**Làm sao để có thể nhận diện các sản phẩm “nhái bén” dễ dàng?
** Sản phẩm nhái đã và đang là một dòng sản phẩm gây ra nhiều ảnh hưởng đến thị trường. Ở mặt tốt, nó khiến cho người dùng có nhiều lựa chọn đa dạng, phù hợp với túi tiền và nhu cầu. Tuy nhiên, một số người lại lợi dụng sự xuất hiện ở hàng nhái để kinh doanh trục lợi. Với sự đa dạng, giống hệt hàng thật của mình, hàng nhái cũng khiến nhiều người bị “lừa”.
Vậy làm sao nhận biết được hàng nhái và tránh trường hợp mua hàng nhái với giá hàng thật? Những đặc điểm chung nào sẽ khiến chúng ta không bị lừa? Tất nhiên, ở đây tôi nói là các loại hàng nhái gần giống thật chứ không phải các sản phẩm kiểu: nhìn qua đã biết là nhái.
Trông “xịn” hơn hàng thật
Yếu tố đầu tiên chắc chắn cũng là yếu tố gây ngạc nhiên nhất với độc giả. Nghe hơi lạ nhưng đặc điểm này cũng chính là “sai lầm” mà các “nhà sản xuất” đồ nhái chuyên nghiệp hay gặp phải và đương nhiên cũng là điều giúp chúng ta nhận ra các “đồ nhái chất lượng cao”. Tất nhiên, “xịn” hơn ở đây chỉ là cảm giác của người dùng chứ không phải là thật.
http://images1.gamek.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/11/14/20101311thenho7.jpg](“http://images1.gamek.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/11/14/20101311thenho7.jpg”)
Ví dụ: các thẻ nhớ “xịn” có các chân nhớ với kích thường và chiều cao không đều nhau, thêm vào đó, các chân tiếp xúc này thường là bằng đồng mỏng nên rất dễ xước khi sử dụng (hầu như xước ngay khi sử dụng) trong khi đó, ở các sản phẩm thẻ nhái, các chân nhớ này có kích thước đều nhau và lớp đồng này cũng hết sức “cứng cáp” và hầu như không suy suyển sau mỗi lần sử dụng. Tất nhiên, người không có kinh nghiệm thậm chí có khi còn coi thẻ nhớ thật là “đểu” bởi các đặc điểm trên.
http://genk.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/22/5eb20112201anh9.jpg](“http://genk.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/22/5eb20112201anh9.jpg”)
Đặc biệt với các sản phẩm điện thoại giá rẻ, “hàng thật” thường có lớp nhựa đục và bề ngoài trông xấu hơn các sản phẩm nhái (được làm bằng loại nhựa trắng và rất đẹp).
Có những “nút phụ” so với sản phẩm chính hãng
Một điều cực thú vị là các sản phẩm nhái thường có nhiều nút đặc biệt là các nút chức năng, macro hơn hẳn sản phẩm chính hãng. Điều này đặc biệt đúng với các sản phẩm điện thoại và gần đây là máy tính bảng.
http://genk.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/22/33520112201anh1.jpg](“http://genk.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/22/33520112201anh1.jpg”)
Lấy ví dụ sản phẩm nhái E71, các dòng phẩm nhái một số có thêm các nút chụp ảnh, chọn văn bản,… mà hàng chính hãng không có. Hay một số sản phẩm iPhone nhái có thêm nút “khóa xoay” và nút hỗ trợ hard reset máy ở phần sau lưng… Có lẽ, NSX muốn người dùng có được trải nghiệm tuyệt vời hơn so với các phiên bản chính hãng.
In đầy đủ thông tin về… NSX hơn hàng thật
Hầu hết các sản phẩm chính hãng đều có quy định rất rõ ràng và chi tiết về việc in những thông tin gì của mình lên mặt sản phẩm. Thông thường, hầu hết chỉ là các thông tin cơ bản về NSX, nơi sản xuất cũng như thông tin về sản phẩm. Điều này nhằm đảm bảo thông tin về mặt hàng. NSX đồng thời cũng đảm bảo thiết kế của sản phẩm.
http://genk.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/23/110123a1-copy.jpg](“http://genk.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/23/110123a1-copy.jpg”)
Các nhà sản xuất hàng nhái dường như lo sợ người dùng không tin vào sản phẩm nên thường in những thông tin rất cụ thể, chi tiết về… NSX thật. Đương nhiên, các chữ này sẽ rất nhỏ hoặc chiếm quá nhiều diện tích thân máy và sẽ là một đặc điểm quan trọng để nhận diện đồ đểu.
Lấy ví dụ về một sản phẩm iPad nhái thời gian trước, sản phẩm này thậm chí còn in đầy đủ Apple Ipad 32G Wifi ở mặt sau sản phẩm. Đương nhiên, nó đã nhanh chóng bị người dùng phát hiện.
Made in USA, Japan, Germany…
Sự thật nhiều người thường có suy nghĩ “Made in China” là hàng nhái chất lượng thấp. Nhưng tại thời điểm này, một sản phẩm điện tử không ghi “Made in China” mới thật sự là điều đáng lo và cần kiểm tra kỹ.
http://genk.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/22/5dd20112201anh13.jpg](“http://genk.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/22/5dd20112201anh13.jpg”)
Phải biết rằng, hiện nay, chi phí sản xuất tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật là cực kỳ cao và nếu sản xuất tại các thị trường này, giá của một sản phẩm tương tự sẽ bị đội lên rất nhiều so với phương thức sử dụng các nhà máy tại các nước đang phát triển (phổ biến nhất là Trung Quốc) hoặc sản xuất outsourcing (và địa điểm lại là Trung Quốc).
Nếu quá khó hiểu, hãy so sánh giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hai nước có GDP xấp xỉ nhau nhưng Trung Quốc có dân số đông gấp 10 lần Nhật Bản. Đương nhiên, chi phí sinh hoạt, tiền lương của công nhân tại Nhật Bản sẽ cao hơn nhiều so với Trung Quốc. Thêm vào đó các tiêu chuẩn về môi trường của Nhật cũng cao hơn. Tất cả dẫn đến chi phí sản xuất tại Nhật sẽ cực cao và hiệu quả thu được là không khác nhiều so với sản xuất tại Trung Quốc.
Lấy ví dụ, bạn cầm một chiếc iPhone “made in USA” hay “Made in Japan” thì 99% nó là giả bởi hầu hết iPhone được sản xuất, lắp rắp tại Trung Quốc và đương nhiên nó phải ghi “Made in China”.
[RIGHT](Theo eFinance)
[/RIGHT]