Vừa qua, Google cho ra mắt laptop đầu tiên của hãng chạy HĐH “đám mây” mới toanh Google Chrome. Nhân dịp này, HHVN xin giới thiệu tới bạn đọc một bài review chi tiết về sản phẩm để chúng ta cùng tham khảo HĐH mới, được Google ra mắt với tham vọng cạnh tranh với Windows của gã khổng lồ Microsoft.
[ATTACH]34598.vB[/ATTACH]
Ngày 1: Làm quen
Mở hộp
Sản phẩm có mã Cr-48 này đập vào mắt bạn với vẻ ngoài trông hơi “bụi bặm”, nó có màu đen và không có logo, thậm chí là chẳng có tem của Googe. Đây là một chiếc laptop được giữ kín và giờ đây mới bắt đầu được biết đến. Chỉ có thể nói một điều về thiết kế: cực kỳ tối giản và nó là bước khởi đầu quan trọng cho người dùng HĐH Chrome. Nó chỉ có 3 cổng âm thanh, USB và VGA.
Nó trông khá giống một chiếc MacBook, với màu sắc, vỏ ngoài và bàn phím gợi nhớ về chiếc MacBook đen năm 2006. Chiều dài và độ dày tương tự máy MacBook Pro 13,3’’ hiện tại của Apple, nhưng độ rộng của Cr-48 thì không vậy. Nó mỏng đến kinh ngạc vậy bởi vì nó vốn không có ổ đĩa quang. Google không cung cấp thông số kỹ thuật trên máy, một sự tối giản khác. Nhưng một trang web về HĐH Chrome cho ta thông số đó.
Processor: Intel Atom Processor N455 1.66GHz 512K Cache
Chipset: Intel CG82NM10 PCH
Motherboard: Tripod Motherboard MARIO -- 6050A240910 -- MB -- A03
Ram: Hynix 2GB DDR3 1Rx8 PC3 -- 10600S Ram
Read Only Memory: ITE IT8500E Flash ROM
SSD Drive: SanDisk sdsa4dh-016G 16GB SATA SSD
Wireless Wan: Qualcomm Gobi2000 PCI Express Mini Card
3g Adapter: AzureWave 802.11 a/b/g/n PCI-E Half MiniCard
Bluetooth: Atheros AR5BBU12 Bluetooth V2.1 EDR
**
Mở máy**
Quá trình setup ban đầu cực kỳ nhanh và dễ dàng. Nó không có những bước kích hoạt rối rắm và những box nhắc hiện lên đầy khó chịu. Người dùng phải chọn kết nối Wi-Fi hay 3G, một thông báo đơn giản hiện ra cho biết “HĐH Chrome cần Internet để hoạt động”. Và sau đó bạn đăng nhập (hoặc đăng ký mới) với một tài khoản Google. Tiến trình cài đặt sẽ muốn chụp một tấm ảnh của bạn bằng cách sử dụng WebCam cài sẵn.
Khởi động cực kỳ nhanh. Mỗi khi cắm điện, bật nắp laptop lên bạn sẽ làm nó hoạt động trở lại. Nó thậm chí còn nhanh hơn cả một cái MacBook Air. Có thể nói Cr-48 khởi động ngay lập tức.
Các bố trí bàn phím có thay đổi mạnh. Không có các phím F (F1 – F12) nữa. Thế vào đó là các phím chức năng chuyên biệt như back, forward, reload, full screen, và next tab. Bàn phím dùng khá tiện lợi.
“Touchpad khổng lồ” như Google từng nói, dễ làm bạn nản lòng. Di chuyển trên nó khá giật và lag. Trải nghiệm nó thật sự không vui vẻ gì. Dường như nó cũng không cho phép để dùng chuột bluetooth.
Càng nhiều càng ít
Giống như tên gọi, Chrome dùng trình duyệt làm HĐH. Chrome được ấn định mở full màn hình, hơi bối rối cho người dùng lúc đầu. Bạn sẽ có ý định để chỉnh nó chiếm 4/5 màn hình, cho dễ tiếp cận với desktop, nhưng tiếc là Chrome không có desktop. Với bài review này dần dần bạn sẽ hiểu rõ ràng hơn nghĩa của từ “HĐH đám mây”.
Sự tối giản có lẽ chỉ về HĐH nhiều hơn là phần cứng. Ở mẫu hiện tại, HĐH Chrome cho phép người dùng tiếp cận tới việc cài đặt từ giao diện một cách rất hạn chế. Những người thích chỉnh sửa và cá nhân hóa laptop có lẽ sẽ thấy thiếu thốn các công cụ để điều chỉnh máy. Các lựa chọn cài đặt có thể tiếp cận thông qua một icon ở góc trên bên phải của màn hình trình duyệt. Mọi tùy chỉnh được sắp xếp theo một thanh gọn gàng bên phải, giống như bản beta của trình duyệt Chrome. Google thêm rất nhiều tính năng trước khi ra mắt Chrome 1.0. Một tính năng có thể làm ngạc nhiên những người nghiên cứu về Google, máy có lựa chọn cài đặt trình search mặc định, gồm cả Bing và Yahoo.
[ATTACH]34605.vB[/ATTACH]
Nó không có nhiều ứng dụng cho lắm. Adobe Flash được cài sẵn và chạy trên sandbox (một phần tách riêng để bảo vệ hệ thống). Một số ứng dụng được cài sẵn khác là Google Talk, Google Maps và Poppit, v.v… Cửa hàng ứng dụng Chrome Web Store cung cấp nhiều ứng dụng hơn, chúng cũng có thể chạy độc lập với trình duyệt Chrome. Ấn tượng đầu tiên đó là cài đặt ứng dụng đọc báo New York Times, thiết kế của nó khá là giống Time Reader. Và ở mặt này, ứng dụng của HĐH Chrome load nhanh hơn so với ứng dụng của iPad.
Cánh cửa tiến vào Web
HĐH Chrome cho nhiều trải nghiệm giống như một trình duyệt. Nó tự động đồng bộ hóa lên “đám mây”. Các bookmark được nhập (import) tự động nếu bạn từng dùng nó trên máy tính khác, mà không cần phải thông qua các bước cài đặt rối rắm. Như bạn thấy dưới đây trình duyệt khá là rõ ràng, và font hiển thị đủ rõ. Màn hình không sáng bằng MacBook Air, nhưng cũng đủ dùng. Cảm giác về vẻ ngoài xù xì của nó hoàn toàn đối nghịch với hiển thị bóng bẩy và tương phản cao của màn hình. Ấn tượng đầu tiên là khi hiển thị, màn hình vào trình duyệt tương hợp như một.
Có cảm giác là Cr-48 không nhanh bằng MacBook Air. Trang web load chậm hơn. Người dùng vốn chờ đợi ở HĐH đề cao kết nối mạng này tính năng truy cập web nhanh. Có lẽ bản này chưa thỏa mãn mong muốn đó. Dù khả năng duyệt web khá ổn, nhưng không nhanh như mong đợi. Câu hỏi đặt ra là: liệu khả năng hoạt động của nó đã đủ phục vụ cho mục đích đặt ra của nó chưa? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều này ở các phần tiếp theo. Trải nghiệm ban đầu chưa như ý sẽ sớm qua khi bạn dùng nó vài giờ. Chrome lưu lại các web và các thông tin khác, giúp việc sử dụng trở nên nhanh hơn.
Khi thử xem 1 video trên YouTube bạn sẽ thấy bất ngờ, bởi laptop này có loa nhỏ nhưng lại cho âm thanh rất tuyệt, hình ảnh cũng khá đẹp, không có khung hình nào bị giật.
Tổng quan, ấn tượng đầu tiên là nó khá tốt, nhưng chúng ta cần biết nhiều hơn những ấn tượng đó. Trong phần 2, chúng ta sẽ thấy việc “lên mây” rắc rối hơn tưởng tượng.
Ngày 2: Trở thành công dân của đám mây
[ATTACH]34599.vB[/ATTACH]
Nếu như bạn tự hào là một công dân tốt của đám mây, bạn sẽ phát hiện ra nhiều điểm thú vị mới khi dùng Cr-48, nhất là những ứng dụng nho nhỏ nhưng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Touchpad và Tab
Chuyên gia MG Siegler nổi tiếng của TechCrunch cũng có trải nghiệm hơi tệ về touchpad (bàn di chuột trên laptop) “Đó có lẽ là một linh kiện công nghệ tệ nhất được sản xuất trong 5 năm trở lại đây. Nó tệ hơn tất cả những trackpad mà tôi dùng gần đây, thật sự khó tin là nó lại tệ như vậy”. Siegler phát hiện ra vấn đề bất ổn nhất của sản phẩm là sự thiếu chính xác của touchpad, mỗi khi bạn nhấn vào nó, con trỏ sẽ nhích lên, vì thế bạn rất dễ bị click nhầm vị trí. Dù cho lỗi này có liên quan tới bất cứ phần mềm quan trọng nào đi chăng nữa, thì nó thực sự là một lỗi không thể tha thứ. Điều thực sự khó chịu này dễ làm ta liên tưởng tới smartphone Nexus One của Google.
Lần crash đầu tiên xảy đến khi tác giả đang gõ văn bản, rồi cuộn trên thanh bookmark để tìm 1 link và rồi máy bị đơ hoàn toàn. Trên các HĐH khác, Chrome chạy mỗi tab trên một tiến trình độc lập. Nhưng điều đó không xảy ra ở HĐH Chrome, không phải một tab riêng rẽ bị đơ, mà cả trình duyệt bị dừng hoạt động. Điều đó có nghĩa là phải khởi động lại. Thật may mắn nếu bạn quên không lưu lại, là Chrome cũng có “Khôi phục Tiến trình” (restore session) như trên Mac hay Window và nó cứu vãn được toàn bộ dữ liệu trong phiên làm việc trước.
Khi tác giả nhận được máy, nó đã được xạc 50%, và ông để thế và dùng cho tới khi máy hết pin và tắt. Sau đó, ông xạc pin cho đầy 100% và tiếp tục dùng, laptop báo sẽ dùng được 9h. Nhưng sau đó chưa đến 1h, nó đã báo là pin chỉ còn 86% và thời gian dùng là 7h43’. Có lẽ những quảng cáo Flash tiêu thụ khá nhiều pin.
Khi rút loa ra khỏi máy, một số sóng âm khiến loa bị kêu ro ro (tiếng buzz), điều không hề xảy ra khi dùng với MacBook Air.
Ngày di chuyển
Nếu bạn có nhiều email và đồng bộ hóa chúng bằng các trình quản lý mail thông qua IMAP hoặc POP, bạn sẽ thấy dễ dàng di chuyển mail giữa các tài khoản, nhưng điều đó chỉ đúng trên một máy tính thường, chứ sẽ thật sự khó khăn khi thực hiện trên một trình duyệt. Việc chuyển chúng đòi hỏi đồng bộ hóa danh bạ và lịch với đám mây của Google. Công việc này sẽ dễ dàng hơn, nếu bạn có dùng qua một dịch vụ nào có thể đồng bộ hóa với Google Contact và Calendar (như Apple Adress Book chẳng hạn).
Việc cài đặt HĐH yêu cầu bạn phải dùng một tài khoản Gmail duy nhất, nhưng khi sử dụng, bạn có thể nhập các tài khoản vào từng Tab riêng. Với tính năng Gmail Delegation vừa ra mắt, cho phép người khác tiếp cận tài khoản của bạn, bạn cũng có thể dùng nó để truy cập tới tất cả tài khoản của mình, thì vấn đề này được giải quyết dễ dàng.
Đối đầu với cơn bão trên mây
Chat là lĩnh vực rất đáng quan tâm, và nó có khá nhiều lựa chọn. Google Talk được cài sẵn trên HĐH Chrome, nhưng phần mềm này có lẽ được khá ít người sử dụng. Facebook Chat cũng là một lựa chọn khá tốt. Phần mềm chat AIM có giao diện thật tệ khi chạy full màn hình. Windows Live Messenger cho web hiển thị khá ổn, bởi vì nó được tích hợp với trang chủ dịch vụ Live của bạn.
Nhưng Skype mới thực sự có vấn đề, bạn cần cài đặt chương trình để sử dụng, bởi vì không có một ứng dụng hay extension chính thức nào của Chrome để dùng nó. Tuy nhiên, bạn có thể cài đặt extension Google Voice rất dễ dàng.
Để nghe nhạc, bạn có thể chọn dịch vụ Pandora, và cài đặt nó dễ dàng thông qua một app của Chrome. Nhạc nghe khá hay và truyền (stream) khá tốt, nhưng lại có vấn đề xảy ra. Tuy lượng pin còn 73% nhưng gần như ngay lập tức, máy báo chỉ còn có thể sử dụng trong 4h23’’. Vấn đề này là do Flash, bởi Pandora có chạy những quảng cáo Flash. Nhưng khi tắt tab chạy Pandora, thời gian dùng của máy lập tức nhảy lên 5h17’, rồi 5h57’ và cuối cùng là 6h20’.
Ngày 3: Chịu đựng Flash
[ATTACH]34606.vB[/ATTACH]
Tác giả cho rằng dùng MacBook Air ông có một cuộc sống điện toán khá thoáng đãng, giống như đang sống ở một vùng quê yên tĩnh, còn trên Google Cr-48, ông như bị bật về thành phố ồn ào khói bụi với những biển hiệu sáng đèn và sự đông đúc nghẹt thở. Adobe Flash làm hỏng trải nghiệm về HĐH Google Chrome.
Ngày thứ 3 sẽ dùng để nói về việc có nên sử dụng Flash hay không và trải nghiệm khi dùng nó.
Không có video flash
HĐH Chrome chạy trên Cr-48 khá là nhanh, ngoại trừ những thiếu thốn của nó. Thật khó chịu khi quảng cáo flash cứ bật ra liên tục, và bạn phải tắt nó đi.
Bài viết có đề cập tới việc xem video trên YouTube ở ngày 1, nhưng bạn đừng nghĩ có thể dễ dàng xem video trên các trang khác. Bởi vì HĐH Chrome được tối ưu hóa cho YouTube và dùng HTML5 để chạy video thay cho Flash. Vì thế khi xem video chạy bằng Flash ở các trang khác, trải nghiệm cũng sẽ chạy rất kém và bạn hầu như không thể xem nổi.
Nếu bạn xem video trên iPad, bạn sẽ có ứng dụng Hulu Plus để xem trên trang đó (Hulu – một trang web video nổi tiếng ở Mỹ). Và nhờ nó bạn sẽ có trải nghiệm rất tuyệt với video. Với một cấu hình cao hơn, nhưng Google lại không thể làm tốt hơn. Nhưng cũng có người có ý kiến khác. Ở một bài review khác về Cr-48 trên trang Droids, Ryan Trevisol đánh giá cao về khả năng trình diễn video của Flash.
“Về Flash, có nhiều người nói Flash làm HĐH Chrome tệ đi. Flash chạy video thật sự tệ. Tuy nhiên, một số trải nghiệm khác với Flash lại khá ổn…Bạn nên nhớ rằng Flash trên HĐH Chrome vốn là bản cài sẵn trên Linux, và Linux thì không hỗ trợ chuẩn h.264 API, nghĩa là bạn không thể dùng CPU hay GPU để decode các video Flash. Adobe hiểu điều đó, và tôi tin phiên bản tiếp theo của HĐH Chrome sẽ có những cải tiến.
Adobe không ngần ngại thừa nhận vấn đề này. Trong một bài blog ngày 09/12, Paul Betlem của Adobe giải thích:
“Trong những điều kiện cụ thể của notebook Chrome, với các thông số cuả thiết bị, sự hỗ trợ của Flash Player 10.1 đang được hoàn thiện. Khả năng trình diễn video là mọt lĩnh vực cần cải tiến chính của chúng tôi, vì thế chúng tôi hiện đang làm việc với các kỹ sư của Google. Gia tăng tốc độ xem tải video sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm hoàn hảo về thiết bị… Đây là mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi vì hầu hết video trên web được truyền tải thông qua Flash”
Pin kém
Có lẽ một ngày nào đó khả năng trình diễn video sẽ khá khẩm hơn. Dường như Flash là vấn đề duy nhất. Ngày 2 đã đề cập về việc Flash tiêu thụ pin như thế nào khi dùng Pandora.
Để tiện so sánh, với một MacBook Air đã rút xạc và máy báo còn chạy được 4h28’. Cũng dùng trình duyệt Google Chrome và mở Pandora và chơi nhạc trên đó. Trong vòng 10s, thời gian chờ chỉ còn 2h20’. Kết quả khá giống với dùng trên Cr-48. Như vậy có thể thấy vấn đề của Chrome là Flash làm cạn pin rất nhanh.
Steve Jobs của Apple có quan điểm chống Flash khá rõ, vì ông cho rằng Flash tiêu thụ lượng pin khá lớn, nhưng trải nghiệm người dùng thì thật tệ. Có điều, HĐH Chrome ra đời với mục đích làm việc trên Web, mà hiện tại Flash lại là một phần khá quan trọng của internet. Thêm nữa nhiều Ứng dụng giàu tính Internet (Rich Internet Application) của Google lại yêu cầu người dùng cài Flash.
Dù Flash quan trọng trong đời sống internet của bạn, cũng nên thừa nhận một điều rằng quảng cáo flash khá là khó chịu, và nó làm cản trở trải nghiệm về HĐH Chrome.
Ngày 4: Đám mây dành cho ai?
[ATTACH]34601.vB[/ATTACH]
Tồn tại trên đám mây sẽ khả dụng trong tương lai, nhưng hiện tại thì có lẽ hơi khó. Bởi vì HĐH Chrome như một căn hộ chưa được hoàn chỉnh và còn ngổn ngang nhiều vấn đề.
Cùng phê bình đám mây
Nhiều người đã hỏi câu tương tự về HĐH Chrome “Nó dành cho ai?”. Mary Jo Foley của ZDNet thừa nhận sau khi dùng Cr-48 “Tôi thực sự bối rối khi khuyên ai nên dùng Chromebook. Hơn nữa, tôi không thấy tôi nên dùng nó.”
Người tạo nên Gmail, Paul Bechheit – hiện không còn làm ở Google – tiên đoán “Năm sau, HĐH Chrome sẽ chết (hoặc phải “kết hợp” với Android”, “HĐH Chrome không thể tốt bằng Android”, “Tôi sẽ ngạc nhiên lắm đấy, nếu HĐH không dành cho ai cả như thế này lại thu được nhiều fan.” Dường như một vài chỉ trích tương tự cũng đã xuất hiện khi Gmail ra mắt bản beta.
Nhà báo công nghệ của tờ Guardian Charles Arthur dẫn lời người sáng lập GNU Richard Stallman tiếp tục phê phán điện toán đám mây nhưng có sửa đổi trong bối cảnh HĐH Chrome xuất hiện. Stallman quả quyết rằng người dùng sẽ mất quyền điều khiển dữ liệu khi chúng được lưu trữ trên đám mây. Các phát biểu của ông đều hàm chứa ẩn ý, và hầu hết chúng đều tương tự nhau. Nhưng mọi người cũng nói như thế vào lúc PC xuất hiện đầu thập niên 1980, đó là khi người chủ cho nhân viên sử dụng máy tính cá nhân thay thế cho việc kết nối tới mainframe thì doanh nghiệp sẽ mất quyền quản lý dữ liệu của họ. Có vẻ như tấm biển “Ngày tận cùng của thế giới” mà họ dựng lên đã tồn tại được 30 năm rồi, và giờ họ lại nói như thế về HĐH Chrome.
Và cũng giống Foley, Bechheit và Stallman cũng không thể chỉ ra ai là người “nên dùng Chromebook”.
Nhiều chỉ trích hướng đến HĐH Chrome vì Google dựng lại nó từ thất bại của nỗ lực xây dựng máy tính mạng vào cuối thập niên 1990. Họ cho rằng CEO Google Eric Schmidt đã từng làm cho Sun, một hãng chủ trương tán thành một không gian điện toán lớn.
Bạn thuộc về đám mây
MG Siegler viết trên TechCrunch rằng bạn có nên dùng HĐH Chrome không.
“Ở nhiều điểm, HĐH Chrome chống lại HĐH. Và đó là một sự đổi mới. Hiện nó chưa cần thiết cho lắm, nhưng khi nó hoàn chỉnh, nó sẽ trở nên rất tuyệt. Bạn thử tưởng tượng về một máy vi tính khởi động trong 2s. Tưởng tượng rằng bạn có thể dùng cả ngày với một lần xạc duy nhất và nó có giá dưới 100USD. Nó có thể thay đổi thế giới.
Hãy nghĩ về việc dùng máy vi tính của bạn khi đó. Có lẽ phần lớn công việc của bạn dùng là liên quan tới web. Hiện tại tôi đang ngồi ở quán café. Ngắm nghía xung quanh và mỗi một màn hình là một trình duyệt. Điều đó rất quan trọng để giải thích tại sao HĐH Chrome được tạo ra.
Chuyên gia tiếp thị web Brad Nickel khẳng định:
“HĐH dựa trên nền tảng trình duyệt sẽ là một xu thế chính để vượt qua những thay đổi chậm chạp của Windows ngày nay, tôi nói điều này dựa trên việc sử dụng chúng của vợ tôi. Khi tôi đưa cho cô ấy một notebook dùng HĐH Chrome hay tablet, cô ấy nhanh chóng sử dụng nó thành thạo và có lẽ 75% người dùng cũng sẽ như vậy. Và chúng ta không phải hỗ trợ họ trong quá trình sử dụng một HĐH dựa trên trình duyệt.”
Tổng hợp các ý kiến, 2 năm qua netbook phát triển khá nhanh, và chúng bán chạy bởi vì rẻ, nhỏ và nhẹ hơn laptop với pin dùng lâu hơn và kết nối internet khá tiện. Vì netbook khác biệt, nó có một ổ cứng lớn. Nhưng khi dùng Cr-48, bạn sẽ thấy rằng bạn sống trên đám mây và thực sự định cư ở đấy. Nếu như bạn chỉ thích lướt web trên laptop với một ổ cứng dung lượng lớn, thì bạn có thể thay thế bằng việc luôn dùng trình duyệt với một kết nối internet và dữ liệu được lưu trữ ở đâu đó (tức đám mây). Đó là sự thay đổi về phong cách sống.
Cần nỗ lực hơn
HĐH Chrome chưa sẵn sàng để thương mại hóa. Thị trường chưa sẵn sàng đón nhận nó trước Hè 2011, dù Google có sẵn sàng lên kế hoạch ra mắt đi chăng nữa. Người sáng lập Instapaper (một trang web bookmark) Marco Arment tin rằng quán tính của người dùng và việc điều chỉnh giá bán sẽ khiến các doanh nghiệp ngần ngại chọn netbook Chrome.
“Hầu hết các doanh nghiệp sẽ mua một lượng máy lớn máy vi tính, vì thế với các ban lãnh đạo để có thể triển khai thay đổi một thiết bị công nghệ chính yếu là một việc đại sự và tốn kém. Ngay cả khi Google tặng hàng ngàn netbook Chrome miễn phí cho họ, nhiều công ty cũng phải chi thêm một lượng lớn tiền cho bộ phận IT, đào tạo nhân viên sử dụng và tăng cường các bàn hỗ trợ để triển khai sản phẩm mới.”
Điều này có lẽ chỉ đúng 1 phần. Nhiều doanh nghiệp đang sẵn sàng triển khai những giải pháp điện toán đám mây. Trong khi họ đang thuê ngoài (outsource) các công ty như Microsoft, Salesforce.com hay các host của riêng họ để làm server, và Chrome OS đơn giản chỉ là máy khách, có thể nói là khá bảo mật. Một số công ty đang gặp phải những khó khăn với viẹc chuyển đổi trước khi Chrome OS được bán ra.
Richard Stallman đã có một phát biểu không chuẩn xác về việc mất mát dữ liệu trên mây. Nhiều doanh nghiệp sẽ tự kiểm soát dữ liệu của họ. Ngay bây giờ laptop và smartphone đã để dữ liệu lọt ra ngoài rồi. Những thiết bị đó khi bị lấy cắp thường có khả năng an toàn và bảo mật cá nhân thấp. Doanh nghiệp luôn muốn giữ dữ liệu của họ với các tường lửa. Ít nhất thì HĐH Chrome cũng sẽ cung cấp một tương lửa đáng tin để bảo vệ dữ liệu.
Sự chỉ trích HĐH Chrome có lẽ thiếu một điểm. Sự tiến bộ về công nghệ không bao giờ cho con người thứ họ muốn mà là thứ họ không biết là họ cần. Google đang hướng đến tương lai khi cho ra đời HĐH Chrome và một số doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng sẽ không nhận ra điều đó ngay lập tức, họ sẽ thay đổi thói quen dần dần. Windows NT 4 và Mac OS X 10.0 cũng bị chỉ trích, dù là ít hơn. Trước kia, trong các buổi trò chuyện với các quản lý và CIO (Trưởng bộ phận Tin học) đã từ chối việc sử dụng Mac OS X, thì những lý do hàng đầu là chi phí chuyển đổi, đào tạo nhân viên và hỗ trợ. Nay thì một số họ đang triển khai iPad, iPhone chạy iOS – HĐH được phát triển từ OS X.
Ông Siegler cũng nhận định “HĐH Chrome có ý tưởng tốt, và có vẻ như nó có mối liên quan trực tiếp tới toàn bộ bản chất của Google. Nếu như họ đầu tư vào nó và cho nó thêm thời gian, tôi nghĩ nó sẽ có những chuyển biến tốt và có cơ thành công.” Có vẻ đó là một nhận xét đúng. Thế nhưng điều thắc mắc của chúng ta là việc “càn quét” của Google, vì họ đã chuyển 60.000 laptop cho các nhà phát triển để test. Thời gian sẽ trả lời tất cả.
Ngày 5: Cuộc sống trên mây
[ATTACH]34602.vB[/ATTACH]
Định cư trên đám mây sẽ lâu hơn bạn nghĩ, bởi việc tìm kiếm ứng dụng mà bạn thường dùng sẽ tốn kha khá thời gian. Lý do có thể là do họ chưa thể xây dựng đủ phần mềm tốt ngay được, hoặc có lẽ việc tìm kiếm hơi chậm. Kỳ lạ là nếu bạn sống trên một đám mây khác, như smartphone hoặc tablet chẳng hạn – bạn sẽ chọn được rất nhiều ứng dụng hơn là trên PC (sự khác biệt dĩ nhiên là bạn chạy ứng dụng trên máy và kết nối với một số thành phần chạy trên trình duyệt).
Một vấn đề khó khăn nữa là touchpad của Cr-48 rất khó dùng, và một bộ phận phần cứng khó chịu như vậy có thể khiến người dùng dễ dàng quay lưng với sản phẩm.
Nếu như bạn không thể kết nối với internet?
Chúng ta khó lòng có thể thay đổi cách sống sang việc luôn-kết-nối được, bởi vì HĐH Chrome yêu cầu một kết nối internet liên tục. Công nghệ mạng ngày nay đảm bảo kết nối liên tục cho chúng ta. Việc dùng máy tính sẽ buồn chán thế nào nếu như nó thiếu internet? Đó là một câu hỏi quan trọng bởi vì nó có nghĩa là bạn đang sống trên đám mây hay không? Một số người dùng và chuyên gia CNTT khẳng định các nhà phát triển sản phẩm này phải trả lời được câu hỏi “Sẽ thế nào nếu”. “Sẽ thế nào nếu tôi chẳng thể kết nối net?”. Câu trả lời thích hợp có lẽ là: Đó có lẽ là một lo lắng tâm lý và lý thuyết hơn là vấn đề trên thực tế - ít nhất là với hầu hết các doanh nghiệp.
Một comment trên Betanews của nick Jonad nói: “Tắt internet đi, sau đó nói với tôi trải nghiệm của bạn và ước tính hàng tỷ đô đi tong vì sản xuất của các tập đoàn bị đình lại và thảo luận các giải pháp mây hóa hoàn chỉnh và mất kết nối cả ngày? Thật sự thì chúng ta nên biết nó sẽ hoạt động thế nào nếu thiếu internet.”
Nếu chúng ta tắt kết nối net trên một laptop bình thường, trải nghiệm của chúng ta sẽ rất khác nhau. Nếu như bạn không cần một kết nối liên tục, bất kể là ứng dụng bạn chạy thế nào – trên mây hay trên máy. Đó là trải nghiệm của bạn đúng không? Có phải là hầu hết các doanh nghiệp đều luôn dùng các kết nối net liên tục? Không phải tất cả nhân viên của họ cần kết nối net, nhưng họ không thể làm nhiều việc nếu thiếu nó. Thế cho nên, phản hồi của Jonah có lẽ hơi buồn cười. Vì anh ta hỏi giống như “Nếu tắt điện đi, và sau đó nói với tôi về trải nghiệm của bạn và ước tính hàng tỷ USD bay biến vì đình trệ sản xuất cho các tập đoàn và thảo luận một giải pháp đám mây hoàn chỉnh và mất điện cả ngày? Thật sự thì chúng ta cần phải biết máy tính sẽ hoạt động như thế nào nếu thiếu điện.” Với hầu hết doanh nghiệp và người dùng, internet cũng như điện, là những nhu cầu tối cần thiết.
Ngày càng có nhiều người kết nối. Theo như Liên Hợp Quốc, đến cuối năm nay số người trên toàn cầu có net là khoảng hơn 2 tỷ. Sự thâm nhập của internet ở các nước phát triển là 71%, và 21% ở các nước khác. 65% của 220 triệu người mới dùng net trong năm nay là ở các nền kinh tế đang lên. Trong khi đó, di động đã trở thành thiết bị kết nối khi mà ta không thể dùng băng rộng hay dialup. 90% dân số thế giới đã có thể tiếp cận công nghệ di động. Thế giới đã có khoảng 5,3 tỷ thuê bao, với 3,8 tỷ người sống ở các nước đang phát triển. Thông số cuối cùng rất quan trọng với HĐH khác của Google – Android.
Nếu như câu hỏi “Sẽ thế nào nếu” là một vấn đề chính với doanh nghiệp hay người dùng còn băn khoăn về HĐH Chrome, thì tại sao câu trả lời không phải là smartphone? Thiết bị di động cũng yêu cầu kết nối liên tục, cho việc gọi và dùng các gói dữ liệu. Các thuê bao có thể chọn một dịch vụ từ nhiều nhóm dựa trên thực tế sử dụng và một tiêu chí trong đó là những cảm nhận về độ tin cậy của dịch vụ, nhưng họ phải đặt niềm tin vào một nhà mạng – thường phải chấp nhận hợp đồng ít nhất là một năm (hợp đồng thuê bao trả sau - ở Mỹ thì thường là 2 năm). Các doanh nghiệp triển khai thiết bị di động cho nhân viên, thường là smartphone, dựa trên những kết nối cả họ và sẵn sàng đón nhận rủi ro. Sự tương tự đó cũng giống như sự chịu đựng với các nhà cung cấp dịch vụ internet, đôi khi là rắc rối do bộ phận CNTT gây ra. Không ai có thể coi thường HĐH Chrome, chỉ đơn giản vì họ không thể kết nối net vài ngày. Giống như mạng di động và điện lực. Mặt khác, Cr-48 được phân phối bởi nhà mạng Verizon – với 100MB dữ liệu miễn phí một tháng – và nhiều gói khác. Hoặc chúng ta cũng có kết nối WiFi dự phòng chẳng hạn.
Trở nên kết nối không có nghĩa là luôn được kết nối
Một số người lưỡng lự sẽ lo lắng về “Sẽ ra sao nếu?” ít hơn là “Tôi không thể làm gì?”. Bạn sẽ thấy một danh sách đáng kinh ngạc đấy. Bạn không thể mở một file bảng tính Excel của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, vì có thông báo lỗi là “không biết dạng file” (unknown file type). Khi bạn tải về và tải lại nó lên Google Docs, bạn cũng không thể mở nó.
Cr-48 cũng không thể mở được các file nén như file zip cũng với lỗi “Không biết dạng file”.
In cũng là một công việc khó khăn. Cr-48 có Wi-Fi nhưng không phản hồi máy in Epson Artisan 810 vốn có chức năng in thông qua Wi-Fi. Google có một ứng dụng cho phép in trên đám mây, vấn đề là nó chỉ hỗ trợ HĐH Windows, chứ chưa hỗ trợ Mac hay HĐH Chrome.
Cr-48 cũng không thể đọc nổi thẻ nhớ SD của máy ảnh Leica X1 và nó dường như không có trình quản lý file cũng như chỉnh sửa ảnh.
Có vẻ đám mây Android vẫn hơn
Khó có thể so sánh giữa đám mây của HĐH Chrome và Android. Trong khi Android chạy ứng dụng từ máy, kết nối là một phần nâng cao. Dường như như người dùng Android có thể duy trì một kết nối liên tục để sử dụng dữ liệu và gọi điện thoại. Trong khi đó, nếu so sánh thì HĐH Chrome quả thực tệ hơn. Ví như, với ảnh chụp trên điện thoại bạn có thể chỉnh sửa và thêm hiệu ứng (bằng một hay nhiều ứng dụng) hoặc upload nhanh chóng lên các dịch vụ Gallery của Android. Thật sự thì đó là những tính năng tuyệt vời.
Hiện tại thì các lập trình viên đang mải chạy đua với thời gian để kịp tạo ra những ứng dụng mới cho Chrome. Hiện chưa có số liệu chính thức, nhưng số những ứng dụng của ngày 5 đã lớn hơn so với ngày 1 rất nhiều.
Ngày 6: Chấp nhận một lối sống mới
[ATTACH]34603.vB[/ATTACH]
HĐH Chrome yêu cầu những kỹ năng điện toán mới, nhưng nó không thay đổi một cách hoàn toàn như mọi người nghĩ. Bạn phải có kết nối net liên tục và lưu trữ dữ liệu trên InterWeb hơn là trên một máy tính, những thay đổi đó điều chỉnh thói quen của bạn dần dần.
Nếu bạn quen dùng ứng dụng chạy từ máy tính, tiếp cận các ứng dụng offline, quản lý file trên máy tính, bạn sẽ khó bắt nhịp với HĐH Chrome.
Triết lý kết nối đám mây của Google đã khiến việc dung hòa về bảo mật trên HĐH Chrome với khả năng sử dụng. Sự dung hòa đó thật tốt, nhưng nó yêu cầu bạn phải chấp nhận một đời sống điện toán mới mà một số khách hàng hay doanh nghiệp chẳng hề muốn.
Khả năng bảo mật như một chiếc xe tăng
Khả năng bảo mật của HĐH Chrome dễ làm bạn nhớ tới Windows NT 4, thậm chí là còn ghê gớm hơn. Chạy NT 4 có lẽ giống như đang lái một chiếc xe tăng. HĐH ra đời vào khoảng năm 1996 này khá cứng cáp và rất khó tiếp cận, vì thế mà nhiều ứng dụng và driver chẳng thể chạy nổi. Mô hình bảo mật của NT ngăn cấm tiếp cận các phần chính của HĐH, kể cả phần lõi (kernel). Nhưng Microsoft cũng dung hòa được điều đó bằng cách di chuyển đồ họa vào kernel, bộ phận cần thiết cho các nhà phát triển nhưng không có giá trị bảo mật. Đó là việc hy sinh khả năng sử dụng. Sau đó Microsoft phạm lỗi nghiêm trọng khi kết hợp IE (với cấu trúc ActiveX) vào các bản Windows sau này. Hãng muốn biến Windows trở nên tiện dụng hơn trong thời đại internet, nhưng điều đó gây ra một lỗi bảo mật nghiêm trọng cho khách hàng và các nhà phát triển.
Google cũng đã làm như Microsoft những năm cuối thập kỷ 1990, cố gắng đem tới cho người dùng một HĐH mới có khả năng bảo mật mạnh mẽ. Thách thức dành cho Google là khá lớn. Với những người mới dùng, HĐH này chẳng có gì mới mẻ. HĐH Chrome là một HĐH Linux chạy trình duyệt của Google. Nhưng Google đã tạo ra nhiều thay đổi, như việc tách các thành phần căn bản thành dạng chỉ-đọc (read-only), ngăn chặn các file thực thi và phần nhúng chạy như một tiến trình độc lập, với các file khác. HĐH Chrome cũng dùng các ứng dụng sanbox, ngăn chặn chúng kết nối với các ứng dụng khác hay là HĐH. Đặc biệt là sự quan ngại về bảo mật của Adove Flash, phần mềm mà Google đang ra sức hỗ trợ, sandbox là ý tưởng hay để “giam giữ” ứng dụng này.
Khả năng bảo mật là một thành tựu trong thiết kế của Google, Google có thể thấy được sự thương mại hóa từ các thiết bị dùng HĐH Chrome ở các khu vực công cộng, như thư viện hay các quán café, hoặc các địa điểm chia sẻ như công sở và nhà. Mô hình bảo mật đó phải bảo vệ cả những thứ gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là internet và những người khác. HĐH Chrome trên Cr-48 cung cấp một tài khoản Khách để chia sẻ các thông tin, trong khi bảo vệ người dùng mặc định khỏi việc ăn trộm thông tin cá nhân.
Khả năng sử dụng sẽ bị giới hạn khi dùng tại máy và được tối ưu để dùng trên các server đám mây. Google không muốn các file thực thi chạy từ máy tính, kể cả ứng dụng web, phần mở rộng hay phần nhứng mà có liên quan nhiều tới HĐH. Điều đó là rất quan trọng cho những người dùng HĐH Chrome cho công việc hay với mục đích cá nhân, nếu như họ hiểu một điều cơ bản là Google không xây dựng nên một HĐH yêu cầu kết nối net mà không có những mô hình bảo mật tương ứng. Triết lý về đám mây và tiếp cận bảo mật là không thể tách rời.
Cân bằng giữa bảo mật và sử dụng
Bảo mật của HĐH sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng; cân bằng cả hai là một thách thức. Microsoft đã gặp điều này với bảo mật của Windows. Nhưng hãng đã sớm giải quyết vấn đề này bằng cách khóa việc tiếp cận của các phần mềm bên thứ ba - ứng dụng, dữ liệu, các file dll, driver phần mềm… Khóa chúng không khiến Windows trở nên dễ dùng hơn nhưng sẽ giúp tăng cường bảo mật. Điều đó cũng giống như việc một chủ cửa hàng trưng bày sản phẩm trong tủ kính để đề phòng những người say và bọn trộm vậy.
Cùng với triết lý đó, cách tiếp cận của Google với bảo mật của Chrome quả là thú vị. Cũng giống như một chủ cửa hàng dùng shop online và yêu cầu người mua thay đổi cách mua hàng – trong khi giữ của hàng mở cho dịch vụ khách hàng. Google tạo ra yêu cầu tương tự với HĐH Chrome, người dùng phải thay đổi thói quen và phải có những hành vi mới.
Dĩ nhiên, vẫn có những chỉ trích, và chế giễu về ý tưởng lưu dữ liệu trên mây và cần phải có một kết nối net liên tục. Họ phán Google đòi hỏi quá nhiều, đó là điều không cần thiết.
Một nick trên Betanews là Chad Keith comment:
“Với những người dùng máy tính ở nhiều địa điểm, hoàn cảnh và cả offline lẫn online (cả lúc làm việc và lúc rảnh rỗi) tôi thấy hạn chế trong việc phục vụ của HĐH Chrome. Quan điểm của tôi là Chrome nên là một HĐH dành cho những người có sở thích đặc biệt, giống như Linux. Thật là khó cho những người dùng máy tính bình thường có thể chuyển từ Windows (hay ngay cả từ Apple) bởi vì lo sợ một HĐH lạ lẫm”
Nên nhớ rằng, HĐH Chrome đang được test và nó chỉ có mặt vào Hè 2011, nếu không có thay đổi về thời gian. Mong rằng Google sẽ thay đổi các mô hình bảo mật, để có thể cho phép tiếp cận offline với dịch vụ của riêng hãng, như Google Docs hay Gmail, và có lẽ là cả các dịch vụ khác nữa. Việc có thể dùng offline khiến cho việc thay đổi đời sống điện toán đỡ bị rối loạn hơn. Thách thức của Google trong việc cân bằng giữa bảo mật và khả năng sử dụng là mong muốn thường trực của người dùng PC hay các quản trị.
Nếu Google có thể định nghĩa lại, khả năng sử dụng sẽ là điều thú vị trong quá trình test. Liệu Google sẽ giữ mô hình khả năng sử dụng đó, khiến chúng ta từ bỏ thói quen sử dụng hiện tại để cố bắt kịp đám mây? Hay Google sẽ thỏa hiệp, cho người dùng và các ứng dụng web có khả năng tiếp cận offline nhiều hơn. Nếu Google thực hiện vế thứ 2, liệu hãng có thể gìn giữ được khả năng bảo mật (hay tuyệt hơn là cải tiến nó)?
Sau vài ngày sử dụng, bạn có thể nhận thấy những cách thức sử dụng mới và cảm thấy Google đã thành công trong việc bảo mật, với việc cải tiến những gì cần thiết. Bạn có thể sống trên đám mây và có thể tin tưởng rằng nhiều doanh nghiệp và người dùng có thể làm điều đó. Nên nhớ rằng đám mây không có nghĩa là một dịch vụ web chạy bởi bên thứ 3 trên internet. Đó còn có thể là một dịch vụ host mà người dùng có thể tiếp cận từ mạng nội bộ (intranet). HĐH Chrome thỏa mãn cả hai yêu cầu trên.
**Ngày 7: Cần nhiều thời gian hơn
**[ATTACH]34604.vB[/ATTACH]
Flash thường xuyên crash, mà nhiều dịch vụ web lại yêu cầu flash. AIM Express (phần mềm chat AIM – phổ biến ở Mỹ) thường bị crash do flash và sau đó bạn phải lập lại quá trình đăng nhập. Bạn có thể nghe nhạc bằng Mog, dịch vụ này sẽ làm biến đi nỗi thất vọng về sự tiêu tốn pin của Pandora. Mog có thư viện 10 triệu bài hát và tốn phí 4,99 USD/tháng, hay 9,99 USD/tháng cho thiết bị di động và PC. Âm thanh khá là chuẩn.
Tuy nhiên, vấn đề về Flash thật khó hiểu. Chắc chắn là Adobe và Google sẽ cố gắng sửa lỗi này trước khi Chrome được thương mại hóa. Nhưng những người test sản phẩm lâu dài thật sự gặp khó khăn.
Cội nguồn đám mây
HĐH này thật sự thú vị khi test. Bởi nó khiến bạn phải đón nhận một đời sống điện toán mới và nó thật sự hấp dẫn. Bạn sẽ chứng kiến sự thay đổi của bản thân trong quá trình sử dụng, chuyển từ điện toán và thông tin từ PC sang đám mây.
Test phần mềm, đặc biệt là HĐH đòi hỏi một sự chịu đựng lâu dài. Luôn luôn có những pha crash ngoài ý muốn và phá hủy dữ liệu của bạn. Bạn không phải lo lắng về việc mất dữ liệu với Chrome bởi vì nó đang được lưu trữ ở đám mây. Nếu như đang gõ văn bản và gặp crash, sau khi khởi động lại Chrome sẽ khôi phục lại bài viết đó cho bạn. Lối bảo vệ an toàn kiểu đó khiến bạn cảm thấy test lâu dài sẽ khá hấp dẫn.
Nếu bạn cảm thấy không muốn dùng Google Docs, bạn có thể chuyển sang dùng Office Web Apps và sản phẩm đang được test là Office 365. Giờ thì Microsoft cũng đang hô hào việc sử dụng sản phẩm trên đám mây với khẩu hiện marketing là “Lên mây” (to the cloud). Từ đó, bạn sẽ khám phá ra rằng, nếu một ứng dụng có thể chạy độc lập trên trình duyệt Chrome ở Windows, nó sẽ chạy được trên HĐH Chrome.
Câu hỏi đặt ra tiếp theo là: Liệu một ứng dụng web có đủ tốt để thay thế những thứ bạn dùng trên desktop. Ở vài trường hợp thì câu trả lời sẽ là không. Bạn vẫn chưa thể đáp ứng hết các nhu cầu điện toán, như là chỉnh sửa ảnh và video trên đám mây. Nhưng chắc chắc là sẽ có nhiều sự thay thế. Nếu bạn có thể bỏ qua những thói quen cố hữu trong việc dùng vi tính và muốn trải nghiệm Chrome thì bạn nên cho nó nhiều thời gian hơn. Có lẽ với các doanh nghiệp đang muốn tối thiểu hóa chi phí, thì cách nhìn sẽ khác.
Và đây là những ưu điểm của HĐH Chrome và những điểm mà HĐH khác nên áp dụng ở Chrome.
-
**Đồng bộ hóa liên tục. **Khả năng đồng bộ hóa của Google hiện khá tốt và tự động, từ Chrome tới HĐH Chrome và cả Android. Đó là khả năng đồng bộ chuẩn của một đám mây. Nhưng Google cần phải làm nhiều hơn, đó là giúp các nhà phát triển bên thứ 3 có thể có những đồng bộ liên tục, đó là tính năng cốt yếu để làm việc trên đám mây.
**2. ****Trình duyệt phải trở nên độc lập hơn. **Nhiều năm trước, Microsoft đã sai lầm khi gắn giá trị của Office và các phần mở rộng vào giao diện nền. Và đòi hỏi hợp lý là một số người dùng Office muốn giao diện người dùng trở nên tự nhiên hơn. Với việc cư dân của internet ngày càng nhiều hơn, giá trị của nó sẽ lớn hơn nếu như nó có một giao diện tự nhiên hơn.
**3. **Điện toán đám mây có khả năng giải phóng. Không phải hầu hết mọi người sẽ đồng ý với phát biểu đó. Đó là những người chỉ ra sự nguy hiểm của đám mây, sự nguy hiểm như nhà sáng lập của GNU – Richard Stallman đã chỉ ra: Doanh nghiệp và người dùng phổ thông sẽ mất sự kiểm soát dữ liệu khi dùng các dịch vụ đám mây. Nhưng điều đó chẳng phải cũng đúng với những người dùng Facebook, e-mail, chat hay chỉ đơn giản là có dùng internet? Lưu trữ trên máy tính tạo nên ảo tưởng về sự kiểm soát. Nhưng nhiều máy kết nối trên internet đều gặp phải nguy hiểm của việc bị ăn trộm hay bị mất dữ liệu. Cũng sẽ có người lo lắng việc mất dữ liệu từ ổ cứng do lỗi drive hay bị malware tấn công, hoặc trộm các thông tin quan trọng từ PC hơn. Hay là có thể nói việc Google và Microsoft làm với dữ liệu của chúng ta. Nhưng có nhiều người sẽ không đồng ý.
Không phải tất cả mọi người sẽ đón nhận HĐH này khi nó ra đời, nhưng đó là tầm nhìn mới của Google khi làm mới lại thị trường HĐH PC trong thời đại của điện toán đám mây.
Mời bạn xem 2 video review khác về Cr-48
[video=youtube;u1_q-2MDiKM]http://www.youtube.com/watch?v=u1_q-2MDiKM
http://www.youtube.com/watch?v=O5UaaivgX6Q
[RIGHT][RIGHT]Nguồn: BetaNews[/RIGHT]
[/RIGHT]