HĐH Android của Google là một thế lực lớn trên thị trường di động. Binh đoàn smartphone Android hiện đang ngày càng tăng về số lượng và thị trường, trong khi các máy tính bảng Android là một đối thủ khả dĩ với những chiếc iPad. Tính mở của Android là nhân tố góp phần vào thành công của nó, nhưng sự thiếu hụt việc kiểm soát hệ sinh thái Android tạo nên sự bối rối không cần thiết cho các nhà phát triển ứng dụng và có khả năng cản trở nền tảng này.
[ATTACH]37856.vB[/ATTACH]
Một bản điều tra từ tháng 1 của Appcelerator cho thấy 88% số các nhà phát triển cho rằng Android là HĐH di động mở nhất, và 76% cảm thấy Android “trong tương lai sẽ là nơi tốt nhất để hỗ trợ cho hàng triệu triệu thiết bị kết nối”. Gần 2/3 số người được hỏi tin tưởng Android sẽ là HĐH có tương lai nhất. Nhưng câu hỏi không hỏi rõ sẽ là “Phiên bản Android nào?”
Sự phổ biến của Android khiến cho chợ ứng dụng của nó sinh lợi nhiều cho các nhà phát triển. Nhưng vấn đề là họ phải trả lời được câu hỏi rằng họ đang phát triển ứng dụng cho Android nào: cho smartphone hay cho máy tính bảng? Phiên bản bao nhiêu? Ứng dụng đó sẽ được tùy chỉnh để có thể chạy trên những cấu hình phần cứng khác nhau của các máy Android chứ? Ứng dụng đó sẽ được phân phối thông qua cửa hàng nào (Android Market của Google, Amazon App Store, hay thậm chí là Opera Mobile Store)?
Một nhà phân tích của IDC, Al Hilwa, đồng ý rằng sự phân mảnh của nền tảng Android sẽ ngày càng có vấn đề. Có quá nhiều máy với cấu hình phần cứng và phần mềm khác nhau sẽ tạo nên sự phức tạp cho thiết kế và kiểm thử ứng dụng, gây khó khăn thêm cho việc sản xuất một ứng dụng đơn nhất có thể chạy trên toàn bộ hệ sinh thái Android. Hilwa tin rằng vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi mà các nhà phát triển sẽ cung ứng phần mềm cho các cấu hình thấp chứ không đi sâu nghiên cứu và nỗ lực tạo ra một ứng dụng có thể làm việc trên nhiều phần cứng khác nhau – từ đó làm giảm trải nghiệm tổng thể của người dùng và khả năng hấp dẫn của Android.
Hilwa nói thêm: “Đây không phải là một vấn đề không thể chỉnh sửa, nhưng nó cần Google phụ một tay để có thể xoay chuyển tình hình”.
Scott Schwarzhoff, phó chủ tịch Marketing của Appcelerator chỉ ra rằng có quá nhiều lớp phân mảnh mà nhà phát triển ứng dụng phải vượt qua. Đầu tiên là họ phải quyết định ở lớp HĐH – Android – iOS – hay Windows Phone 7, cùng với những vấn đề về các phiên bản khác nhau từ các nền tảng Android và các nhà sản xuất; sau đó là tới lớp ngôn ngữ lập trình: Java hay Objective-C; rồi lớp thiết bị: smartphone hay máy tính bảng, rồi cuối cùng là lớp phân phối: Apple App Store hay Android Market và các cửa hàng ứng dụng Android khác.
Schwarzhoff giải thích: “Vì thế nhà phát triển sẽ rất là mạo hiểm nếu như không cân nhắc làm thế nào để tổ chức, thúc đẩy nhóm của họ và xây dựng nên một cấu trúc di động tích hợp để có thể giải quyết việc phân mảnh trên.”
Google cũng ít nhiều thừa nhận rằng “độ mở” chỉ là một thuật ngữ marketing hơn là văn hóa của Android. Nó “mở” hơn so với Apple iOS nhưng không thể mở như các dự án mã nguồn mở. Google vẫn đang giữ mã nguồn gốc và Google quyết định khi nào thì ra đời phiên bản mới.
Việc Google cần làm là bàn bạc với các nhà sản xuất sản phẩm Android để tạo ra một yêu cần phần cứng tối thiểu cho các thiết bị, và thống nhất về chuyện ra mắt các bản cập nhật của HĐH Android để các nhà phát triển ứng dụng Android không phải bối rối giữa quá nhiều lựa chọn.
[RIGHT][RIGHT]Nguồn: PCWorld[/RIGHT]
[/RIGHT]