Tạo nên sắc độ và hình khối từ cây bút chì

[size=4]Dưới đây là bài chia sẻ về việc tạo nên sắc độ và hình khối từ cây bút chì mà em tham khảo được trên internet, post lên đây cho mọi người cùng tham luộn nhé


Tạo nên sắc độ[/size]

Sự sắp đặt các sắc thái rất quan trọng trong bố cục của một bức tranh. Người ta có thể tạo tất cả các sắc thái trong một hình vẽ với một chiếc bút chì duy nhất.Hãy dùng một bút chì ruột đậm: hãy thử bút 2B.Bằng cách thay đổi sức ép trên giấy, bạn có tất cả các sắc thái giữa đen và trắng. Một cách khác để tạo các sắc độ là sử dụng các mức đậm nhạt khác nhau .Bạn có thể tạo nên tất cả các sắc thái giữa màu trắng và màu đen với 7 bút chì, theo cách sau:
01 23 4 5 6 78 9 10
6B 4B 2B HB 2H 4H 6H

Trước khi bắt đầu , làm một bản với 10 sắc độ với các bút nói trên đây. Làm những ô vuông nhỏ 2,5 cm và tạo nên các sắc màu với các đường thẳng đứng, nằm ngang và xiên. Tạo nên mỗi sắc thái thật kỹ và thật chính xác.

Hai bài tập khác sẽ giúp bạn hiểu các sắc thái:

  1. Với các 7 loại bút chì 6H ,4B,2B,HB,2H,4H,và 6H, làm một bản các sắc nhạt dần các sắc thái 0 (đen) đến 10(trắng). Hãy hòa kĩ các sắc mỗi khi đổi bút chì . Bạn hãy xem bạn có thể tạo một sự hòa trộn thuần nhất sắc thái này sang sắc thái khác đơn giản bằng đổi bút chì .

  2. Làm cũng bảng ấy nhưng chỉ dùng bút chì duy nhất, khá đậm để cho một màu đen thực sự . Với bút chì 4B, bạn có thể tạo nên tất cả những sắc thái có thể được từ 0 đến 9, đơn giản bằng cách dùng sức đè mạnh nhiều hay mạnh ít. Trong bài tập cuối này, kết cấu của loại giấy sử dụng rất quang trọng vì nếu sức ép nhẹ, sự gồ gề của giấy sẽ hiển nhiên hơn(dưới trang sau)
    http://2.bp.blogspot.com/-A4AQUCjTGUk/Uc6ddHgm1eI/AAAAAAAAAGY/R7rBFw4GRAQ/s1600/sac-do-1a.jpg
    Để tạo tất cả các sắc độ giữa màu trắng và đen, hãy dùng các bút chì như sau :6B cho 0 và 1; 4B cho 2 và 3 ; 2B cho 4; HB cho 5; 2H cho 6; 4H cho 7 và 8 và 6H cho 9. 10 là màu trắng.

http://3.bp.blogspot.com/-Ks8HrRiNROY/Uc6ddG3tm8I/AAAAAAAAAGc/BP30anaB8a0/s1600/sac-do-1b.jpg
Trong bản này, người ta đã sử dụng các bút chì ở trên cho các sắc độ, chỉ khác là các nét đều nghiêng. Hãy thực hiện các nét với các hướng khác , nhưng vẫn duy trì các sắc độ ấy.
http://4.bp.blogspot.com/-kVAWDnAeev8/Uc6ddtVAhtI/AAAAAAAAAGs/O2spXMXbo_Y/s1600/sac-do-1c.jpg
Bảng này được thực hiện hoàn toàn bằng bút chì 2B. Các sắc độ có được bằng cách vẽ các thanh ngang và bằng cách đổi sức đè trên bút chì.

http://2.bp.blogspot.com/-oeTtuW-eJcY/Uc6dd4yNhGI/AAAAAAAAAG0/HPbx3OM8bUs/s1600/sac-do-1d.jpg
Bảng này có sắc độ từ 0 đến 10 Người ta dùng cũng các bút chì ấy như bảng trên đây, nhưng các nét được làm dịu đi để tạo một hiệu quả giảm dần . Bút chì dùng là 4B và các nét thẳng đứng.Các sắc màu nhạt dần,sức đè có thể buôn lỏng.Hãy xem kết cấu của giấy xuất hiện dưới nét bút chì ra sao khi các sắc màu nhạt dần.
[size=4]****
Tạo nên hình khối[/size]

Một trong những khó khăn về hình vẽ là thể hiện một hình dạng ba chiều trên một mảnh giấy.Cách tốt nhất để đạt là vẽ một hình lập phương có một chiều cao,một chiều dài và một chiều sâu. Nếu ánh sáng mờ, khó mà phân định được bên sáng, bên tối và sắc độ trung gian, trong khi một ánh sáng duy nhất chiếu vào hình lập phương cho phép bạn phân định chiều cao,chiều dài và chiều sâu. Mỗi diện tích của hình lập phương sẽ có sắc độ riêng; và sự khác biệt của các sắc độ tùy thuộc vào lượng ánh sáng.Nếu bên sáng nhất của hình lập phương có sắc độ 9 trong khi bên tối là 1, một hiệu quả ánh sáng rõ rệt sẽ hiện ra nếu sự khác biệt ở sắc độ 7 cho bên sáng và sắc độ 5 cho bên tối.Người ta có thể tạo các sắc độ và dùng chúng để tạo hình khối bằng cách sử dụng các phương pháp ấy như làm bảng các sắc độ.

Hãy lấy bút chì này hay bút chì kia và thay đổi sức ép, hoặc dùng cả 7 bút chì(xem dưới đây).Với bút chì 2H(A), xác định sắc thái sáng,tối và độ trung gian. Khó có một hiệu quả rõ rệt về ánh sáng vì sắc đậm nhất mà ta cò thể có với bút chì 2H có sắc độ 6.Nếu bạn dùng bút chì HB(B), bạn sẽ có một ánh sáng rõ rệt hơn hình lập phương,vì với bút HB bạn có thẻ có một sắc độ 4 hay 5.Bằng cách giảm sức ép lên bút chì, bạn sẽ có nhiều kết cấu hơn ở độ trung gian.Bút 2B cho một hiệu quả rõ rệt hơn (C) , vì bên tối trở thành sắc độ 3.Bút chì càng mền, kết cấu giấy càng xuất hiện.Dùng bút chì 6B cho sắc sáng, một 2H cho độ trung gian và một HB cho sắc tối(D) , bạn chế ngự được bố cục các sắc thái của bạn. Sự khác nhau về sắc độ giữa độ trung gian và độ tối lá 1 mà thôi; do đó có hiệu quả ánh sáng rất yếu. Bạn sẽ có một hiệu quả rõ rệt hơn với một bút HB cho độ trung gian và một bút 2B cho độ tối(E)

Chỉ có sự khác biệt của một sắc độ giữa hai mặt nên hình dạng không nổi.Ở (F), để mặt sáng nhất màu trắng. Như zậy bạn sẽ dành cho nó tất cả ánh sáng có thể được Điều này sẽ tạo cùng môt hiệu quả, nếu bạn dùng một sắc độ đậm nhạt cho các bóng. Thực hiện các sắc thái cho các sắc màu tựa như nhau ở các mặt giáp nhau (G) ,bạn có một hiệu quả ánh sáng mờ. Trong một phong cảnh , chẳng hạn, bạn sẽ có một hiệu quả sương mù . Trong hình lập phương này các sắc độ là 9 , 8, và 6.Tương phản rõ rệt nhất (H) có được bằng cách để mặt sáng màu trắng , cho độ trung gian một sắc độ 6 với một bút chì 2H và cho mặt tối sắc độ 3 với một bút chì 4B .Có lẽ bạn thích duy trì sự tương quan sắc độ này trong đa số các hình vẽ của bạn. Để có hiệu quả sáng nhất(1) , hãy để mặt sáng màu trắng , cho độ trung gian môt sắc độ 4 với một bút chì 2B và mặt tối sắc độ 3 với bút chì 4B.Sự phối hợp cuối cùng này tạo nên một hiệu quả dèn chiếu rất mạnh.
http://4.bp.blogspot.com/-d3S3WydgcL8/Uc6dcRcKetI/AAAAAAAAAGM/S_7fwY8PMyk/s1600/hinh-khoi.jpg