Nhớ một Bác nhà báo nào đấy châm biếm về các báo cáo của Sở Giao Thông Công Chánh (SGTCC) về việc xóa các điểm ngập nước tại TP HCM, theo báo cáo thì các điểm ngập có hướng giảm dần năm sau ít hơn năm trước và đó cũng là nỗ lực rất lớn của SGTCC. Từ mấy trăm điểm ngập xuống còn mấy chục và cuối cùng chỉ còn… 1 điểm duy nhất: Toàn TP.HCM =))
Cơn mưa nặng hạt đầu giờ chiều 9.5.2009 đã làm nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM ngập chìm trong dòng nước.
http://img391.imageshack.us/img391/4876/65873413.jpg
Trận mưa đầu giờ chiều nay 9.5 đã biến đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận 11) thành sông. Ảnh: Hồng Thái
Trên tuyến đường Lũy Bán Bích (quận Tân Phú), nước ngập hơn nửa bánh xe gắn máy, làm nhiều người đi xe gắn máy phải dẫn bộ. Những căn nhà trên đường Lũy Bán Bích, đoạn trước siêu thị Co.opmart, dù nền nhà cao hơn khoảng 0,5m so với lòng đường nhưng người dân vẫn phải dùng những vật cản để giữa đường nhằm ngăn những chiếc ô tô lớn chạy nhanh, tạo thành những “đợt sóng” đẩy nước tràn vào nhà. Tuy thế, do độ ngập quá cao và lưu lượng xe khá lớn nên biện pháp “đối phó” trên không phát huy được hiệu quả.
http://img413.imageshack.us/img413/8897/10627089.jpg
Người đi xe máy phải dẫn bộ, còn nhà dân hai bên đường phải
dùng nhiều cách để che chắn nước tràn vào nhà. Ảnh: Hồng Thái
Bà Phạm Thúy Bình, bán quần áo trên đường Lũy Bán Bích, đoạn gần trụ sở UBND quận Tân Phú cho biết, tuyến đường này thường xuyên bị ngập nặng, nhưng đây mới chỉ là những đợt mưa đầu mùa đã xảy ra tình trạng ngập nặng thế này.
Ở các tuyến đường khác như Âu Cơ, Hàn Hải Nguyên,Nguyễn Chí Thanh, Tôn Thất Hiệp, Nguyễn Thị Nhỏ… cũng ngập hơn 30cm. Ở khu vực Minh Phụng, Ba Tháng Hai (quận 11) tình trạng cũng không khá hơn. Ông Nguyễn Quốc Việt đi từ bến xe miền Tây về khu vực Thị Nghè cho biết, ở khu vực bến xe miền Tây, nước mưa cộng với nước từ ống cống tràn lên gây ngập lênh láng và bốc mùi nặng.
Nhiều tuyến hẻm trên đường Hòa Bình đã bị ngập một cách bất thường. Một người dân ở hẻm 40D phường 5, quận 11 cho biết đầu hẻm vừa được đào đường, làm cống và đã tráng xi măng trở lại. Nhưng đợt mưa này độ ngập càng sâu hơn và có thể… bơi được!
Ngoài các điểm ngập “truyền thống” vừa nêu, một người dân sống gần cầu vượt Tân Thới Hiệp (quận 12) còn phản ánh với SGTT qua giọng kể khá bất ngờ: “Tuyến đường quốc lộ 1 ngang qua khu vực bị ngập sâu đến 0,5m. Tôi chưa hề thấy cảnh tượng này bao giờ”. Ở một số tuyến đường khác gần đó, như đường Nguyễn Văn Quá cũng ngập với mức độ tương đương và gây ách tắc giao thông.
Trao đổi nhanh với SGTT, bà Lê Thị Xuân Lan, phó phòng dự báo đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cơn mưa chiều 9.5 là mưa đầu mùa, chỉ khoảng 30mm. Với lưu lượng này, bình thường không gây ra ngập nặng.
Nhưng thực tế xảy ra nhiều điểm ngập nặng là điều bất thường. Bất ngờ hơn, đầu mùa mưa năm 2008, sở Giao thông vận tải TP.HCM thống kê toàn thành phố có khoảng 100 điểm ngập. Trong năm 2008, thành phố đã xóa ngập, giảm ngập trên 20 điểm. Tuy vậy, thống kê mới nhất mà chúng tôi có được, hiện toàn thành phố có đến 170 điểm ngập.
Về nguyên nhân, theo trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, nhiều đơn vị thi công đã phá cống băng ngang đường nhưng không đấu nối, chặn các cửa xả khiến nước không thoát được… Hiện có 72 tuyến cống bị ảnh hưởng, mất tác dụng thoát nước do thi công các dự án thoát nước. Trong đó, dự án vệ sinh môi trường, lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án đại lộ Đông Tây và dự án vệ sinh môi trường nước là ba dự án thi công ảnh hưởng nhiều nhất, làm căng thẳng thêm tình trạng ngập cho thành phố.
http://img245.imageshack.us/img245/108/52967394.jpg
Đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) cũng thành sông. Ảnh: Hồng Thái
[RIGHT](Kiều Phong. SGTT)[/RIGHT]