NHIẾP ẢNH: CHIA XẺ KỸ THUẬT, KỸ XẢO...

Chào tất cả các bạn trong mục TRANG NHIẾP ẢNH TÁC PHẨM CỦA BẠN!

Sắp tới chúng ta sẽ có một trang hẳn hoi dành cho các tác phẩm của chúng ta trên HHVN. Vì vậy tôi mạo muội xin đưa ra lời kêu gọi mọi người đóng góp một vài “kỹ thuật” nho nhỏ nhằm làm cho bức ảnh của chúng ta đẹp hơn.
Để bắt đầu tôi xin mạo muội đóng góp CÁCH LÀM KHUNG VIỀN CHO BỨC ẢNH, bằng Photoshop:

  1. Hãy mở bức ảnh của bạn bằng Photoshop (tôi dùng PS 7.0).
  2. Set phần foreground và background color (xem hình, phần đánh dấu đỏ) thành trắng và đen (vì ý muốn sẽ tạo khung đen có viền trắng nhỏ).
  3. Chọn menu Image/Canvas size, hãy cộng thêm 50 pixels cho chiều rộng và cao của bức tranh. Ví dụ ảnh rộng: 800 pixels, cao 600 pixels hãy thay đổi canvas size thành 850 pixels (rộng) và 650 pixels (cao). Nhấn OK!
  4. Bấm vào dấu mũi tên 2 chiều ở phần set foreground/background để chuyển background thành trắng, foreground thành đen.
  5. Chọn menu Image/Canvas size, hãy thêm 5 pixels cho mỗi chiều (lặp lại bước 3).
  6. Lập lại bước 4 để chuyển màu foreground và background (màu background lúc này sau khi chuyển là đen).
  7. Chọn menu Image/Canvas szie, hãy thêm 70 pixels cho mỗi chiều (lặp lại bước 3 hay bước 5).
  8. Bạn đã có khung ảnh màu đen có viền trắng nhỏ.
  9. Hãy resize bức ảnh của bạn thành kích cỡ thích hợp để post lên cùng chia xẻ với mọi người qua menu Image/ Image size (chiều rộng dưới 800 pixels là thích hợp).

Ghi chú:

:slight_smile: Cảm ơn bác cho lời khen (ko biết có thật không nữa ;:wink: ), cái khung cách làm thì đơn giản, nhưng hơi nhiều bước, em tình cờ nghịch PS và phát hiện ra thôi. Nó như sau:

  • Đầu tiên resize ảnh theo kích thước ta muốn (ex: 550 x 400)

  • Vào menu Image, chọn Canvas Size, chọn Pixels thay vì Inches
    → Tăng Width và Height lên 2 (hoặc 4, tuỳ theo độ dày của border mà ta muốn), Chọn Anchor là ở giữa, tiếp theo chọn màu cho viền (ex: đen)

=> - Sau bước trên ta đã có 1 viền đen nhỏ quanh ảnh.
- Nhấp Ctrl + A (Select All), Ctrl + C (Copy to Clipboard)
- Deselect.

  • Canvas Size thêm lần nữa, nhưng lần này thì tăng Width và Height lên 20 hay 30 hay 40 tuỳ, và màu chọn là Trắng.

  • Vào menu Filter, chọn Pixelate, chọn Fragment, ta có thể làm nhiều lần cũng được, tuỳ theo ý thích.

  • Sau đó Paste ảnh đã copy ở trên.

=> Như vậy là ta đã có một cái Border xinh xinh, lúc này có thể Canvas Size thêm lần nữa với độ tăng là 2 cho cả Width và Height với màu là Đen để tạo thêm một viền Đen ở ngoài nữa :o)

Chúc bác vui và có nhiều ảnh đẹp. :x

Digital Camera World

Có vài tạp chí về ảnh số chia sẽ với các bác.

**Digital Camera World - March 2004 ** - 19.1mega

http://rapidshare.de/files/1206687/Anna.18.rar.html http://rapidshare.de/files/1206686/Boris.18.rar.html
Digital Camera World - April 2004 - 22.0mega

http://rapidshare.de/files/1206689/Vasiliy.19.rar.html http://rapidshare.de/files/1206691/Galina.19.rar.html http://rapidshare.de/files/1206703/Dmitriy.19.rar.html
**Digital Camera World - May 2004 ** - 19.0mega

http://rapidshare.de/files/1206692/Elena.20.rar.html http://rapidshare.de/files/1206693/Yozh.20.rar.html
**Digital Camera World - June 2004 ** - 20.3mega

http://rapidshare.de/files/1206735/Zhuk.21.rar.html http://rapidshare.de/files/1206734/Zinaida.21.rar.html http://rapidshare.de/files/1206697/Ivan.21.rar.html
**Digital Camera World - July 2004 ** - 19.2mega

http://rapidshare.de/files/1206787/Ivan.Kratkiy.22.rar.html http://rapidshare.de/files/1206788/Konstantin.22.rar.html http://rapidshare.de/files/1206757/Leonid.22.rar.html
Digital Camera World - August 2004 - 21.1mega

http://rapidshare.de/files/1206791/Maria.23.rar.html http://rapidshare.de/files/1206794/Nikolay.23.rar.html http://rapidshare.de/files/1206768/Olga.23.rar.html
**Digital Camera World - September 2004 ** - 21.3mega

http://rapidshare.de/files/1206824/Pavel.24.rar.html http://rapidshare.de/files/1206828/Roman.24.rar.html http://rapidshare.de/files/1206773/Sergey.24.rar.html
**Digital Camera World - October 2004 ** - 40.6mega

http://rapidshare.de/files/1206829/Tamara.25.rar.html http://rapidshare.de/files/1206895/Uliyana.25.rar.html http://rapidshare.de/files/1206903/Fyodor.25.rar.html http://rapidshare.de/files/1206906/Hariton.25.rar.html http://rapidshare.de/files/1206855/Tsentr.25.rar.html
**Digital Camera World - November 2004 ** - 24.2mega

http://rapidshare.de/files/1206902/Chelovek.26.rar.html http://rapidshare.de/files/1206914/Shura.26.rar.html http://rapidshare.de/files/1206954/Schyuka.26.rar.html
**Digital Camera World - December 2004 ** - 22.6mega

http://rapidshare.de/files/1206941/Tvyordy.Znak.27.rar.html http://rapidshare.de/files/1206945/Yer.27.rar.html http://rapidshare.de/files/1206900/Myagkiy.Znak.27.rar.html
**Digital Camera World - Christmas 2004 ** - 23.1mega

http://rapidshare.de/files/1207026/Emma.28.rar.html http://rapidshare.de/files/1207027/Yuliana.28.rar.html http://rapidshare.de/files/1207008/Yakov.28.rar.html


Các bạn khỏi tốn công dl nữa. Nếu ở SG thì ghé Y5, ở HN thì ghé myPDA (Trần Quốc Toản) để copy cho nhanh.

hu hu. rapidshare khó download lắm. có bác nào upload lên megaupload.com di

Cám ơn các bác đã sharing .

Có bác nào biết thủ thuật chuyển một bức photo thành dạng ký họa đen trắng ( kiểu ký họa chân dung bằng chì đen )

Thanks a lot

Dùng Photoshop nhé:

  1. Mở file ảnh muốn chuyển đổi

  2. Clcik chuột 2 lần vào layer background để biến nó thành layer 0. Sau đó Duplicate layer o (Ctrl+J) => layer1

  3. Click Kích chọn layer 0 copy sau đó nhấn Ctrl+I để lấy phần âm bản của layer 0 copy.

  4. Vào Image > Mode > Grayscale - chọn Don’t Merge

  5. Click chuột vào ô blend mode chọn Color Dogle

6.) Chọn Filter > Blur > Gausion Blur - chọn các giá trị từ 1 đến 5 - tuỳ ý của bạn, miễn sao cho hình ưng ý là được.

6 yếu tố căn bản trong bố cục ảnh

Nếu như vẽ tranh là hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại. Trong bố cục ảnh, có 6 chuẩn mực để bạn dựa vào, nhưng để các tấm ảnh có hồn, thu hút và tránh nhàm chán rất cần tới sự vận dụng linh hoạt.
http://sohoa.net/News/Camera/2005/09/3B9AD769/anh1.jpg
Bố cục ảnh so sánh kích thước (toà nhà với ôtô).

Cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác và chịu sự chi phối của những nguyên lý căn bản về cảm nhận thực thể bằng ánh sáng. Nhưng nếu hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp thì nhiếp ảnh là kỹ thuật phân tích. Khi vẽ tranh, hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó. Nhưng trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại…

Với bối cảnh thực có sẵn nội dung và bố cục, tay máy phải thay đổi góc nhìn, sử dụng ống kính wide hay tele, xoay trở khuôn hình để chọn lọc những yếu tố xây dựng lên bức ảnh. Tuy nhiên, dù là thêm vào hay bớt đi các mảng khối trong khuôn hình, cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều hướng tới cách xếp đặt hiệu quả nhất để thể hiện nội dung các tác phẩm. Trong kết quả cuối cùng, ở mức độ nào đó, cả tranh vẽ và ảnh chụp đều được đánh giá bởi một chuẩn mực về bố cục.

Khi đánh giá một bức ảnh, người ta xem xét nó trên những yếu tố căn bản về nội dung, màu sắc, trạng thái và hiệu ứng quang học. Nếu bố cục được nhấn mạnh trong khi các yếu tố khác bị khoả mờ, bản thân nó có thể là chủ đề của nhiếp ảnh.

Hầu hết các yếu tố căn bản này giúp truyền tải thông tin thị giác như điểm và đường nét, hình dạng, màu sắc, chất liệu bề mặt và độ tương phản đều liên quan đến bố cục bức ảnh. Người chụp ảnh dựa trên những nguyên tắc này để phát triển kỹ năng sắp xếp các đối tượng trong khuôn hình.

http://sohoa.net/News/Camera/2005/09/3B9AD769/anh21.jpg
Tiết tấu tạo bởi hiệu ứng quang học.

Tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh

Đó là kỹ thuật rút ra logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khuôn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tất và mô thức trên các vật thể. Kỹ thuật này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất… Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và xâu chuỗi của tay máy. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu suy ngẫm và phân tích sẽ dẫn đến những bức ảnh dập khuôn nhàm chán. Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt máy khác thường.

Ví dụ, một hàng cột tròn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính. Nhờ nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột nữa nằm dưới đất, thân của chúng sẽ được “vê” tròn lẳn vì hiệu ứng chuyển sáng tối. Nếu đặt máy thật thấp dưới chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và lao vút lên trời, rất thú vị. Nhiều khi các tiết tấu lại xuất hiện cùng hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tòi và sáng tạo.

http://sohoa.net/News/Camera/2005/09/3B9AD769/anh22.jpg
Phản ánh chiều sâu không gian.

Thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách

Kỹ thuật này giúp người xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khuôn hình. Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn của đối tượng trong bức ảnh. Ví dụ, nếu muốn minh hoạ độ lớn của một con voi nên đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó. Ngược lại, khi chụp macro một bông hoa nhỏ, người ta nhấn mạnh mức phóng đại của bức ảnh bằng một chú kiến vàng lớn như con ong chúa. Vật thể làm mẫu so sánh nên thuộc loại hình ảnh quen thuộc, dễ hình dung kích thước như con người, ôtô, que diêm, cái bút… Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh khi xem những thước phim hoạt hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon. Tay máy khi đứng trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp tới mức quên mất là cần một vật thể so sánh. Kết quả là bức ảnh sẽ còn cảm xúc mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món đồ chơi của trẻ con.

http://sohoa.net/News/Camera/2005/09/3B9AD769/anh31.jpg
Điểm nhấn màu.

tiếp theo.

Tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh

Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức ảnh được thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay đường dẫn hướng. Theo nguyên lý thị giác thì điểm tương phản nhất trong khuôn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng nhạt trắng. Mặt khác, ánh mắt người xem cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia sáng trong khuôn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất. Những đường cong, nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hậu quả phân tán và khó hiểu nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề chính.

Trong bố cục cổ điển, điểm mạnh của bức ảnh thường được đặt ở toạ độ giao nhau của đường 1/3 dọc và 1/3 ngang bức ảnh (gần 4 góc khuôn hình). Cách sắp xếp này đặc biệt phù hợp với cỡ phim 35 mm. Nhiếp ảnh hiện đại không bị lệ thuộc vào những công thức cổ điển. Thậm chí, những tay máy cách tân còn cố tính đặt chủ đề vào những vị trí oái oăm và điều đó lại gây sự chú ý và ấn tượng về bức ảnh. Thực ra, những tay máy này phải rất hiểu về Tỷ Lệ Vàng để có thể làm điều ngược lại và tạo nên hiệu quả thú vị. Giá trị cao nhất mà nhiếp ảnh hiện đại nhắm tới không hoàn toàn là cái đẹp, mà là cảm xúc và ấn tượng.

http://sohoa.net/News/Camera/2005/09/3B9AD769/anh32.jpg
Bố cục đường dẫn.

Đặc tính về cân bằng và trạng thái

Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó. Nếu thủ pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên cảm xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu quả động. Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo hướng chuyển động của chủ đề. Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển động phải hướng vào trong bức ảnh. Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại không muốn người xem thấy ngay mọi thứ, họ đòi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thông điệp của bức ảnh, nên họ có thể không tuân thủ quy tắc này.

Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng bằng cả một mảng nhạt trắng. Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo ra sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động - một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh.

Chụm vào tản ra
Việc sử dụng hình tròn hay những đường cong kín tạo nên sức hút khá mạnh và gây hiệu ứng hợp nhất - phương pháp thể hiện tốt những hiện thực đơn lẻ như bông hoa, mạng nhện… Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự chú ý vào giữa tâm của nó. Mục tiêu hợp nhất vào điểm mạnh còn có thể được thực hiện bởi nhiều đường dẫn hướng tới đối tượng chính (ví dụ: nút giao thông). Không cần phải là những nét dẫn thực thể, ánh mắt tập trung của các sinh vật trong khuôn hình cũng sẽ định hướng sự quan sát của người xem ảnh.

Thủ pháp bố cục phân tán thường được dùng để diễn giải những nội dung trừu tượng như: giận dỗi, làm ngơ, đa dạng, hỗn loạn… Đi liền với kỹ thuật này là ống kính góc rộng, bao quát nhiều cụm đối tượng mạnh tương đương. Ví dụ, bức hình chụp từ trên xuống một trung tâm giao dịch chứng khoán, hay một cái chợ ngoài trời đông đúc.

http://sohoa.net/News/Camera/2005/09/3B9AD769/anh41.jpg
Tận dụng nét lượn chữ S.

Phản ánh chiều sâu không gian

Là một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố cục khéo léo có thể làm khuôn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà. Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận cảnh tới vô cự không tạo cảm giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác về hình khối và chiều sâu không gian. Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều lớn không gian với các tone màu và cường độ chiếu sáng khác nhau. Kỹ thuật phổ biến là sử dụng cận cảnh làm khuôn hình, nhưng nếu không tìm được những mẫu khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó mà thoát ra khỏi sự nhàm chán.

Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng):

  • Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
  • Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
  • Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
  • Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh

(Theo Nghe Nhìn)

Nhờ vả các bác chỉ bảo:
Em có một chương trình add ảnh vào để in nhưng yêu cầu “choose non progressive JPEG Image”.

theo em hiểu thì cái progressive JPEG là hiện ảnh từ mờ tới rõ còn non progressive JPEG là hiện ảnh từ trên xuống dưới (dạng load dẫn dần như vẫn thấy trên các trang web.

Em phân vân là mình hiểu như thế có đúng không và làm sao tạo được file non progressive JPEG từ file JPEG thường (ảnh chụp).

Nhờ các bác hướng dẫn chút

cái hình đó được làm nhẹ để mang lên mạng hay là chuyển qua mail nên bây giờ anh phải tìm cách chuyển định dạng nó là xong.

Tôi đã thử chuyển các đinh dạng nhưng không biết chuyển sang định dang nào thì được.
tôi thấy mấy cái ảnh trên Web cũng Jpeg nhưng nó lại load theo kiều từng phần từng phần từ trên xuống.
Còn file cảu mình thì lại từ mờ đến rõ.

thật không biết thế nào?
nhờ các bác chỉ giáo

Bác thử dùng cách khác là sử dụng ctrình khác để in, Adobe Photoshop (hoặc Adobe Illustrator) hay Corel Draw chẳng hạn. In đẹp và rất nhiều tùy chọn để setup cho ảnh trước khi in ra.

Trên mạng có một trang về in ảnh của hoạt hình.
nó cho phép lồng hình ảnh vào để in cho nghộ nghĩnh. đang định cho
hình của mấy đưa nhóc vào mà không biết làm thế nào.
nó toàn báo phải chọn file “non-progreassive image” vào.
Mà mình thì toàn ảnh chụp, không làm được.
thế mới tính định convert về dạng này nhưng không biết làm.
nhờ giúp

hôm nọ em nghe HAINH nói PHOTOSHOP có khả năng lập trình để tự nó sử lý hình ảnh theo 1 kick bản đc dưng săn…

cụ thể trườgn hợp của em là có khoảng 100 cái ảnh mới chụp, nhưng cái nào cũng bị tối tối… giờ em muốn chỉnh sửa hàng loạt cho 100 cái đấy…

bác nào rành PS giúp em cái …thank!!!

1 topic đáng đc chân trọng . Học hỏi rất nhiều ! thnk kiu thnk kiu ! Rất hay !

PS có cai tools là Action, nó ghi lại các thao tác mà bạn đã thực hiện , sau này chỉ việc bấm 1 cái thôi.

rẩ chính xác, cám ơn bác pvnguyen nhiều

Mình nghĩ cái kiểu làm việc máy móc này chỉ thích hợp với việc crop hình, thay đổi kích thước hay cái ghì đó không cần sự quan tâm của mắt mình, chứ độ sáng hay màu của mình đòi hỏi bạn phải theo dõi từng tấm một không nên theo cách này.

Cám ơn anh pvnguyen vụ này nhé, hay quá, khi nào mời anh ly nước vậy.
cuhiep

thì em cũng chỉ có nhu cầu thế thôi… ảnh nghiệp dư mà bác, có cái 300D của bác thì em cũng kô fải cho nó auto level đâu :smiley:

Hi
chụp bằng 300D mà đo sáng không khéo thì còn phải chỉnh curve chứ chả phải auto level đâu bác ah.
Chơi máy 1 thơi gian thì nhận ra rằng : máy càng xịn … thì càng khó chụp đẹp vì mọi thứ ( thông số) mình đều phải tự làm , nhưng mà nếu làm đúng thì đó là phần thưởng rất hay cho sự đầu tư về thời gian và tiền bạc của mình.

còn P&S thì thoải mái chụp là đẹp , nhưng nhớ tắt cái “focus” thông minh của máy đi , không thì khi bạn đứng cạnh cái cột to hay cái gì mà contrast cao 1 tý , máy nó sẽ khoái trá ngắm và focus vào đó chứ không phải là bạn . hehehe