PATEK PHILIPPE – Sự ra đời của một huyền thoại - Phần II

Định đợi đến lúc Phần I đạt 2.000 lượt xem thì em đăng tiếp phần II này, nhưng thấy các bác nóng ruột quá nên tối nay em cho lên luôn. Các bác đọc, rồi share, recommend để em có động lực làm phần tiếp theo và thêm nhiều bài mới phục vụ các bác nhoé :p:D.


Ngày 26/01/1855, Patek viết khi ở Charleson: “Người Mỹ thích những chiếc đồng hồ pocket không quá đắt, những chiếc họ có thể dùng để đo thời gian chạy đua của những chú ngựa đến một phần tư giây.” Đó chính là những chiếc chronograph mà vài năm sau nhanh chóng chiếm được vị trí quan trọng trong những bộ sưu tập phổ biến của Patek Phillipe. Trước năm 1856, Patek Phillipe đã lần đầu tiên ra mắt chiếc đồng hồ thuộc loại này – chiếc chronograph lên dây bằng khóa. Năm 1861, chiếc chronograph được hoàn thiện với thiết kế tay vặn dây cót (stem-winding) của Adrien Phillipe. Hai năm sau, ông phát minh ra dây cót trượt (slipping mainspring), giúp bộ phận dây cót được bảo vệ khi đồng hồ bị va chạm. Đây là bước tiến vô cùng quan trọng trong sự phát triển của ngành chế tạo đồng hồ tự lên dây.

Năm 1855, công ty giới thiệu đồng hồ pocket của hãng trong buổi trưng bày Universal Exposition I tại Paris và ngay lập tức giành được huy chương vàng. Năm 1867, trong một buổi triễn lãm khác tại Paris, công ty ra mắt những mẫu đồng hồ với rất nhiều tính năng phức tạp. Và năm 1868, Patek Phillipe chế tạo chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên cho nữ Bá tước Kocewicz.

[ATTACH=full]539154[/ATTACH]
*Ảnh lớn bên trái: Toà nhà của Patek Philippe trên bến cảng Geneva năm 1839.
Ảnh nhỏ trên: chiếc lắc tay đồng hồ được khắc dòng chữ
Czapek & Cie, Geneva, ca. 1850.
Hộp cigar bằng vàng được trang trí theo nghệ thuật men,
khắc chữ Czapek & Cie Geneva 1851.
*
Ngày 1/03/1877, Antonie Patek qua đời ở Geneva. Trước đó, ông được phong Bá tước bởi giáo hoàng Pius vì những đóng góp cho nhà thờ Công giáo. Người kế nhiệm vị trí quản lý công ty là chàng trai người Pháp, Antonie Besnassy-Phillipe, con rể của Adrien Phillipe. Leon Patek, con trai Antonie Patek, là thành viên tham gia góp vốn, không quản lý.

Năm 1890, Andrien Phillipe nhận Huân chương Bắc đẩu Bội tinh (Cross of the Legion of Honor) vì những cống hiến cho nước Pháp. Tháng 1 năm sau đó, ông nghỉ hưu, để vị trí của mình lại cho con trai út, Joseph Emile Phillipe. Ngày 5/01/1894, Jean Adrien Phillipe qua đời. Cho đến đầu năm 1901, những người thừa kế công ty vẫn duy trì hình thức công ty gia đình. Ngày 1/02/1901, công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần, được gọi là “Ancienne Manufacture d’Horlogerie Patek Phillipe & Co.S.A”. Tổng giá trị công ty là 1.6 triệu franc Thụy Sĩ và 5 trong 7 cổ đông thuộc Hội đồng Quản trị. Năm 1915, Albert Einstein đặt một chiếc đồng hồ pocket vàng với bộ phận vỏ được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Năm 1923, nhà chế tạo xe hơi người Mỹ James Warren Packard mở rộng bộ sưu tập đồng hồ Patek Phillipe của mình bằng một chiếc đồng hồ bàn vỏ bạc với bộ phận hiển thị lịch vạn niên bằng bạc.

Năm 1932, hậu quả toàn cầu của cuộc Đại khủng hoảng buộc công ty phải tìm kiếm nhà đầu từ mới có thể lại một phần lớn cổ phần của công ty. Đó là thời kỳ lịch sử của hai anh em Charles và Jean Stern. họ đã có một thời gian dài hợp tác thành công với Patek Phillipe khi là chủ sở hữu của hãng sản xuất mặt đồng hồ nổi tiếng Fabrique de Cadrans Stern Freres. Charles và Jean Stern nhận thức rất rõ về những rủi ro cũng như lợi ích nếu mua lại Patek Phillipe. Họ đã cứu nguy cho công ty khi quyết định thực hiện vụ mua bán này.

Charles và Jean Stern đến từ Gurzelen](‘http://www.handheld.com.vn/threads/nhung-the-he-noi-nghiep-gia-dinh-cua-patek-philippe.360033/’), một thị trấn nhỏ gần thủ đô Bern. Bố mẹ của họ là những thợ vẽ tráng men sứ lành nghề. Khi hai con trai còn nhỏ tuổi, cả nhà chuyển đến Geneva, nơi rất cần những thợ thủ công như Stern. Sau này, nhà Stern thành lập một công ty chuyên sản xuất mặt đồng hồ và đạt được nhiều thành công lừng lẫy. Năm 1931, Charles và Jean Stern đi theo sự dẫn dắt linh cảm và trái tim khi quyết định mua lại Patek. Cả hai đều muốn duy trì và mở rộng vùng đất trung tâm của lịch sử chế tác đồng hồ Thụy Sĩ. Năm 1933, họ tuyển Jean Pfister, người đứng đầu chi nhánh Geneva của công ty Tavannes Watch Co., là một chuyên gia về kỹ thuật và thương mại, thông thạo mọi khía cạnh của ngành chế tác đồng hồ. Cùng với những chủ sở hữu công ty, anh nhanh chóng đưa ra một quyết định có tác động lâu dài đến tiếng tăm của công ty trên toàn thế giới: từ nay về sau, Patek Phillipe không còn mua lại máy đồng hồ từ các nhà cung cấp nữa mà tự sản xuất hoàn toàn (in-house movements).

[ATTACH=full]539171[/ATTACH]
Chủ tịch Patek Philippe, Ngài Philippe Stern

Henri Stern (con trai của Charles Stern sinh ngày 25/05/1911) hồi tưởng lại: “Năm 1932, vì cảm thấy mình đã rất yếu, người cha đáng kính đã yêu cầu tôi dấn thân vào ngành chế tạo đồng hồ. Tôi làm việc ở nhà máy sản xuất mặt đồng hồ cho đến năm 1935, vào tất cả ngày thứ trong tuần từ 7h đến 12h và từ 2h đến 6h, kể cả sáng thứ 7. Thời gian còn lại tôi vừa là trợ lý cho bố, vừa là thợ chạm khắc. Cuối cùng, tôi đã thuyết phục được bố và chú chấp nhận tôi làm việc tại Patek Phillipe. Thật may mắn khi tạo đó tôi đã gặp Jean Pfister. Niềm đam mê và khả năng của anh ấy giống như được đúc từ một khuôn với bố tôi”

[ATTACH=full]539153[/ATTACH]
Ảnh trên trái: Chiếc lắc tay bằng vàng được gắn cùng một chiếc đồng hồ,
mặt số được giấu bên dưới một viên kim cương lớn. Patek Philippe 1868-73.
Ảnh trên bên phải: Hình ảnh được chụp vào năm 1862 cho thấy toàn cảnh khu
Pont du Mont Blanc mới và phần còn lại cũ của thành phố. Trụ sở chính
của Patek Philippe cũng nằm ở phía trái của bức ảnh, xa xa phía bên kia hồ.
Ảnh phải: Chiếc Golden Iorgnette

Patek Phillipe nhanh chóng có lại được vị thế trên thị trường dưới sự quản lý mới, cải thiện tình hình tài chính và có nhiều khách hàng mới. Henry Graves, Jr, một khách hàng Mỹ, mang đến khởi đầu đầy hứa hẹn cho một tương lai thành công của công ty. Năm 1933, ông mua những chiếc đồng hồ pocket phức tạp nhất của Patek Phillipe lúc bấy giờ, mô, với những sonneries rất lớn và xinh xắn, một Wetminster chime, một minute repeater, lịch vạn niên, equation of time, biểu đồ thiên văn, và chronograph rattrapante. Giá của chúng là $60.000 USD. Năm 1999, một chiếc đồng hồ pocket xa xỉ được đấu giá 11 triệu USD.

Charles Stern giữ vị trí Chủ tịch HĐQT công ty từ năm 1935, hỗ trợ ông là con trai Henri. Năm 1937, Henri được chọn làm giám đốc chi nhánh Patek Phillipe tại Mỹ, và nhanh chóng quen với mọi “ngóc ngách” ở thị trường này. “Tôi đã đi khắp các bang trong nhiều tháng và thậm chỉ tôi nghĩ mình biết nhiều về đất nước này hơn hầu hết người Mỹ. Thời gian di chuyển của tôi mỗi năm khoảng 5-6 tháng, gặp gỡ các khách hàng hay làm quen với những người bạn, khám phá những thành phố mới”. Khi Thế chiến thứ II bùng nổ ở Châu Âu năm 1939, Henri Stern quay trở về Thụy Sĩ trong vài tháng để thực hiện nghĩa vụ quân sự trong đơn vị kỵ binh quân đội Thụy Sĩ.

[ATTACH=full]539174[/ATTACH]
Cho đến giờ, chiếc Calibre 89 vẫn vô song. Với 33 biến chứng, kiệt tác này cực kỳ phức tạp và phải mất chín năm để xây dựng trong đó có năm năm nghiên cứu và phát triển. Đây là chiếc đồng hồ có mặt số đôi với các chức năng bao gồm một nhiệt kế, một bản đồ thiên văn, múi giờ thứ hai, thời gian mặt trời mọc và mặt trời lặn, lịch vạn niên, chỉnh năm nhuận kỷ, thế kỷ, thập kỷ…

[ATTACH=full]539151[/ATTACH]
*Ảnh trái: Caliber 89 và chiếc hộp đựng tuyệt đẹp.
Ảnh phải: Bàn làm việc của nghệ nhân chế tác đồng hồ thiên tài Paul Buclin, người đã chế tạo cỗ máy Caliber 89 trong nhiều năm trời.
*
Năm 1940, ông bay về New York, sau đó bay đến Nam Mỹ. Dù gặp nhiều trở ngại, ông vẫn cố gắng hết sức thăm những chi nhánh Patek Phillipe ở đó “Mọi thứ khó khăn hơn rất nhiều khi đi lại trong thời gian cuộc chiến. Nhiều lần tôi phải ngủ trên ghế bành tại sảnh khách sạn vì không còn phòng. Việc kinh doanh không hề dễ dàng, nhưng tôi vẫn phải làm tốt, vì đó là những gì bố tôi kỳ vọng”. Năm 1942, Henri Stern mở hãng phân phối của riêng mình tại New York. Năm 1944, Charles Stern mất tại Geneva, Thụy Sĩ. Từ sau năm 1946, hãng Henri Stern Watch ở New York chịu trách nhiệm bán và phân phối đồng hồ Patek Phillipe trên toàn nước Mỹ. Năm 1946, Pfister từ chức và Henri Stern phải dành nhiều thời gian để di chuyển và quản lý công việc trên hai đất nước “Tôi không thể chỉ ở Geneva. Kinh doanh toàn cầu phát triển buộc tôi phải di chuyển liên tục giữa Geneva và New York”.
[RIGHT]*Theo Gisbert L.Brunner - Tạp chí Watchtime
*[/RIGHT]
(Còn nữa)](‘http://www.handheld.com.vn/threads/patek-philippe-su-ra-doi-cua-mot-huyen-thoai-phan-iii.375366/’)

Chờ mãi bài này :smiley: :smiley:

Phần III trong đêm đọc cho đỡ ghiền bác ơi :slight_smile:

Sent from my iPhone using Tapatalk

bác cũng NEUer ạ? Khóa bao nhiêu vậy bác :))

49 bác a :smiley: , còn bác

em K52 vẫn còn ngây thơ và nhỏ dại :))

nhỏ hơn thôi, ra trường là hết dại rồi :))

Đoạn cuối chủ thớt chơi ‘chiêu’ cho cái hình caliber 89 làm không nhớ những gì đã đọc trước đó luôn, nên đoạn kết P2 chưa được hay lắm. Chờ P3… :smiley:

Giờ mới hiểu vì sao Patek Phillippe đáng giá đến vậy. Tks!

Quả bàn làm việc của Paul Buclin thật là kinh điển :confused:

Huyền thoại của huyền thoại, một thương hiệu ai cũng mơ ước trên tay.
E hóng phần 3.

Cái Calibre 89 giờ bị phế truất rồi nhé. Vacheron Constantin mới ra mắt đồng hồ quả quít Reference 57260 với 57 chức năng, biến nó thành chiếc đồng hồ phức tạp nhất thế giới từng đc chế tạo.

Bề dày lịch sử của P.P quả là đáng ngưỡng mộ!

Một bài viết (hay bài dịch), rất công phu, nhiều thông tin hay.
Nhưng mình nghĩ có lẽ là bác tác giả (*Gisbert L.Brunner) *có vẻ hơi quảng cáo cho Patek một tí.:wink:
Nói từ năm 1933, Patek quyết định tự mình làm máy ( in-house movements) là hơi phóng đại. Vì 5070, một dòng Chrono lừng lẫy của PP sản xuất năm 1998 vẫn dùng base Lemania . Đến tận năm 2010, PP mới tung ra 5170 dùng in-house thật sự. Oái ăm là 5070 bây giờ giá cao hơn hẳn 5170…:smiley:
Vài dòng trao đổi, chia sẽ. Để cho đỡ cay đắng vì năm 2012 mình không mua cái 5070G mà người bán đã năn nỉ mình mua…:frowning:

Thật không thể tưởng tượng nổi là con người lại có thể chế tạo được những cỗ máy bé tí phức tạp đến độ hoàn hảo như thế.
Nhưng giá đi kèm cũng ko mơ được luôn!

Thành - 0968_99_55_77 - TP Vinh

không bít ở VN có bác nào sài không ah :slight_smile:

úi, Vn nhiều người dùng lắm bác ơi, chả qua là mình ko biết đấy thôi, nhiều người Việt trẻ chuộng PP lắm :smiley:

Pp trung bình 1 tỷ nhiều như lợn con, nhưng nhiều con chục tỷ hoặc vài con 3-4 chục tỷ vẫn trên tay ng VN đó. M còn chưa đc sờ :)) chỉ đc xem thôi

Em nhìn là mê lắm :frowning: chỉ tội là không có điều kiện dùng thôi bác ah. Cố gắng kéo cày bít đâu 1 ngày sẽ được sở hữu em nó bác nhỉ :slight_smile:

viền đồng hồ đó in nhiều thông tin chi chít không biết là gì vậy mấy bác?