Còn Đại tá Trudakanke, nguyên chỉ huy Hải quân Nhật tại nam Thái Bình Dương (có sở chỉ huy tại Sài Gòn lúc đó), sau này cũng đã kể cho phóng viên báo “Bungei Shunphu” rằng: “Đại úy Ishimoto đã lập một chiến công phi thường, cứu thủ đô Nhật Bản thoát khỏi thảm họa nguyên tử, nhưng ông không hề biết. Sau khi đánh đắm chiến hạm của Mỹ, ông ta chỉ điện cho chúng tôi vẻn vẹn có mấy lời: Đã đánh đắm chiến hạm đối phương vào hồi 23h ngày 29/7/1945".


(Nguồn: Vietnamnet)

Số phận quả bom thứ 3 dưới đáy đại dương rồi ra sao nhỉ…

hay nhỉ, vụ này bây giờ mới được biết! nếu quả bom đó mà tự nổ ở dưới đáy biển thì chắc chắn lại có sóng thần :frowning:

Hay hôm nọ sóng thần là do quả bom này nó trôi sang bên ý :smiley: :smiley: :smiley:

thế hoá ra “litle girl” đó là dành cho phu khẹt chứ không phải tokyo à? :smiley:

Chưng cầu dân ý của viện Gallup cho thấy từ nhiều năm, cho đến tận bây giờ, đa số người Mỹ vẫn cho rằng ném bom Nguyên tử xuống Nhật là đúng.
Ai bảo Mỹ không dân chủ? Ai bảo chính phủ Mỹ đi ngược lại quyền lợi của nhân dân Mỹ? Khủng bố bao giờ cũng là khủng bố, nếu nó lợi cho kẻ dưới cơ thì được gọi đúng tên, nếu nó lợi cho kẻ trên cơ thì được mệnh danh mỹ miều hơn “phương pháp đem lại hoà bình” chăng?

Vào www.gallup.com nhanh thì xem được bài này, muộn nó bắt trả tiền đấy
Trích tí nhỉ:
**
Majority Supports Use of Atomic Bomb on Japan in WWII**
Say bombing saved American lives by shortening the war, but divided on whether it saved Japanese lives

by David W. Moore

GALLUP NEWS SERVICE

PRINCETON, NJ – Six decades after the United States dropped atomic bombs on Hiroshima and Nagasaki, which effectively ended World War II, a majority of Americans, 57%, say they approve of using the bombs, while 38% disapprove.

^WORDING: Do you approve or disapprove of using the new atomic bomb on Japanese cities?

The views expressed around the 60th anniversary of that historic event, the only time atomic weapons have ever been used in war, are not much different from the views expressed 10 years ago around the 50th anniversary. But approval differs substantially from the overwhelming support Americans gave just a few days after the bombs were dropped in August 1945. At that time, 85% said they approved and just 10% disapproved.

A major factor in President Harry S. Truman’s decision to bomb Hiroshima and Nagasaki was that the bombs would hasten the end of the war and thus save American lives. Today, 80% of Americans believe the bombs did in fact save American lives by shortening the war. Ten years ago, the percentage was slightly higher, at 86%.

xxxxxx nó chứ, cứ nhắc đến mấy cái thằng diều hâu là mình điên tiết. Gia tộc nhà mình có nhiều nợ máu với đế quốc quá.

Nợ máu lâu rồi phải để cho nó “được” lãng quên. Thế giới hòa bình lâu rồi. Hợp tác cùng phát triển. Thế kỷ 21 rồi mà còn ngồi đó nuôi lòng hân thù ư!

@moneymind: Vậy giờ nuôi “lòng” gì bây giờ. Thế giới đã thực sự hòa bình chưa? Đợi đến thế kỷ sau nói chuyện hòa bình nhé.

Các bác hết sức bình tĩnh, em cũng muốn tham gia vụ này lắm nhưng không khéo lại đi xa nội quy diễn đàn.
khó quá
khó quá

Chính trị !!! Các bạn đang bàn chuyện liên quan đến chính trị ! Xin các bạn hãy đọc kỹ nội quy a.

bác Toybox ơi là bác Toybox, bài của em là lý do tại sao quả bom thứ ba kô rơi vào Tokyo, sao bác lại lôi chuyện VN và Mỹ vào đây nhể…

mấy hôm nay TV nói rất nhiều về sự kiện này , nhưng em chưa thấy có bài nào nói về quả bom thứ 3 đâu cả. :slight_smile:

Nên tìm đọc các tài liệu nói về Einstein và Bohr để hiểu hơn về chuyện bom nguyên tử. Còn ba cái trưng cầu dân ý, chẳng nói lên điều gì.

ý của bác là ???
…’

Là còn fải tùy xem cuộc trưng cầu ấy được tiến hành như thế nào, ra làm sao, nhằm mục đích gì, đối tượng gồm những ai…? Giả dụ, nếu hỏi những thanh niên 8x, 7x về Thế chiến 2 thì hiểu biết, đặc biệt là ký ức hoặc cảm nhận của họ về cuộc chiến sẽ như thế nào? Hay lại sô vanh nước lớn?

Những bài sau đều lạc đề và liên quan chính trị. Xin lock topic nhé, tránh đi wá xa.