Nhân đọc bài "Công nghiệp xe hơi đầy bí ẩn của Trung Quốc", chia sẻ cùng các bác...

Đầu tiên mong các bác đồng ý cho các điểm sau:

  • Không bàn đến chính trị.
  • Bài viết đơn thuần về kinh tế- công nghiệp ôto thôi nhé.
  • Nếu không đồng ý 2 điểm trên, mong các bác đừng đọc…

Bài đầy đủ ở đây: Công nghiệp xe hơi đầy bí ẩn của Trung Quốc - BBC News Tiếng Việt

Em xin trích 1 vài đoạn hay:

Trong lúc nhiều nước phương Tây đang gặp khó khăn và chuẩn bị đi vào một giai đoạn khắc khổ thì Trung Quốc đang nói tới một giai đoạn thịnh vượng mới và các công ty sản xuất xe hơi của họ rất muốn thách thức các “đại gia toàn cầu” trong lãnh vực này.

Nhưng làm sao nhận dạng được các kiểu xe do khoảng 20 công ty mới sản xuất xe hơi mọc lên khắp Trung Quốc trong thập niên qua?
…"Không cách gì để nhận dạng được vì có quá nhiều kiểu xe. Không cách gì ! ”

…một nhà thiết kế người Tây Ban Nha hiện đang làm việc cho công ty Renault của Pháp, đang sờ cằm và ngắm nghía các chiếc xe.
Ông ta nói với tôi :“Đuôi xe giống như kiểu Megane Cabrio của xe Renault, nhưng đầu thì giống như xe Mercedes CLS.”
…Nhà thiết kế này nhúng vai và nói: “Chúng tôi sao chép lẫn nhau, và đó là lý do tại sao rất nhiều xe hơi thời nay đều giống nhau. Cái cốt lõi của vấn đề là chất lượng và phong cách.”

Đến gian hàng xe cao cấp, tôi bắt gặp ông Hideichi Misono, cựu trưởng toán thiết kế của công ty Toyota đang ngắm nhìn một chiếc xe thể thao bóng loáng màu đỏ, giống y chang như xe Ferrari…
Tôi dự đoán ông Hideichi Misono sẽ mỉm cười khinh bỉ loại hàng “nhái” này, nhưng tôi lầm vì ông thực sự lo ngại cho tương lai của công nghiệp xe hơi của Nhật Bản.

…công ty BYD để giới thiệu kiểu xe mới nhất của họ chạy bằng điện, cách mạng tới nỗi ông Warren Buffet, một nhà đầu tư danh tiếng nhất tại Mỹ, đã rót vào công ty này 250 triệu đô-la.

Nhưng còn một điểm cuối cùng làm cho tôi thắc mắc vô cùng: đó là tại sao cho tới giờ này có quá ít xe hơi làm tại Trung Quốc được bán ra nước ngoài.
…Ông Rick Hall nói "Hiện nay, nhu cầu xe hơi cho nội địa Trung Quốc quá lớn, đến nổi các công ty sản xuất xe không cần phải xuất khẩu.
"Nhưng tôi nghĩ rằng ngày mà họ xuất cảng xe hơi không còn xa nữa, và lúc đó, quí vị sẽ thấy có tình trạng cạnh tranh thực sự”.

mỹ có xe cadilac :smiley: trung quốc sẽ có xe dielac :smiley: giống hệt chỉ khác mỗi cái tên

nhớ năm xưa xe máy ở vnam mình ấy, 1 chiếc dream giá hơn 40 triệu, custum 80- giá hơn 45 triệu

trung quốc xe ào qua, giờ cái xe máy chưa tới giá 5 triệu

ai cũng có xe đi, nông dẫn phi xe đi thăm ruộng lúa … nhiều lắm và tai nạn cũng nhiều theo.

em thà đi camry đời 82 không đụng hàng chứ nhất quyết ko chơi với loại xe của tụi tàu, không riêng gì xe oto, xe máy cũng vậy, các vận dụng em dùng cũng vậy, không chơi đồ tàu.
Với cá nhân em " tàu là bỏ’ sài đồ việt nam

Bản thân em không ủng hộ ôtô TQ.Đây không phải là sự ghét bỏ theo cảm tính mà thực tế ôtô TQ chưa có xe nào đạt tiêu chuẩn an toàn dù thấp nhất, mẫu mã thì “nhái điên cuồng” nhưng “xấu kinh hoàng”.
=>Không có tiền thì đi xe máy và phương tiện công cộng nhất định không đi xe TQ(cả xe máy lẫn oto)

Xe hơi Hàn Quốc cũng phải trải qua một thời gian dài mới có mặt trên thị trường Bắc Mỹ. Để bán được xe, các công ty phải tuân thủ các qui định nghiêm ngặt về độ an toàn cho người sử dụng. Có lẽ chưa hãng xe TQ nào làm được điều này. Hiện tại xe máy và xe hơi TQ chắc tiêu thụ tốt ở thị trường dễ dãi như Việt Nam.
Nhưng trong tương lai không xa xe hơi của các háng TQ có thể sẽ là đối thủ cạnh tranh của các tập đoàn lớn khác. Các bác mua cổ phiếu đi là vừa :D.

từ bé đến h em chỉ thấy Tàu có cái Tây Du Ký 1986 là hay :smiley:

Ít nữa TQ mua thêm vài hãng xe nữa xem các bác phát biểu tiếp thế nào :smiley: . Em theo hàng Tầu vì từ nồi cơm điện đến ấm đun nước, bát đũa nhà em đều của TQ… được mỗi cái là ăn gạo Thái :smiley: . Nhưng vẫn cứ yêu VN :)) .

Bài này làm như TQ không muốn xuất khẩu, có lẽ hơi hồ đồ. Trên thế giới này, chỉ duy nhất xe hơi Hoa Kỳ là không cần quá phụ thuộc vào xuất khẩu khi Big Three chủ yếu bán trong nước vẫn cứ trở thành những công ty đứng hàng đầu thế giới về sản lượng (tất nhiên, không phải vào lúc này). Xe TQ rất muốn xuất khẩu, chẳng qua là chưa phải thời điểm họ có thể đáp ứng các tiêu chuẩn để vào thị trường Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản:

  • Công nghệ chưa thực sự làm chủ được.
  • Tiếng tăm còn quá mờ nhạt.
  • Chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của các nước giàu.
  • (Rất quan trọng). Nhái kinh quá!

Có lẽ còn phải chờ một thời gian, khi xe TQ vượt qua được giai đoạn “bùng nổ” ban đầu thì với thế mạnh về giá cả và tốc độ phát triển kinh tế cao, cộng với một số yếu tố nào đấy, họ sẽ thực hiện được ước mơ vươn xa.

Mình thì nghĩ đơn giản, anh nào thực sự vì chất lượng và biết làm ăn, anh đó xứng đáng giành chiến thắng. Ghét cay ghét đắng hàng nhái, hàng fake…

@neomax: cái tín hiệu ta thường dùng (gọi là internet) thì vừa ra khỏi cái máy tính là nó qua nhiều “loại” Tàu để được hiển thị trên HHVN đó lol…:smiley:

Cá nhân mình nhìn nhận sự việc này như sau:

  • TQ đã bắt đầu công nghiệp sản xuất từ những cái rất nhỏ và thô sơ, chỉ cần sức lạo động mà cho đến này 1 số nước cho rằng là rẻ để làm. Ví dụ như may mặc, xây dựng… Chiến lược hay hoặc dở chưa biết, nhưng sau khi có “tầm” TQ bắt đầu bắt tay làm những cái mà các nước phát triển chê: điện tử, thiết bị dân dụng, máy tính… Điển hình cho giai đoạn này là các thương hiệu GREE, MIDEA, HAIER, LENOVO,…
  • Số đông ý kiến cho rằng đó không phải thương hiệu quốc tế, toàn nội địa, chẳng ai biết đến… Nhưng phải chăng lý do nằm ở việc “nhu cầu nội địa quá lớn” do đó các công ty tập trung ở thị trường này và cố làm cho nó tốt lên rồi mới xuất khẩu? Có thể. Hay mọi người nhìn vào hình mẫu Nhật Bản, nước sản xuất để xuất khẩu, rồi đem TQ vào hệ qui chiếu đó để so sánh…???
  • Và bây giờ đến công nghiệp ô tô, nền công nghiệp mà Đức, Nhật, Mỹ nắm chủ chốt hiện nay. Như trong bài báo viết: quốc tịch cho nhãn hiệu Volvo bây giờ là gì? Thế giới phẳng có làm thay đổi quốc tịch của 1 nhãn hiệu? Một số ý kiến cho rằng, đưa TQ quản lý thì chất sẽ kém đi? Sự thật có đúng không? Lenovo khi được mua từ IBM vẫn giữ toàn bộ nhân sự quản lý của IBM, nhà máy vẫn vậy, suppliers vẫn vậy… thay đổi chỉ diễn ra trên TTCK (mua bán cổ phần).

Với xu hướng đã và đang diễn ra ở các ngành công nghiệp khác, có thể thấy việc công nghiệp ô tô của TQ phát triển là hiện thực gần. Bài báo cho biết:

Tại Australia, sự cạnh tranh đã bắt đầu từ năm ngoái khi Rick Hull bắt đầu nhập cảng xe hơi Trung Quốc lần đầu tiên. Và theo ông, khách hàng rất thích các chiếc xe này.

Vì vậy không thể nói công nghiệp ô tô chưa đạt chuẩn…

Người VN chưa chấp nhận hàng TQ, ngoài lý do không thuộc kinh tế, có phải là do:

  • Chưa được tiếp xúc với hàng TQ có chất lượng.
  • Do ám ảnh về chất lượng “hàng đểu”, hàng kém chất lượng… quá lâu.
  • Các nhà SX TQ không chú ý thị trường VN.

Mình đồng ý hết với hungdu, ngoại trừ việc lấy Úc ra so với các thị trường “nhà giàu” khác:

  • Úc không có nền công nghiệp xe hơi mạnh như Mỹ, Đức hay Nhật Bản… nên họ chỉ cần xe tốt, rẻ là OK rồi, vì kiểu gì cũng phải nhập xe để đi (chưa kể nói “khách hàng rất thích” cụ thể được bao ông?).
  • Tiêu chuẩn khí thải và các tiêu chuẩn an toàn khác, mình không có thời gian tìm số liệu để so sánh nhưng chắc chắn, Mỹ và EU là hai “quốc gia” khắt khe nhất, do đó mà xe TQ dẫu có thể chinh phục nhiều nơi, điều đáng nói là có đủ sức vào EU hay Mỹ, Nhật hay không.
  • Cuối cùng, các loại hàng hóa khác không rõ chứ xe TQ thì phải nói là nhái điên cuồng (kiểu đầu Toy, đuôi Mer…) là khá phổ biến. Ở những nước như Đức, chắc chắn kiểu xe ấy không bén mảng nổi, dù có tốt hay rẻ đến đâu.

Cứ cho rằng cách mua nguyên một thương hiệu về rồi lấy nó làm nền tảng để phát triển là đúng đắn thì một nền sản xuất không thể chỉ dựa vào cách này để đi lên một cách bền vững. Xe Volvo có thể đa quốc tịch hoặc đã hoàn toàn về tay kẻ khác (tương tự là Bentley, Aston Martin hay Land Rover…) nhưng người ta vẫn luôn nhắc đến nó như một niềm tự hào của người Thụy Điển. Điều này, có lẽ nên được nhìn nhận ở khía cạnh văn hóa hơn là công nghiệp hay thương mại.

Tuy nhiên, lại phải đồng ý với hungdu, TQ quả là một thế lực đáng phải dè chừng (tất yếu thôi, người TQ làm ăn giỏi cả mấy ngàn năm nay rồi). Nói với chút thậm xưng nhưng đúng về hình thái, nếu VN ta giờ không có hàng TQ thì nền kinh tế không khéo phải nhớ về thời bao cấp! Tiên sư anh Huawei!

Nói không phải chứ hồi đó không nhờ xe TQ giá rẻ thì lúc đó em vẫn chưa biết đến xe gắn máy là gì…

Nói gì nói chứ nghe cái chữ xuất xứ TQ là ko thích rồi, Made in China thì còn được:">. Nói chung là thiết bị gì mà dính đến an toàn sức khỏe thì nên chừa đồ TQ ra. Các bác đọc báo thấy rồi đó: Sữa, trái cây, … toàn dính đến tạp chất nguy hiểm cho sức khỏe. TOYOTA mà còn lỗi kỹ thuật, xe TQ thì cạch mặt ngay. Hàng ngày thấy mấy cái xe tải nhỏ chở hàng của TQ là đã ngán đến tận cổ rồi :-S

Em có người bạn làm về thử nghiệm độ an toàn cho ô tô ở Mỹ. Bọn Tàu khựa đã bắt đầu bắt tay với các công ty của Mỹ để tiến hành một số thử nghiệm theo tiêu chuẩn mỹ rồi. Bọn nó đang biến tham vọng vào thị trường Mỹ thành hiện thực bằng hành động.
Việt Nam thì chắc lo chống lụt cho các thành phố lớn đã rồi mới nghĩ đến phát triển ngành ô tô “non trẻ”. Em nghĩ mấy chuc tỷ xây cổng chào nên để dành mà chống lụt còn hơn. Nhà thì dột cứ lo đi khoe mẽ thiên hạ. X_X

Đấy là mấy cái cổng chào bằng xốp với composite đấy bác ạ.
nếu vĩnh cửu thì phải mấy ngàn tỷ kia

Đọc rồi thì có sao không hả bác? Hơi thừa, vì nội quy của HHVN đã quy định rõ không bàn về chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng vv… thành viên đăng ký đã phải click chuột vào mục “tôi đồng ý với các nội quy trên” sau đó mới được quyền làm thành viên cơ mà. Mà thành viên nào lơ tơ mơ, cố tình vi phạm nội quy là bị nhắc nhở, cảnh cáo hoặc bị trảm ngay. Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, HHVN có nội quy của HHVN là vậy. :slight_smile: :slight_smile:

Em đi vào chủ đề chính đây, bài viết chỉ đơn thuần về kinh tế - công nghiệp ô tô. :slight_smile:

Sau này nếu điều kiện kinh tế không cho phép, không còn sự lựa chọn, em sẽ mua ô tô TQ để đi (còn tốt, an toàn hơn là đi SHi), còn không, em sẽ mua ô tô trong nước để giúp đỡ nền công nghiệp ô tô của nước nhà (sau bao năm được bảo hộ mà chả khá nỗi). :slight_smile: Đủ ý rồi nhé, kinh tế, công nghiệp ô tô. :slight_smile:

@ Trên BBCvietnamese còn nhiều bài hay về TQ lắm, còn nhiều cái bí ẩn, hay ho lắm, bác hungdu rãnh thì lựa chọn, post lên vài bài để các anh em comment chơi.

Cần gì và có gì đâu phải dè chừng hả bác, theo ngu kiến của em thì chúng ta cứ việc đợi[size=2], đợi “[/size][size=1][FONT=&quot]con sư tử dẫu có là chúa sơn lâm vẫn có thể sụp đổ chỉ bởi những con rận nhép trên chính bộ lông của mình[/FONT]”. :))
[/size]

Xài hàng Việt Nam đi các pác ơi.An toàn của VN vẫn hơn mấy hàng tàu.Em sợ hàng TQ lắm rồi

Made In China → Thương hiệu của sự khinh bỉ?
http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Kinhte/Hanghoa/LA71679/default.html

Căn bản là người Việt chúng ta củng ham rẻ nửa nên hàng hóa không chất lượng,rồi củng do điều kiện kinh tế của đại đa số dân mình còn khó khăn nên đành phải chấp nhận may rủi mà xài cho có với người ta,chứ khấm khá lên rồi thì chắc củng chẳng ai muốn dùng hàng của Tàu làm gì.Nhìn ba cái hàng linh kiện điện thoại tụi nó cân ký,thấy mà ngán ngẩm.

Trước khi đưa link bác phải đọc xem bài báo này nhẳm cái gì bác ạ! Một bài báo bài TQ rõ ràng, mang động cơ chính trị… đã được đưa lên và xóa trên diễn đàn này rồi. Mong bác chú ý cho phần trọng tâm kinh tế như đã đưa ra!

Nhờ SM xóa giùm cái link này (hay cả bài post liên quan)!

Một phẩm chất tuyệt vời của giới thương nhân Tàu hiện nay là cầu thị và bắt chước rất giỏi. Giống hệt như cách người Nhật đã làm để dựng lên một cường quốc từ đống đổ nát. Nếu không bắt chước, người Nhật đã chôn sống họ từ lâu dòi.

Khách quan mà nói, ngoài cái gọi là di sản văn hóa vĩ đại vốn rất trừu tượng ra, hành trang và điểm xuất phát của người Tàu khi gia nhập cuộc chơi vê đúp phi tuyến này là sự nghèo khổ, đói rách và hai bàn tay trắng.

Trước đến nay khi bình giá, các giới chức từ chính trị gia, các nhà kinh tế đến đám thảo dân từ Đông chí Tây thường hay chỉ trích thói thực dụng và ăn sẵn của người Tàu. Thế nhưng, quan niệm vốn rất thịnh hành này trong khoảng dăm ba năm lại đây đã dần dần trở nên lạc lõng, hoặc chăng nó chỉ còn thuộc về quan điểm riêng lẻ của một đám quan chức bảo thủ hoặc vài nhóm người cô lậu quả văn nào đó, nhất là từ sau khủng hoảng 2008 và cách thức người Tàu đứng ra giải cứu thế giới. Người Mỹ đã phải ký một loạt văn bản nhiêu khê và lắm ràng buộc để được tình nguyện tiêu thụ hàng nhái của người Tàu là một ví dụ.

Về công nghiệp ô tô, thực ra để trả lời câu hỏi tại sao ô tô Tàu chưa đi ra với thế giới, chúng ta cần hiểu rõ ba giai đoạn trong bản kế hoạch bành trướng ngành công nghệp ô tô của người Tàu. Kinh hoàng khiếp đảm lắm chứ chẳng phải không thích thì quay mặt đi được đâu.

Giai đoạn đầu, người Tàu chủ trương nông dân cũng nên đi ô tô. Chính phủ của họ đã rót tiền ào ạt ở 2 khâu, (1) giúp doanh nghiệp ô tô nâng cao năng lực và công nghệ bắt chước và (2) hỗ trợ tiền vào giá thành giúp người dân mua ô tô. Hiện chỉ với khoản tiền tương đương năm, sáu chục triệu tiền Việt người Tàu đã có ô tô để đi.

Nhờ chính sách này, bản thân doanh nghiệp ô tô của họ hiện cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa. Thị trường nội địa của họ hiện đang quá rộng lớn.

Về lâu về dài, 5 năm tới đây theo kế hoạch thì ô tô Tàu sẽ được chính thức đỡ lưng để vượt biên. Người Tàu sẽ lồng ghép câu chuyện ô tô vào các vụ đàm phán cấp chính phủ với nhau. Lúc đó, không thể ngồi nói suông với nhau rằng không thích thì thôi.

Thành thử, lo ngại của ông cụ nào đó trong bài báo do ông lão hungdu cá trích là có thực. Nguy cơ là tương đối nghiêm trọng. Cả thế giới giờ thay vì tán nhảm với nhau có thích ô tô gái Tàu hay không, hãy tính dần đối sách. Việt Nam mình cũng phải tính chuyện sản xuất ô tô năm sáu chục triệu đi thôi. Vụ này đối với công nghiệp ô tô Việt Nam mình chắc là dễ như đập muỗi! =))

Suy từ việc kinh doanh thì lấy ví dụ một người đi mua Blackberry nếu trong vô vàn mọi giá của một chiếc Blackberry bạn tự trang bị cho mình những kiến thức hiểu biết về Blackberry tốt cộng thêm khả năng tài chính tốt → bạn sẽ có một sản phẩm tiêu dùng tốt.
Cũng giống vậy VN hay nước nào cũng vậy nếu chính sách nhập khẩu rõ ràng và khắt khe có các tiêu chuẩn kỹ thuật do lường chính xác và bắt buộc cộng thêm với khái niệm “…Dân giàu…” thì họ cũng có một chiếc ô tô tốt để đi lại.