palm vs. ppc: round2: entering data

Palm OS and Windows Mobile PDAs are very similar when it comes to capturing data on the fly. With nothing more than a plastic pen, you can enter information by tapping or writing on the screen. The tapping aspect is pretty much a wash–an onscreen keyboard lets you “type” letters, numbers, and symbols–though on most Palm OS models, the keyboard consumes half the screen.

With writing, disparities emerge. The Palm OS has long relied on Graffiti, a handwriting-recognition system primarily based on standard block characters. But with the release of Palm OS 5.2 came Graffiti 2.0, based on a more natural character set. For newcomers, it’s a breeze to learn, but it’s a major hassle for Graffiti veterans because it’s so different from the old system.

Windows Mobile offers not one, not two, but three handwriting-recognition options. The first, Block Recognizer, is a letter-perfect clone of the original Graffiti, making for an easy transition from the Palm OS camp. The second, Letter Recognizer, is based on Communication Intelligence’s Jot, which also was the basis for Graffiti 2.0. Finally, there’s Transcriber, which allows you to write anywhere on the screen (rather than in a designated input area) and in cursive, no less. Transcriber works remarkably well, as long as you write fairly legibly.

The Windows Mobile keyboard, Block Recognizer, and Letter Recognizer are all virtual input areas, meaning they appear and disappear as needed. Most Palm OS PDAs come with a permanent Graffiti area that reduces screen real estate. But recent higher-end models, such as the PalmOne Tungsten T3 and the Sony CLIE PEG-NX80V/G, have virtual input areas, just like Windows Mobile. Nonetheless, you still get only one handwriting option instead of three, so Windows Mobile indisputably wins the round.

Vòng 2: Khả năng nhập dữ liệu
Sử dụng HĐH Palm OS hay Windows Mobile, những PDA này đều có cách nhập dữ liệu tương tự nhau. Với không gì cả ngòai một chiếc bút bằng nhựa, người sử dụng có thể nhập thông tin vào máy một cách đơn giản. Với bàn phím được hiện trực tiếp lên phân nửa màn hình, một tính năng xuất hiện hầu hết trên các dòng Palm, bạn hoàn toàn có thể chích hay viết chữ số, chữ, kí tự hay những kí hiệu đặc biệt lên ngay trên màn hình cảm ứng.
Với tính năng viết (writing), Palm OS đã gắn bó từ lâu với Graffiti, một chương trình nhận dạng chữ viết tay (regconition-handwriting) dựa trên những kí tự chuẩn. Nhưng cùng với sự phát hành phiên bản OS 5.2, Graffiti 2.0 ra đời với những kí tự được chuẩn hóa có phần tự nhiên hơn. Tuy vậy, đối với những người kì cựu sử dụng phiên bản mới này, khó khăn lớn là nó khác xa so với hệ thống cũ và đã gây ra không ít trở ngại.
Windows mobile có không phải một, không phải hai, mà là ba chương trình nhận dạng chữ viết tay như vậy. Đầu tiên, Block regconizer, một phiên bản vô tính của Graffiti. Thứ hai, Letter Regconizer, được dựa trên Communication Intelligence’s Jot, cũng là một trong những nền tảng làm nên Graffiti 2.0. Cuối cùng, đó là Transcriber’s, cho phép người sử dụng được viết bất kì nơi đâu trên màn hình của máy, khác hẳn với việc phải viết vào một vùng định sẵn. Transcriber’s họat động thật sự hiệu quả, miễn là bạn viết thật sự dễ đọc và theo một quy luật đưa ra.
Hơn nữa, ở Windows mobile, cả Block Regconizer và Letter Regconizer đều ở chế độ vùng nhập liệu ảo (virtual input areas) , nghĩa là vùng dùng để viết xuất hiện hay biến mất tùy theo người sử dụng có cần hay không. Ngược lại, với hầu hết PDA dùng Palm OS, diện tích màn hình đã bị giảm đi rất nhiều để dành cho bàn phím cố định, điều này hẳn đã được nhận ra và khắc phục bởi nhà sản xuất với các sản phẩm mới nhất là Tungsten T3, T5, Sony Clie PEG-NX80V/G và UX50, những dòng máy đang “tập tành” sử dụng virtual input areas. Tuy nhiên, phần thắng vẫn thuộc về Windows Mobile với tổng số ba chương trình rất tiện lợi dành cho việc nhập dữ liệu, tương phản với con số một ít ỏi ở dòng Palm OS.

… quá quen với nhận dạng kiểu Palm5 cũ, giờ thấy không cách nào nhập nhanh bằng nó. Chắc do thói quen. Không biết các bạn thấy thế nào, chứ mình dùng PPC thấy quả nhận dạng của nó cứ “ngố ngố” kiểu gì ấy, có vẻ không nhạy bằng Palm. Lâu lâu rồi, không nhớ đọc ở đâu, thấy bọn nó (bọn nước ngoài ý :)) bảo nhập liệu của Palm là OK nhất. Dù sao như bác nào đó nói ở vòng 1, quen gì dùng nấy, thích thằng nào bênh thằng ấy, nên mỗi người 1 ý.

Nhưng tuethuc đề ra mấy thread này chủ ý cho anh em thảo luận, bình bầu hay chỉ đưa ra để tham khảo thôi?

em chủ yếu dịch cho anh em nghe, nhưng ai có ý kiến gì thì cứ post lên he!

Lỡ dán nylông lên con m515 cùi bắp ở nhà,giờ không thể viết trực tiếp như lúc ban đầu,toàn phải dùng bàn phím ảo của nó :((<==giữa 2 cái này thì cái nào nhanh hơn nhỉ ?

Dán nilon lên thì có sao đâu bạn, vẫn chọt hay viết thoải mái mà.
Theo mình nhập liệu bằng nhận dạng chữ viết tay là tốt nhất, nhập bằng keyboard ảo chỉ là phương cách cuối cùng. Nếu bạn tập luyện thì chỉ trong thời gian ngắn, bạn sẽ thấy viết chữ nhận dạng nhanh vô cùng, không cần nhìn vào màn hình, vừa nghe, vừa nghĩ hay vừa… gì gì cũng được, vừa viết thoải mái.

Phải nói là cảm ơn tuethuc rất nhiều vì đã dịch cho anh em.
Thực sự mình thấy nhập liệu trên palm rất tiện đó chứ. Nếu cài thêm jot hay Graffiti anywhere thì nhập liệu tòan màn hình cũng chẳng kém.
Mà palm đâu chỉ có graffiti, mình thấy máy sony còn có một trình nhập liệu khác cơ mà. Mình thấy cái đó nhập tốt hơn graffiti (về khả năng nhận diện)

cái trình đó gọi là Decuma, cho fép người sử dụng dạy cho hệ thống biết nét chữ của mình. cái đó cũng hay va hiệu wả lắm